Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

'Bìm bịp kêu nước lớn em ơi'/ truyện ngắn: Trần Hoài Thư [ i.e. Trần Quí Sách 1942- ] -- blog Phạm Cao Hoàng

 TRẦN HOÀI THƯ /Bìm bịp kêu nước lớn em ơi

-chim bìm bịp - nguồn: http://www.naturephoto-cz.com


 
Ngày đầu tiên đến với rừng tràm, ông mới hiểu hơn về thân phận của những người lưu dân xa xưa. Vùng đất này chắc có lần in dấu những người bất hạnh, bị đày đọa trong thời chúa Nguyễn. Từ những làng xóm xa vời cố quốc dưới rặng Trường Sơn hay bên bờ biển miền Trung ấy, người xưa đã bị buộc xa quê nhà, để đến một nơi trời đất lạ lẩm, thiên nhiên hung bạo. Nhưng ngày xưa kiếp đời của những người lưu dân chắc phải khá hơn, có lẽ. Bởi họ là chủ. Họ dùng khối óc và sức lực để chế ngự thiên nhiên. Họ có xuồng, có dao, có búa, có cả chó săn, có cả rượu cho ấm lòng bầu bạn cùng khổ. Họ khai khẩn đất không phải cho ai mà cho họ. Dù thiên nhiên và đất đai hung hiểm nhưng ít ra họ làm chủ được đời mình. Còn nữa. Cá tôm rau cỏ dư dật... Bởi vậy người xưa không hề bận tâm đến cơm áo, sắm chiếc xuồng trôi dạt theo sông, theo kinh, đến nơi nào cũng có bầu bạn, có rượu thay lời, có vọng cổ xềnh xang, có những cuộc tình mộc mạc... 

Còn bây giờ, thì khác. Những người đến đây bị dí súng vào lưng, bị xem là những con vật, để thay trâu bò. Họ được thảy vào đầm sậy, không dao, không búa, không xuồng, không mái lá che mưa che nắng. Dưới chân là đỉa. Và bên tai là muỗi. Và lạnh rét. Và tiếng ếch nhái dạ trùng, tiếng chim đêm, tiếng ho sù sụ... Rừng núi Trường Sơn làm con người trở nên bé nhỏ, côi cút. Tầm nhìn chỉ thấy những đỉnh cao vây phủ, ít thấy mặt trời vì rừng quá dày dặc thâm u. Nhưng ở nơi đây, con người phải kết chặt với đất đai. Bởi đôi chân con người phải lún ngập trong đất, trong sình. Trên Trường Sơn, những con suối hiểm ác, trong vắt, lạnh như nước đá, quanh năm suốt tháng, bị che rợp bởi bóng mát, nặng nề âm khí, nhưng nơi này, nuớc ngọt lịm mang theo mùi phèn chua  lẫn với mùi hăng hắc của bùn non... Nhưng nào ai biết dưới cái đầm sình kia là cả một tai họa nếu lỡ sa chân vào... 

Khi ông đến với rừng, đúng vào mùa nước lớn. Chỉ có một con kinh từ chợ Tròn chảy vào rừng. Nhờ kinh này mà đám tù có thể bè những bè tràm từ rừng về trại. Nước lên gần bờ kinh, lai láng cả đầm lầy, nhìn hiu hắt chỉ thấy hàng lau bông trắng nổi lên khỏi mặt nước. Buổi sáng sớm kiểng tù khua dục dả, ông chụp chiếc áo tơi dầu, chuẩn bị dao búa hay lưỡi liềm, đôi chân trần, rồi lảnh phần cơm cho một ngày. Mùa nước lớn, buổi sáng nước chảy ra sông Hà Tiên, buổi chiều nước chảy ngược vào rừng. Hai bờ kinh là những doanh trại của một trung đoàn miền Bắc, gồm những mái nhà lá, mà mỗi ngày bọn ông đến để tiếp tục đắp nền, dựng vách... Mưa che mờ con kinh, đường đê trơn trợt, bụi lau, bụi sậy là ổ của vắt. Khi nghe hơi người, trăm ngàn con vắt như con sâu nhỏ, thi nhau bắn vào. Nghe hơi ngứa ngáy, vội gãi. Mới chợt nhận ra vắt đã bấu vào da thịt, nách, ngực, có khi ở hạ bộ mình. Thời gian đầu tổ của ông có nhiệm vụ vào rừng đốn tràm, hay cắt tranh trong khi những tổ khác thì đào đất đắp nền nhà. Riêng về tranh, phải đúng chỉ tiêu. Tranh phải dài khoảng hai thước. Bó phải hai vòng tay ôm. Còn tràm thì phải thẳng. Bao nhiêu tràm cột, tràm kèo, tràm con đều có chỉ thị. Những người già thì được tổ phân công ở nhà lột vỏ tràm. Dao búa lưỡi hái thì nhận từ nhà rèn, cũng do bạn tù tự tay chế tạo. Ông gầy, vậy mà cũng theo những bạn tù khác, mạnh khỏe, dẻo dai. Ông khổ nhưng không buồn. Cái nghiệp chung mà. Ông không nhờ ai giúp. Ông có tâm hồn thi sĩ nên ông tìm niềm vui qua thiên nhiên. Rừng tràm vào mùa bông nở, hương thơm ngất ngây cả một trời. Tại bìa rừng, ông có thể thấy cả một màu trắng điểm màu tím, màu hồng nhạt nở ngập trên tràm mẹ tràm con. Tràm cũng có mẹ có con, nương nhau giữa cõi người hung hiểm, để chờ một ngày con người tìm đến chặt đốn và phân loại. Rừng từ sáng đến chiều chỉ nghe tiếng đốn cây, vang vọng từ bốn phía. Những thân tràm thẳng băng hùng dũng, bên cạnh là những gốc tràm con yếu đuối, gốc tận dưới sình, mà vẫn sống vững. Lá tràm mùi cay cay, cắn vào còn tê tê đầu lưỡi... Như vậy mà nhà tan cửa nát chiến trường dao búa thi nhau chặt đốn...Cho cây rừng còn xanh lá. Tiếng gọi thất thanh của một linh mục nào ngày xưa về thuốc độc khai quang. Mong một ngày tác giả về đây để thấy hoà bình rồi, không thuốc độc khai quang, mà tại sao cây rừng vẫn không còn xanh lá. Còn nữa. Còn những chùm bông súng hoang dại, có bông đỏ thắm như màu môi son, có bông màu trắng màu da con gái trong phần kín mặt trời. Hay những chùm bông ô môi hay điên điển hoang dại mọc bên bờ kinh. Nhất là vào lúc hoàng hôn, mặt trời đỏ ối ở phía biên giới, và ông trở về ngược chiều ra hướng biển. Càng lúc ông càng nhận ra nỗi buồn bã bởi sự quạnh vắng của rừng tràm. Từ một rừng lau mênh mông, màu trắng như màu tóc của người mẹ già đến chút ráng đỏ như hắt lên vẽ rực rở cuối cùng trước khi chìm vào trong bóng tối, cùng một đàn chim rũ nhau bay về núi càng lúc càng mất dần... Phải cảm tạ thiên nhiên trời đất đã cho những bông hoa để mà nương nhờ trong giòng lênh đênh tù tội này.

Ngày đầu tiên trong rừng tràm, những nhát chém đầu tiên vào gốc cây tràm, và những thân tràm bị đốn gục, không thương xót. Tỉa lá, tỉa cành, một khoảng màu xanh niềm vui qua thiên nhiên. Rừng tràm vào mùa bông nở, hương thơm ngất ngây cả một trời. Tại bìa rừng, ông có thể thấy cả một màu trắng điểm màu tím, màu hồng nhạt nở ngập trên tràm mẹ tràm con. Tràm cũng có mẹ có con, nương nhau giữa cõi người hung hiểm, để chờ một ngày con người tìm đến chặt đốn và phân loại. Rừng từ sáng đến chiều chỉ nghe tiếng đốn cây, vang vọng từ bốn phía. Những thân tràm thẳng băng hùng dũng, bên cạnh là những gốc tràm con yếu đuối, gốc tận dưới sình, mà vẫn sống vững. Lá tràm mùi cay cay, cắn vào còn tê tê đầu lưỡi... Như vậy mà nhà tan cửa nát chiến trường dao búa thi nhau chặt đốn...Cho cây rừng còn xanh lá. Tiếng gọi thất thanh của một linh mục nào ngày xưa về thuốc độc khai quang. Mong một ngày tác giả về đây để thấy hoà bình rồi, không thuốc độc khai quang, mà tại sao cây rừng vẫn không còn xanh lá. Còn nữa. Còn những chùm bông súng hoang dại, có bông đỏ thắm như màu môi son, có bông màu trắng màu da con gái trong phần kín mặt trời. Hay những chùm bông ô môi hay điên điển hoang dại mọc bên bờ kinh. Nhất là vào lúc hoàng hôn, mặt trời đỏ ối ở phía biên giới, và ông trở về ngược chiều ra hướng biển. Càng lúc ông càng nhận ra nỗi buồn bã bởi sự quạnh vắng của rừng tràm. Từ một rừng lau mênh mông, màu trắng như màu tóc của người mẹ già đến chút ráng đỏ như hắt lên vẽ rực rở cuối cùng trước khi chìm vào trong bóng tối, cùng một đàn chim rũ nhau bay về núi càng lúc càng mất dần... Phải cảm tạ thiên nhiên trời đất đã cho những bông hoa để mà nương nhờ trong giòng lênh đênh tù tội này. oOo Ngày đầu tiên trong rừng tràm, những nhát chém đầu tiên vào gốc cây tràm, và những thân tràm bị đốn gục, không thương xót. Tỉa lá, tỉa cành, một khoảng màu xanh lại biến mất, và gã tiều phu bất đất dĩ, lội trong biển nước, hì hục khuân, chuyển, bó từng bó tràm bằng dây choạy màu hỏa hoàng bóng rợn. Ngày đầu tiên, trả nợ núi sông, tổ tiên, lảnh tụ, quốc hội, đại tướng trả nợ kiếp người Việt Nam nhục nhằn, ta bắt đầu còm lưng chuyển tràm ra kinh làm con trâu con bò con ngựa. Ngày đầu tiên, không quen việc, lại đói, nên vừa đốn vừa nghỉ vừa thở hồng hộc. Đến một lúc tay run không cất búa lên nổi. Và buổi chiều trở về, bè tràm ngổ nghịch hết tắp vào bờ hết quay đầu muốn trở lại rừng. Nợ trả đến bao giờ mới dứt. Kinh thì có lúc sâu lúc cạn, làm ông có khi hụt hẩng, hai tay bơi, hai chân đạp, có khi nhón buớc mà đi như bềnh bồng...Đói, lạnh, mắt muốn hoa, mà đường về quê xa lắc lê thê, thấy gốc xoài mà cứ đi hoài không tới. Rồi nhào lên bờ, mà thở hổn hển. Má ơi, em ơi, con ơi, nhớ nước đau lòng con quốc quốc... Chưa bao giờ ông cảm thấy đói như vậy. Ông nhai hết bông súng này đến bông súng khác cũng đói. Ông cứ tự bảo lòng, gắng lên, chỉ chừng năm trăm thước nữa, là mình sẽ về lại trại, sẽ đi nhận phần cơm chiều. Gắng lên, gắng mà bước tới, một thước hay một thước. Nhưng bao tử lại không chịu vậy. Nó thúc hối ông. Nó làm mắt ông hoa, cả người run rẩy. Nó khiến nuớc bọt trào ra khỏi miệng, và hai chân thì không thể cất bước. Nếu cho ông chọn giữa cái đói và cái chết, chắc ông sẽ chọn cái chết. Giữa lúc ấy, rõ ràng, ông thấy. Trời ơi, ông thấy. Ông thấy thau cơm. Thau cơm của chó. Nó nằm dưới hiên một trại lính Bắc. Nó nằm đấy, như ân điển đã ban xuống đời ông. Thau nhôm móp méo, đám ruồi bu đầy. Nó là quà tặng siêu phàm. Nó xuất hiện như nỗi cứu rỗi, sau những lần thử thách. Ông vồ chụp từng bụm cơm nhão nhẹt mà nhai ngấu nghiến. Người ông run lên, vì quá đói hay vì quá đã. Ông chẳng cần bận tâm gì đến vị chua lè lợm mửa. Hay cái thau đầy bùn. Bây giờ nghĩ lại ông còn thua cả một con vật. lại biến mất, và gã tiều phu bất đất dĩ, lội trong biển nước, hì hục khuân, chuyển, bó từng bó tràm bằng dây choạy màu hỏa hoàng bóng rợn. Ngày đầu tiên, trả nợ núi sông, tổ tiên, lảnh tụ, quốc hội, đại tướng trả nợ kiếp người Việt Nam nhục nhằn, ta bắt đầu còm lưng chuyển tràm ra kinh làm con trâu con bò con ngựa. Ngày đầu tiên, không quen việc, lại đói, nên vừa đốn vừa nghỉ vừa thở hồng hộc. Đến một lúc tay run không cất búa lên nổi. Và buổi chiều trở về, bè tràm ngổ nghịch hết tắp vào bờ hết quay đầu muốn trở lại rừng. Nợ trả đến bao giờ mới dứt. Kinh thì có lúc sâu lúc cạn, làm ông có khi hụt hẩng, hai tay bơi, hai chân đạp, có khi nhón buớc mà đi như bềnh bồng...Đói, lạnh, mắt muốn hoa, mà đường về quê xa lắc lê thê, thấy gốc xoài mà cứ đi hoài không tới. Rồi nhào lên bờ, mà thở hổn hển. Má ơi, em ơi, con ơi, nhớ nước đau lòng con quốc quốc... Chưa bao giờ ông cảm thấy đói như vậy. Ông nhai hết bông súng này đến bông súng khác cũng đói. Ông cứ tự bảo lòng, gắng lên, chỉ chừng năm trăm thước nữa, là mình sẽ về lại trại, sẽ đi nhận phần cơm chiều. Gắng lên, gắng mà bước tới, một thước hay một thước. Nhưng bao tử lại không chịu vậy. Nó thúc hối ông. Nó làm mắt ông hoa, cả người run rẩy. Nó khiến nuớc bọt trào ra khỏi miệng, và hai chân thì không thể cất bước. Nếu cho ông chọn giữa cái đói và cái chết, chắc ông sẽ chọn cái chết. Giữa lúc ấy, rõ ràng, ông thấy. Trời ơi, ông thấy. Ông thấy thau cơm. Thau cơm của chó. Nó nằm dưới hiên một trại lính Bắc. Nó nằm đấy, như ân điển đã ban xuống đời ông. Thau nhôm móp méo, đám ruồi bu đầy. Nó là quà tặng siêu phàm. Nó xuất hiện như nỗi cứu rỗi, sau những lần thử thách. Ông vồ chụp từng bụm cơm nhão nhẹt mà nhai ngấu nghiến. Người ông run lên, vì quá đói hay vì quá đã. Ông chẳng cần bận tâm gì đến vị chua lè lợm mửa. Hay cái thau đầy bùn. Bây giờ nghĩ lại ông còn thua cả một con vật. 

oOo 

Trong tất cả công việc trong trại dành cho người tù, chỉ có câu cá là một công việc gian khổ, và nguy hiểm nhất. Việc nộp cá cho trại mỗi ngày một ký thì dễ dàng bởi cá trong rừng quá sức dư dật. Nhưng phải vào tận những khu hốc hiểm, ít người lai vãng, có đầm sậy âm u, đầy đỉa rắn, và nhất là phải bị tấn công bởi một thứ độc địa khác: phèn. Phèn như acid. Chỉ một ngày quần có thể mục và rả ra. Và mụt thì lở loét. Lông chân thì rụng. Bởi vậy ít ai chịu tình nguyện. Chỉ có ông. Ông tình nguyện. Ít ra, ông được tự do. Phải. Cái tự do buồn bã. Cái tự do của một người ẩn sĩ xa lánh những hệ lụy của cuộc đời dù trong một khoảng thời gian tạm bợ. Ông có thể la gào chửi bới mà không sợ ai. Ông có thể trần truồng, ngồi trên nhành cây mà đại tiện, tiểu tiện. Ông có thể hát nhạc vàng nhạc xanh nhạc tím. Ông có thể kêu em ơi, con ơi, cha ơi, mẹ ơi...Nơi đây loài người không thấy mặt, chỉ có những thân tràm vươn lên trên biển nước đen ngòm làm bầu bạn. Ông là một con thú cũng nên. Con thú đang xa lánh đồng loại, sợ hãi đồng loại. Thỉnh thoảng ông nghe tiếng búa đốn củi vọng về. Không biết ai đốn, bạn hay là một kẻ tiều phu. Tội tình cho rừng. Những thân cây tràm dũng mãnh vươn lên từ sình, từ nước, để tạo nên những thân thẳng băng rắn chắc, trơ bền cùng thời gian, và mưa gió, rồi có ngày cũng bị đốn sạch. Cả những cây tràm con mong manh, chưa đủ lá xanh cũng chịu cùng số phận. Ngừơi ta định chỉ tiêu bằng mè, rui, đòn tay. Bao nhiêu tràm đòn tay, bao nhiêu tràm mè. Người ta không cần biết thế nào là màu xanh. Nhạc vàng, nhạc xanh còn bị cấm huống hồ là màu xanh của rừng. Luật của người thắng trận. Có buồn thì chỉ ngậm ngùi một giây rồi phải oOo Trong tất cả công việc trong trại dành cho người tù, chỉ có câu cá là một công việc gian khổ, và nguy hiểm nhất. Việc nộp cá cho trại mỗi ngày một ký thì dễ dàng bởi cá trong rừng quá sức dư dật. Nhưng phải vào tận những khu hốc hiểm, ít người lai vãng, có đầm sậy âm u, đầy đỉa rắn, và nhất là phải bị tấn công bởi một thứ độc địa khác: phèn. Phèn như acid. Chỉ một ngày quần có thể mục và rả ra. Và mụt thì lở loét. Lông chân thì rụng. Bởi vậy ít ai chịu tình nguyện. Chỉ có ông. Ông tình nguyện. Ít ra, ông được tự do. Phải. Cái tự do buồn bã. Cái tự do của một người ẩn sĩ xa lánh những hệ lụy của cuộc đời dù trong một khoảng thời gian tạm bợ. Ông có thể la gào chửi bới mà không sợ ai. Ông có thể trần truồng, ngồi trên nhành cây mà đại tiện, tiểu tiện. Ông có thể hát nhạc vàng nhạc xanh nhạc tím. Ông có thể kêu em ơi, con ơi, cha ơi, mẹ ơi...Nơi đây loài người không thấy mặt, chỉ có những thân tràm vươn lên trên biển nước đen ngòm làm bầu bạn. Ông là một con thú cũng nên. Con thú đang xa lánh đồng loại, sợ hãi đồng loại. Thỉnh thoảng ông nghe tiếng búa đốn củi vọng về. Không biết ai đốn, bạn hay là một kẻ tiều phu. Tội tình cho rừng. Những thân cây tràm dũng mãnh vươn lên từ sình, từ nước, để tạo nên những thân thẳng băng rắn chắc, trơ bền cùng thời gian, và mưa gió, rồi có ngày cũng bị đốn sạch. Cả những cây tràm con mong manh, chưa đủ lá xanh cũng chịu cùng số phận. Ngừơi ta định chỉ tiêu bằng mè, rui, đòn tay. Bao nhiêu tràm đòn tay, bao nhiêu tràm mè. Người ta không cần biết thế nào là màu xanh. Nhạc vàng, nhạc xanh còn bị cấm huống hồ là màu xanh của rừng. Luật của người thắng trận. Có buồn thì chỉ ngậm ngùi một giây rồi phải trèo xuống nước, để làm bổn phận của một tên tù câu cá. Ông đã ôm lấy nỗi hiu quạnh của riêng mình, như một nhà ẩn sĩ không hơn không kém. Mỗi ngày vào lại rừng tràm. Rừng bây giờ không còn hung hiểm hay tai họa nữa, mà trái lại nó trở thành mái nhà của ông. Những lối nước quanh co, chằng chịt, những gốc tràm bị đốn chắn ngang như bãi chiến trường buồn bã, dẫn ông càng lội vào sâu hơn. Trên mình ông treo lon cơm và bó cần câu bằng sậy. Mỗi ngày ta đi làm lao nhục, hay mỗi ngày ta đi tìm niềm vui cùng thiên nhiên. Bởi càng sâu hơn, rừng càng tỏa hương tràm thơm ngát. Những chùm bông súng nổi lên giữa một đầm đầy lá súng xanh mướt. Chắc nơi này chưa ai đặt chân vì lá súng phủ ngập. Và nơi kia là một bãi lau, trắng mượt. Hay nơi nọ là một chiếc đầm mà cỏ đã phủ dầy, không nhận kỷ thì cứ ngỡ là mặt đất bềnh bồng. Mỗi ngày ông phải tính toán phân tích từng địa điểm trước khi bắt đầu vạch lối thả cần. Hồ dù cá nhiều, nhưng nước sâu, lại nữa, cá cũng như người ưa hưởng thụ, ngại gian khổ. Khi mặt trời lên thì ánh nắng cũng làm nuớc nóng theo. Cá phải tìm chỗ dễ chịu hơn để lánh nóng. Còn đầm sình thì phải xa lánh, có ngày ham con cá lóc có râu, nặng cả ký lô, mà bị chết oan chết nghiệt vì sình ngập đầu ngập cổ không ai biết mà cứu. Chỉ có đám lau sậy. Thường ở đó, tràm thưa thớt, nhưng cây nào cây nấy lớn như cổ thụ. Nước dù lên mắc cá, hay hai tấc, nhưng nó là nơi lý tưởng cho lũ cá lớn như lóc, trê...Có điều là vắt đỉa rắn lục và ong. Nhưng ông không còn cách gì khác. Chỉ tiêu mỗi ngày một ký lô. Những con cá ngon nhất thì dành riêng cho cán bộ quản giáo. Còn lại cho cả trại. Trước hết, ông phải dọn lối để thả cần. Ông bây giờ như tên lính tiền sát viên, không cần biết những gì phía trước, cứ lội bừa. Vừa đi vừa dọn sậy, dọn lau, bẻ nhánh. Mặc trèo xuống nước, để làm bổn phận của một tên tù câu cá. Ông đã ôm lấy nỗi hiu quạnh của riêng mình, như một nhà ẩn sĩ không hơn không kém. Mỗi ngày vào lại rừng tràm. Rừng bây giờ không còn hung hiểm hay tai họa nữa, mà trái lại nó trở thành mái nhà của ông. Những lối nước quanh co, chằng chịt, những gốc tràm bị đốn chắn ngang như bãi chiến trường buồn bã, dẫn ông càng lội vào sâu hơn. Trên mình ông treo lon cơm và bó cần câu bằng sậy. Mỗi ngày ta đi làm lao nhục, hay mỗi ngày ta đi tìm niềm vui cùng thiên nhiên. Bởi càng sâu hơn, rừng càng tỏa hương tràm thơm ngát. Những chùm bông súng nổi lên giữa một đầm đầy lá súng xanh mướt. Chắc nơi này chưa ai đặt chân vì lá súng phủ ngập. Và nơi kia là một bãi lau, trắng mượt. Hay nơi nọ là một chiếc đầm mà cỏ đã phủ dầy, không nhận kỷ thì cứ ngỡ là mặt đất bềnh bồng. Mỗi ngày ông phải tính toán phân tích từng địa điểm trước khi bắt đầu vạch lối thả cần. Hồ dù cá nhiều, nhưng nước sâu, lại nữa, cá cũng như người ưa hưởng thụ, ngại gian khổ. Khi mặt trời lên thì ánh nắng cũng làm nuớc nóng theo. Cá phải tìm chỗ dễ chịu hơn để lánh nóng. Còn đầm sình thì phải xa lánh, có ngày ham con cá lóc có râu, nặng cả ký lô, mà bị chết oan chết nghiệt vì sình ngập đầu ngập cổ không ai biết mà cứu. Chỉ có đám lau sậy. Thường ở đó, tràm thưa thớt, nhưng cây nào cây nấy lớn như cổ thụ. Nước dù lên mắc cá, hay hai tấc, nhưng nó là nơi lý tưởng cho lũ cá lớn như lóc, trê...Có điều là vắt đỉa rắn lục và ong. Nhưng ông không còn cách gì khác. Chỉ tiêu mỗi ngày một ký lô. Những con cá ngon nhất thì dành riêng cho cán bộ quản giáo. Còn lại cho cả trại. Trước hết, ông phải dọn lối để thả cần. Ông bây giờ như tên lính tiền sát viên, không cần biết những gì phía trước, cứ lội bừa. Vừa đi vừa dọn sậy, dọn lau, bẻ nhánh. Mặc  đỉa trâu dưới chân, vắt xung quanh, hay những đàn ong hung tợn. Phải cám ơn những năm làm lính rừng, giúp ông quen với những tai ách thường trực. Và mỗi một hay hai thước ông móc mồi rồi dọn chỗ trống, đoạn thả cần xuống. Cần là một ống sậy khoảng hai tấc, cột dây nhợ hay gân với lưỡi câu từ ban chỉ huy trại phân phát. Ông chui rúc nhiều khi phải vùng vẫy để thoát khỏi đám sậy lẫn gai chằng chịt. Da thịt ông bị trầy xướt. Mặc. Hiểm nguy đe dọa. Mặc. Thiên hạ sợ. Mặc. Bởi vì ông đã tìm ra niềm vui. ...Ông vạch lối làm thành một vòng tròn, đánh dấu chỗ đặt cần cẩn thận. Ông dọn bãi thành một khoảng trống đủ chỗ bỏ ống sậy. Đôi lúc ông chạm phải những con rắnt lục. Ông và rắn nhìn nhau kinh ngạc (có lẽ). Có khi ông đụng phải những bộ xương hay đầu lâu người và thấy trên sậy vướng những mảnh áo. Có lần ông thấy xác một chiếc trực thăng. Hôm ấy ông chọn lòng con tàu làm chỗ nghỉ chân. Ông ngồi lại đúng cái vị trí mà ngày xưa ông đã từng ngồi. Tức là ở giữa sàn tàu. Tự nhiên tim ông muốn đau. Trong bầu không khí tịch lặng của rừng tràm, mênh mông những bãi lau bãi sậy, và biển nước đen ngòm, thỉnh thoảng những tiếng chim rời rạc nổi lên, hình ảnh xác con tàu như kỷ vật ngậm ngùi. Không biết người phi công sống hay chết. Ngoài người phi công còn có ai nữa không. Có lẽ nay mai xác con tàu này sẽ phải biến mất, khi người ta khám phá ra nó cũng nên. Vỏ tàu bằng nhôm là món hàng vô giá trong thời buổi này, có phải vậy không? Ông rờ khoang tàu. Chỗ này mỗi lần nhảy, ta vẫn hay ngồi ở giữa. Hai bên là những người lính trung đội. Trực thăng bay đến chóng mặt, dưới đất là xóm nhà rồi đến động cát, rồi đồi... Thằng Mỹ lái tàu chơi mất dậy/ Hai càng chưa hạ đ ln cao/Ta nhìn xuống đất run khơng nhảy/Mày đạp ơng ơng phải t nho… Cám ơn chiến tranh cho ta những cơ hội được đi trực thăng, xe tăng, tàu chiến không tiền để được nhìn rõ quê hương mình hơn . Có phải vậy không ? đỉa trâu dưới chân, vắt xung quanh, hay những đàn ong hung tợn. Phải cám ơn những năm làm lính rừng, giúp ông quen với những tai ách thường trực. Và mỗi một hay hai thước ông móc mồi rồi dọn chỗ trống, đoạn thả cần xuống. Cần là một ống sậy khoảng hai tấc, cột dây nhợ hay gân với lưỡi câu từ ban chỉ huy trại phân phát. Ông chui rúc nhiều khi phải vùng vẫy để thoát khỏi đám sậy lẫn gai chằng chịt. Da thịt ông bị trầy xướt. Mặc. Hiểm nguy đe dọa. Mặc. Thiên hạ sợ. Mặc. Bởi vì ông đã tìm ra niềm vui. ...Ông vạch lối làm thành một vòng tròn, đánh dấu chỗ đặt cần cẩn thận. Ông dọn bãi thành một khoảng trống đủ chỗ bỏ ống sậy. Đôi lúc ông chạm phải những con rất lục. Ông và rắn nhìn nhau kinh ngạc (có lẽ). Có khi ông đụng phải những bộ xương hay đầu lâu người và thấy trên sậy vướng những mảnh áo. Có lần ông thấy xác một chiếc trực thăng. Hôm ấy ông chọn lòng con tàu làm chỗ nghỉ chân. Ông ngồi lại đúng cái vị trí mà ngày xưa ông đã từng ngồi. Tức là ở giữa sàn tàu. Tự nhiên tim ông muốn đau. Trong bầu không khí tịch lặng của rừng tràm, mênh mông những bãi lau bãi sậy, và biển nước đen ngòm, thỉnh thoảng những tiếng chim rời rạc nổi lên, hình ảnh xác con tàu như kỷ vật ngậm ngùi. Không biết người phi công sống hay chết. Ngoài người phi công còn có ai nữa không. Có lẽ nay mai xác con tàu này sẽ phải biến mất, khi người ta khám phá ra nó cũng nên. Vỏ tàu bằng nhôm là món hàng vô giá trong thời buổi này, có phải vậy không? Ông rờ khoang tàu. Chỗ này mỗi lần nhảy, ta vẫn hay ngồi. Hai bên là những người lính trung đội. Trực thăng bay đến chóng mặt, dưới đất là xóm nhà rồi đến động cát, rồi đồi... Cám ơn chiến tranh cho ta những cơ hội được đi trực thăng, xe tăng, tàu chiến không tiền để được nhìn rõ quê hương mình hơn. Có phải vậy không ? 

Cuối cùng, sau khi tất cả cần được thả xong, ông tìm đến một cây tràm lớn, trèo lên cành, và ngồi vắt vẻo chờ đợi. Ông dựa vào cành cây, mắt khẻ nhắm lại. Ông như một người ẩn sĩ tìm ra niềm vui qua thiên nhiên trời đất. Dưới chân ông là biển nước vàng đục. Bên tai ông gió ru rì rào và nhiều khi thổi đến mát lạnh. Ông lại nghe cả tiếng cá vẩy dưới kia, chắc chú cá nào đã mắc mồi. Thỉnh thoảng một trận gió thổi qua, là cả một rừng lau trắng rạp xuống. Mắt ông lại mờ đi. Ông cảm tạ thiên nhiên. Ông cảm tạ Trời đất. Ông cảm tạ rừng tràm quá đổi dư dật và bao dung. Ông cảm tạ tiếng reo của gió như rì rào trên những ngọn lá tràm, và vẽ êm đềm quá đổi khiến ông muốn đắm chìm trong giấc mơ. Chắc gì những kẻ quyền uy thế lực có cơ hội như ông bây giờ. Họ phải lo nghĩ, nhiều khi ăn không ngon hay ngủ không yên... Họ làm sao nghe được trong trời đất tiếng gọi của rừng tràm, thấy những nụ bông súng mới hé nở hay là những chiếc bông đã nở rộ, nổi lên giữa đầm hồ... Họ làm sao được thưởng thức con cá lóc mà ông nướng trui bằng vỏ tràm khô. Khi độ nóng vừa đủ, da cá bị bốc, chỉ còn thịt trắng nỏn bùi và thơm béo. Trời ơi cá nướng vỏ tràm mà chấm với muối thì ngon tuyệt. Khi thì cá lóc, khi thì cá trê, khi thì rắn nước. Ăn xong ông tự thưởng cho mình bằng một điếu thuốc rê hay thuốc lào. Có khi ông hái lá nhản lồng hay hà thủ ô làm trà. Ông không nghĩ ngợi đến thân phận hiện hữu nữa. Bây giờ ông có người khác lo lắng mất ăn mất ngủ vì ông. Có phải vậy không? Sau đó, ông ước độ thời gian để thăm chừng. Ông vạch cỏ, rẽ sậy, lau. Nhiều khi cá lôi đến hai ba thước mà ông rất tiếc lưỡi câu nên phải rán tìm cho được. Có con tham lam nuốt cả lưỡi thép vào tận sâu trong bụng, và ông phải cố lắm mới lôi được lưỡi câu ra khỏi miệng cá. Cuối cùng, sau khi tất cả cần được thả xong, ông tìm đến một cây tràm lớn, trèo lên cành, và ngồi vắt vẻo chờ đợi. Ông dựa vào cành cây, mắt khẻ nhắm lại. Ông như một người ẩn sĩ tìm ra niềm vui qua thiên nhiên trời đất. Dưới chân ông là biển nước vàng đục. Bên tai ông gió ru rì rào và nhiều khi thổi đến mát lạnh. Ông lại nghe cả tiếng cá vẩy dưới kia, chắc chú cá nào đã mắc mồi. Thỉnh thoảng một trận gió thổi qua, là cả một rừng lau trắng rạp xuống. Mắt ông lại mờ đi. Ông cảm tạ thiên nhiên. Ông cảm tạ Trời đất. Ông cảm tạ rừng tràm quá đổi dư dật và bao dung. Ông cảm tạ tiếng reo của gió như rì rào trên những ngọn lá tràm, và vẽ êm đềm quá đổi khiến ông muốn đắm chìm trong giấc mơ. Chắc gì những kẻ quyền uy thế lực có cơ hội như ông bây giờ. Họ phải lo nghĩ, nhiều khi ăn không ngon hay ngủ không yên... Họ làm sao nghe được trong trời đất tiếng gọi của rừng tràm, thấy những nụ bông súng mới hé nở hay là những chiếc bông đã nở rộ, nổi lên giữa đầm hồ... Họ làm sao được thưởng thức con cá lóc mà ông nướng trui bằng vỏ tràm khô. Khi độ nóng vừa đủ, da cá bị bốc, chỉ còn thịt trắng nỏn bùi và thơm béo. Trời ơi cá nướng vỏ tràm mà chấm với muối thì ngon tuyệt. Khi thì cá lóc, khi thì cá trê, khi thì rắn nước. Ăn xong ông tự thưởng cho mình bằng một điếu thuốc rê hay thuốc lào. Có khi ông hái lá nhản lồng hay hà thủ ô làm trà. Ông không nghĩ ngợi đến thân phận hiện hữu nữa. Bây giờ ông có người khác lo lắng mất ăn mất ngủ vì ông. Có phải vậy không? Sau đó, ông ước độ thời gian để thăm chừng. Ông vạch cỏ, rẽ sậy, lau. Nhiều khi cá lôi đến hai ba thước mà ông rất tiếc lưỡi câu nên phải rán tìm cho được. Có con tham lam nuốt cả lưỡi thép vào tận sâu trong bụng, và ông phải cố lắm mới lôi được lưỡi câu ra khỏi miệng cá. Phần lớn là cá lóc, cá trê, thỉnh thoảng có rắn, hay cá rô mề. Những con cá rô mề vãy cứng vàng bóng, cố sức vùng vẫy... Những con cá trê mình mẩy trơn tru, dễ bị tuột hai con mắt lồi ra đến ghê khiếp. Nó mà chích thì chỉ trong tích tắc da thịt sưng vù, nhức nhối vô cùng tận... Ông có thể nghe tiếng nghiến của chúng như rên rỉ vì đau đớn khi bị mắc mồi. Đôi khi ông cảm thấy mình bất nhẫn. Chúng vẫn muốn sống, muốn được ẩn dưới đáy nước, trong bóng mát của rừng sậy hoang vu, như ông muốn sống. Thỉnh thoảng ông nghe những tiếng bìm bịp hay vịt trời kêu. Tiếng chim kêu buồn bã khi chiều xuống hay khi con nước bắt đầu dâng. Tiếng chim kêu giữa lúc hoàng hôn đỏ ối lai láng cả giòng kinh, và những hàng lau lách mờ nhạt. Chiều chiều chim vịt kêu chiều. Thương cha nhớ mẹ chín chiều ruột đau... Những lời ca dao phát xuất từ tận lòng người, lòng trời đất, gần gũi quá chừng. Còn hơn là những sáo ngữ hay những câu đầy điển tích. Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi. Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê...Có ở trong cuộc mới hiểu được sự tình. Làm sao mà thấm thía được khi đọc hai câu mà ông đã học từ thời trung học của Bà Huyện Thanh Quan. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc. Thương nhà mỏi miệng cái gia gia... Tiếng gọi của con chim quốc từ bên trời Tàu, lấy từ một điển tích Tàu, có phải ? Hồn Thục Đế ở Tàu mắc mớ gì mang vào văn chương Việt Nam trong khi nỗi buồn đến nghẹn khi thấy đàn chim đang inh ỏi gọi đàn về núi mà mình có cha có mẹ mà như không có... May mà người dân thấp hèn vẫn còn gìn giữ, để lưu truyền từ đời này sang đời khác. Để trở thành những vần ca dao vô danh mà giá trị gấp trăm lần giá trị văn chương quan cách. Chiều chiều chim vịt kêu chiều. Khi mà bóng chiều sậm xuống rừng tràm, khi mà rừng lau sậy phía xa trở nên Phần lớn là cá lóc, cá trê, thỉnh thoảng có rắn, hay cá rô mề. Những con cá rô mề vãy cứng vàng bóng, cố sức vùng vẫy... Những con cá trê mình mẩy trơn tru, dễ bị tuột hai con mắt lồi ra đến ghê khiếp. Nó mà chích thì chỉ trong tích tắc da thịt sưng vù, nhức nhối vô cùng tận... Ông có thể nghe tiếng nghiến của chúng như rên rỉ vì đau đớn khi bị mắc mồi. Đôi khi ông cảm thấy mình bất nhẫn. Chúng vẫn muốn sống, muốn được ẩn dưới đáy nước, trong bóng mát của rừng sậy hoang vu, như ông muốn sống. Thỉnh thoảng ông nghe những tiếng bìm bịp hay vịt trời kêu. Tiếng chim kêu buồn bã khi chiều xuống hay khi con nước bắt đầu dâng. Tiếng chim kêu giữa lúc hoàng hôn đỏ ối lai láng cả giòng kinh, và những hàng lau lách mờ nhạt. Chiều chiều chim vịt kêu chiều. Thương cha nhớ mẹ chín chiều ruột đau... Những lời ca dao phát xuất từ tận lòng người, lòng trời đất, gần gũi quá chừng. Còn hơn là những sáo ngữ hay những câu đầy điển tích. Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi. Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê...Có ở trong cuộc mới hiểu được sự tình. Làm sao mà thấm thía được khi đọc hai câu mà ông đã học từ thời trung học của Bà Huyện Thanh Quan. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc. Thương nhà mỏi miệng cái gia gia... Tiếng gọi của con chim quốc từ bên trời Tàu, lấy từ một điển tích Tàu, có phải ? Hồn Thục Đế ở Tàu mắc mớ gì mang vào văn chương Việt Nam trong khi nỗi buồn đến nghẹn khi thấy đàn chim đang inh ỏi gọi đàn về núi mà mình có cha có mẹ mà như không có... May mà người dân thấp hèn vẫn còn gìn giữ, để lưu truyền từ đời này sang đời khác. Để trở thành những vần ca dao vô danh mà giá trị gấp trăm lần giá trị văn chương quan cách. Chiều chiều chim vịt kêu chiều. Khi mà bóng chiều sậm xuống rừng tràm, khi mà rừng lau sậy phía xa trở nên sậm đen, khi mà nước đã bắt đầu thấm vải lạnh tê da thịt, thì bỗng nhiên, trên nền trời, còn vướng ráng đỏ, một đàn chim vịt bay ngang, in cánh giữa một mặt trời đỏ ối, và tiếng chim tiếp tục vang lên inh ỏi như nỗi vui sắp trở lại cùng núi cùng rừng, thì lòng người không dưng lại bồi hồi xao xuyến. Đúng là cảnh sinh lòng. Vật mà người cảm. Còn con quốc nào, con ngựa hồ nào, tiếng kêu của nó hay tiếng hí của nó ra sao, ai hình dung ra được. Nếu có chăng, là chỉ có con người, một con người Việt Nam, sinh và lớn lên trong chiến tranh đang la gào thống thiết. Tôi rống cùng rừng, tôi là con khỉ cuối cùng của chủng loại. oOo Những ngày trong rừng tràm. Quanh đi quẩn lại những việc làm như lợp nhà, cắt tranh, đốn củi, đắp nền nhà, hay đào kinh... Miền Tây vẫn yên tĩnh. Một năm chờ, hai năm chờ, rồi ba năm... Riết rồi cũng quen. Quen từng thước đường mà bọn ông đã đào đã đắp. Quen từng buổi sáng cả bọn xẻng trên vai, chân trần, quần vải bao cát, áo vá trăm mảnh mập mờ trên đường đê. Quen từng buổi chiều trở về vẫn con đường mập mờ hình bóng như thể ma trơi. Ông lặng lờ trong tập thể. Ông không muốn ai kiểm thảo ông và ông cũng chẳng muốn kiểm thảo ai. Ông đã trải qua những cuộc biển dâu và đã hiểu thật cay đắng bằng những kinh nghiệm của chính ông. Xin đừng bỏ vào tai ông những nợ nần non sông, bổn phận, trách nhiệm nữa. Bây giờ chỉ mong làm sao được chén cơm cho đầy, dù ăn với muối cũng được. Bây giờ chỉ mong trở thành một kẻ sống sót. Ông vẫn sợ nhất là việc đào kinh. Trại đã cho chỉ tiêu, mỗi tổ phải đào đắp bao nhiêu khối đất. Xong sớm là sậm đen, khi mà nước đã bắt đầu thấm vải lạnh tê da thịt, thì bỗng nhiên, trên nền trời, còn vướng ráng đỏ, một đàn chim vịt bay ngang, in cánh giữa một mặt trời đỏ ối, và tiếng chim tiếp tục vang lên inh ỏi như nỗi vui sắp trở lại cùng núi cùng rừng, thì lòng người không dưng lại bồi hồi xao xuyến. Đúng là cảnh sinh lòng. Vật mà người cảm. Còn con quốc nào, con ngựa hồ nào, tiếng kêu của nó hay tiếng hí của nó ra sao, ai hình dung ra được. Nếu có chăng, là chỉ có con người, một con người Việt Nam, sinh và lớn lên trong chiến tranh đang la gào thống thiết. Tôi rống cùng rừng, tôi là con khỉ cuối cùng của chủng loại. oOo Những ngày trong rừng tràm. Quanh đi quẩn lại những việc làm như lợp nhà, cắt tranh, đốn củi, đắp nền nhà, hay đào kinh... Miền Tây vẫn yên tĩnh. Một năm chờ, hai năm chờ, rồi ba năm... Riết rồi cũng quen. Quen từng thước đường mà bọn ông đã đào đã đắp. Quen từng buổi sáng cả bọn xẻng trên vai, chân trần, quần vải bao cát, áo vá trăm mảnh mập mờ trên đường đê. Quen từng buổi chiều trở về vẫn con đường mập mờ hình bóng như thể ma trơi. Ông lặng lờ trong tập thể. Ông không muốn ai kiểm thảo ông và ông cũng chẳng muốn kiểm thảo ai. Ông đã trải qua những cuộc biển dâu và đã hiểu thật cay đắng bằng những kinh nghiệm của chính ông. Xin đừng bỏ vào tai ông những nợ nần non sông, bổn phận, trách nhiệm nữa. Bây giờ chỉ mong làm sao được chén cơm cho đầy, dù ăn với muối cũng được. Bây giờ chỉ mong trở thành một kẻ sống sót. Ông vẫn sợ nhất là việc đào kinh. Trại đã cho chỉ tiêu, mỗi tổ phải đào đắp bao nhiêu khối đất. Xong sớm là nghỉ sớm. Chính vì muốn nghỉ sớm nên các bạn ông đã ra công đào, xắn, chuyền với tốc độ khủng khiếp khiến ông phải theo họ đến ngất ngư. Ông ốm nhất trong bọn. Người xắn thường là Hộ, lực lưởng, với những lát xắn ngọt xớt. Từng khối đất như cây nước đá được chuyền từ dưới hầm lên bờ. Ông không thể nghỉ một giây. Chưa kịp khối đất này được chuyền, khối đất khác lại tiếp đến như thể không thương xót, tàn nhẫn. Ông thở hồng hộc. Hai tay muốn rụng rời. Đôi chân ông lún sâu trong bùn... Nhưng ông không bỏ cuộc. Ông vẫn ngẩng đầu ngẩng cổ. Càng ở với rừng tràm, càng hiểu về sự thật của rừng tràm. Không phải đất đai phù sa màu mở, không phải lúa tốt cao quá đầu người, hể thả hạt giống xuống là lúa xanh um, dư dật. Trái lại trong lòng đất âm ỉ tai họa. Phèn. Phèn cùng khắp. Phèn khiến nuớc trở thành màu xanh dương, chua ngắt. Đó là lúc phèn chưa rút. Sau khi phèn rút, thì nước trở nên vàng đục, đóng những lớp váng như dầu loang. Nước muốn dùng người ta phải ngâm hay lọc một thời gian để phèn lóng xuống đáy. Phèn làm đám lúa xanh mơn mởn chỉ một đêm thi nhau héo úa. Phèn làm cả ruộng mạ mà tù binh ra công trồng, cũng bị vạ lây... Phèn làm vàng ố, mục áo mục quần, rụng lông chân. Những Kinh Một, Kinh Hai, Kinh Ba hay Kinh Tám Ngàn cũng không đủ để rút hết phèn. Phèn trở nên một tai họa như vắt đỉa muỗi sình lầy. Khó được một bát canh có mùi vị nước ngọt, mà trái lại nghe mùi chua ngắt. Nhưng những bộ óc siêu việt đã không hiểu về cái tai họa ấy. Họ chở ghe bầu với những bao hạt giống, bắt tù binh dọn đất, dọn cỏ, thay trâu kéo bừa, tát nước vào ruộng rồi gieo hạt. Mạ lên nhanh, xanh um. Nhưng cuối cùng, không thấy hạt lúa hay những hạt lúa tép sau đó cả ruộng thi nhau héo úa. nghỉ sớm. Chính vì muốn nghỉ sớm nên các bạn ông đã ra công đào, xắn, chuyền với tốc độ khủng khiếp khiến ông phải theo họ đến ngất ngư. Ông ốm nhất trong bọn. Người xắn thường là Hộ, lực lưởng, với những lát xắn ngọt xớt. Từng khối đất như cây nước đá được chuyền từ dưới hầm lên bờ. Ông không thể nghỉ một giây. Chưa kịp khối đất này được chuyền, khối đất khác lại tiếp đến như thể không thương xót, tàn nhẫn. Ông thở hồng hộc. Hai tay muốn rụng rời. Đôi chân ông lún sâu trong bùn... Nhưng ông không bỏ cuộc. Ông vẫn ngẩng đầu ngẩng cổ. Càng ở với rừng tràm, càng hiểu về sự thật của rừng tràm. Không phải đất đai phù sa màu mở, không phải lúa tốt cao quá đầu người, hể thả hạt giống xuống là lúa xanh um, dư dật. Trái lại trong lòng đất âm ỉ tai họa. Phèn. Phèn cùng khắp. Phèn khiến nuớc trở thành màu xanh dương, chua ngắt. Đó là lúc phèn chưa rút. Sau khi phèn rút, thì nước trở nên vàng đục, đóng những lớp váng như dầu loang. Nước muốn dùng người ta phải ngâm hay lọc một thời gian để phèn lóng xuống đáy. Phèn làm đám lúa xanh mơn mởn chỉ một đêm thi nhau héo úa. Phèn làm cả ruộng mạ mà tù binh ra công trồng, cũng bị vạ lây... Phèn làm vàng ố, mục áo mục quần, rụng lông chân. Những Kinh Một, Kinh Hai, Kinh Ba hay Kinh Tám Ngàn cũng không đủ để rút hết phèn. Phèn trở nên một tai họa như vắt đỉa muỗi sình lầy. Khó được một bát canh có mùi vị nước ngọt, mà trái lại nghe mùi chua ngắt. Nhưng những bộ óc siêu việt đã không hiểu về cái tai họa ấy. Họ chở ghe bầu với những bao hạt giống, bắt tù binh dọn đất, dọn cỏ, thay trâu kéo bừa, tát nước vào ruộng rồi gieo hạt. Mạ lên nhanh, xanh um. Nhưng cuối cùng, không thấy hạt lúa hay những hạt lúa tép sau đó cả ruộng thi nhau héo úa.

 oOo

Rồi những nền nhà cũng được đắp xong, những mái láng được lợp bằng tranh, hay những chiếc sạp bằng những thân tràm con để đở lưng cho những giấc ngủ mê mệt... Trời mưa cũng như trời nắng thì cũng vậy. Có ai biết bạn mình đang nghĩ gì, thao thức gì, hay nhớ gì trong đêm mất ngủ. Có ai nghe tiếng mớ thảng thốt nửa đêm, hay tiếng róc rách của ai đi tiểu ngoài bóng tối. Đêm trong mật khu, người thua trở về phá rừng phá đất cho người thắng trận. Hôm qua trận mưa, làm đất nhão nhẹt hay trơn trợt, để người tù phải bấu lấy 10 đầu ngón chân mà bám lấy đất. Rồi tiếng la tiếng hét man rợ nổi lên, từ trên bờ kinh, khi từng bè tràm này tiếp đến bè tràm khác được chuyển lên bờ. Buổi chiều lai láng một hoàng hôn đỏ sậm trên kinh chảy ra sông cái. Tiếng chim bìm bịp lại vọng ở bờ bụi nào. Lạnh. Bìm bịp kêu nước lớn em ơi.

Trần Hoài Thư

-------------------------------------------------------------------------------------
trich từ TRANG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT PHẠM CAO HOÀNG
---------------------------------------------------------------------------------------


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét