Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017
ĐOÀN LÊ' CHỊ TÔI' -- bài viết: Hồ anh Thái --source: báo Văn Nghệ, số 38. ngày 19/ 09/ 2009.)
Đoàn Lê ' chị tôi' / Hồ Anh Thái
source: báo Văn Nghệ số 38 ...
đoàn lê [1943- ]-- (ảnh in kèm bài viết 'Đoàn Lê ' Chị tôi'
- bút danh Hạ Thảo :nhà văn, họa sĩ diễn viên, nhà biên kịch, đạo diễn.
- học lớp 9 Trường cấp 3 Phan chu Trinh (Hải Phòng/ Bắc bộ) đã có thơ đăng báo
- 18 tuổi viết bài thơ Bói hoa, sau đó thi vào Trường Sân khấu Điện ảnh (khoa Điện ảnh)
- những họa sĩ truyền nghề họa cho bà là danh họa Dương Bích Liên+ Bùi Xuân Phái
- 1963: viết văn xuôi: Đôi mắt hoa nhài -- Trương Viên --Cây xoan non ...
- 1970: khởi sự viết kịch bản phim truyện, và thành công ngay với những phim Bình minh xôn xao
-- Cha+ con -- Làng Vũ Đại ngày ấy ...
- 1988: ra mắt tiểu thuyết đầu tay Cuốn gia phả để lại , được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam
- tác giả Đoàn Lê được đánh giá là "người phụ nữ đa tài+ đa đoan." -- Wikipedia
...
ĐOÀN LÊ 'CHỊ TÔI'
HỒ ANH THÁI
Mùa hè 1988, một buổi Đoàn Lê xuất hiện ở cổng cơ quan tôi-- một bóng trắng giữa cái oi nồng Hà Nội. Chị đem cho tôi vải thiều Lục Ngạn, nơi chị đang làm phim tài liệu về nhà văn Nguyên Hồng. -- HỒ ANH THÁI
Trông chị trẻ trung thế mà thông báo "Chị về hưu rồi".
Vui vẻ tươi tắn thế mà từ nơi làm phim, đâm bổ về Hà Nội, để làm nghĩa vụ một người mẹ, người bà -- con gái chị phải mổ ruột thừa, điện về cho mẹ. Ngay cả trong những lúc khó khăn, nước sôi lửa bỏng; thì luôn luôn dáng vẻ hoạt bát của chị cũng vẫn làm yên lòng những người xung quanh.
Tôi đã nghe nói chị không còn ở làng Lủ, cái làng in dấu trong nhiều tác phẩm của chị.
Bây giờ gặp, Đoàn Lê bảo đã chuyển xuống Đồ Sơn; chị và em gái đã mua 2 căn nhà, mỗi nhà mấy chục mét vuông -- nhìn chị rạng rỡ thì biết là đã qua cái khó, [nay] tạo dựng lại cơ ngơi. Rồi thỉnh thoảng đọc thơ, đọc văn chị: thấy ghi nơi bên dưới là viết tại xóm núi, cứ hình dung nơi chị vắng vẻ, heo hút lắm.
Thế là tìm xuống Đồ Sơn, nhà báo Lê xuân Sơn và tôi -- tháng 8/ 1999.
Đỗ lại trước bưu điện Đồ Sơn,gọi điện vào cho chị.
"Đứng yên đấy, để chị ra đón."
"Thôi, chị cứ chỉ đường, chúng em tự vào được."
Hóa ra khoảng vài trăm mét, qua bưu điện, rẽ vào một ngõ phố nhỏ. Xóm núi thật, nhưng đã là phường phố, chẳng có vẻ heo hút.
Đoàn Lê đang tất bật trông coi nước non cho thợ xây ở đằng sau; 500 mét vuông đất đang xậy lên một ngôi nhà kiểu Nhật. Chị đưa tôi xem những bản thiết kế, chính chị tự vẽ. Ngôi nhà [kiểu] Nhật, cái vườn Nhật; lối đi bằng đá khối, một bể non bộ; chỉ ít tháng nữa[ là] một không gian Nhật sẽ tỏa bóng bên chân núi này, có vẻ ẩn viện thật sự cho người muốn thiền định.
Chị em lâu ngày gặp gỡ, nhiều chuyện để nói. Lại có thêm chị Đoàn thị Tảo; đến giờ mới gặp, nhưng đã biết tiếng từ trước-- người đã viết bài thơ Cho một ngày sinh, tặng chị gái Đoàn Lê:
Thế là chị ơi
Rụng bông gạo đỏ
Ô hay, trời không nín gió
Cho ngày chị sinh
Ngày chị sinh trời cho làm thơ
Cho nết buồn vui bốn mùa trăn trở
Cho làn một câu hát cổ
Để người lý lơi
Vấn vương với sợi tơ trời
Tình riêng bỏ chợ tình người đa đoan.
Hẳn là số phận mượn tay bút chị [Đoàn thị] Tảo, để viết những câu thơ như ám vào, như vận vào đời chị [Đoàn] Lê.
Từ dạo còn chưa biết đến tác phẩm của chị Đoàn thị Tảo; đây đó trong tác phẩm của chị Đoàn Lê; nhất là trong tiểu thuyết Cuốn gia phả để lại, thảng, hoặc, lại thấy "em Tảo tôi viết rằng", "em Tảo tôi kể rằng " ...
bây giờ 2 chị em cùng ngồi đấy chuyện trò, kẻ tung người hứng, kẻ gieo người hái; dí dỏm tâm đắc lắm.
Hai căn nhà nhỏ liền kề, người bên này viết tiểu thuyết trên máy vi tính; người bên kia làm thơ bằng bút mực.
Chị Đoàn Lê thỉnh thoảng đi làm phim; đứa cháu nội để nhà, chị Tảo trông. "Vì sự nghiệp điện ảnh của "người" mà năm 1962, tôi phải lên Hà Nội mang con gái "người" mới được có 4 ngày về Hải Phòng, để chăm, cho "người" đi đóng phim" -- chị Đoàn thị Tảo nhắc chuyện cũ.
Chị Đoàn Lê cười: "Toàn đóng vai chạy cờ, lúc xem phim chẳng thấy đâu." Chị Đoàn thị Tảo: "Có, đứng cười ở góc cây, người ta thấy rõ."
đoàn thị tảo (trái) + đoàn lê -- (ảnh: báo tiền phong/ hànội)
***
Đoàn Lê theo học khóa diễn viên điện ảnh đầu tiên: 1959- 1962
. Nhiều người trong ngành điện ảnh kể lại là: ngày ấy cô Lê trắng bóc, thanh mảnh; bạn bè gọi cô là cô Kiều của khóa, đủ cả cầm kỳ thi họa.
Cô Kiều được thầy thương, bạn mến; vì hiền lành-- đang là sinh viên đã có thơ+ truyện ngắn [đăng báo]. Những bài thơ như Bói hoa được chép chuyền tay trong sổ chép thơ của thanh niên; vào cái thời thơ Heinrich Heine đang được chuộng, thành ra trong sổ tay một số người -- Bói hoa là thơ Heine: Ngày xưa em ngây thơ / Ngồi bói hoa hồng nở/ Đoán tình yêu sau này/ Vẹn tròn hay dang dở ...
Rồi chị họ vẽ, học một bậc thầy hội họa hay vẽ phố cổ Hà Nội. Đầu 1965, Đoàn Lê mở triển lãm cá nhân, [có tới] mấy chục bức tranh sơn dầu.
Ảnh hưởng của người thầy xưa thấy rõ; có hơi cũ trong lối tả thực, [nhưng] hồn cốt thâm sâu trầm lắng. Những cổng làng, áo cá, cây rơm. Những thiếu nữ dưới trăng, thiếu nữ bên suối. Những nhân vật trong chèo cổ. Có lẽ đúng với chị nhất là bức Xúy Vân, nàng Xúy Vân xống áo 3 mớ 7 tung tẩy thành gió, thành bão, thành khát vọng dâng trào cuồn cuộn. Tranh của Đoàn lê cũng đúng với chị, hình như, bức tranh nào cũng toan kể một câu chuyện; đó là vừa ưu điểm, vừa là sự lộ mình của một họa sĩ đồng thời là nhà văn.
Trở lại với nàng Kiều của thời sinh viên; nhiều người vẫn tưởng Bói hoa là bài thơ đầu tiên của chị?
- Không đâu, bài thơ đầu tiên được in là một bài làm chung với anh Tô Hà, ở trường phổ thông. Anh Tô Hà học trên mấy lớp; một lần đi tập quân sự, anh ấy làm 4 khổ thơ đầu, chị viết tiếp 4 khổ thơ sau. Viết cho vui thế thôi; ngờ đâu một thời gian sau, anh Tô Hà cầm đến cho chị tờ báo mới in bài thơ .
Tốt nghiệp Trường Điện Ảnh, Đoàn Lê bị cuốn vào các đoàn làm phim.
Thời gian ấy, gần như phim nào cũng đi; không có vai thì làm đủ việc trong đoàn. Chị chỉ toàn làm vai phụ, những vai thấp thoáng chạy cờ. Mãi đến năm 1976, Đoàn Lê mới có một vai chính duy nhất, cô giáo trong phim Quyển vở sang trang. Một lớp học vui tươi trong trẻo. Một em học sinh cá biệt được tình cảm chân thành của cô của bạn nâng đỡ. Cô giáo Đoàn Lê dịu dàng, nền nã; là hình ảnh còn nhớ được .
[Rồi] sự nghiệp diễn viên ngắn ngủi bị đứt đoạn bất ngờ, Đoàn Lê phải chuyển sang bộ phận thiết kế của xưởng phim. ...
Đã có lúc nặng nhọc chán nản, chị muốn bỏ nghề điện ảnh; [thì] chị đỗ vào trường Đại học Mỹ thuật; [thì] xưởng phim lại không cho đi. Chị xin sang làm phóng viên báo Lao Động, đã đi làm được một tuần, xưởng phim [lại] buộc phải quay về. ...
Sau này, làm cả đạo diễn, cả 2 công việc bây giờ vẫn làm, dù đã nhận sổ lương hưu.
***
(...) ... - tạm lược một số chữ, có thể ít ,hoặc nhiều . (Bt)
Mãi cho đến đầu năm 1988, đọc cuốn tiểu thuyết mới xuất bản của chị, Cuốn gia phả để lại; càng đọc mới càng ngớ ra, như là lâu nay mình hiểu sai về một con người. Cuốn sách chứng tỏ một tay nghề tiểu thuyết chững chạc ... .
Cuốn gia phả để lại là ngôn ngữ, một thứ ngôn ngữ dịu dàng, nền nã, hóm hỉnh; được tiếp tục ở những tác phẩm văn học sau này của Đoàn Lê, nhưng không có điều kiện phát huy trong tác phẩm điện ảnh.
(...)
- Chị còn vẽ không? -- [tôi hỏi]
- Muốn lắm; nhưng nhà cửa còn đang ngổn ngang. Hy vọng cuối năm nay xong cái vườn, thì ra đấy vẽ. Cả đống tranh đang đắp chiếu nằm kia.
- Thế còn thơ?
- Thơ đến bất ngờ. Như hoa ấy, khi nào nở thì mình hái -- [nói xong] chị cho xem bài thơ mới viết:
Mưa núi rơi kề bên hiên,
Tí tách
nguồn cơn
ngõ bé.
Xóm núi bâng khuâng rất khẽ ...
Khói chiều
Câu thơ hàng xóm đang yêu,
Tạc một cánh diều vách núi.
Chợt nghe tiếng chân lủi thủi ...
Lá rừng .
Sau cái phim trường thiên Người Hà Nội; chị còn đang chuẩn bị đạo diễn một trường thiên nữa cho truyền hình Hải Phòng. Một người đàn bà hoạt bát; ngay cả khi muốn "ở ẩn" trong một thiền viện xóm núi, muốn yên thân sau những khúc đoạn trường; thì vẫn không ngơi nghỉ. Thân này ví xẻ ...
- Chị có bao giờ nghĩ rằng, "chị thực sự là ai: họa sĩ, đạo diễn, biên kịch, nhà thơ, hay nhà văn?"
- Không biết được. Có khi phải làm thơ, có khi phải vẽ, khi thì viết văn; tùy theo tâm trạng.
- Tôi thì biết: "Chị là nhà văn , văn xuôi mới đúng là chị, đúng nhất."
(...)
***
Tôi vẫn chưa muốn kết thúc bài viết về Đoàn Lê ở đây.
Viết về chị, có lẽ phải kết bằng một chi tiết vui vui một tí.
Cách đấy vài ba năm, Hội Nhà văn Hà Nội [Hồ Anh Thái từng là chủ tịch hội] tổ chức đi Đồ Sơn.
Đến nơi, vừa nhận phòng xong,, một nhóm mấy "anh giai" U-80 Hoàng Tiến, Dương Tường, Hoàng quốc Hải ... vội vàng nhảy xe ôm đến thăm "giai nhân Đoàn Lê" ngay.
Thảo nào, người ta bảo [ở] thập niên '60s,'70s; Đoàn Lê là người trong mộng của cả một thế hệ các "anh giai văn nhân nghệ sĩ".
Xe ôm chở nhà văn Hoàng Tiến đến khúc giữa bãi Một và bãi Hai; thì đổ lăn kềnh xuống dốc.
Ông nhà văn không quay về; mà kiên cường đi tiếp đến nhà người đẹp.
Nữ sĩ mở cổng, kinh hoàng, thấy nhà văn máu me be bét.:
" ... Ôi anh, anh làm sao thế này.".
Nữ sĩ bông băng thuốc thang, chăm sóc, nói năng ngọt ngào, lại còn đi mua một cái áo sơ-mi khác để cho nhà văn thay . (*)
---
* nhà văn Hoàng Tiến nay đã qua đời -- sinh thời, chàng ta cầm tinh GÀ TRỐNG TÂY GAULOIS (1933, tuổi Quý Dậu) rất 'sính đầm hợp nhãn', thấy; là chàng ta xòe cánh, vỗ bạch bạch dương oai, cục cục, tới gần; gạ gẫm đòi 'lên đồng toute de suite'. (Bt).
Mấy nhà văn U-80 đi cùng; về sau vẫn [cứ] xuýt xoa mãi. Có chút ghen tị: "Sao không phải là chính mình bị ngã, chính mình bị đổ máu; để được Đoàn Lê chăm sóc như " anh giai Hoàng Tiến" kia .
[]
HỒ ANH THÁI
(báo Văn Nghệ, số 138/ ngày 19/ 09/ 2009.)
(trích lại từ ;http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/doan-le-chi-toi2137364.html
hồ anh thái [1960- ]
is one of the best known contemporary writers in Vietnam and regarded as a literary phenomenon of the post-war generation ."
( "... ông còn là nhà ngoại giao, [hiện là] tham tán công sứ, phó đại sứ Việt Nam tại Indonesia .") -- Wikipedia
=============
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
tưởng niệm nữ tác giả 'đa tài, đa đoan' ĐOÀN LÊ [1943- 2017 HANOI.] / blog TP
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
source: báo Văn Nghệ số 38 ...
đoàn lê [1943- ]-- (ảnh in kèm bài viết 'Đoàn Lê ' Chị tôi'
- bút danh Hạ Thảo :nhà văn, họa sĩ diễn viên, nhà biên kịch, đạo diễn.
- học lớp 9 Trường cấp 3 Phan chu Trinh (Hải Phòng/ Bắc bộ) đã có thơ đăng báo
- 18 tuổi viết bài thơ Bói hoa, sau đó thi vào Trường Sân khấu Điện ảnh (khoa Điện ảnh)
- những họa sĩ truyền nghề họa cho bà là danh họa Dương Bích Liên+ Bùi Xuân Phái
- 1963: viết văn xuôi: Đôi mắt hoa nhài -- Trương Viên --Cây xoan non ...
- 1970: khởi sự viết kịch bản phim truyện, và thành công ngay với những phim Bình minh xôn xao
-- Cha+ con -- Làng Vũ Đại ngày ấy ...
- 1988: ra mắt tiểu thuyết đầu tay Cuốn gia phả để lại , được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam
- tác giả Đoàn Lê được đánh giá là "người phụ nữ đa tài+ đa đoan." -- Wikipedia
...
ĐOÀN LÊ 'CHỊ TÔI'
HỒ ANH THÁI
Mùa hè 1988, một buổi Đoàn Lê xuất hiện ở cổng cơ quan tôi-- một bóng trắng giữa cái oi nồng Hà Nội. Chị đem cho tôi vải thiều Lục Ngạn, nơi chị đang làm phim tài liệu về nhà văn Nguyên Hồng. -- HỒ ANH THÁI
Trông chị trẻ trung thế mà thông báo "Chị về hưu rồi".
Vui vẻ tươi tắn thế mà từ nơi làm phim, đâm bổ về Hà Nội, để làm nghĩa vụ một người mẹ, người bà -- con gái chị phải mổ ruột thừa, điện về cho mẹ. Ngay cả trong những lúc khó khăn, nước sôi lửa bỏng; thì luôn luôn dáng vẻ hoạt bát của chị cũng vẫn làm yên lòng những người xung quanh.
Tôi đã nghe nói chị không còn ở làng Lủ, cái làng in dấu trong nhiều tác phẩm của chị.
Bây giờ gặp, Đoàn Lê bảo đã chuyển xuống Đồ Sơn; chị và em gái đã mua 2 căn nhà, mỗi nhà mấy chục mét vuông -- nhìn chị rạng rỡ thì biết là đã qua cái khó, [nay] tạo dựng lại cơ ngơi. Rồi thỉnh thoảng đọc thơ, đọc văn chị: thấy ghi nơi bên dưới là viết tại xóm núi, cứ hình dung nơi chị vắng vẻ, heo hút lắm.
Thế là tìm xuống Đồ Sơn, nhà báo Lê xuân Sơn và tôi -- tháng 8/ 1999.
Đỗ lại trước bưu điện Đồ Sơn,gọi điện vào cho chị.
"Đứng yên đấy, để chị ra đón."
"Thôi, chị cứ chỉ đường, chúng em tự vào được."
Hóa ra khoảng vài trăm mét, qua bưu điện, rẽ vào một ngõ phố nhỏ. Xóm núi thật, nhưng đã là phường phố, chẳng có vẻ heo hút.
Đoàn Lê đang tất bật trông coi nước non cho thợ xây ở đằng sau; 500 mét vuông đất đang xậy lên một ngôi nhà kiểu Nhật. Chị đưa tôi xem những bản thiết kế, chính chị tự vẽ. Ngôi nhà [kiểu] Nhật, cái vườn Nhật; lối đi bằng đá khối, một bể non bộ; chỉ ít tháng nữa[ là] một không gian Nhật sẽ tỏa bóng bên chân núi này, có vẻ ẩn viện thật sự cho người muốn thiền định.
Chị em lâu ngày gặp gỡ, nhiều chuyện để nói. Lại có thêm chị Đoàn thị Tảo; đến giờ mới gặp, nhưng đã biết tiếng từ trước-- người đã viết bài thơ Cho một ngày sinh, tặng chị gái Đoàn Lê:
Thế là chị ơi
Rụng bông gạo đỏ
Ô hay, trời không nín gió
Cho ngày chị sinh
Ngày chị sinh trời cho làm thơ
Cho nết buồn vui bốn mùa trăn trở
Cho làn một câu hát cổ
Để người lý lơi
Vấn vương với sợi tơ trời
Tình riêng bỏ chợ tình người đa đoan.
Hẳn là số phận mượn tay bút chị [Đoàn thị] Tảo, để viết những câu thơ như ám vào, như vận vào đời chị [Đoàn] Lê.
Từ dạo còn chưa biết đến tác phẩm của chị Đoàn thị Tảo; đây đó trong tác phẩm của chị Đoàn Lê; nhất là trong tiểu thuyết Cuốn gia phả để lại, thảng, hoặc, lại thấy "em Tảo tôi viết rằng", "em Tảo tôi kể rằng " ...
bây giờ 2 chị em cùng ngồi đấy chuyện trò, kẻ tung người hứng, kẻ gieo người hái; dí dỏm tâm đắc lắm.
Hai căn nhà nhỏ liền kề, người bên này viết tiểu thuyết trên máy vi tính; người bên kia làm thơ bằng bút mực.
Chị Đoàn Lê thỉnh thoảng đi làm phim; đứa cháu nội để nhà, chị Tảo trông. "Vì sự nghiệp điện ảnh của "người" mà năm 1962, tôi phải lên Hà Nội mang con gái "người" mới được có 4 ngày về Hải Phòng, để chăm, cho "người" đi đóng phim" -- chị Đoàn thị Tảo nhắc chuyện cũ.
Chị Đoàn Lê cười: "Toàn đóng vai chạy cờ, lúc xem phim chẳng thấy đâu." Chị Đoàn thị Tảo: "Có, đứng cười ở góc cây, người ta thấy rõ."
đoàn thị tảo (trái) + đoàn lê -- (ảnh: báo tiền phong/ hànội)
***
Đoàn Lê theo học khóa diễn viên điện ảnh đầu tiên: 1959- 1962
. Nhiều người trong ngành điện ảnh kể lại là: ngày ấy cô Lê trắng bóc, thanh mảnh; bạn bè gọi cô là cô Kiều của khóa, đủ cả cầm kỳ thi họa.
Cô Kiều được thầy thương, bạn mến; vì hiền lành-- đang là sinh viên đã có thơ+ truyện ngắn [đăng báo]. Những bài thơ như Bói hoa được chép chuyền tay trong sổ chép thơ của thanh niên; vào cái thời thơ Heinrich Heine đang được chuộng, thành ra trong sổ tay một số người -- Bói hoa là thơ Heine: Ngày xưa em ngây thơ / Ngồi bói hoa hồng nở/ Đoán tình yêu sau này/ Vẹn tròn hay dang dở ...
Rồi chị họ vẽ, học một bậc thầy hội họa hay vẽ phố cổ Hà Nội. Đầu 1965, Đoàn Lê mở triển lãm cá nhân, [có tới] mấy chục bức tranh sơn dầu.
Ảnh hưởng của người thầy xưa thấy rõ; có hơi cũ trong lối tả thực, [nhưng] hồn cốt thâm sâu trầm lắng. Những cổng làng, áo cá, cây rơm. Những thiếu nữ dưới trăng, thiếu nữ bên suối. Những nhân vật trong chèo cổ. Có lẽ đúng với chị nhất là bức Xúy Vân, nàng Xúy Vân xống áo 3 mớ 7 tung tẩy thành gió, thành bão, thành khát vọng dâng trào cuồn cuộn. Tranh của Đoàn lê cũng đúng với chị, hình như, bức tranh nào cũng toan kể một câu chuyện; đó là vừa ưu điểm, vừa là sự lộ mình của một họa sĩ đồng thời là nhà văn.
Trở lại với nàng Kiều của thời sinh viên; nhiều người vẫn tưởng Bói hoa là bài thơ đầu tiên của chị?
- Không đâu, bài thơ đầu tiên được in là một bài làm chung với anh Tô Hà, ở trường phổ thông. Anh Tô Hà học trên mấy lớp; một lần đi tập quân sự, anh ấy làm 4 khổ thơ đầu, chị viết tiếp 4 khổ thơ sau. Viết cho vui thế thôi; ngờ đâu một thời gian sau, anh Tô Hà cầm đến cho chị tờ báo mới in bài thơ .
Tốt nghiệp Trường Điện Ảnh, Đoàn Lê bị cuốn vào các đoàn làm phim.
Thời gian ấy, gần như phim nào cũng đi; không có vai thì làm đủ việc trong đoàn. Chị chỉ toàn làm vai phụ, những vai thấp thoáng chạy cờ. Mãi đến năm 1976, Đoàn Lê mới có một vai chính duy nhất, cô giáo trong phim Quyển vở sang trang. Một lớp học vui tươi trong trẻo. Một em học sinh cá biệt được tình cảm chân thành của cô của bạn nâng đỡ. Cô giáo Đoàn Lê dịu dàng, nền nã; là hình ảnh còn nhớ được .
[Rồi] sự nghiệp diễn viên ngắn ngủi bị đứt đoạn bất ngờ, Đoàn Lê phải chuyển sang bộ phận thiết kế của xưởng phim. ...
Đã có lúc nặng nhọc chán nản, chị muốn bỏ nghề điện ảnh; [thì] chị đỗ vào trường Đại học Mỹ thuật; [thì] xưởng phim lại không cho đi. Chị xin sang làm phóng viên báo Lao Động, đã đi làm được một tuần, xưởng phim [lại] buộc phải quay về. ...
Sau này, làm cả đạo diễn, cả 2 công việc bây giờ vẫn làm, dù đã nhận sổ lương hưu.
***
(...) ... - tạm lược một số chữ, có thể ít ,hoặc nhiều . (Bt)
Mãi cho đến đầu năm 1988, đọc cuốn tiểu thuyết mới xuất bản của chị, Cuốn gia phả để lại; càng đọc mới càng ngớ ra, như là lâu nay mình hiểu sai về một con người. Cuốn sách chứng tỏ một tay nghề tiểu thuyết chững chạc ... .
Cuốn gia phả để lại là ngôn ngữ, một thứ ngôn ngữ dịu dàng, nền nã, hóm hỉnh; được tiếp tục ở những tác phẩm văn học sau này của Đoàn Lê, nhưng không có điều kiện phát huy trong tác phẩm điện ảnh.
(...)
- Chị còn vẽ không? -- [tôi hỏi]
- Muốn lắm; nhưng nhà cửa còn đang ngổn ngang. Hy vọng cuối năm nay xong cái vườn, thì ra đấy vẽ. Cả đống tranh đang đắp chiếu nằm kia.
- Thế còn thơ?
- Thơ đến bất ngờ. Như hoa ấy, khi nào nở thì mình hái -- [nói xong] chị cho xem bài thơ mới viết:
Mưa núi rơi kề bên hiên,
Tí tách
nguồn cơn
ngõ bé.
Xóm núi bâng khuâng rất khẽ ...
Khói chiều
Câu thơ hàng xóm đang yêu,
Tạc một cánh diều vách núi.
Chợt nghe tiếng chân lủi thủi ...
Lá rừng .
Sau cái phim trường thiên Người Hà Nội; chị còn đang chuẩn bị đạo diễn một trường thiên nữa cho truyền hình Hải Phòng. Một người đàn bà hoạt bát; ngay cả khi muốn "ở ẩn" trong một thiền viện xóm núi, muốn yên thân sau những khúc đoạn trường; thì vẫn không ngơi nghỉ. Thân này ví xẻ ...
- Chị có bao giờ nghĩ rằng, "chị thực sự là ai: họa sĩ, đạo diễn, biên kịch, nhà thơ, hay nhà văn?"
- Không biết được. Có khi phải làm thơ, có khi phải vẽ, khi thì viết văn; tùy theo tâm trạng.
- Tôi thì biết: "Chị là nhà văn , văn xuôi mới đúng là chị, đúng nhất."
(...)
***
Tôi vẫn chưa muốn kết thúc bài viết về Đoàn Lê ở đây.
Viết về chị, có lẽ phải kết bằng một chi tiết vui vui một tí.
Cách đấy vài ba năm, Hội Nhà văn Hà Nội [Hồ Anh Thái từng là chủ tịch hội] tổ chức đi Đồ Sơn.
Đến nơi, vừa nhận phòng xong,, một nhóm mấy "anh giai" U-80 Hoàng Tiến, Dương Tường, Hoàng quốc Hải ... vội vàng nhảy xe ôm đến thăm "giai nhân Đoàn Lê" ngay.
Thảo nào, người ta bảo [ở] thập niên '60s,'70s; Đoàn Lê là người trong mộng của cả một thế hệ các "anh giai văn nhân nghệ sĩ".
Xe ôm chở nhà văn Hoàng Tiến đến khúc giữa bãi Một và bãi Hai; thì đổ lăn kềnh xuống dốc.
Ông nhà văn không quay về; mà kiên cường đi tiếp đến nhà người đẹp.
Nữ sĩ mở cổng, kinh hoàng, thấy nhà văn máu me be bét.:
" ... Ôi anh, anh làm sao thế này.".
Nữ sĩ bông băng thuốc thang, chăm sóc, nói năng ngọt ngào, lại còn đi mua một cái áo sơ-mi khác để cho nhà văn thay . (*)
---
* nhà văn Hoàng Tiến nay đã qua đời -- sinh thời, chàng ta cầm tinh GÀ TRỐNG TÂY GAULOIS (1933, tuổi Quý Dậu) rất 'sính đầm hợp nhãn', thấy; là chàng ta xòe cánh, vỗ bạch bạch dương oai, cục cục, tới gần; gạ gẫm đòi 'lên đồng toute de suite'. (Bt).
Mấy nhà văn U-80 đi cùng; về sau vẫn [cứ] xuýt xoa mãi. Có chút ghen tị: "Sao không phải là chính mình bị ngã, chính mình bị đổ máu; để được Đoàn Lê chăm sóc như " anh giai Hoàng Tiến" kia .
[]
HỒ ANH THÁI
(báo Văn Nghệ, số 138/ ngày 19/ 09/ 2009.)
(trích lại từ ;http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/doan-le-chi-toi2137364.html
hồ anh thái [1960- ]
is one of the best known contemporary writers in Vietnam and regarded as a literary phenomenon of the post-war generation ."
( "... ông còn là nhà ngoại giao, [hiện là] tham tán công sứ, phó đại sứ Việt Nam tại Indonesia .") -- Wikipedia
=============
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
tưởng niệm nữ tác giả 'đa tài, đa đoan' ĐOÀN LÊ [1943- 2017 HANOI.] / blog TP
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét