Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017
Đóa Hồng Cho Người Yêu Dấu / Vũ đức Nghiêm + Tưởng niệm nhạc sĩ Vũ đức Nghiêm -- source: Internet + Cothommagazine.com/
Đóa Hồng Cho Người Yêu Dấu (8/15/2005 1:21:16 AM)
Vũ Đức Nghiêm
Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm sinh 1930 tại Nam Định. Năm 1951 học Khóa 1 trường Sĩ Quan Nam Định. cấp bậc cuối cùng là Trung Tá, sau 1975 bị đi cải tạo 13 năm. Cuối năm 1990, ông sang Hoa Kỳ theo diện H.O., hiện cư ngụ tại San Jose.
Vũ Đức Nghiêm sáng tác cũng khá nhiều nhưng có lẽ nhạc phẩm làm nên tên tuổi ông chính là Gọi người yêu dấu. Người yêu dấu này đã được Vũ Đức Nghiêm kể lại trong một chương trình Thúy Nga Paris By Night: Vào khoảng 1968, khi đang được được giao nhiệm vụ trông coi một số biệt thự ở Đà Lạt, một người bạn đem đến gởi gắm một cô gái đang có bầu vài tháng. Đây là cách phổ biến của các gia đình muốn tránh tai tiếng khi nhà có con gái chưa cưới hỏi, lỡ tạm ứng rùi bị mang bầu.
Cảm thương hoàn cảnh cô gái, và có lẻ cũng vì cổ đáng yêu nữa, mắt thì như sao trời long lanh, tay thì như ngà voi xinh xinh .. đại khái thế, nên ổng cầm lòng chẳng đặng ..
May mà khi vợ ông biết chuyện ko làm gì ầm ỉ, cô kia thì mẹ tròn con vuông rồi thì cũng chia tay nhẹ nhàng.
Còn ông thì nỗi nhớ nhung thăng hoa thành ca khúc để đời ...
Vũ Đức Nghiêm kể lại: "tôi viết Gọi Người Yêu Dấu vào năm 1969 trong một cuộc phiêu lưu tình cảm. Khi viết xong, ca sĩ Thanh Lan ghé nhà chơi. Tôi đưa cho cô và may mắn Thanh Lan đã đem về hát ở Đài Truyền Hình và các Đài Phát Thanh. Từ đó nhạc phẩm đuợc giới trẻ biết đến. Tôi rất nhớ ơn Thanh Lan đã chắp cánh cho Gọi Người Yêu Dấu của tôi đuợc bay xa và bay cao. Lời 1 là hoàn toàn của tôi viết năm 1969. Sau đó thi sĩ Hoàng Anh Tuấn có viết lời 2. Khi ở tù, tôi cũng viết thêm lời 2. Ra tù, tôi kết hợp lời của tôi và của Hoàng Anh Tuấn. Tóm lại, lời 2 gồm 3 phần, phần A và C là của tôi , phần B là của Hoàng Anh Tuấn"
Trình duyệt bạn đang dùng ko hỗ trợ. Cài Chrome đi :).
Trình duyệt bạn đang dùng ko hỗ trợ. Cài Chrome đi :).
(...)
__________________
* Ngày thứ bảy 19/2/2005, có chương trình Đêm Nhạc của Vũ Đức Nghiêm, với chủ đề" Nửa Thế Kỷ - Một Đời Viết Ca Khúc - Mời các bạn đọc bài viết của tác giả Nguyễn Xuân Cường sau đây - HVLN -
Gọi Người Yêu Dấu
”Gọi người yêu dấu bao lần.
Nhẹ nhàng như gió thì thầm.
Làn mây trôi gợi nhớ chơi vơi thương người xa xôi.
Gọi người yêu dấu trong hồn.
Ngập ngừng tha thiết bồn chồn.
Kỷ niệm xưa mơ thoáng trong sương cho lòng nhớ thương.
Người yêu dấu ơi, sao lòng se sắt đầy vơi?
Người yêu dấu ơi, thu về tim vẫn đơn côi.
Người yêu dấu ơi, khi ngàn sao đêm lấp lánh.
Tâm hồn bâng khuâng, nhớ ngày vui đã qua nhanh.
Thương đôi mắt sao trời lung linh.
Thương yêu ngón tay ngà xinh xinh.
Thương yêu dáng vai gầy thanh thanh.
Thương yêu vòng tay ghi xiết ân tình
Thương yêu dáng em buồn bơ vơ.
Thương yêu nét môi cười ngây thơ.
Thương yêu tóc buông lơi dịu dàng...
Thương em mong manh như một cành lan.
Gọi người yêu dấu xa vời.
Mà lòng lưu luyến bồi hồi.
Ngày biệt ly đành nhớ nhau thôi khi chiều nhẹ rơi...
Gọi người yêu dấu muôn đời.
Nghẹn ngào không nói thành lời.
Tình yêu xưa ngày tháng phai phôi biết bao giờ nguôi...”
("Gọi Người Yêu Dấu" / nhạc Vũ Đức Nghiêm/ lời thơ Hoàng Anh Tuấn)
Gọi người yêu dấu - Ngọc Lan:
------------------------
Phụ lục:
Phụ lục:
TƯỞNG NIỆM NHẠC SĨ VŨ ĐỨC NGHIÊM
Phan Anh Dũng
"..Tôi còn có mấy CDs về TÔN VINH CA và về Giáng sinh. Tôi gọi là TÔN VINH CA , mà không dám gọi là THÁNH CA`, vì " Thánh Ca" là những bài đã được Giáo hội [Tin Lành] công nhận từ bao thế kỷ. Tôi viết TÔN VINH CA để ca ngợi Thượng đế, chứ không dám có cao vọng viết THÁNH CA, từ ngữ có vẻ lớn lao quá ... Bản nhạc Tôn Vinh Ca đầu tiên, tôi sáng tác trong tù là THI THIÊN 90, bài thánh ca cổ nhất, cũng là bài cầu nguyện của thánh MÔI-SE .." -- Vũ đức Nghiêm trả lời PHỎNG VẤN VŨ ĐỨC NGHIÊM của Hương Kiều Loan ." ( source HỒN QUÊ).
nhạc sĩ Vũ đức Nghiêm + phu nhân Dương thị Năng
cô dâu Dương thị Năng+ chàng rể Vũ đức Nghiêm ( Hà Nội 1954.)
Nhạc sĩ Vũ đức Nghiêm sinh ngày 30-06- 1930 tại làng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. [Bắc bộ]. ông qua đời ngày 24-07-2017 tại tp. San Jose/ California/ Hoa Kỳ. Là con thứ của một gia đình tin kính Chúa, ông đã say mê âm nhạc từ thuở nhỏ (*) ; va, bắt đầu sáng tác ca khúc vào năm 17 tuổi. Năm 1951, ông gia nhập quân ngũ, học Khóa 1 Trường Sĩ quan Nam Định- Thủ Đức. Cấp bậc cuối cùng mang cấp bậc trung tá
[ Quân lực VNCH], huấn luyện viên Tiếp vận Trường Chỉ huy& Tham mưu Dalat-Long Bình. Sau năm 1975; ông bị trung tập dài hạn trong các trại tập trung CS suốt 13 năm. Cuối 1990, ông + gia đình theo diện H.O. sang định cư ở Hoa Kỳ; và cư ngụ tại San Jose. Với hàng trăm ca khúc viết theo suốt cuộc hành trình theo Chúa, Vũ đức Nghiêm trở thành một trong những nhạc sĩ Cơ Đốc được biết đến nhiều nhất; qua những ca khúc; Khi tôi quỳ nơi chân Chúa ,Tôi ước mơ là viên than hồng, Vững bước đi trên khổ đau ...
Ca khúc 'Gọi người yêu dấu' là một trong những nhạc phẩm phổ biến rộng rãi ở miền Nam, trước 1975. Ngoài 2 tập nhạc được xuất bản ở VN, là : 'Tình khúc cho LY CƠ' (1971)+ Nhạc Tình Vu đức Nghiêm (1974)+ 4CD: 'Dâng Tình', Đóa hoa hồng cho NGƯỜI YÊU DẤU [ viết tặng vợ] , Mùa Xuân Thung lũng Hoa Vàng, Dòng sông Đứng lại (cộng tác với nhạc sĩ Phan Anh Dũng) + các TÔN VINH CA. [ tác giả không sử dụng 2 chữ THÁNH CA] . ...
Nhạc sĩ Vũ đức Nghiêm được bà Elaine ALQUIST, dân biểu Santa Clara/ California; tuyên dương+ treo giải thưởng đặc biệt. (dành cho những văn nghệ sĩ cao niên phục vụ nghệ thuật trên 50 năm đã có thành tích ở VN + sau khi định cư ở Hoa Kỳ.)
Theo tác giả, dòng nhạc ông có thể được chia làm 4 thể loại, tương ứng với 4 giai đoạn khác nhau: Quân hành ca + Tình ca + Ngục Tù ca+ Tôn Vinh ca. []
---
* "...Tôi không hề được đặt chân đến một trường âm nhạc nào; và cũng như chưa được theo học một nhạc sĩ nào cả. Tôi tự học, và học qua bạn bè ... " ( Vũ đức Nghiêm trả lời phỏng vấn Hương Kiều Loan )
PHAN ANH DŨNG
http://cothommagazine.com/
----------------------------------------------------------------------------------------------
- tưởng nhớ nhạc sĩ VŨ ĐỨC NGHIÊM [1930- 2017 USA] -- blog TP
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét