hứ Bảy, 7 tháng 2, 2015
cao bá minh, từ một airman VNAF trở thành họa sĩ tầm cỡ thế giới / đường bá bôn giới thiệu
cao bá minh: từ một airman VNAF
trở thành họa sĩ tầm cỡ thế giới.
đường bá bổn giới thiệu
CAO BÁ MINH
TỪ MỘT AIRMAN TRỞ THÀNH HỌA SĨ TẦM CỠ THẾ GIỚI...
đường bá bổn giới thiệu
họa sĩ tự do cao bá minh [1942- ]
" Cao bá Minh sinh 1942 tại Hải dương (Bắc bộ) - một họa sĩ tự do, không học qua trường lớp mỹ thuật nào.[Qua] mấy dòng ghi tiểu sử, chỉ 36 chữ, 4 dòng - in trong sách 20 năm văn học Việtnam hải ngoại : 1975- 1995 ( Đại Nam xuất bản, Calif. 1995)- họa sĩ tự bạch ,
" sống thuần túy bằng nghề hội họa, vì không còn làm việc gì khác...."
có khuynh hướng siêu thực trong cách nhìn, vẽ, đường nét, và hình tượng.
hội họa Cao bá Minh, tổng hợp của sự pha hòa giữa 2 cách nhìn trừu tượng + siêu thực - qua cách nhìn, thủ pháp- cũng như bút pháp đeo đẳng họa sĩ đã trên 35 năm.
cuộc triển lãm đầu tiên của một airman Không lực Việt Nam Cộng Hòa trưng bày tranh tại Phòng Thông tin Hoa Kỳ tại Đà Nẵng vào 1969.
tiếp theo, nhiều cuộc triển lãm tiếp theo, ở Saigon, ở Cần thơ, cả trên cao nguyên Dalat ... " *
---
* theo < Google. search/ họa sĩ cao bá minh / cao bá minh triển lãm hội họa tại nam Calif. 6-1013 >
tranh cao bá minh
(chụp trên Internet)
tranh cao bá minh
(chụp trên Internet)
thế phong dưới mắt cao bá minh
(tư liệu của TP)
tranh cao bá minh làm bìa
PROSE POEMS/ MAI TRUNG TĨNH
translated by Dam Xuan Can
Dai Nam Van Hien Books, Saigon 1972
tranh cao bá minh làm bìa
THỦY & T6 / THÊ PHONG
Đại Nam Văn Hiến xuất bản, Saigon, 1967.
bà HUỲNH THU THỦY,
phu nhân nhà báo Nguyễn mạnh Cường
hiện định cư ở California (USA) -
- nhân vật mẫu của truyện THỦY & T6/ THẾ PHONG
( ảnh do Nguyễn mạnh Cường gửi cho TP, qua mail 2-2015)
1-7 1967 , tôi vào lính Không quân VNCH (đồng hóa cấp bậc trung sĩ) tối tối cấm trại , ngủ trên bàn Phòng Tâm Lý Chiến Khối CTCT/ Bộ Tư lệnh KQ - thì đêm ấy - gặp một anh binh nhì, dáng gầy gầy, chiều cao ổn định, mặt choắt, có nụ cười lớn, hào sảng - khi nghe một vị đại úy Lục quân mới được chuyển qua KQ , sai một binh nhì mắc màn cho ' ông ta' ngủ. Anh binh nhì KQ trả lời tỉnh queo, "... cha nội ơi, Không quân không như Lục quân mấy cha đâu, thằng nào muốn ngủ thì tự chăng mùng màn] lấy, bất kể sĩ quan, hay binh bớp..." .
tiếng cười phụ họa của tôi ủng hộ anh binh nhì KQ kia- thế rồi, lại có một tiếng cười phụ họa khác, đó là tiếng cười của airman Cao Bá Minh.
từ đó, tay binh nhì hay theo tôi đi cà- phê cà -pháo, sau khi điểm danh, mỗi khi đấu láo văn chương, chuyện về Tư lệnh KQ Trần Văn Minh - còn là tác giả tập truyện ngắn CHẾT NON mới được tái bản- tay viết báo thượng sĩ Dương Hùng Cường- viết bài ' bốc thơm quá lố' - tôi đùa, "đây là một cách bưng bô văn chương tướng đái, rước giai nhân cho tướng "ngơi cùng."
trung úy Kq , văn sĩ Dương Hùng Cường [1934- 1987 saigon], tác giả 'Buồn vui phi trường" v.v.
có tiếng cười lớn tiếng, hào sảng nhất, thì ra, vẫn là tay airman đêm nào, Cao Bá Minh. Nhìn mấy tấm vignettes của airman nguệch ngoạc , tôi thấy ngồ ngộ- lại được airman làm thơ Phan- Lạc Giang Đông tán tụng - ấy thế là, tôi đưa một vignette làm bìa tập truyện ngắn THỦY & T6 tái bản. (Saigon, 1967).
(ảnh: newvietart.com (fr.)
có tiếng cười lớn tiếng, hào sảng nhất, thì ra, vẫn là tay airman đêm nào, Cao Bá Minh. Nhìn mấy tấm vignettes của airman nguệch ngoạc , tôi thấy ngồ ngộ- lại được airman làm thơ Phan- Lạc Giang Đông tán tụng - ấy thế là, tôi đưa một vignette làm bìa tập truyện ngắn THỦY & T6 tái bản. (Saigon, 1967).
tiếp theo, airman họa sĩ tài tử kia, lại có nhiều vignettes khác làm bìa, như dùng làm bìa PROSE POEMS/ MAI TRUNG TĨNH, translated by Đàm Xuân Cận, chẳng hạn .
cuối 1968, airman Cao Bá Minh bị thuyện chuyển ra Đà Nẵng - vì sếp quân đội không chịu nổi 'kiểu'
'sáng tai họ, điếc tai cày' [thật sự lãng tai) + tiếng cười ngạo mạn airman Cao Bá Minh, nên thuyên chuyển ra tiền tuyến, ở Sư đoàn I KQ.
nhờ cơ hội náy, Cao Bá Minh có thời giờ vẽ nhiều hơn- và từ đóm có cuộc triển lãm đầu tiên ở Phòng Thông tin Mỹ ở Đà nẵng.
sau 30- 4- 1975, đâu đó trên lề đường Phan Đăng Lưu (quận Phú nhuận). Cao Bá Minh gặp tôi đang xuống một trạm xe buýt THỦ ĐỨC -SAIGON (tên lơ xe xong việc, về nhà) thì gặp Cao Bá Minh ới ới gọi.
chúng tôi cùng nhau làm ly cà- phê đen, bỗng thấy anh hí hoáy phác họa chân dung Thằng Phải Gió - và, báo tin anh chuẩn bị xuất cảnh.
'họa sĩ chim cánh cụt' sang Huê Kỳ vào tháng 4- 1991- vùng "đất trũng" thu hút nhân tài tứ xứ- họa sĩ Cao Bá Minh không còn lạch bạch đi bằng đôi chân chim cánh cụt; mà xoải cánh đại bàng bay vút cao trên vườn hội họa thế giới.
đường bá bổn
8, FEBRUARY, 2015
---------------------------------------------
bài đăng lại (thêm hình ảnh)
----------------------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét