ĐIỆU MÚA CUỐI CÙNG CỦA CON THIÊN NGA/ Trần Thị Bông Giấy
(Văn Uyển xuất bản, San Jose 2005.)
TRẦN THỊ BÔNG GIẤY [ i.e.TRẦN THU VÂN 1950- ]
(ảnh: Internet)
(bài 7)
TRẦN THỊ BÔNG GIẤY
Thư gửi Thế Phong.
Cali, April 2/ 2005
Anh Thế Phong thân,
Bấy lâu BGiấy làm việc túi bụi, tuy vậy trong lòng lúc nào cũng nhớ tới anh và Sàigòn, như nhớ những kỷ niệm yêu dấu đã trở thành qúa khứ xa xăm.
Thời giannày BGiấy thật sự vất vả, ngày ngủ tối đa chỉ được 2 giờ; nhưng làm việc chiếm đến 22 tiếng. Buồn một nỗi là đang gặp một mụ 'manager' rất đố kỵ BGiấy. Có lẽ bà ta nghĩ rằng B Giấy khó' control' hơn mấy đứa làm chung, nên lúc nào cũng cứ thích ra oai. Lắm lúc đang làm việc,
BGiấy thấy quá tiếc thì giờ, nên chỉ muốn quăng tất cả công việc mà bỏ đi về, ngồi vào bàn ngay! Chắc là đến lúc nào đó không chịu nổi hơn nữa sự khắc nghiệt của mụ ta, BGiấy sẽ bỏ đi thật.
Hôm nay đi làm, mụ 'manager mập thù lù' nhìn b Giấy bằng ánh mắt thật ghét bỏ, nhưng BGiấy cũng vẫn tỉnh bơ thi hành không phản đối, nên mụ càng tức thêm. Mụ này al2 người mới, không biết BGiấy; chứ thực ra B Giấy đã từng làm việc ở đó từ những năm 2000-2002, nên gần như tất cả đám nhân viên phi trường San Jose, ai cũng quen mặt; hoặc, biết BGiấy là nhà văn và giáo sư âm nhạc.
Kể anh nghe chuyện này:
Sau khi bỏ việc cái rụp để đáp chuyến bay đi VN mùa hè 2012, có đôi lần BGiấy trở lại phi
trường nhân đi New York hay Houston, Los Angeles vào dịp 2013- 2004. Vừa qua khỏi trạm xét đã gặp chỗ làm cũ. Khi mình đi làm thì mặc 'uniform' tồi tệ không giống ai hết; chứ đi chơi thì rõ ràng là một nghệ sĩ; ăn vận đẹp đẽ. Vậy là cha con tụi làm chung ngạc nhiên và mừng rỡ lắm, khi gặp lại
BGiấy. Lúc biết ra BGiấy đang qua New York (hay Houston) để giới thiệu sách mới; ông 'big boss' đã hỏi b Giấy: "Tôi vẫn ngạc nhiên rằng cô là một nhà văn và là giáo sư âm nhạc; vậy tại sao cô lại đến làm việc với chúng tôi ở đây? " BGiấy cười: "Tại tôi cần tiền. Nhưng chắc ông không thể phủ nhận tôi là một nhân viên giỏi?". Ông gật đầu: "Đúng, cô là nhân viên được nhiều giấy khen nhất, nhưng tôi không tin vì lý do tiền bạc mà cô đến đây với chúng tôi. Phải có cái gì khác.? :
Bấy giờ BGiấy mới trả lời: " Phải. Có cái khác thật.Câu hỏi này, nhiều 'co-workers' của tôi đã đưa ra, nhưng bây giờ với ông, tôi mới đáp. Ông biết tôi là một nhà văn thì điều cần thiết cho tác phẩm chính, là tôi phải sống thật với hoàn cảnh mình muốn viết. Bấy lâu, tôi đang dự trù viết về những người lao động và đời sống lao động ở Mỹ, nên xin vào đây. Tôi phải thở, phải sống, phải làm việc cực nhọc y hệt như cá nhân viên khác thì mới c3m nhận rõ được cái đau khổ của họ, chừng ấy những dòng văn chương tôi mới linh động đươc. "
Ông 'big boss' kêu 'à' một tiếng, vẻ ông nhận.
Khi BGiấy nói câu ấy thì rõ ràng đã có phần "gáy" một chút, vì nghĩ rằng sẽ chẳng bao giờ quay lại làm việc ở đây lần nữa. nào dè bây giờ quay lại, người ta nhận liền, vì là nhân viên cũ. Và B Giấy được đặc biệt quý trọng từ các tay 'managers' cấp cao.
Chỉ mỗi mụ 'Mễ' này là người mới, nên không biết Giấy là nhàvăn, lại ghét BGiấy; vì BGiấy ít khi chịu chào 'sếp'; hay giả lả đãi bôi cùng 'sếp', [nhất là] không bao giờ chuyện trò với mụ; như cái đám 'Phi' kia, nên mụ ra sức hành hạ BGiấy. Có điều là, bởi BGiấy làm việc trong tư thế "sẵn sàng để bỏ đi", nên thấy công việc nhẹ tênh, các sự hành hạ hằng ngày của mụ chẳng thể nào lay động được tâm hồn BGiấy. "Người quân tử HÒA chứ không ĐỒNGvới mọi người" như Khổng tử nói, phải không anh?
Thân ái, TTBG.
[]
Thư gửi Thế Phong,
Cali, April 10/ 2005
Anh Thế Phong ơi,
Đến lúc nào thì cái chất "thép" trong con người B Giấy cũng phải tan đi theo những nỗi cơ cực mà thôi. Nhưng, phải ráng và ráng hết sức, vì sự sống của những người thân và sự sống của luôn các đứa con tinh thần của mình.
BGiấy gửi kèm theo đây vài đoạn thư của bạn bè và độc giả, anh đọc cho vui. Trần Công Lân là một tay viết rất bén về chính trị, xã luận; ngày trước từng là một trong những 'staff writer' của tờ 'Văn Uyển'; hiện là kỹ sư đang ở Virginia. [Còn] Lưu Nhơn Nghĩa + Nguyễn Hy Minh+ Lâm Vĩnh Thế + Hoàng Ngọc Nguyên là những độc giả. [Và] 'Người Cali' là tay viết thường xuyên cho tờ' văn nghệ Tiền Phong' ngày trước của Nguyễn Thanh Hoàng. [Hồ Anh.]. Những thư loại này, BGiấy nhận khá nhiều. Có lắm thư đọc rất thú vị, mang đầy tính văn chương. Âu đó cũng là một an ủi lớn cho cuộc đời viết lách hẩm hiu của BGiấy, anh nhỉ?
TTBG.
[]
Thư Trần Công Lân (Virginia)
VA, May 29/ 2/ 2004
Chị Bông Giấy thân mến,
Rất xúc động khi đọc thư chị gửi Phan Ánh Hồng về cuốn 'River of Time'. Mấy tuần trước có nói chuyện với Phan Ánh Hồng về việc chị ra tác phẩm mới 'Con Tằm Đến Thác Vẫn Còn Vương Tơ'. Biết rằng chị gặp rất nhiều khó khăn, nhưng cũng không thể hình dung được những sự kiện như chị đã viết trong sách.
Gần đây, em đọc khá nhiều sách luận về Phật giáo, cả Anh lẫn Việt ngữ. và, em tin vào định mệnh (nghiệp). Đây không phải' định mệnh kiểu mấy ông bà già dọa con nít' , mà là dựa trên những kiến giải mới nhất khi Phật giáo Tây Tạng gặp gỡ khoa học Tây phương. Chị [ơi], Phan Ánh Hồng và em có những con đường định mệnh khác nhau. Trên con đường của mỗi cái "tôi đi", chúng ta đã gặp nhau. Bởi là nghiệp dĩ, nên mỗi người phải gánh ; nhưng chúng ta vẫn có thể chia xẻ với nhau.
Em ở VA được chứng kiến rất nhiều nhà văn'RẤT LỚN' thường xuyên ghé thủ đô Hoa Kỷ để ra' các tác phẩm, các công trình văn học 'vĩ đại' của họ. Chẳng hạn như ông Võ Đình và các nhà văn học Vn ở Pháp vừa ghé DC để thảo luận về tương lai 'Văn học Việt Nam' ở hải ngoại và tương lai tiếng Việt (!). Mặt khác, các tổ chức hội đoàn chính trị vẫn kiên trì "hục hặc" và 'loay hoay' để chống Cộng mỗi năm một lần vào ngày 30/ 4. Gần 30 năm ở Hoa Kỳ, chúng ta chưa để lọt chút gì vào tai mắt của dòng sinh hoạt chính trên đất nước này. Những cuộc ra vào 'Capitol Hill' giống như lũ hề giúp vui cho tuồng dân chủ ở Hoa Kỳ.
Ai cũng bực mình Madame Lệ Lý với 'Heaven and Earth', nhưng không ai làm gì cả. Kể luôn các nhà văn 'RẤT LỚN' như Nguyễn Mộng Giác, Võ Phiến ... Họ cố gắng "do something" để văn học VN được "đế quốc" để ý và giúp đỡ họ đi vào lịch sử. Tiếc thay "nghiệp dĩ" đã không cho họ thực hiện mơ ước.
Con đường của chị dù chông gai đến đâu, cũng phải nhận thấy rằng có những đặc ân dành riêng cho chị. ' River of Time' (bản việt ngữ: 'Nước Chảy Qua Cầu') đã được người Mỹ nhìn ra rất sớm; nhưng với tính khiêm nhường của người Á đông, thì có lẽ rất lâu mới thấm vào tai mắt của người Việt Nam.
Nhưng với niềm tin vững chắc và mục đích phục vụ con người, đất nước và dân tộc VN, mà không vì cá nhân; chúng ta sẽ phải tiếp tục, vì như chị đã nói, "kiếp này trả không xong thì kiếp sau cũng tiếp tục trả' mà thôi.
Ít nhất, bây giờ trong tay em cũng có một cuốn sách viết về Việt Nam bằng Anh ngữ đủ tín nhiệm để giới thiệu với các bạn Hoa Kỳ và giới trẻ "không biết tiếng Việt" muốn biết về VN. Cám ơn chị
BGiấy. Cho em gửi lời thăm Âu Cơ.
.
TRẦN CÔNG LÂN
(VA)
[]
(...) - không trích đăng những lá thư của anh Lưu Nhơn Nghĩa ( độc giả ở Úc)+ Lâm Vĩnh Thế (Toronto/ Canada)
+ Hoàng Ngọc Nguyên ( độc giả ở Utah)+ Nguyễn Hy Minh (độc giả ở San Diego)+ Thanh Vân ( Người CALI). (Bt)
(trang 113- 116 ĐIỆU MÚA CUỐI CÙNG CỦA CON THIÊN NGA.)
(kỳ sau: lá thư chót (bài 8): THẾ PHONG VỚI NHỮNG TIẾNG CƯỜI NGẠO NGHỄ.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét