Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

về văn nhân, dịch giả TRANG HẠ -- blog Phan Nguyên

Thursday, 29 June 2017

Trang Hạ


















Trang Hạ

(30/11/1975 - .......) Hà Nội

nhà văn, dịch giả










Trang Hạ tốt nghiệp ĐH Sư phạm Ngoại ngữ, khoa tiếng Trung Hà Nội 1996. Đã từng đoạt giải thưởng Tác phẩm tuổi xanh 1993; Văn học tuổi hai mươi 1995 với tập truyện ngắn Tình khúc; Tặng thưởng Văn học cho tuổi trẻ 2004 với tập truyện Những đống lửa trên vịnh Tây Tử.

Trang Hạ là một cây bút nữ viết truyện ngắn nổi đình đám ở Hà Nội với phông văn hoá tiếng Trung dày dặn, những tác phẩm của Trang Hạ mấy năm gần đây thường tạo nên "kỉ lục" về hiện tượng xuất bản.
Và hiện tại, chị đang là phóng viên của báo Tiền Phong thường trú tại Đài Bắc, Đài Loan. Vài năm gần đây, chị được mọi người nhắc đến nhiều trong vai trò là một dịch giả, chuyên dịch các tác phẩm Trung Quốc sang Việt Nam.

Các tác phẩm của chị đề cập nhiều đến thân phận phụ nữ, những số phận bất hạnh trong cuộc sống và được nhiều bạn đọc đón nhận.

Tuy nhiên, xung quanh sự hưởng ứng đón nhận, dư luận cũng có nhiều luồng phản đối dòng văn học của chị và cho rằng những tác phẩm đó không mang tính chất nghệ thuật , là những tác phẩm rẻ tiền. Đứng trước sự phản đối của dư luận, nhà văn Trang Hạ đáp lại bằng sự thẳng thắn:

 “Có thể nói, khi chọn dịch tác phẩm trên mạng, tôi tự tin vào mắt xanh nghệ thuật của mình, tôi thưởng thức tác phẩm với cái nhìn của đám đông, tôi làm những điều cuộc sống đang cần, ngày càng đời hơn, gần gũi với cuộc sống và biên độ phổ cập đến công chúng tốt hơn. Nếu ai đó có cho rằng Trang Hạ đang làm văn học rẻ tiền, thì tôi cảm thấy mình đang rẻ tiền nghiêm túc.”
Chị thẳng thắn đón nhận những góp ý của dự luận đồng thời cũng đứng ra bảo vệ lập trường văn học của mình và hoàn toàn tự tin, tự hào cho rằng mình đang lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc, đem lại những giá trị nhất định trong thế giới văn học nói riêng và trong đời sống nói chung.



các giải thưởng văn học



Hương Đầu Mùa năm 1993 của báo Hoa Học Trò,

Văn học tuổi Hai Mươi 1995 của báo Tuổi Trẻ và NXB Trẻ,

Tác phẩm tuổi xanh năm 1998 của báo Tiền Phong,
Cuộc vận động sáng tác văn học cho thanh niên năm 2004 của Hội nhà văn và NXB Thanh Niên, tác giả có Sách được bạn đọc yêu thích và bình chọn năm 2012 của Fahasa.

























các tác phẩm








1
Xin lỗi, em chỉ là...
Nhà hát Hòa Bình TPHCM năm 2010










2
Tình khúc
tập truyện ngắn
Nxb Trẻ 1995, tái bản năm 2014










3
Những đống lửa bên vịnh Tây Tử
tập truyện ngắn
Nxb Hội Nhà văn 2007










4
Chuyện kể dưới ngọn đèn đường
tiểu thuyết
Nxb Phụ Nữ năm 2010











5
Đàn bà ba mươi
tập tản văn
Nxb Văn Học 2010, tái bản nhiều lần










6
Đàn ông không đọc Trang Hạ
tập tản văn
Nxb Văn Học năm 2012, tái bản năm 2013










7
Rãnh ngực và tiệc đêm
Tập tản văn
Nxb Thời Đại năm 2012










8
Người đàn ông quỳ cuối giường
Ebook Tập truyện ngắn
2011










9
Làng trong phố
truyện dài
2011










10
Tình nhân không bao giờ đòi cưới
Tập tản văn
Nxb Phụ Nữ 2014, tái bản nhiều lần


























dịch giả các tiểu thuyết và tập truyện:










1
Nàng Hằng Nga
2 tập NXB Trẻ 2000










2
Xin lỗi, em chỉ là con đĩ
Nxb Hội Nhà Văn năm 2007, tái bản nhiều lần.










3
Mẹ điên
Nxb Phụ Nữ 2008, tái bản nhiều lần










4
Lỡ tay chạm ngực con gái
Nxb Phụ Nữ 2009, tái bản năm 2012










5
Sợi dây tình yêu
Nxb Thời Đại năm 2012










6
Ebook
“Nghèo đói là trường đại học lớn nhất”
năm 2014, bản chữ nổi Braille năm 2014






















Trang Hạ và những truyện ngắn










nhà văn Trang Hạ: 'Một nửa tình yêu là tình dục'

Chúng ta vẫn lên giường, như một thói quen, bỏ qua những trò chơi tình yêu đầy mê đắm thời mới yêu, bỏ qua những dè chừng có thai và hẹn cưới, bỏ qua cả những lời hứa hẹn sẽ thay đổi.

Có người bạn trên mạng trước giờ giấu mặt đã hỏi tôi rằng, vì sao cô ấy đã lấy người đàn ông này để thay thế cho người đàn ông khác, mà vẫn không làm sao quên được quá khứ? Tôi không biết cô ấy trẻ hay già, tôi không biết người phụ nữ ngồi trước màn hình máy tính kể về người tình một đêm vừa rời đi sớm nay nhan sắc đẹp tươi hay tầm thường. Nhưng tôi biết, cô ấy chưa lấy chồng. Nên mới có thể, hôm qua nói chia tay, hôm nay lôi lên giường người đàn ông mới. Và tôi đoán, nỗi đau đớn trong trái tim cô quá lớn, đến mức cô sẵn sàng tìm những cách bạo liệt nhất để mong lấy lại thăng bằng cho cuộc đời mình.

Tôi nghĩ rằng, những người đàn ông tình một đêm thật đáng ái ngại, khi họ chỉ là mảnh băng Urgo dán lên vết thương trong tim người đàn bà mà thôi. Hoặc kể cả người đàn bà không có vết thương trong tâm hồn, không cần đàn ông làm thuốc chữa cô đơn, thì tình một đêm cũng chỉ đơn giản là kiếm một người đàn ông để lấp đầy khoảng trống giữa đôi chân mình.

Tôi từng đọc bình luận của một cư dân mạng rằng, đàn ông khác gì củ hành tây, chỉ giỏi làm đàn bà chảy nước mắt! Tôi thì nghĩ khác, thực ra đàn bà chúng ta mới là củ hành tây. Khi còn trẻ, chúng ta khoác lên mình rõ lắm thứ!

Thứ đầu tiên là trinh tiết. Sau khi bị lột lớp vỏ trinh tiết ra, cuộc sống tình dục của người phụ nữ trẻ mới thực sự bắt đầu. Nhưng sau trinh tiết là tình yêu. Chúng ta thèm tình yêu đến phát điên, dù chúng ta còn trinh hay đã mất trinh với ai, yêu nhiều lần hay chưa yêu bao giờ, vẫn phải có tình yêu mới lên giường được!

Thế nhưng, bạn còn nhớ chăng, lần đầu tiên bạn cãi cọ người yêu, lần đầu tiên bạn chiến tranh lạnh với ông chồng, lần đầu tiên chúng ta nghiêm túc đặt ra tình huống: Chia tay đi! Và bạn còn nhớ cuộc yêu đương làm lành sau đó, với người mình đang còn hờn giận, với ông chồng mình đầy rẫy tội lỗi khó tha thứ, với anh người yêu đầy khiếm khuyết mà mình biết không sớm thì muộn, mình sẽ yêu chàng trai khác tốt đẹp hơn? Tình yêu đã phai nhạt đi nhưng chúng ta vẫn tiếp tục làm tình với nhau. Đúng không?



Chúng ta vẫn lên giường, như một thói quen, bỏ qua những trò chơi tình yêu đầy mê đắm của thời mới yêu, bỏ qua những dè chừng có thai và hẹn cưới, bỏ qua cả những lời hứa hẹn sẽ thay đổi, sẽ yêu nhiều hơn, sẽ là một tương lai rực rỡ và hạnh phúc. Chúng ta chỉ cần tình cảm đủ dùng, an toàn vừa đủ, quan hệ đủ sâu, để lên giường cùng nhau! Vào lúc đó, hình như ta vừa tự lột lớp vỏ hành tây mang tên gọi tình yêu, khi tình yêu không còn là yếu tố duy nhất và quan trọng nhất của tình dục nữa.

Không đúng sao? Bạn đã mất bao nhiêu thời gian để từ một cô gái khăng khăng giữ trinh trở thành một cô gái chỉ cần mọi thứ “tạm đủ an tâm” là đồng ý làm tình? Hành trình đó nếu nhìn bề ngoài như thể một sự trượt dài của những giới hạn và điều kiện, ta có vẻ dễ dãi đi, ta có vẻ rẻ rúng thân xác đi. Nhưng không phải, ở nội tâm, chỉ là củ hành tây đã tự lột dần những lớp vỏ ngoài.

Rồi ta thực sự chia tay quá khứ. Đó là lúc, chúng ta thất vọng vì bị phản bội, vì bị chồng bỏ hoặc tự bỏ chồng, hoặc ta đã chịu đựng đủ mọi dày vò của một người đàn ông và nghĩ rằng, tại sao không học lấy cách tự yêu lấy bản thân mình, bằng cách, đừng cặp đôi với người đàn ông nào đòi hỏi ta quá nhiều?

À há, người đàn ông tình một đêm hình như đâu có đòi hỏi gì bạn tình những thứ như chung thủy, hiền thục, gia thế, chăm sóc, tâm hồn cao thượng, đảm đang và khéo vun vén … như một anh bồ chính hiệu? Hình như, chúng ta chỉ quan tâm đến những thứ làm nên tình dục, từ phía nhau!

Và ta bóc đi của nhau lớp áo quần, những danh tiếng bề nổi, những sứ mệnh đạo đức, những mối quan hệ xã hội phiền phức, để đi thẳng tới cốt lõi của một mối quan hệ đàn ông với đàn bà là tình dục. Chào bạn, người đàn bà đã bóc tới lớp vỏ cuối cùng của mình, bạn có tìm thấy cái bạn cần không? Hay phát hiện ra nếu bóc mãi, ta sẽ chẳng còn gì, mà cũng chẳng hề tìm thấy gì?

Và quan trọng nhất là điều này: Bởi vì bạn là hành tây, nên hành trình cởi bỏ những giá trị và khao khát đời mình, ta sẽ vừa cởi vừa khóc!

Trang Hạ 
(Ngôi sao)


















Phụ nữ 10 phần hy sinh - Đàn ông 0 phần cảm kích


Trang Hạ không chỉ biết đến với biệt danh “Nhà văn của đàn bà”, mà còn gắn liền với những phát ngôn gây sốc. Bài viết gần đây nhất nhắm trực tiếp vào đối tượng phụ nữ xem việc hy sinh hết mình cho chồng con là niềm hạnh phúc đã gây nên nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng.

“Trong các buổi đi nói chuyện tại các nhóm phụ nữ, tôi nói rằng có ba loại bình mà người phụ nữ không bao giờ nên biến mình trở thành, đó là bình hoa trong công sở, bình trút giận của mọi người, và bình nước gạo chứa cơm thừa canh cặn.

Có lần ở một công ty tại quận 1, có hai chị nhân viên khá lớn tuổi đứng lên phản đối bài nói chuyện của tôi ngay tại chỗ. Hai chị nói, phụ nữ hy sinh chính là hạnh phúc. Các chị chỉ cần về nhà thấy nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, chồng con vui vẻ sung sướng, thì khổ mấy các chị cũng thấy là hạnh phúc. Hạnh phúc của người đàn bà nếu không mang lại niềm vui cho gia đình chồng con, thì mang lại niềm vui cho ai?

Sau khi họ phản bác, tôi thường vỗ tay rất to. Tôi hoan nghênh tất cả mọi tương tác, mọi phản biện, mọi chủ kiến quan điểm, đó là tự do ngôn luận và đó mới là sự lan tỏa của những nghị đề truyền thông. Tôi sợ những thứ một chiều, những lời nói một chiều, những người đàn bà sống một chiều.

Nhưng khi ăn trưa, Trưởng phòng nhân sự của công ty nói với tôi, “Chị Trang Hạ ạ, hai người nhân viên hôm nay đứng lên cãi, họ là hai người đặc biệt của công ty, vì họ chưa bao giờ dám lên phòng Nhân sự đòi em tăng lương”. Họ có bất cứ thứ gì cống hiến để đòi tăng lương? Họ thua kém cả những em vừa ra trường một hai năm nhưng thăng tiến tốt trong công ty em. Vì họ - đi ra ngoài xã hội nhưng đầu óc vẫn quẩn quanh trong bếp – đã đặt toàn bộ thành công của họ vào việc phục vụ và hy sinh cho chồng con”.

Những người đàn bà như thế có vẻ chiếm đa số trong xã hội Việt Nam. Họ thậm chí không dám chọn thành công, mà chọn sự tất bật trong xó bếp, với hy vọng chồng con ngày kia cảm kích nghẹn ngào. Họ hy sinh nhan sắc, không màng tuổi xuân, khi nhận ra thì ngực xập xệ, bụng xổ ra một đống, da chùng mắt nhăn, và chồng họ thì than ôi, mắt vẫn dán lên những làn da căng mịn, những lưng ong, cặp “bánh dầy” tròn căng, những mắt sóng sánh nước và môi hàm tiếu.

Cách sống ấy là tốt hay xấu? Liệu có bao giờ, một người đàn bà tốt hay một gia đình tốt số lại là chướng ngại vật của một xã hội tiến bộ? Cuộc sống mười phân vẹn mười hoàn hảo hạnh phúc của người đàn bà gia đình liệu có phải là sản phẩm của mười phần hy sinh, mười phần phục vụ, không phần sống cho mình và vì mình?

Chúng ta hy sinh bao nhiêu phần trăm cuộc đời mình cho việc phục vụ, thì được xã hội đóng dấu chứng nhận là đàn bà tốt? Trên báo chí có hàng ngàn bài báo đã nói về chủ đề này:

Vợ người ta: Chân dài + đại gia = hạnh phúc

Nhà mình: Hy sinh + phục vụ = hạnh phúc

Thế thì trong công thức hạnh phúc ấy, những cô chân dài đã chiến thắng rực rỡ. Bởi vì các cô ấy đã tự chọn lấy cả mười phần xinh đẹp và không hề có phần hy sinh, mà công thức hạnh phúc của họ có phần góp rất lớn từ người đàn ông. Trong khi những người đàn bà chân không dài coi hy sinh là sứ mệnh của cuộc đời kia, họ tự phải tạo ra hoàn toàn thứ mà họ gọi là hạnh phúc. Trong “mười phân vẹn mười” của hạnh phúc, họ đã tự nhận lấy cả mười phần hy sinh và cả mười phần phục vụ.

Đùa chút thôi, tôi vốn không định khiêu chiến với những mẹ sề nỏ mồm. Tôi đang bận chạy hàng ngày. Tôi muốn trở thành vận động viên Marathon sau tuổi 40. Và kế hoạch của tuổi 50 vẫn là biker xe phân khối lớn, xe thể thao, motocross dọc ngang những tỉnh lộ, y như 20 năm trước. Những người đàn bà chọn hy sinh là sứ mệnh, họ sẽ nhận được phần thưởng, là một người đàn ông chỉ biết mở tủ lạnh ra và ăn.

Có những người hèn quá, chẳng lôi được chồng vào bếp, đành tự è lưng làm và lên tiếng bảo vệ quyền được hy sinh của đàn bà!

Đừng bao giờ bảo đàn ông rằng, vì em đã đẻ một lũ con cho anh, vì em đã nấu cho anh ăn, anh phải yêu em suốt đời. Và vì em đã hy sinh 10 phần cho anh, em cũng cần anh 10 phần biết ơn đầy ăm ắp trong lòng.

Cũng lại nữa, đừng để đàn ông định nghĩa hạnh phúc của mình, hãy tự cho mình sống cuộc đời “Mười phân vẹn mười”, 10 phần hạnh phúc, 0 phần hy sinh.

Giời ơi, lấy đâu ra đầy, trăm phần trăm của đàn ông chỉ có nghĩa là cạn!”

Qua bài viết này, Trang Hạ đã đưa ra 2 công thức làm nên hạnh phúc của người phụ nữ:

“Chân dài + đại gia = hạnh phúc

Hy sinh + phục vụ = hạnh phúc”

Nhưng liệu 2 công thức này có thật sự tạo nên hạnh phúc không khi “đại gia” không thật sự xem trọng “chân dài”, người đàn ông được “phục vụ” không trân trọng 10 phần toàn tâm toàn ý “hy sinh”, 0 phần nghĩ đến bản thân của phụ nữ? Nếu không, vậy đâu mới là công thức lý tưởng mang đến hạnh phúc trọn vẹn?
































Trở về









Danh sách Tác giả

Chân dung Văn nghệ sĩ
Emprunt Empreinte










MDTG là một webblog "mở" để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.


[]


-----------------------------
trích từ blog phan nguyên
----------------------------------
















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét