du tử lê [i.e. lê cự phách 1942- ] -- (epaint by phan nguyên
CAO THẾ DUNG
Ngoài thơ, Du Tử Lê còn sáng tác truyện ngắn, truyện dài và viết nhận định.
Đã xuất bản:
Thơ Du Tử Lê (1964). Tình Khúc Tháng 11 (1965). Tay Gõ Cửa Đời (1967).
Cái đẹp của “Thơ Du Tử Lê” như một bông hoa hàm tiếu, không mạnh như bão táp cũng không khắc khoải đến độ tan hoang và cái Đẹp kia như một cô gái vừa dậy thì chưa được trọn một lần dang dở thì bỗng dưng bị cuộc đời tước đoạt tuổi thanh xuân – và chỉ còn lại một vùng sa lầy giữa những mơ ước hão huyền với một niềm tin vừa bừng bốc đã tan – một đam mê chưa trọn:
Trên dòng đau thương tôi là bèo nổi,Trên dòng quê hương tôi là củi khôTôi là củi khô những ngày thơ ấuKhói ám linh hồn lửa bốc tâm tưTrên con đường xưa tôi là lá rụngTrên dòng sông này phù sa nuôi tôiPhù sa nuôi tôi đi vào chiến cuộcĐất Việt da vàng máu đỏ sương rơiTrong khối tình em tôi là bướm ngủTrong nỗi u buồn thế hệ thanh niênTôi muốn rủ em nhìn về quá khứQuá khứ tủi hờn nghìn năm điêu linhNửa dòng nước xôi – nửa dòng nước ngượcChợt khóc chợt buồn – chất nhớ chợt thươngTôi là lá khô những ngày khói lửaNhững ngày tương tàn tình em không hương...
(Trích Linh hồn Việt Nam)
Thơ Du tử Lê hàm dưỡng những hệ lụy của một tuổi trẻ hôm nay, không phải là một chuỗi than dài. Tự bản chất thơ Du Tử Lê vốn trữ tình – Ông đã nói lên một cách đầy đủ và thật lãng mạn, cái nhậy cảm của hồn thơ ông bằng những hình ảnh thật đơn sơ và một thứ ngôn từ chất chứa. “Thơ Du tử Lê” thành thực như tiếng nói của tuổi trẻ - tuy có đôi chút “làm dáng” và “ước lệ” mà trước sau vẫn chỉ là tiếng nói thành thực – tiếng nói của tuổi trẻ Việt Nam 25 năm trong tan hoang vỡ vụn và còn tiếp diễn những kinh hoàng. Chúng tôi nâng niu “Thơ Du Tử Lê” như nâng niu chính tuổi trẻ của mình từng bị tước đoạt, và như tình yêu của mình đang dâng lên trong khoảng sương mờ.
1966, Du Tử Lê xuất bản thi phẩm thứ hai “Tình Khúc Tháng II” – Qua hình thức trang trọng và trưởng giả của ấn phẩm ta có thể mơ hồ hình dung thấy một Du Tử Lê vừa trau chuốt, vừa nghiêm chỉnh để tạo một tư thế “lớn” cho lần ra mắt thứ hai. Và thật vậy, cái tư thế lớn kia đã thể hiện rõ rệt trên “Lời Vọng Hịch Truyền”, bài mở tay cho thi phẩm của chính nhà thơ.
“Xướng ngôn: Ta là người mù giữa muôn trùng ánh sáng ta ban phát thương yêu cho những ai đau khổ cho những ai một đời héo khô – ta là kẻ có quyền năng vô biên giữa một vùng riêng cõi lẻ - ta cất tiếng gọi muôn loài qui tụ dưới chân ta và chìa ra những bàn tay mười bốn đốt xương khô”.
“Lời vọng: hãy chìa ra những bàn tay mười bốn đốt xương khô”.
“Xướng ngôn: ta đã nổi lửa hôm nay để đốt cháy ngày qua tương lai và những gì bội phản tình người – ta sẽ đập tan định kiến, thành trì của những giáo điều lệ, những dòng dây trói hãm chúng ta vào ngục tù hữu hạn tương giao – ôi xã hội với những ngã đường hoa kẻm vẫy máu dăng ngang – ta đã là ta từ phút này, mặt trời đứng đó, những vì sao cùng đứng đó, những vì sao cùng đứng đó và thu vén nỗi buồn mình thành tượng đá trong tim”…
(Lời vọng hịch truyền)
“Lời Vọng Hịch Truyền” là một tuyên ngôn cho một tâm thức mới, một lời giới thiệu cho sự “chín mùi” của bản chất Du Tử Lê. Cái bản chất vốn nhậy cảm và trữ tình từ một “Thơ Du Tử Lê” đến “Tình Khúc Tháng II”- nó bắt đầu tỏa rộng ra và sâu.
Nghìn đêm lửa đỏ ghế ngồiEm trong tư tưởng tôi ngoài chuyến điYêu em buồn đã tìm vềMột thân nhão nhẹt hồn trì đáy sâuCho em trăm giọt lệ sầuXác tôi giòng táp chân cầu nhân gianHãy nghe lời hát của chàngHãy cao tiếng gọi phượng hoàng thiên thâuYêu em đêm đỏ lửa cầuSáng ra nước mắt chuyến tầu xe tôi
(Hạnh phúc cho Huyền Châu)
Du Tử Lê bắt đầu chìm đắm hơn, ngân dài và xa xăm. Một nhà thơ vốn có thực chất như Du Tử Lê thì lẽ tự nhiên thơ Du Tử Lê phải là một thực chất sáng tạo nghĩa là của những tình tự đi lên để đến đích điểm của nghệ thuật. Du Tử Lê không có những ngôn từ mới và đặc biệt. Nhưng nguồn sáng tạo của ông luôn luôn đổi thay và sự nhậy cảm của thơ ông thật chập chờn nên thi điệu nhờ thế mà nghe như tiếng hát – tiếng hát thực sự dâng lên từ tâm thức. Ta hãy lắng nghe nỗi buồn này – như giọt mưa trên mái lá – như tiếng ru của người cô phụ - như nỗi buồn Việt Nam - như nỗi buồn rất “trữ tình” của một Du Tử Lê bén nhậy và xa xăm:
Anh đã bảo ngủ đi hỡi cô nàng bé nhỏđạn nổ đều nhưng đạn nổ rất xadù cho mai kia đạn sẽ nổ gầnthì cũng thế mà thôi có gì đáng lạkhông lạ chứphải rồi- từ khi chúng mình mở mắtbom đã rơi mừng đạn đã reo vuingày đã đau thương đêm đã ngậm ngùimáu vẫn chảy và thây người vẫn đổ- Anh đã bảo ngủ đi cô nàng bé nhỏquê hương này em đã trót đầu thaimãnh đất này hoa sớm nở sớm phaitình sớm đẹp để rồi tình sớm lỡhàng rào kẽm canh chừng bọn anh những thằng toan bỏ cuộctiếng kèn đồng thúc dục bọn anh điênhỏa châu soi đường dẫn lối đêm đêmtừng tấc đất ngủ yên từng số phậntừng con mắt kinh hoàng từng bàn chân lận đậntừng ngón tay ôm cò súng lăm le- Anh đã bảo ngủ đi hỡi cô nàng bé nhỏcó gì đâu đêm đã thế từ lâucó gì đâu đời đã thế từ lâu
(Có gì đâu)
Điệu thơ Du Tử Lê có một cái lạ rất mơn man và quyến rũ. Tiếng thơ như lời ca. Nó bồng bềnh trôi nổi. Mà cách hợp vần, hợp điệu trong thơ ông như một bộc phát tình cờ. Nó mang cái bao điệu của một tâm hồn đầy nhớ, đầy thương.
Đọc thơ ông, người ta có thể thấy ngay ông làm thơ như người nói chuyện nghĩa là tự nhiên không gò bó kỳ khu. Nhưng tự mỗi ngôn từ, mỗi mạch thơ càng đọc thì người ta lại càng thấy có sự hiện diện của một nghệ thuật mới. Nói là mới vì ông tự biết xử dụng cách thế làm cho thơ mình có một giọng riêng nó không thể lẫn lộn với bất cứ ai.
Còn một đặc điểm khác là trong thơ Du Tử Lê có ẩn dấu một bản chất thật Việt Nam. Ông có riêng thế giới ngôn ngữ ấy cũng chỉ như sự phát hiện một cách tự nhiên từ bản chất Việt Nam của ông. Cũng vì cái chất sơ khai từ lòng Mẹ kia cho nên, chất “thi sĩ” Du Tử Lê chỉ phát hiện một cách rõ rệt và rất thơ qua những tình khúc êm đềm và dịu nhẹ. Mà đặc biệt trong cái êm đềm và dịu nhẹ kia, Du Tử Lê vẫn chất chứa một tình tự phản kháng với chính thân thế qua tình yêu và nỗi cô đơn cứ một ngày thêm lớn rộng. Thơ Du Tử Lê còn đang vươn lên chiều cao. Ông đã có kích thước vừa đủ của chiều rộng và chiều sâu để tự cho mình một mức giá trị có thể tiêu biểu cho một khuynh hướng mới trong thi ca hôm nay: một thứ phản kháng trên tình tự lãng mạn – một lời thú tội trên cung bậc trữ tình trên một hệ số Anh-nhìn-về-anh-qua-em.
Tôi chả còn gì để nhớ, tôi chả còn gì để quênĐêm như những con rắn hoa trườn mãiNgày như những con ngựa hoang chạy dàiTôi còn gì để nhớ, tôi con gì để quênEm như điếu thuốc lụi tànSợi khói tan và không hề lưu dấuNhìn vào khoảng trống đời anhLềnh bềnh những vết dầu loang nhơ nhuốcAnh một mình cúi hôn tay anh - năm cành gai nhọn héo honLàm gì để nhớ, làm gì để được quênBuổi chiều sừng sững mọc trong quánLy café tối tăm rồi đôi mắt xanh đenCô caissiere lai tâyNgười bồi đồng phục trắng mềm mại như con bạch ngaTất cả âm thầm chảy vào ly café anh uốngChiều ngủ rồi! chiều đi rồi trong anhThế nào rồi cũng nhớ - thế nào rồi cũng không quên.
(Vết sầu trên nhánh linh hồn)
Thơ Du Tử Lê có một giọng đặc biệt – vừa tự nhiên, vừa trôi nổi và hồn hậu. Tuy ông bị ám ảnh bởi một thứ thi điệu nhịp nhàng và theo thứ thanh âm trầm bổng của nhạc nhưng nguồn rung cảm của Du Tử Lê vốn dĩ súc tích và sống động nên chất thơ nhờ thế mà phát hiện một cách tự nhiên như một phản ứng tự nhiên của cân não và tâm hồn.
Thơ Du Tử Lê - nhìn một cách toàn bộ - đẹp như tuổi thơ, bi thảm như một truyện tình Chức Nữ Ngưu Lang và hấp dẫn người đọc theo cái tươi mát của một trái nho vừa chín.
Hãy nghe tôi điHỡi người tình nhỏHãy nghe tôi hátLời chiêu ca nàydỗ hồn về đậutrên hai nhánh vaiMột người vô tộiđưa lòng về gộimưa nắng sông tôimột dòng đắm đuốitrên sông tình dàiphải thế không emchiều đã tha chiềuđi tìm bóng khuấtđêm đã nhủ đêmthầm chăn gối ấmhãy nghe tôi đihồn đã chín đỏthà tình yêu đónhư giọt mưa ngangthà đời sống đónhư nỗi muộn màngtrong ngày tháng lụnhãy nghe tôi đidỗ hồn về đậutrên hai nhánh vaimột dòng mắt khéptrên lưng tình dài
(trích Trên lưng Tình dài)
Dòng thơ trôi theo một nhịp mang cái lênh đênh và phiêu bồng như tiếng gió và thông reo. Thi điệu của nó như van lơn trong nỗi rời rạc của tâm thể. Thơ Du Tử Lê có một thi điệu đặc biệt tuy không lạ nhưng tới. Nó chất chứa đủ một hơi thơ giầu có và dồn nén một cách thật ấp ủ trong điệu thơ. Giữa những người làm thơ hôm nay thì Du Tử Lê là một chân dung hồn hậu. Thơ ông đã bầy tỏ chất phiếm du của một người đã phong nhụy chất thơ trên đường đời trong đó Tình yêu như ánh sáng. Bài “Bến Tâm Hồn” là một điều dẫn:
Lênh đênh hồn ngủ phương nàyThương mưa Hà nội, nhớ mây Hoàng HàMười năm dài những xót xaBờ hoang bến quạnh thiết tha ngọn nguồnMênh mông hồn ngủ phương buồnĐêm sương cầu Giấy chợ Hôm canh gàTóc thề nẻo gió áo hoaTrôi từ chinh chiến trôi qua điêu tànLênh đênh hồn cắm sào ngangNăm ô tuổi nhỏ buồn hoang ngọn cờ
(Bến tâm hồn)
Như trên đã nói, tiết điệu trong thơ Du Tử Lê thật đặc biệt. Nói là đặc biệt vì tiết điệu ấy phát hiện tình cờ mang theo cung độ của sự lên bổng xuống trầm ăn khớp với tình ý thơ – hay đúng hơn hòa theo từng cơn ba động của tâm hồn và cân não theo vận hành của nhịp tim.
Du Tử Lê sáng tác rất mạnh. Làm thơ đối với ông như thể một sinh thú nuôi dưỡng lòng đam mê. Thơ ông còn là nơi trú ẩn của tâm hồn ông vốn thường xuyên đơn lạnh, thường xuyên mệt mỏi. Thơ ông phần lớn là tiếng tình vọng của một người “yêu rất nhiều mà… không được bao nhiêu” song suốt tháng ngày vẫn phải miệt mài đuổi theo cơn tình mộng, nuôi dưỡng nó cho tâm hồn nguôi ngoai những phiền muộn cùng nó.
Bài “Cho Ngày Mười Bốn – Mười Một” cũng đủ nói lên phần nào tâm trạng Du Tử Lê trong một vùng băng rã của, yêu mà con tim tợ hồ như con chim non sợ ná bởi đã từng mang thương tích. Kẻ săn đuổi không ai khác hơn giai nhân mà mình hằng tôn thờ.
1
Bao giờ mưa cũng kéo qua tháng mười mộttrời thì thấp, mây thì nặng, ngày thì dài và đêm thì xanh(đã năm năm liền rồi, như thế)Em có còn đó khôngkhi ngày mưa trở lạilúc cuộc tình đã quanhững ngày mưa bẻ gập đời anh thấp xuốngcho nỗi buồn mang lênchín trên từng ngọn cỏkhi ánh sáng tình emphút tình cờ bỗng tắtđời nhạt nhẽo liếm môi mình cũng nhạttóc trên đầu vẫn từng ngọn riêng tâyEm phải nhớ dùm anhlệ không chảydù tim ứ tràn máu mặnhồn không tan vì đeo đá đau thương2
bao giờ mưa cũng kéo qua tháng mười mộttrời thì thấp, mây thì nặng, ngày thì dài và đêm thì xanh(đã năm năm liền rồi, như thế)em có còn đó khôngkhi ngày mưa trở lạilúc cuộc tình đã quasân khấu đời vẫn vậydiễn lại một thói quen
mưa mỗi năm một lầnđêm hằng hằng bóng tốichỉ riêng cảnh tình tamỗi ngày một lạ lẫm
khi yêu em tôi cạn hồn đắm đuốiđời chẳng còn gì hơnngoài những tờ thư cũ
Tôi sống nốt đời mìnhtrong dối lường tất cảtôi chỉ đúng là tôikhi nghĩ về một người (đã mất)
tình yêu là mảnh đấtsớm muộn gì cũng mọc lên loài cây hối tiếcta chỉ thấy được mìnhtrong khu vườn cây ấy
tôi ước ao một sáng trời hồngngười tình cờ ghé ngang vườn tôivà xin nhớ đừng kinh ngạcnếu đọc thấy tên mìnhtrên tấm biển đề trước cổng(có thể nét khắc lúc đó đã hơi phainhưng tôi tin vẫn còn rõ lắmbởi tấm biển đá kiachính là tim tôi với thời gian hóa thạchvà dao dùng để khắckhông có gì khác hơn những mảnh xương tôi vỡ vụn)phải thế không huyền châutrái sầu nào chả chínlúc cuộc tình đã baycó nỗi tuyệt vọng nàokhông đeo cổ những người bất hạnhvì thế mà lúc chếtta không thể đứng yêncũng rất khó ngồi cho vữngbởi thế nào rồi cũng ngã vậtnằm ườn như khúc câytrên một dòng nín lặng bao giờ mưa cũng kéo qua tháng mười mộttrời thì thấp, mây thì nặng, ngày thì dài và đêm thì xanh(đã năm năm liền rồi, như thế)em có còn đó khôngkhi ngày mưa trở lạilúc cuộc tình đã quatôi vẫn còn mở mắttrông bóng người không intôi vẫn còn khối ócghi đủ tên tuổi ngườivà những lời hứa hẹntôi còn nguyên khối lệmừng người khi hay tinvĩnh biệt thời con gáitôi còn đủ đôi chânđể đi bên cuộc tình(của người và chồng con)cho đên ngày nhắm mắtphải thế không huyền châuthời gian là chiếc thuổngđào sâu lỗ huyệt mình
em có đến thăm anhkhi tương lai sẽ nằm ở đócuối một mùa mưa nàokéo qua tháng mười một
(Cho Ngày Mười Bốn – Mười Một)
Đối với Du Tử Lê, cách hợp vần hợp điệu chỉ là những xuất phát tình cờ. Hầu hết thơ tình của ông tựa hồ như một dòng tâm sự. Dòng tâm sự ấy mang theo từng “note” nhạc của hồn. Nhà thơ đóng vai trò một ca sĩ… hát thầm tiếng thơ kia và được hòa theo tiếng đàn “guitar” đệm của một bóng hồng nào chờn vờn trong cơn say tình mộng.
Thơ Du Tử Lê không đều tay. Sự không đều tay không phải vì ông không nắm được nghệ thuật thơ. Trước hết, nồng độ cảm xúc của ông phát hiện một cách bất thường, lên cao xuống thấp một cách bất thường. Ngay trong một bài như bài dẫn trên đây, đã có những dòng rất thường. Những dòng thường này chỉ như một cách cắt nhịp, tạm ngừng im rồi dòng xúc cảm thơ lại chợt hiện và hồn thơ phát tỏa.
Điều đặc biệt đáng kể hơn cả, thơ Du Tử Lê bao giờ cũng giữ được nhạc điệu trong liên tục của dòng xúc cảm dù khi lên cao hay xuống thấp. Thơ ông – nhất là thơ tình đã trải ra trước mắt ta như một tấm fond. Ngôn ngữ thơ nhảy múa trên đó như vũ khúc tâm hồn theo nhịp điệu nhạc Mozart trên dòng Danube nào. Từng ngôn ngữ trong đoàn vũ kia… được chiếu rọi, được đổi thay mầu sắc và có nhạc đệm theo tình tự của lòng đam mê. Ông là người thực tình đam mê theo nỗi nhớ thương và cô đơn của tình mộng - Yêu và người yêu qua thơ ông - xét toàn diện - chỉ như một đổi thay cho mỹ cảm thơ. Yêu cũng chỉ như một đổi thay cái thường tình - đều đều, nhè nhẹ - để tâm hồn được những lần sôi nổi náo động… Nhưng tình yêu không cho ông sự bằng an. Thơ tình của ông là tiếng hát của một ca sĩ trong đêm dài không tìm được giấc ngủ bình an.
[1933- 10/2017 usa.]
trích từ Du Tử Lê' s blog
===============
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét