Thursday, 30 July 2015
Ý Nhi (1944- )
Ý Nhi [i.e. Hoàng Thị Ý Nhi 1944- ]
Ý Nhi
tên thật: Hoàng Thị Ý Nhi
(1944 - ........) Quảng Nam
nhà thơ, nhà văn
Dưới chân chị
cuộn len
như quả cầu xanh
đang lăn
những vòng chậm rãi
cuộn len
như quả cầu xanh
đang lăn
những vòng chậm rãi
“Viết văn là công việc của một người. Còn Hội Nhà văn phải thực sự là một hội nghề nghiệp, một nghiệp đoàn của những người viết văn. Hội phải tự lo kinh phí để hoạt động, và Hội phải có trách nhiệm bảo vệ nhà văn cùng thành quả lao động của họ”
Ý Nhi
Ý Nhi
Nhà thơ Ý Nhi tên thật là Hoàng Thị Ý Nhi, sinh tại thị xã Hội An tỉnh Quảng Nam trong một gia đình có truyền thống nho học,
là con gái lớn của giáo sư Hoàng Châu Ký, một người hoạt động cách mạng đồng thời là một nhà nghiên cứu nghệ thuật Hát Bội.
Lớn lên tại Hà Nội và tốt nghiệp cử nhân khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1968, Ý Nhi kết hôn với giáo sư Nguyễn Lộc, giảng dạy văn học cổ Việt Nam thế kỷ 18, 19, cũng là người nghiên cứu nghệ thuật Hát Bội và một trong những người sáng lập Trường Đại học Văn Hiến.
Cùng với Nhà thơ Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Ý Nhi thuộc thế hệ nhà thơ thực sự nổi bật sau chiến tranh với những cách tân hiện đại, làm mới thơ Việt về cả nội dung lẫn hình thức. Chị cũng đã viết một số truyện ngắn với tập Có gió chuông sẽ reo, đã từng là một nhà báo và cán bộ biên tập ở Nhà xuất bản Hội nhà văn.
Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Ý Nhi đã xin ra khỏi Hội từ năm 2002.
Hiện sống và làm việc tại Thành phố HCM
là con gái lớn của giáo sư Hoàng Châu Ký, một người hoạt động cách mạng đồng thời là một nhà nghiên cứu nghệ thuật Hát Bội.
Lớn lên tại Hà Nội và tốt nghiệp cử nhân khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1968, Ý Nhi kết hôn với giáo sư Nguyễn Lộc, giảng dạy văn học cổ Việt Nam thế kỷ 18, 19, cũng là người nghiên cứu nghệ thuật Hát Bội và một trong những người sáng lập Trường Đại học Văn Hiến.
Cùng với Nhà thơ Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Ý Nhi thuộc thế hệ nhà thơ thực sự nổi bật sau chiến tranh với những cách tân hiện đại, làm mới thơ Việt về cả nội dung lẫn hình thức. Chị cũng đã viết một số truyện ngắn với tập Có gió chuông sẽ reo, đã từng là một nhà báo và cán bộ biên tập ở Nhà xuất bản Hội nhà văn.
Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Ý Nhi đã xin ra khỏi Hội từ năm 2002.
Hiện sống và làm việc tại Thành phố HCM
Tác phẩm đã xuất bản:
Thơ
Đến với dòng sông
(thơ), nhà xuất bản Tác phẩm mới 1978
(thơ), nhà xuất bản Tác phẩm mới 1978
Cây trong phố chờ trăng
(thơ - in chung với Xuân Quỳnh)
nhà xuất bản Hà Nội 1981
(thơ - in chung với Xuân Quỳnh)
nhà xuất bản Hà Nội 1981
Nỗi nhớ con đường
(thơ - in chung với Lâm Thị Mỹ Dạ)
(thơ - in chung với Lâm Thị Mỹ Dạ)
nhà xuất bản Văn học 1984
Người đàn bà ngồi đan
(thơ), nhà xuất bản Tác phẩm mới 1985
(Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 1985)
(thơ), nhà xuất bản Tác phẩm mới 1985
(Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 1985)
Ngày thường
(thơ), Nhà xuất bản Đà Nẵng 1987
(thơ), Nhà xuất bản Đà Nẵng 1987
Mưa tuyết
(thơ), nhà xuất bản Phụ nữ 1991
(thơ), nhà xuất bản Phụ nữ 1991
Gương mặt
(thơ), Nhà xuất bản Trẻ 1991
(thơ), Nhà xuất bản Trẻ 1991
Vườn
(thơ), nhà xuất bản Văn học 1998
(thơ), nhà xuất bản Văn học 1998
Thơ tuyển
nhà xuất bản Hội Nhà văn 2000
nhà xuất bản Hội Nhà văn 2000
Ý Nhi tuyển tập
nhà xuất bản Hội Nhà văn 2011
nhà xuất bản Hội Nhà văn 2011
Tập truyện
(tập truyện ngắn)
nhà xuất bản Trẻ 2014
Trang thơ Ý Nhi
Người lính
Trên con đường từ mặt trận đến mặt trận
người lính đi qua một thành phố lớn
Cái thành phố khổng lồ
rối ren
náo động
bỗng hiện ra tĩnh lặng trước đời anh
cây bên đường
im phắc một màu xanh
toa xe điện như trôi
giữa lòng đường phố hẹp
không có tiếng động cơ
xe lao đi vun vút
và bao người bước lặng dưới nhà cao
họ khóc cười, chia biệt, đón chờ nhau
anh cảm biết mọi điều qua ánh mắt
nhưng những lời chuyện trò
anh không nghe thấy được
anh không nghe tiếng khóc tiếng cười kia
Ôi cuộc đời thường nhật đã hiện ra
đúng như thể bao lần anh mong mỏi
nhưng đó là giấc mơ
đó là điều anh chưa thể tới
chưa bao giờ anh có đủ thời gian
Trong những lán che
trong những căn hầm
anh qua tháng ngày của mình trong đạn lửa
trong cơn sốt
trong cái đói dày vò
trong làn súng kẻ thù đe dọa
anh giữ nơi tay ngọn cờ xung trận
anh nghĩ đến cái chết
như đã bao lần nghĩ về cách sống
Tiếng còi tàu vang lên
như tiếng còi báo động
anh quay nhìn thành phố
và thoáng qua gương mặt anh lời từ biệt
Ở cửa ga
người soát vé vừa giúi vào tay anh mảnh bìa con vừa thét to
giải thích
đó là chứng từ thanh toán của chuyến đi
anh mỉm cười
hờ hững nhét mẩu vé tàu vào túi ngực.
2/1984
Nhà văn Nguyên Hồng
Năm 1976
trên chuyến tàu Hà Nội-Hải Phòng
tôi đã gặp nhà văn
giữa đám đông hành khách
ông thét gọi người quen
tiếng vang suốt cả toa tàu
Trán đẫm mồ hôi
tay khư khư ôm chiếc túi cũ sờn
ông giống như một viên chức bậc trung
giữa đường công vụ
một lão nông về quê
sau chuyến đi xa
một kẻ lang thang tìm đất mới
Không chống can và ngậm tẩu
khủng khỉnh bàn đến các món ăn,
rượu ngon và từ ngữ
không chạy nhông trên các diễn đàn
rao giảng văn chương
không làm bộ trầm tư, cao ngạo
nhà văn Nguyên Hồng
đi trên các chuyến tàu
trán đẫm mồ hôi
tay khư khư ôm chiếc túi cũ sờn
như một viên chức bậc trung giữa đường công vụ
một lão nông về quê sau chuyến đi xa
một kẻ lang thang
tìm đất mới
với giọt lệ lớn nằm dưới đáy đôi mắt đang nheo cười.
7/1986
Nguyễn Du, 1813
Năm 1813, Nguyễn Du trở lại Thăng Long, chuẩn bị cho chuyến đi sứ sang Trung Quốc, dưới triều Nguyễn. Bấy giờ Nguyễn Du đã ngoài bốn mươi, đã chứng kiến sự thay đổi của 3 triều đại phong kiến, sự đổ vỡ, tàn lụi của chính gia đình ông, một gia đình quan lại lớn, gắn bó với các triều đại ấy.Sự hưng phế, mất còn của các triều đại, cảnh bể dâu của đời người là nỗi buồn lo, day dứt khôn nguôi trong thơ Nguyễn Du lúc này.
Chúng tôi thử sắp xếp lại các ý tứ, câu chữ trong thơ ông, gắng hình dung ra khuôn mặt tinh thần của nhà thơ-chứng nhân của thời đại mình
1.
Không giã biệt
không gặp gỡ
ta bước trên lối cũ
như khách lạ
Khí lạnh ban đêm dồn hết vào một người
chiếc khăn thâm nhỏ hẹp xổ tung
tóc bạc bơ phờ trước gió
suốt đời chỉ một mối u hoài
Tháng năm trôi qua như giấc mộng
mà nào như giấc mộng chàng Lư
ta lênh đênh góc bể
chân trời
ta là người bệnh không có thuốc
kẻ đói không có cơm
dùng sách làm gối tựa
khi đau yếu
uống rượu
cho bớt vẻ xanh xao
một mình khêu ngọn đèn trong đêm đã bắt đầu dài.
2.
Không ai trói buộc
không ai gông cùm
không ai đánh đập
không ai chửi mắng
sao ta sống như trong lồng cũi
Sao ta không thể rượu say như người ta vẫn uống
không đi săn như người ta vẫn đi săn
không thể yên lòng
ngồi nghe các ca nữ đàn hát trước đèn nến
không thể vui ngắm cúc đầu thu
không thể hái bông sen bên hồ
mà lòng không vướng bận.
Ta sinh ra nào có tướng công hầu
mà lận đận mãi chốn bụi trần
không sao gỡ được
ta chờ đợi điều chi
mong mỏi điều chi.
3.
Nào còn đâu những lâu đài đồ sộ nghìn xưa
những thành quách
tưởng muôn đời bền vững
ta bước giữa những con đường mới
những đền đài mới
lòng kinh sợ
như đứa trẻ đi trong mưa lạc lối.
Những bạn bè cũ đã cáo qua
ăn măng trúc măng mai ngồi câu bên sông vắng
làm thơ thưởng hoa
làm thơ vịnh nguyệt
coi cuộc đời như phù vân
Các bạn gái ngày xưa
nay tay dắt tay bồng
vẻ đẹp chóng tàn phai
không ai còn mặc áo màu thiên thanh
không ai còn cài hoa lên tóc
không ai còn hát bài hát cũ
Đường dài
trời đã về chiều
tìm đâu ra bạn mới
ta chờ đợi điều chi
mong mỏi điều chi.
4.
Chợt nhớ người hát khúc ly tao bên sông
bờ cỏ đầy hoa lan hoa chi
nhưng nghìn thưở
ai thương người tỉnh một mình
bao nhiêu năm sau ta còn gặp bọn thượng quan Ngận Thượng
nước mỗi dòng
thăm thẳm sóng Mịch La
bao nhiêu năm sau tưởng còn thấy ngọn cờ
buổi Hàn Tín cầm binh lên phương bắc
nhưng mấy ai
lúc hiển vinh
còn nhớ ơn kẻ cứu giúp mình
nỗi oan cừu dễ chi tan được
mấy ai hát như nàng Ngu Cơ
lúc kề bên cái chết
ai gảy đàn lúc lâm hình như Thúc Dạ
ai biết vui như Vinh Khải Kỳ đi mót lúa
ai uống rượu tựa Lưu linh…
Hàng nghìn năm
còn lại mấy tuổi tên
trên mặt đất đầy việc dữ
ta chờ đợi điều chi
mong mỏi điều chi
5.
Cả kinh thành đêm nay chỉ một mình ta
không bạn hữu
không trăng
không rượu đắng
ta còn chờ đợi chi
còn mong mỏi điều chi
mắt mở trừng trừng
luống tưởng bao chuyện trước
Ta như người gảy đàn sau tháng ngày tan hợp*
mặt đã võ vàng
áo quần rách nát
không lìa khúc đàn xưa.
12/1983
* - chỉ cô Cầm, người ca nữ trong bài thơ 'Long thành cầm giả ca'.
Nhớ Hải Phòng
Sau những căn nhà kia
sau những bến sông kia
sau những con tàu lô nhô ngoài cảng
tuổi thơ xa tít tắp
Thưở ấy
tôi mặc áo rộng thùng thình
tóc tết đuôi sam
thưở ấy
tôi đi lang thang giữa thành phố của mình
chưa biết đến niềm vui làm ta rơi nước mắt
chưa có nụ cười nào
xa xót nở trên môi
Lời ca của ngày xưa tôi đã quên rồi
giữa bao bài hát mới
bao màu hoa
đã che khuất một màu hoa dại
ngọn sóng trắng buổi nào
vùi lấp giữa ngàn khơi
tiếng còi tàu vang suốt tuổi thơ tôi
đã chìm lẫn giữa ồn ào, náo động
tôi đi giữa cuộc đời
giữa muôn nghìn mất, còn, chết, sống
nào nhớ gì ngày tháng đã xa xôi
Sao hôm nay tôi muốn được là tôi
với tóc tết đuôi sam
với áo rộng thùng thình
đi lang thang qua phố nhà sông nước
được nhìn thấy tuổi thơ xa tít tắp
đang mỉm cười
tha thứ
chở che.
9/1982
Đôi khi
Đôi khi
ta như chiếc gàu thả sâu trong lòng giếng
cứ va đập
va đập mãi
vào bờ đất
cho đến hồi
chỉ còn lại
một vốc nước nhỏ
Đôi khi
ta như đứa trẻ bán hủ tiếu rong
tay cứ gõ hoài hai thanh gỗ mỏng
rồi mải lắng nghe
cái âm thanh khô giòn quen thuộc ấy
ta đã quên chuyến đi
đã thôi chờ đợi
tiếng gọi của khách hàng
Đôi khi
ta như người leo núi rủi ro
không phải vì kém cỏi
không phải vì thiếu lòng can đảm
nhưng mà núi lở
nào ai có thể
bám vào khoảng không
Đôi khi
thèm nhớ tuổi mười lăm
qua phà Bính
đi xe ngựa về Thủy Nguyên
hát bài hát buồn
khi chưa biết nỗi buồn
Đôi khi
chợt ứa tràn nước mắt.
6.Thơ về Marina Xvetaeva
Xvetaeva-người yêu
Chưa một lần gặp gỡ
giữa bao nhiêu hỗn tạp của đời
bà nghe vang lên một cái tên yêu dấu
và đôi môi run rẩy
thầm thì nhắc lại
Chưa một lần gặp gỡ
hằng đêm
bà nguyện cầu bình yên
cho người ấy
Chưa một lần gặp gỡ
khóc lặng lẽ dưới hàng cây xuân
và muốn áp khuôn mặt mình
vào cỏ
Chưa một lần gặp gỡ
bà khước từ mọi mối tình khác
như một người hoàn toàn hạnh phúc
như một kẻ hoàn toàn vô vọng
Chưa một lần gặp gỡ
bà gắn mối tình của mình
cùng tình yêu cay đắng với nước Nga
Bà đi đến cuộc trùng phùng
trên đôi chân
rớm máu
Xvetaeva-người mộng du
Có thể đi trên gờ tường
có thể xuyên qua rào chắn
có thể bước ra khoảng không
con đường của bà không ai đến được
Một mình trong đêm nguyện cầu
một mình trong đêm đau đớn
một mình chở che
một mình ẩn trốn
thế giới chết lặng rồi
riêng bà còn thức đêm đêm
Riêng bà khóc thương trái đất
trong giấc mơ thiên đường
riêng bà làm ánh hoàng hôn
kiệt lực đuổi theo
một ban mai không bao giờ gặp
Xvetaeva-người mộng du
người đánh thức
người đưa dẫn tôi
trên con đường độc đạo
Tưởng niệm
Trên chiếc dây chão sờn rách
bà đã đặt bàn chân của người nhảy múa
dưới mái vòm nhà thờ thanh tĩnh
bà nguyện cầu bằng trái tim náo loạn
giữa Paris vui tươi, rộng lớn
bà nhớ nước Nga bằng nỗi lòng của kẻ tha hương
Kiêu hãnh như một bà hoàng
rụt rè như đứa trẻ
yêu đến tuyệt vọng
căm thù đến cùng kiệt
từ khước mọi cơ may
gánh chịu bao oan khiên
cay nghiệt
bà đi qua cuộc đời trong lốc xoáy
Đêm nay
dưới bầu trời bình yên này
tôi chợt muốn kêu lên
giá có ai báo cho tôi biết được
bà nằm trong nôi nào*
Moscow 5/1988.
*- ý thơ của Marina Xvetaeva trong bài 'Tưởng niệm Block.'
7.Quê hương
Rồi ta về ngày thơ ngây
trái mận
trái mơ
con giống đêm rằm
đèn trung thu sáng nến
phượng nở êm đềm trên mái rêu
Rồi ta về
nghe gió
thiếp lặng giữa vòm cây
như tiếng gọi trong chiều
Rồi ta về
trông sóng
trên mặt nước hồ xanh
còn chuyến đi bền bỉ tới bờ
Rồi ta về
mưa phùn
lộc biếc
Rồi ta về
phố xưa cô vắng
sông lớn âm thầm
thắm đỏ
Rồi ta về
tìm qua ô cửa
một chút gì bóng dáng đời ta
một chút gì như đốm nắng
trên tường vôi cũ
một chút gì như tiếng chim khuyên
nơi vườn hoang
Rồi ta về
cuộn trốn giữa yêu thương
như đứa trẻ
cuộn mình
trong chăn ấm chiều đông
Ôi quê hương quê hương
mắt trũng sâu chờ đợi
ta khóc ngập lòng
trên lối về.
8.Kính gửi mẹ
Con đã đi rất xa rồi
ngoảnh nhìn lại
vẫn gặp ánh đèn thành phố
Sau cánh rừng
sau cù lao
biển cả
một ánh đèn sáng đến nơi con
và lòng con
yêu mến, xót thương hơn
khi con nghĩ đến cuộc đời của mẹ
khi con nhớ đến căn nhà nhỏ bé
mẹ một mình
đang dõi theo con
Giữa bao nhiêu mưa nắng đời thường
đã có lúc lòng con hờ hững
thấy hạnh phúc của riêng mình quá lớn
ngỡ chỉ mình
đau đớn, xót xa thôi
Giữa bao nhiêu năm tháng ngược xuôi
đã có lúc lòng con đơn bạc
quên cả những điều
tưởng không sao quên được
như người no quên cơn đói của chính mình
Sao đêm nay se thắt lòng con
khi con gặp ánh đèn thành phố
nơi mẹ sống
mẹ vui buồn
sướng khổ
chỉ một mình, tóc cứ bạc thêm ra
Sao đêm nay khi đã đi xa
lòng con bỗng bồn chồn
quay trở lại
bên đời mẹ nhọc nhằn, dầu dãi
nỗi mất, còn
thăm thẳm trong tim
Đời mẹ như bến vắng bên sông
nơi đón nhận thuyền về tránh gió
như cây tự quên mình trong quả
quả chín rồi
ai dễ nhớ ơn cây
như trời xanh nhẫn nại sau mây
con đường nhỏ dẫn về bao tổ ấm
Con muốn có lời gì đằm thắm
ru tuổi già của mẹ
tháng năm nay.
Đà Nẵng-Hà Nội 11/1978.
9.Chiêm bao gặp Xuân Quỳnh
Cơn mưa ta ngóng đợi
còn ở tận cuối trời
đường dài, ngày nắng xối
bước chân trần
Quỳnh ơi
Nào thấy đâu bến bờ
sau gió Lào, cát trắng
thấy đâu mảnh vườn êm
thấy đâu miền biển lặng
Ánh mắt nhìn đăm đắm
lệ trôi qua môi cười
suốt một đời vội vã
suốt đời không tới nơi
Kìa mây mùa thu trôi
cúc đã vàng thắm lại
thơ buồn trên mặt giấy
bóng người về đơn côi.
10.Biển chiều
Biển nhẹ nhàng xóa lấp đoạn đường đã qua
ngoảnh nhìn lại
chỉ gặp cát mênh mông, lặng lẽ
Không có con đường nóng như hun trong chiều hạ
không có nhà cao chất ngất
không có dòng người đi như lũ cuốn dưới vòm cây
và những ngọn đèn màu chói mắt
Cái đốm lửa hy vọng
chập chờn nơi khúc ngoặt
những ý nghĩ về rủi, may, còn, mất
những tính toán chi li
sự nhầm lẫn khôn cùng
những phép tắc ngặt nghèo
cái trớ trêu ngoại lệ
những giá trị không cân bằng luôn đổi chỗ
cái đã vỡ tan
cái mới dựng lên
tất cả mọi điều xa khuất
Ta là đứa trẻ muốn kêu to lên
để nghe thấy lời mình trong biển
là người đàn bà tìm về kết cục
ta đang đứng kề bên cái vạch mong manh
của thủy chung và phản trắc
của tan vỡ và hy vọng
của hằn thù và tha thứ
Trong ánh rực rỡ của biển chiều
chỉ còn lại nỗi lo âu
vẫn theo ta như chiếc bóng
không thể nắm giữ
cũng không thể lìa bỏ.
11.Gửi một người bạn đọc
1.
Qua núi đá
cỏ gai
qua bùn lầy
gió cát
tôi đi trên con đường của mình
Với hành trang của người lữ hành
tôi nghèo khó
đơn sơ
cực nhọc
Tôi làm ra bài ca
tự mình tôi hát
tự mình khổ đau
tự mình hạnh phúc
tôi một mình
lặng bước tới trùng khơi
Bỏ lại phía sau
những ham muốn dày vò
những của cải hiếm hoi
tôi cùng kiệt trên đường tới biển
Chỉ còn lại bài ca
cùng anh tôi xin tặng
anh có nghe thấy chăng
tiếng sóng
miền biển kia tôi khao khát suốt đời
2.
Có thể
khi câu thơ mùa thu của tôi đến được cùng anh
ngày đã sang xuân
khi nỗi buồn của tôi đến được cùng anh
anh đang có niềm vui
hạnh phúc dẫu còn
chẳng thể giống như điều đã viết
Dưới bóng những cây sồi
anh sẽ đi qua
không chút gì ràng buộc
sóng trên hồ chẳng gợn ưu tư
hoa bên đường
đơn giản chỉ là hoa
cánh buồm nhỏ ngoài sông bình yên quay lại bến
câu thơ nhỏ chẳng làm anh vướng bận
anh mải còn chờ đợi những điều chi
Mong có khi nao
thơ như mái hiên kia
anh đến trú giữa cơn mưa tầm tã
như tiếng nói thân yêu
giữa miền xa lạ
như ánh nhìn tin cẩn giữa hồ nghi.
1985.
12.Mùa thu chưa tới
Có những gì chờ đợi phía xa kia
nơi đầu nguồn sông
nơi tận cùng biển lớn
mùa thu ngủ yên giữa tầng lá thắm
gió trong xanh như nước chảy qua rừng
hạt cát vàng của bao chuyện thần tiên
nằm nghe sóng ồn ào qua bãi vắng
nơi anh và em chúng mình chưa đến
chỉ bao lần
ta đã nói cùng nhau
Đang chờ ta cây lá tháng năm sau
đâu sông nước, bầu trời, bờ bến mới
ta sẽ bước chân trần
trên đá sỏi
những buồn vui gay gắt dưới mặt trời
(bài hát của người kéo thuyền ngược sông
người đẵn gỗ về xuôi
lửa nhen nhúm sau mùa mưa bão lớn
ngụm nước ngọt của những miền cát lấn
gương mặt người khi cuộc chiến tranh qua)
Có những gì chờ đợi phía xa kia
bao mùa thu đã qua
mãi còn một mùa thu chưa tới.
13.Tặng một người làm thơ trẻ
Anh đã bị dẫn trước
đã bị đá và khoeo chân
đã bị xô ngã từ phía sau
từ khi bắt đầu trận đấu
giữa anh với cuộc đời
Trong lúc người ta chen nhau trước thi đàn
anh còn phải làm phụ xe
còn phải đi bốc vác
còn phải đứng chợ trời
mua những thứ đắt ghê người
và mất đi những gì không thể biết
để kiếm đủ bữa cơm
cho bầy em thơ dại
Mặc kệ cho người ta chen chúc
mặc kệ cho người ta quay theo vũ điệu tân thời
mặc kệ giấc mơ danh vọng của bọn háo danh
mặc kệ giấc mơ vàng của đám nhà giàu
anh gạn lại giọt nước trong
từ bùn bẩn
từ đau thương
cùng quẫn
Rồi ngày kia
có một câu thơ
lan tỏa như sóng
quẫy cựa như sóng
trắng xóa và xanh biếc
9/1989
14.Nha Trang
Nha Trang
là chuyến bay trong bão
về miền chờ đợi
Là hạt mưa ban mai
rơi âm thầm qua lá bàng rực đỏ
Nha Trang
là ly cà phê khuya muộn
nơi góc đường Hùng Vương
Là phố hút xanh màu phượng vĩ
là ánh đèn ngoài khơi lan tỏa trong đêm
Nha Trang
là chú chim sẻ đùa vui
trên tầng cao cổ tháp
Là biển
biển xanh ngút ngàn
xanh khiến lòng se thắt
ta ngồi lại bên bờ như đứa trẻ
nghẹn ngào mơ
một miền xa
Nha Trang
là chuyến tàu giã từ lúc 5 giờ
qua núi đá
qua dải đồng chật hẹp
và lời chuyện trò
lẫn trong tiếng còi, trong vòng quay bánh sắt
và nụ cười
đã vương nỗi buồn
của phút giây chia biệt.
15.Cát
Người ta đứng trang nghiêm trước cát bạt ngàn
1.Cát (1)
Như là sự gắn bó của số phận
tôi lại trở về với cát
Tưởng đã choáng ngợp đời tôi
những nhọc nhằn, lo âu, những hân hoan, chờ đợi
tưởng đã khuất lấp mọi điều sau những phố nhà
sau những tàn lá biếc
sau những nếp chùa bình lặng
nào hay đâu có một miền cát nóng
như hạt mầm trong sỏi đá
như đốm lửa dưới tàn tro
chờ đợi tôi về
Ôi phút lạ lùng khi cánh lá mọc lên
khi ngọn lửa bừng bừng chói sáng
những gì tôi lãng quên
những gì tôi chưa hề biết đến
bỗng hiện về một miền cát mênh mông
với màu trắng dịu dàng quyết liệt
tôi đã đến
tôi đang đặt chân mình trên cát
cát ròng ròng tuôn chảy dưới lòng chân
Những gì luôn dằn vặt đời tôi
những gì từng khiến tôi lo sợ
những niềm vui tôi che giữ mỗi ngày
những nỗi buồn chẳng cùng ai chia xẻ
tôi mang theo như hành lý
tôi đem hết cuộc đời mình đến cát
Và lòng chợt bình yên, nhẹ nhàng, khoáng đạt
trước triền cát bỏng khô
chói lọi
vô bờ
2.Không chết
Đơn độc
kiêu hãnh
cây dương vút cao trên đất đai nóng giẫy
sau hàng ngàn nhà cháy
sau hàng ngàn căn hầm bị bật tung
sau hàng ngàn tấn đạn bom
sau những trận tập kích, bao vây, đổ bộ
sau những tính toán chi li, những âm mưu cuồng nộ
Như để xanh thay cho từng ngọn cỏ
xanh thay cho rừng dương
xanh thay cho những khu vườn
cây dương mỗi ngày thêm thắm biếc
Mỗi đêm cây dương là cái đích
của những người đồng chí trở về
trong tiếng gió thì thầm qua những tán cây kia
anh nghe thấy lời đất đai yêu dấu
ôi lời nói chỉ mình anh hiểu thấu
chỉ mình anh xao xuyến giữa trời khuya
chỉ mình anh cảm nhận sự chở che
của chiếc lá trên vai anh rơi khẽ
Trong phút lặng yên
anh chợt nhớ
khuôn mặt anh trên những tờ yết thị
chỗ này chúng treo giá đầu anh với giá mười ngàn
chỗ khác
chúng đặt điều vu khống
anh cảm thấy rất gần anh
những mắt nhìn mong ngóng
và bao nỗi lo âu, ngờ vực
anh đặt tay lên cành cây khô ráp
tưởng như mình vừa gặp một bàn tay
Cuộc đời anh cũng như gốc dương này
anh gánh chịu trên vai cái chết
và anh phải chứng minh
cho những gì
bất diệt
3.Cát (2)
Những người còn sống khi đặt chân trên cát
tưởng như mình chạm tới thịt xương
cát ròng ròng tuôn chảy dưới lòng chân
cát như máu hai mươi năm đã đổ
Trong cát ấy có mẹ cha của bao nhiêu trẻ nhỏ
có chồng con của bao người góa bụa
những bạn bè, đồng chí đã hy sinh
người ta đứng trang nghiêm trước cát bạt ngàn
Có thể rất nhiều người trong số họ
không tuổi tên trong sử sách
có thể họ đã chết bình thường, không chiến công hiển hách
có thể mai sau người ta dần quên
nhưng họ đã thành
hạt cát dưới bàn chân
thành miền đất chói ngời bên biển sóng
Tôi tìm đến những đền đài tưởng niệm
nào hay đâu
chỉ là cát đấy thôi
hạt cát nào trong đáy mắt bỏng sôi
đang lặng lẽ lăn đi trên gò má
4. Bài ca
Những người hát đã chết khi họ còn rất trẻ
nhưng họ đã truyền lại bài ca
như người ta truyền lửa
qua đêm đông giá buốt
như người ta chuyền vũ khí cho chiến hữu
chuyền gia tài cho cháu con
Trên nẻo đường hiểm nghèo của cuộc chiến tranh
phút ghê gớm đối mặt cùng cái chết
những tan vỡ không thể hàn gắn được
những bến bờ xa ngái, những chờ trông
ánh mắt nhìn như đốm lửa trong đêm
lời trăn trối trên môi người đồng chí
tiếng sóng vỗ ngoài khơi thầm thĩ
ngọn dương nào cao vút giữa xa xanh
những xóm làng vùi lấp dưới tro than
những ý nghĩ không cùng về hạnh phúc
đó là lời của bài ca dịu dàng, quyết liệt
Những người đàn bà
gánh trên vai hàng chục cái tang
những trẻ sơ sinh chỉ một mình sống sót
những người yêu cách xa biền biệt
những cụ già trơ trọi chẳng cháu con
là người giữ bài ca
qua suốt tháng năm
qua tất cả mọi buồn vui, bão sóng
Dù chỉ một lần bước trên cát nóng
chỉ một lần hiểu thấu khúc ca kia
suốt đời tôi chẳng thể bao giờ
đặt bút viết những điều dối trá.
Bình Dương (Quảng Nam )-Đà Nẵng 6/1983.
16.Quán cũ
Những người khách
bước tới góc của mình
bàn của mình
những góc
những bàn
được bao phủ bởi thứ ánh sáng mơ hồ
không phải ánh nắng
không phải ánh trăng
không phải ánh đèn
Họ
những khách ấy
biết nhau từ ba mươi năm trước
từ hai mươi năm trước
từ mười hay năm ,ba năm trước
họ gặp nhau hàng ngày
không bắt tay
không chào hỏi
Họ quen với căn phòng vuông vức
với màu vôi vàng nhạt
với những dây vạn niên thanh
với bức ảnh một người đàn bà đẹp
một đôi bóng lừng danh
một nghệ sĩ vĩ cầm
(người đàn bà đẹp qua tháng năm ánh mắt đã phôi pha
những danh thủ bị đóng khung
vẻ như chẳng còn mơ quả cầu vàng
nghệ sĩ vĩ cầm đã lơi tay trên nấc phím)
Họ quen cô chủ quán
màu áo sẫm
nụ cười e dè
bước đi im khẽ
cô là tuổi hai mươi của người bà
cô là tuổi hai mươi của người mẹ
tuổi hai mươi của những người từng biết người bà
từng biết người mẹ
Những khách mới
bước vào quán
ngỡ như lạc vào một phòng khách gia đình
nhiều người ra đi mãi
đôi người trở lại
họ tưởng mình nghe thấy một tiếng gọi
Dần dà
họ tìm cho mình một góc nào
một bàn nào
một góc
một bàn
được bao phủ bởi thứ ánh sáng mơ hồ
thứ ánh sáng vốn có của căn phòng
17.Chuyện kể
Tặng Tuấn và Nga.
Đã nhiều lần
thường là vào các buổi sáng
em tìm đến nơi anh
Nhiều lần
trong các buổi sáng ấy
em đã toan đưa tay gõ lên cánh cửa
đã toan cất lời
Nhiều lần
trong các buổi sáng ấy
em nhìn phiến lá quỳ nơi bờ dậu
những phiến lá hong phơi màu xanh dưới nắng
ôi còn đến bao giờ màu xanh
còn đến bao giờ
tình đằm thắm
Nhiều lần em tưởng gặp ánh mắt anh
buồn rầu
giễu cợt
lướt qua những mảng tường
những ghế bàn
những góc tối
rồi dừng lại
sững ngây
nơi khuôn cửa
Nhiều lần
em tưởng mình nghe thấy
tiếng tay anh chạm vào cây guitar cũ
như tiếng vọng một lời kêu gọi
Rồi một lần
em thấy cơn mưa rắc hạt xuống khoảng sân
nếu hạt nảy mầm
sẽ có lá trong suốt
nếu mầm thành cây
sẽ có nhánh cành trong suốt
nếu cây đơm hoa
sẽ có cánh mềm trong suốt
nếu hoa tụ quả
ta sẽ có những hạt trong ngần nước mắt
Rồi một lần
em thầm nói
anh hãy tự mình mở tung cánh cửa
anh hãy vẽ trên bức tường kia
thật nhiều ô cửa mở.
18.Vườn
Không có giọng nói của anh
ánh nhìn của anh
tiếng cười của anh
để những đốm nắng cuối cùng của mùa hạ
những chiếc lá đầu tiên của ngày thu
có thể cháy lên thành ngọn
Để khuôn mặt người đàn bà vừa ngang qua
có thể huy hoàng
dưới vành khăn nâu
Để chiếc nhẫn ai đánh rơi
được nhặt lại
và dịu dàng chói sáng
Để con tàu trẻ thơ chạy quanh các luống hoa
thành chuyến tốc hành
đưa người đến miền cây lá khác
Để cỏ
có thể xanh
tựa hồ nước mắt
để dấu chân người
im giữ niềm bí mật
Để em
có thể nge nơi vòm dẻ nhuốm vàng kia
lời nguyện cho nỗi yên hàn.
19.Thành phố tràn đầy hoa cúc
Những đại lộ
những vỉa hè
những góc phố Sài Gòn
tràn đầy hoa cúc
xui lòng nhớ gió may
Có phải thuyền đã về dưới triền đê cỏ xanh
sông Hồng thắm tươi mềm mại
Có phải chuông chùa đã dần tan
sương sớm mặt hồ
Có phải phố đã dài xa vắng lặng
đèn khuya êm đềm trong cây
Có phải lá đã vàng
mái cũ đã thêm nâu
Có phải người
áo trắng mong manh
đã lặng lẽ
qua vòm cây lá đỏ
Có phải người
thốt lời hẹn ước
dưới vầng mây
rồi người đi biền biệt
rồi mây xa cuối trời
riêng ta còn níu giữ
ngọn gió may xao xác
giữa lòng tay.
20. Nguyện ước
Ra đi
như con thuyền rời bến
khi ngày vừa rạng
sóng chạm vào doi cát lời từ biệt
Như chiếc lá còn xanh
rời bỏ nhánh cành
dấu vết mơ hồ trên cội rễ
Như bông lan tím sẫm
nhạt dần
rồi một ngày khép lại
tựa chiếc kén cũ xưa
Ra đi
như chiếc bình sứ lộng lẫy
trong tủ kính sáng đèn
âm thầm vỡ rạn
Như bài thơ hay trên trang báo bị xé
buồn tủi
hân hoan
bay
tựa cánh bướm cuối ngày hè
Như chiếc nhẫn của lời hẹn ước
tuột khỏi vòng tay
lẩn mình cùng sỏi đá
Ra đi
như người đàn bà
đi khỏi mối tình của mình.
21.Ký ức
Cho đến buổi chiều đầy hoa cúc và gió may
khi chờ anh
giữa phố phường Hà Nội
em mới hiểu rằng em đã chờ anh
tự thưở nào
Thưở mặc áo rộng thùng thình
tết tóc đuôi sam
qua phà Bính
đi xe ngựa về Thủy nguyên
hát bài hát buồn
khi chưa biết nỗi buồn
lòng thầm ước được ra đi
ra đi mãi
về phía dãy núi màu lam sẫm
Thưở yêu lần đầu
người vừa ra trận
thắp ngọn đèn trong đêm chiến tranh
như thắp một nén hương
Thưở qua cửa ô chiều đông cây vừa trút lá
sương phủ kín mặt hồ
nắng hoe lòng phố
nghe hồn rêu phong
Thưở em mở trang sách như mở từng cánh cửa
về miền tuyết
về miền hoa bách hợp
miền thảo nguyên, miền mịt mù hoang mạc
miền gặp gỡ lớn lao
chia cách lớn lao
Thưở em đi hết con đường, về đến biển
gấp một con thuyền
có cánh buồm đỏ thắm
rồi thả trôi
vào chốn không cùng
Thưở em một mình
trên chuyến tàu đêm
qua những nhà ga hoang lạnh
không ai tiễn đưa
không ai chờ đón
lòng vỡ òa
gặp ngôi sao sáng xanh ngoài ô cửa
Thưở em khóc cho một mối tình tan vỡ
rồi lại khóc
khi hiểu rằng
mọi mối tình rồi sẽ đến ngày khô tạnh
khóc cho đến khi
nước mắt chan hòa trong mạch đập
Ôi tự thưở nào
tự thưở nào
em đã mơ thấy buổi chiều nay
22.Đắc đạo
Dương Bích Liên uống rượu
lặng im
và vẽ
Đã vượt qua
mối vướng bận đời thường
đã vượt qua
mối vướng bận vinh quang
đã vượt qua
nỗi lo sợ âm thầm
khi phải đứng riêng về một phía
Dương Bích Liên uống rượu
lặng im
và vẽ
Những đối cực
đã tuyệt vời hài hòa trên mặt vải
những tiếng kêu bi thương, cuồng nộ
đã tan
trong lặng thinh kỳ bí
và rượu
đã thay cho mọi loài ngũ cốc*
Rồi ra đi
như một vì sao
chợt tắt giữa bao la
3/1990.
* - những năm cuối đời, dường như họa sĩ chỉ uống rượu. Ông nói với bạn bè: rượu là phần tinh túy nhất của ngũ cốc.
23.Chuyện ở vườn
1.
Một con chim họa mi vừa chết
mất đi cùng tiếng hót của nó
một ít niềm vui một ít nỗi buồn
Tôi đem xác chim chôn dưới gốc Tường vi đang độ hoa
cùng với những đóa hoa rực rỡ
có một ít sướng vui một ít muộn phiền
Cây Tường vi đứng cạnh cổng sắt nâu
ngày ngày cánh cổng mở ra
trước những mặt người thân quen những mặt người xa lạ
Sau cánh cổng kà con đường nhỏ
cắt ngang con đường nhỏ là con đường lớn
cuối con đường lớn là phố đông
2.
Mai nở trái mùa
vàng cô độc
Bụi quỳ cứ lớn lên
lớn lên mãi
tựa như lòng còn nhớ đồi cao nguyên
Gấu và Sao
Nai và Đen
bốn con chó vẩn vơ
sủa mãi cánh diều mắc giữa khóm tre
Rùa núi trầm tư
khởi sự cuộc viễn du dưới một gốc xoài
chuyến đi mải mê không ngoảnh lại
vòng quanh bốn bức tường rào
chuyến đi vô tư không tính đếm
lần thứ một nghìn cũng như lần thứ nhất
Rồi một ngày
rùa đi qua cánh cổng sắt nâu
ô!
lại có một trời đất khác.
1998.
24.Quà tặng
Có một lần
anh mang cho cô phong giấy nhỏ
cô trút ra lòng tay
những chiếc cúc màu xanh, màu tím, màu vàng
Anh đã đem cho tâm hồn anh
anh đã đem cho thân thể anh
nhưng mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây
anh còn muốn cho cô những gì anh có thể có trong đời
Năm tháng qua đi
cô vẫn còn giữ lại
chiếc cúc màu
không đính vào áo mặc thường ngày
một cây nến
không thể thắp dưới ánh điện
một chiếc lưới bọc tóc
quá mỏng manh với mái tóc của cô
một chiếc bình
không có vị nồng của rượu
1984
25.Một buổi chiều ở Praha
Như người ta thường đi trong các giấc mơ
tôi bước một mình trên vỉa hè đá lát
giữa cảnh sắc lạ lùng, hư thực
như chưa qua
như đã gặp lâu rồi
sông V’tava lặng lẽ êm trôi
gợi nhớ điều gì xa lắc
những con đường không có nơi bắt đầu
không có nơi kết thúc
những đền đài trầm mặc uy nghiêm
cánh chim câu như một thoáng giật mình
trong giấc mơ dài bao phố nhà nối tiếp
có điều gì tôi chưa hiểu được
dắt tôi đi trong chiều nay
Không phải niềm vui
không phải nỗi buồn
không phải hạnh phúc
không phải đau khổ
có thể là tất cả
có thể
là một điều hoàn toàn khác biệt
Praha trong hoàng hôn đem lại cho tôi
và tôi nhận biết Praha bằng điều đó
Tôi tưởng như nếu mình đưa tay gõ lên cánh cửa
cánh cửa sẽ mở ra
và Nhiêmxova với mái tóc dài
hát cho tôi nghe bài ca xưa cũ
rồi trong một ngôi nhà khác
Nezval sẽ nói đôi lời giản dị
bởi có lẽ nào Praha trong mưa lại thiếu vắng Nezval
Lòng bồn chồn giữa Praha bình yên
tôi như người đánh mất
lại như người vừa tìm thấy được
như người đã trải qua
như người đang đón gặp
như người sắp đi xa
như người mới trở về
ôi Praha
Praha.
10/1981.
26. Người đàn bà ngồi đan
Giữa chiều lạnh
một người đàn bà ngồi đan bên cửa sổ
vẻ vừa nhẫn nại vừa vội vã
nhẫn nại
như thể đó là việc phải làm suốt đời
vội vã
như thể đó là lần sau chót.
Không thở dài
không mỉm cười
chị đang giữ kín đau thương
hay là hạnh phúc
lòng chị đang tràn đầy niềm tin
hay là ngờ vực.
Không một lần chị ngẩng nhìn lên
chị đang qua phút giây trước lần gặp mặt
hay sau buổi chia ly
trong mũi đan ki a
ẩn giấu niềm hân hoan
hay nỗi âu lo
trong đôi mắt kia
là chán chường
hay hy vọng
Giữa chiều lạnh
một người đàn bà ngồi đan bên cửa sổ
dưới chân chị
cuộn len
như quả cầu xanh
đang lăn những vòng chậm rãi.
Chân dung
Nhớ Quỳnh
1.
Tôi chỉ giữ được một bức ảnh chụp chung với Quỳnh hôm một số nhà thơ tiếp Evtusenko, khi ông đến Việt Nam. Ảnh đã cũ và khá nhỏ nhưng vẫn còn có thể nhận rõ từng người. Evtusenko rất cao lớn, đội mũ lưỡi trai trắng, cười hóm hỉnh. Bên phải ông là Nguyễn xuân Sanh, Phạm Hổ, Phạm Tiến Duật và bên trái là Tế Hanh, Thúy Toàn, Thái bá tân, xuân Quỳnh và tôi. Quỳnh mặc quần jean, áo thun đen, rất đúng mode và cười rất tươi. Hình như lúc nào chụp ảnh Quỳnh cũng cười và cười rất tươi, hai lúm đồng tiền hiện rõ trên khuôn mặt sắc sảo, mặn mà.
Bữa đó, giữa chừng câu chuyện, Evtusenko hỏi chúng tôi có biết Marina Xvetaeva không. Người bảo có, kẻ bảo không. Evtusenko nói, giọng xúc động, đại ý: Đó là một nhà thơ lớn và là một người phụ nữ tuyệt vời. Đôi môi của bà có thể sánh với kim cương. Quỳnh quay sang tôi:” Nếu là kim cương thì đàn ông sẽ bán đi để lấy tiền tiêu xài”. Tôi nói to lời nhận xét của Quỳnh, mọi người đều cười. Riêng Evtusenko thì phải đợi anh Thúy Toàn dịch xong mới được cười vì câu nói hóm hỉnh của nhà thơ nữ xinh đẹp. Quỳnh lại thì thầm:” Nhìn cậu kìa, cậu đeo dây chuyền, đeo nhẫn mặt đá như tài tử xi-nê vậy. Cậu lại sắp lấy vợ nữa đấy.” Cậu ở đây là Evtusenko. Quả thật, nhà thơ này khá màu mè, ăn diện. Ông khoe với cô phiên dịch vừa mua được một chiếc thắt lưng mạ vàng ở Thái Lan, dành tặng cho vợ sắp cưới, hình như trẻ hơn ông rất nhiều.( Quỳnh thường gọi các vị có chút danh tiếng là cậu, có pha chút diễu cợt trong giọng nói, trong bộ điệu. Nào là cậu HC, cậu TH, cậu Th, cậu LD, cậu TC…Tôi không hiểu vì sao, tiếng cậu của Quỳnh khi được đặt trước tên các nhân vật quan trọng, luôn khiến tôi buồn cười.).Giữa lúc mọi người đang trò chuyện sôi nổi, Quỳnh lại quay sang tôi:” Hôm nay mày có đi mua dầu không. Mua dầu ở Yết Kiêu vắng hơn’.
Evtusenko vừa bước lên ô tô là Quỳnh đã vội vã dắt chiếc xe đạp mi ni có buộc sẵn can dầu, ra khỏi 65 Nguyễn Du. Nhà Quỳnh ở trên tầng cao của 96 phố Huế nên luôn thiếu nước, nhất là vào mùa hè. Vì vậy, có khi Quỳnh còn đem cả giỏ quần áo đến giặt chỗ vòi nước khuất phía bên hông cơ quan. Thế là, diễn ra cái cảnh nhà văn này, nhà thơ nọ xúm quanh cái máy nước ấy để trao đổi công việc, để thăm hỏi, để tán gẫu.. Và cũng như ở mọi nơi nào có Quỳnh, câu chuyện chỗ máy nước rất rôm rả, náo nhiệt.
2.
Tôi quen Quỳnh từ mùa hè 1969. Dịp đó, từ chỗ sơ tán của Viện nghiên cứu Văn Học tại Hà Bắc, tôi đã đọc và viết bài phê bình đầu tay về tập thơ Hoa đọc chiến hào của Quỳnh. Tôi gửi bài cho Quỳnh. Quỳnh viết thư trả lời ngay, mừng vì có người hiểu thơ mình. Tiếc rằng tôi không còn giữ bức thư mà bài của tôi cũng đã thất lạc.
Tôi nhớ rõ buổi tối đầu tiên đến 96 phố Huế thăm Quỳnh. Nhà Quỳnh chật lắm, tôi lại đang có mang cháu đầu lòng, Quỳnh kéo tay rủ tôi lên sân thượng ngồi chơi cho mát. Quỳnh lúc này đã nổi tiếng trong làng văn cả về thơ và về nhan sắc nhưng Quỳnh không có chút gì điệu hạnh, kiểu cách. Trái lại, Quỳnh rất ân cần, vồn vã. Biết tôi hồi đi học có làm thơ, Quỳnh dặn tôi viết rồi chuyển cho Quỳnh. Sau này, khi rời khỏi viện Văn, tôi làm thơ nhiều hơn và có thơ in trên báo Văn Nghệ, nơi Quỳnh làm việc. Năm 1976 tôi về làm biên tập thơ tại nhà xuất bản Tác Phẩm Mới. Ít lâu sau thì Lê Minh Khuê về tổ văn xuôi và Quỳnh về tổ Văn học thiếu nhi. Chúng tôi thường tụ tập ở phòng của tổ thơ. Vương Trí Nhàn, Lại Nguyên Ân trước khi vào phòng lý luận –phê bình cũng thường tạt vào đây hàn huyên chuyện này chuyện khác. Đây cũng là căn phòng đón rất nhiều các nhà văn, nhà thơ. Một phần vì nó ở ngay đầu cầu thang. Phần khác, vì ở đây, các câu chuyện thời sự, đặc biệt là thời sự văn nghệ, bao giờ cũng mới mẻ, nồng nhiệt, thẳng thắn. Ba chúng tôi khá thân nhau, chia sẻ được với nhau nhiều điều trong công việc, trong đời sống. Hồi đó đứa nào cũng nghèo, chưa hết tháng đã hết tiền. Cứ thấy tôi và Quỳnh loanh quanh chỗ phòng tài vụ, cô Thoa thủ quỹ liền hỏi: các chị có cần ứng lương không. Những khi rủng rỉnh một chút, chúng tôi rủ nhau đi ăn bánh rán, ăn chè, sang nữa thì ăn phở chỗ đầu đường Nguyễn Du, giáp với phố Huế. Lê Minh Khuê có một câu nói vui rất nổi tiếng vào lúc này: phở là món ăn ngon nhất trên đời.
Có lần, cả bọn đang ngồi tán gẫu, thì thầm chuyện “cậu” này, “cậu” kia thì anh Nguyễn Minh Châu đến. Anh mặc bộ quần áo bộ đội, tay xách túi vải. Vừa bước vào, anh đã hỏi:” Các cô có chuyện gì mà vui thế. Còn tôi thì nhiều nỗi sợ quá”.Lúc này anh Châu cho in một loạt truyện ngắn mới và đang bị phê bình là có vấn đề tư tưởng, là phi xã hội chủ nghĩa…Thấy anh Châu có vẻ buồn, tôi và Khuê chẳng dám nói gì. Quỳnh thì gọi mấy người phê bình anh Châu với đủ các thứ biệt danh. Người thì”chữ vón trong đầu”, người thì “mồm như ống nhổ thầy đề”, kẻ lại giống”bươm bướm ma”…Anh Châu phì cười. Thế là quên cả bực dọc. Anh lững thững ra về, xuống cầu thang, ngang qua cửa sổ, còn giơ tay chào, nét mặt đã tươi tỉnh, nhẹ nhõm.
Quỳnh thuộc nhiều ca dao, tục ngữ, ví von sắc sảo. Ở đâu có Quỳnh là ở đó có tiếng cười. Quỳnh nhận xét chân xác, ngôn ngữ tinh diệu, chỉ một câu nói, đôi khi chỉ một từ đã có thể làm rõ tính cách một người. Chỉ một người quá cẩn thận, Quỳnh bảo: cậu ta rửa tay ở máy nước này rồi lại tráng ở máy nước khác. Thấy một vị lãnh đạo văn nghệ cuộc họp nào cũng nhắc đi nhắc lại những điều đã cũ đến nhàm tai, Quỳnh bảo: Y như cái mày hát hỏng ấy, cứ bèo dạt, bèo dạt mãi. Chả thấy mây trôi đâu cả.
Những điều tưởng khó khăn, phức tạp, lý luận dài dòng, được Quỳnh ‘giải mã” lại thành ra giản dị, sáng sủa. Và bao giờ cũng mang khí vị hài hước. Trong lúc người ta tổ chức các cuộc hội thảo lớn nhỏ, sôi nổi tranh cãi”làm thế nào để đổi mới thơ “ thì Quỳnh nói tỉnh khô: Làm thơ cho hay là đổi mới thơ. Có người viết không được nhưng cứ đổ tại thiếu điều kiện này điều kiện khác, thiếu tự do. Quỳnh cười: chẳng hiểu cậu ấy dùng tự do vào việc gì. Cứ loanh quanh như chó nằm chổi ấy. Rồi Quỳnh nghiêm trang: phải tự tìm lấy tự do chứ đi xin ai. Có lần cả bọn chúng tôi đang túm tụm bàn chuyện của nhà văn nọ, có vị lãn đạo ghé lại bảo: các cô các cậu đừng bàn tán nhiều, làm mất uy tín của ông ấy. Trong lúc cả bọn ngớ ra, chưa biết trả lời ra sao thì Quỳnh đã đáp: Có đâu mà mất ạ. Khi nghe mọi người bàn luận về nguyên cớ khiến người ta làm thơ, Quỳnh bảo:”Không đui, què, mẻ, sứt thì ai đi làm thơ làm gì”. Cái khả năng gọi sự vật bằng tên cúng cơm ấy tôi chỉ gặp ở Quỳnh. Người ta bảo Xuân Quỳnh là hậu duệ của bà Xuân Hương chắc vì lẽ đó.
Mọi người dễ nghĩ Quỳnh là người ruột để ngoài da, chuyện gì cũng kể cho cả làng cả xóm cùng nghe. Nào là chuyện mua được nửa ký đường, vài mét vải ngoài tiêu chuẩn, nào là việc mua phải chiếc tủ lạnh dỏm, nước chẳng chịu đông, Quỳnh gọi nó là tủ mát. Nào là chuyện hai vợ chồng vừa mua chiếc xe Mobilet cá ươn. Nó ươn thật. Vũ cưỡi xe ngoài phố, gặp bạn đi xe đạp, vẫy tay chào đi trước. Nửa đường xe hư, sửa mãi, đến nơi thì mọi người họp đã gần xong. Rồi chuyện Vũ đập muỗi. Thấy muỗi bay, Quỳnh bảo Vũ đập. Vũ đập nhẹ quá, muỗi bay mất. Hôm sau thấy ruồi, Vũ quyết lập công, đập thật mạnh, be bét cả hai tay. Rồi chuyện nhà Quỳnh trồng hành trong chiếc chậu men cũ. Lúc hành nảy lá, Vũ kêu lên;hành kìa. Lũ trẻ con xúm lại, cùng kêu lên: hành kìa. Ông Đoàn Dũng bên phố Trẫn Nhân Tông nhìn qua, lại kêu: hành kìa. Quỳnh cười; nhà tao giồng hành để kêu…
Người ta cũng dễ nghĩ Quỳnh là người dạn dĩ, thậm chí táo tợn. Không ưa một người, nghĩ là người đó hèn, một hôm gặp giữa đường, Quỳnh bảo:Thấy ông, tôi chgi3 muốn cho ông một hào. Câu nói như đóng dấu lên trán nhân vật ấy. Rồi người là”trâu luộc cả con”, người là “dán chui lọ mỡ”, kẻ thì”cười như cua”…
Quỳnh nói suốt ngày, hết chuyện nọ đến chuyện kia. Đi họp, ngồi cạnh Quỳnh, chẳng còn tâm trí đâu mà nghe người khác nói. Tôi đi họp về, nhà tôi hỏi: có gì hay không. Tôi đáp: hôm nay ngồi cạnh Quỳnh, nghĩa là chẳng biết họp về chuyện gì, ai nói và nói những gì. Nếu có lúc nào than phiền thì Quỳnh đáp:” Tao nói hay hơn”. Có lần tôi trêu Quỳnh:”Mày mà bị địch bắt, chỉ cần nó cấm nói vài giờ là bao nhiêu bí mật sẽ khai tuốt tuồn tuột”. Quỳnh cười, nheo nheo mắt:” Lấy đếch đâu bí mật mà khai”.
Nhưng tôi biết Quỳnh có những nỗi khổ không bao giờ nói ra, những giọt nước mắt được giấu kín.
Nhưng tôi biết Quỳnh là người rất e thẹn, rất ngại đám đông. Có lần, lãnh đạo công trường nọ mời Quỳnh đến nói chuyện, đọc thơ cho công nhân. Quỳnh tìm cách từ chối không được, đành nhận lời. Lúc về, Quỳnh bảo với tôi:” Thế quái nào mà nói hết cả ý, khản cả giọng mà nhìn đồng hồ mới chỉ ba mươi phút”. Quỳnh có mối bất hòa với xuân Diệu (hình như chuyện chọn thơ cho một tuyển tập nào đó), khi Xuân Diệu mất, Quỳnh đến 51 Trần Hưng Đạo dự lễ truy điệu nhưng chỉ đứng quanh quẩn chỗ mấy gốc cây ngoài vỉa hè, trông rất bối rối. Đọc thơ, đọc tham luận trước đám đông, giọng Quỳnh run run, nghẹn ngào như sắp khóc. Có lần tôi đùa, bảo Quỳnh:” chỉ được cái đanh đá xó nhà”.
3.
Quỳnh thích hoa cúc. Thơ Quỳnh rất nhiều hoa cúc. Tôi còn nhớ như in hình ảnh Quỳnh một chiều thu trên đường Trần Bình Trọng, quãng gần giáp đường Trần Hưng Đạo. Vũ chở Quỳnh trên chiếc xe đạp cũ, nét mặt Vũ hiền hòa. Quỳnh ngồi sau, tay ôm một bó cúc đại đóa, vẻ rất vui.
Quỳnh thích màu vàng. Mùa hè 1973, khi tôi sinh cháu thứ hai, Quỳnh đến thăm. Quỳnh mặc một chiếc áo phin nõn màu vàng nhạt, Quỳnh khoe mới mua được. Quỳnh đem cho tôi một chục ổi chín, thơm phức, ngượng nghịu bảo:” Thay vì mang trứng thì tao lại mang ổi”. Tôi nhớ bấy giờ Quỳnh nghèo lắm, như tất cả chúng tôi. Quỳnh ngồi chơi rất lâu, nói rất nhiều chuyện. Quỳnh đang rất buồn vì một chuyện tình cảm đổ vỡ. Quỳnh có đôi mắt rất đẹp và buồn. Hôm ấy tôi nhìn thấy ngấn nước mắt trong đôi mắt đen tuyệt đẹp ấy.
Mùa đông năm ấy Quỳnh lại khoe chiếc áo len mới, cũng màu vàng nhạt. Chiếc áo rất vừa vặn. Chính màu vàng nhạt ấy làm tôn màu da nâu của Quỳnh.
Có hôm Quỳnh bảo tôi:” Tao không có tiền, mày cũng không có tiền. Tao đi vay, mày cũng đi vay. Vậy mà trông mày cứ đủng đà đủng đỉnh, phát ghét”.
Quả là Quỳnh lúc nào cũng vội vàng, tất tưởi. Có hôm hai đứa đang ngồi chơi ở ghế đá ngoài sân 51 Trần Hưng Đạo, trông thấy một vị lãnh đạo đi qua, Quỳnh bật dậy chạy theo. Lát sau Quỳnh quay lại, cười phân bua:” Xin tăng lương cho ông Vũ”.Ở các cuộc họp, Quỳnh không ngồi yên, chạy đi chạy lại, gặp người này người nọ để trao đổi bài vở, trao đổi công việc. Có hôm, đang đi giữa phố, chợt nghe Quỳnh gọi ơi ới.Tôi dừng lại, thấy Quỳnh dắt xe băng qua phố, nói không kịp thở:”đang có dịch đấy, đừng cho trẻ con ăn quả xanh nhé”. Rồi vội vã lên xe đạp đi.
Dịp nhà xuất bản tổ chức đi nghỉ ở Bãi Cháy, Quỳnh đem theo ba đứa con, tôi đem theo hai, lại thêm mấy cháu con cô Thịnh, con bác Khánh, một lũ con trai khoảng mươi, mười lăm tuổi, rất nghịch. Lúc bọn trẻ đi thăm thú hang động, đi tắm, tôi và Quỳnh dạo chơi trên bờ, đợi con. Chúng kéo về, đói ngấu.. Xuất ăn có hạn, Quỳnh bê cơm, bê canh chia đều cho bọn nhỏ. Còn lại một ít, Quỳnh bảo:”chỗ này của tao với bác Nhi”. Câu nói cứ lặp đi lặp lại nên đến bữa ăn, bọn trẻ đợi Quỳnh chia xong phần, lại đồng thanh kêu lên:”chỗ này của tao với bác Nhi”. Hai bà mẹ bữa nào cũng đói.
Quỳnh thương con. Thương cả ba đứa. Nhưng có lẽ Quỳnh ái ngại cho Tuấn Anh hơn cả. Nhà Quỳnh rất chật. Quần áo, sách vở, tranh ảnh…bày hết cả trong gian phòng khoảng 10 mét vuông. Thế nhưng khi Vũ đã có nhiểu vở diễn, Quỳnh đã có đồng ra đồng vào, tôi hỏi sao không tìm chỗ khác cho rộng rãi hơn, Quỳnh bảo, ở quanh quẩn để còn chăm cho Tuấn Anh ( Tuấn Anh ở với bố Tuấn trong một căn phòng khác, cũng tại 96 phố Huế). Có hôm tôi gặp Quỳnh đến cơ quan sớm, Quỳnh bảo có hẹn với bà cụ anh Tuấn. Khi tôi hỏi có việc gì, Quỳnh bảo bàn với cụ tìm cho anh Tuấn một đám tử tế để anh ấy vui mà Tuấn Anh cũng được nhờ.
Dạo chúng tôi đi nghỉ ở Bãi Cháy, Tuấn Anh đã lớn nhưng Quỳnh vẫn lo lắng, chăm nom từng ly từng tí. Tuấn Anh bị trầy chân, đem đường rắc lên vết đau theo sự chỉ dẫn của một tài liệu nào đó. Quỳnh thấy vậy hoảng quá, quýnh quáng lau rửa rồi bôi thuốc cho con. Hôm chúng tôi trở về Hà Nội, Tuấn Anh vẫn còn đau chân. Đoàn chèo Quảng Ninh mời Vũ ở lại làm việc. Quỳnh và Mí (Quỳnh Thơ) cũng ở lại. Quỳnh đứng tần ngần giữa đường nhìn chiếc ô tô của cơ quan rời đi. Quỳnh lo Tuấn Anh về mà không có mẹ theo cùng.
Đối với Kít (Minh Vũ), Quỳnh cũng có sự chăm sóc đặc biệt. Kít gọi Quỳnh là má Quỳnh ( Chắc là để phân biệt với mẹ Uyên). Hồi Kít vào trường Sân khấu-Điện ảnh, Quỳnh mừng lắm. Quỳnh kể, thường dậy từ 4 giờ sáng để lo cho Kít ăn sáng, kịp vào Cầu Giấy học.
Quỳnh mua áo quần cho ba đứa, đan áo cho ba đứa, làm thơ, viết truyện cho ba đứa. Những bài thơ Quỳnh viết tặng cho các con không chỉ biểu lộ tình yêu của người mẹ mà còn có một giá trị văn học độc đáo. ( Ở ta, nhiều người làm thơ thiếu nhi, hoặc tạt qua hoặc dành tất cả thời gian, tâm sức cho công việc này, trong đó có tôi, nhưng có được những bài thơ có giá trị văn chương thực sự thì không nhiều). Có cảm giác, ở Quỳnh, bên cạnh người phụ nữ đa đoan, say đắm, day dứt là đứa trẻ thơ trong trẻo, thông minh, tinh nghịch. Hay, cũng có thể nói như Thanh Tâm Tuyền:” Tâm hồn anh vừa sống lại thành trẻ thơ/ Trong sạch như một lần sự thật”. Không phải ai cũng có thể “ sống lại” như vậy. Không phải ai cũng có thể lưu giữ tâm hồn trẻ thơ như vậy. Con yêu mẹ, Mùa xuân mừng con thêm một tuổi, Cắt nghĩa, Con chẳng biết được đâu, Bầu trời trong quả trứng, Chuyện cổ tích về loài người…là một giá trị trong khối giá trị lớn của thơ Xuân Quỳnh. Nhờ tình yêu thương của mẹ Quỳnh mà bọn trẻ rất thân thiện, yêu quý nhau. Quỳnh là người mẹ tuyệt vời. Quỳnh được sinh ra để làm một người yêu, để làm một người mẹ.
Tôi vào Sài Gòn một năm thì Quỳnh mất. Anh Hoài Vũ gọi điện thoại báo tin dữ, tôi không tin. Tôi cãi, sắp vào năm học rồi, Quỳnh đưa Mí đi Hải Phòng làm gì. Chỉ đến khi Hồng Ngát từ Hà Nội vào, đến nhà báo tin, tôi mới tin sự thật đau đớn đó.
Tôi gặp Quỳnh lần cuối vào tháng 2/1988. Tôi từ Sài Gòn ra Hà Nội, chuẩn bị đi dự một khóa ngắn hạn ở học viện Gorki. Quỳnh đã đi khóa trước đó. Quỳnh kể chuyện học hành, dặn dò tôi mang thứ này thứ khác. Hôm chúng tôi đi, Quỳnh theo xe qua tận Nội Bài để tiễn. Quỳnh đưa cho tôi một chục đũa tre, bảo đem theo mà ăn cơm. Tôi có cảm giác Quỳnh đang buồn, đang có chuyện muốn nói nhưng vì thời gian gấp gáp, lại chạy đi chạy lại lo việc nên chúng tôi không có lúc nào trò chuyện.
Sau khi Quỳnh mất, có lần tôi nằm mơ gặp quỳnh. Quỳnh vào một căn nhà, tôi đi theo Quỳnh. Quỳnh bước qua cánh cửa rồi khuất hẳn. Bài thơ Chiêm bao gặp Xuân Quỳnh được viết sau giấc mơ này.
Cơn mưa ta ngóng đợi
còn ở tận cuối trời
đường dài, ngày nắng xối
bước chân trần Quỳnh ơi
Nào thấy đâu bến bờ
sau gió Lào, cát trắng
nào đâu mảnh vườn êm
nào đâu miền biển lặng
Ánh mắt nhìn đăm đắm
lệ trôi qua môi cười
suốt một đời vội vã
suốt đời không tới nơi
Kìa mây mùa thu trôi
cúc đã vàng thắm lại
thơ buồn trên mặt giấy
bóng người về đơn côi
10/2003
Ý NHI
Chân dung
Một khoảng không tinh khiết
1. Mùa thu 1995, Orleans , trong căn nhà nhỏ, đơn sơ, họa sĩ Thái Tuấn (1918-2007) tiếp những người bạn từ Việt Nam sang, từ Paris đến. Ông ra tận cổng ngoài đón khách. Dáng ông cao, gầy, trang nhã trong chiếc áo len màu xám nhạt. Trong số khách, có người ông đã quen, có người ông mới gặp lần đầu mà tất cả đều được hưởng sự ân cần, tin cậy nơi ông.
Ông dẫn khách đi vòng vòng quanh căn phòng nhỏ như đi xem một cuộc triển lãm với những bức sơn dầu của chính ông. Có lúc, người ta như quên rằng mình đang ở trên đất Pháp, bởi cuộc hội ngộ kỳ lạ cùng những người phụ nữ thuần Việt, áo tứ thân, thắt lưng bao, yếm sồi, khăn vành dây, với đôi bồ, chiếc lu đựng nước, chiếc gáo dừa, chiếc chõng tre… Việt Nam , vâng, ViệtNam từ tận đáy tâm hồn. Có người đã nhận xét rằng cái đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong tranh Thái Tuấn không phải là cái đẹp của từng phần thân thể như khuôn mặt, đôi môi, bộ ngực… mà là một cái đẹp toàn thể, đẹp trong cái vẻ thùy mỵ, trong ngần riêng tư của mình.
Mọi người trở lại phòng khách, lặng im như chưa ra khỏi cảm giác bàng hoàng trước một vẻ đẹp, một nỗi nhớ, một nỗi thiết tha nhường ấy. Chính vợ họa sĩ, người phụ nữ có khuôn mặt thuần hậu, mái tóc bạc búi lại sau gáy, giản dị trong chiếc áo cánh trắng, là người đã “đánh thức” mọi người. Bà đã bày lên bàn ăn bữa cơm có rau cải nấu thịt nạc, nem rán, thịt rim mặn. Một bữa cơm thuần Việt.
2. Sinh năm 1918 tại Hà Nội, khoảng lên năm, lên sáu, có lúc Thái Tuấn đã cùng bố mẹ ở trong một căn nhà nhỏ giữa vườn Bách Thảo. Bố ông là một kỹ sư canh nông, nhận chăm lo vườn cây ăn quả và rau tươi cho người Pháp tại đây. Thế rồi một tai họa xảy đến. Bố ông có cuộc tranh cãi với một người Pháp, bị phạt và bị điều lên Tuyên Quang. Có thể đây là bước đầu tiên cho cuộc di chuyển rày đây mai đó của Thái Tuấn. Thái Tuấn được gửi về Thanh Hóa, theo học tại trường nội trú. Ông yêu những bức tranh trong sách giáo khoa, yêu những căn phòng xinh xắn, yêu những tủ giường, bàn ghế được bày biện đẹp đẽ của ngôi trường. Ông vẽ những bức tranh đầu tiên vào lúc này. Lên mười, ông theo bố về Tuyên Quang. Núi rừng, sông suối, những cậu bé Mường mộc mạc là những gì đẹp đẽ nhất của tuổi thơ còn lưu lại trong tâm hồn ông.
Rồi Thanh Hóa, Nam Định, Sài Gòn. Rồi lại Nam Định, Sài Gòn, Paris… Trên chặng đường dài hơn tám mươi năm, mọi cuộc gặp gỡ với ông đều tốt đẹp. Ông có thể đón nhận những con người rất khác nhau và rất khác ông, miễn là họ có một tấm lòng, một tài năng. Hồ Dzếnh, Đặng Thế Phong, Bùi Xuân Phái, Thanh Châu, Đái Đức Tuấn, Quang Dũng, Lê Tài Điển, Cù Nguyễn… Ông nhắc đến họ, nhớ thói quen của từng người, cả những câu chuyện tình duyên, những buồn lo của họ, từ những tháng năm nào. Sau gần ba mươi năm ở Pháp, lúc về Việt Nam, ông mang cho người này chiếc mũ bêrê, người kia chiếc tẩu thuốc, người nọ chiếc khăn màu xám… những thứ mà ông nhớ rằng họ đã từng yêu thích. Nghe ông, ta dễ nhớ đến câu nói của một nhà văn Pháp nổi tiếng: kỷ niệm không có mưa. Dường như, ông đã lọc hết bụi bặm, gai góc để chỉ giữ lại những gì sáng trong, tinh khiết.
3. Đã có nhiều họa sĩ, nhiều nhà phê bình mỹ thuật nói đến màu xanh của Thái Tuấn. Đó là màu xanh rêu, xanh biển, xanh xám tạo nên một không khí nhẹ nhàng, đạm bạc nhưng trang nhã, tinh tế. Đó là cái không khí “Qua làn ánh sáng mờ của những buổi sáng sớm hoặc chiều hôm” (Huỳnh Hữu Ủy).
Các bức tranh của Thái Tuấn ít màu, ít nét và thường chỉ có một người, một vật. Đó là một thiếu phụ đang vấn tóc, một cô gái đội quả dưa hấu, một thiếu nữ tựa tay lên cây đàn, một thiếu nữ đứng trước gió với chiếc khăn quàng hoặc một người đàn ông khoác chiếc guitar ngang ngực, một người đàn ông khác cầm trong tay chùm bóng màu… Và, một con chim đậu trên nhánh xương rồng, một chiếc khăn mắc lại trên nhành cây… Thái Tuấn dành phần còn lại của bức tranh cho một không gian rộng rãi, thanh tĩnh. Tưởng như không có gì có thể ảnh hưởng, có thể xáo trộn không khí riêng biệt đó của Thái Tuấn. Ông đã tạo nên một vẻ đẹp nằm ngoài mọi giải pháp kỹ thuật. Ông thích nhắc đến câu nói của Charles Trenet: “Tôi không theo mốt nào cả nên không sợ lỗi mốt”. Tất nhiên, đó chỉ là một cách nói, một cách giải thích. Điều chính yếu là ông đã tạo nên một thế giới - một thế giới không bị ràng buộc bởi bất luận điều gì, một vẻ đẹp không phôi pha theo năm tháng, qua những miền đất, qua những thăng trầm của chính cuộc đời ông.
4. Và, Thái Tuấn còn là một họa sĩ hiếm hoi viết lý luận, phê bình mỹ thuật. Vựng tập của ông xuất bản năm 1996 có tên Tuyển tập tranh và tiểu luận. Lý luận, suy nghĩ về nghề của Thái Tuấn được rút ra từ chính lao động sáng tạo của ông. Vì lẽ đó, nó có một sức hấp dẫn riêng, một hơi thở riêng, mạnh mẽ và uyển chuyển.
Thật thú vị khi đọc những dòng viết về trách nhiệm của nghệ sĩ: “… Nghệ sĩ không làm gì khác hơn, mới lạ hơn là nhờ tác phẩm để hàn gắn lại cuộc đời đã quá tả tơi, rách nát bởi những phân chia. Hắn phải vượt khỏi những khoảng cách mới có thể xóa bỏ được những khoảng cách. Khoảng cách giữa nghệ thuật và kỹ thuật, giữa con người và thiên nhiên, giữa con người và con người…” và: “Nghệ sĩ như một tên hề trong trò chơi ảo thuật, làm thế nào hắn có thể từ cái không lấy ra một bông hoa thật”.
Thật thú vị khi đọc những dòng ông viết về tính dân chủ của màu sắc: “… Không thể kỳ thị màu sắc, không thể chỉ lựa chọn lấy những màu sắc sáng chói nhất, rực rỡ nhất mà phải đặt mọi màu sắc, hình nét trên cùng thang giá trị… khi nằm trên bức tranh, mọi màu mọi vẻ đều bình đẳng, bình quyền”.
Thật thú vị khi đọc những dòng ông viết về lao động sáng tạo nghệ thuật: “Hình ảnh và màu sắc, ý tưởng và tình cảm, mọi sự chợt đến chợt đi nhanh chóng, đột ngột đến nỗi dù trí óc có thông tuệ, minh mẫn tới đâu cũng khó mà điều khiển nổi cây cọ”.
Và, thật cảm động khi đọc những dòng này: “Người làm nghệ thuật đã ước mong đem hết ánh sáng của cuộc sống vào trong họa phẩm, có lẽ tác phẩm nghệ thuật cũng đã le lói được chút ánh sáng, song tất cả ánh sáng của họa phẩm có gom lại cũng không bao giờ có thể châm nổi một điếu thuốc, như ánh sáng của những vị hành tinh trong cõi xa xăm vô tận.”
Với ông: “Tất cả những chủ thuyết, trường phái nghệ thuật, tất cả những khám phá kỹ thuật, những phong cách khác nhau để tạo tác hình thể, màu sắc, chẳng qua cũng chỉ là những thử thách dò dẫm luôn luôn thay đổi và đều lồng trong sở thích của từng cá nhân và thời đại”. Với ông: “Tác phẩm nghệ thuật không là một phương tiện, nó chính là cái đích đã đạt tới”.
5. Trong bức thư gửi cho một người bạn ở Việt Nam , Thái Tuấn viết: “Ở Sài Gòn nửa năm, tôi đã quen với khí hậu nóng bức, với những sinh hoạt thân ái của bạn bè. Trở lại Pháp, rất nhớ cái không khí sinh hoạt đầm ấm quen thuộc của miền Nam đất nước. Bên này trời đang còn rất lạnh, cả bên ngoài lẫn bên trong. Từ tháng sáu là lại phải dọn sang nhà mới. Đứa con gái mới mua lại. Đúng ra là một biệt thự lớn, không phải như căn nhà xinh xắn mà chị đã có dịp đến thăm tôi. Nhà có rộng, càng thêm sự trống vắng. Tôi nghĩ có lẽ, tôi nên trở về sống ở Sài Gòn”.
Và rồi, một buổi sớm se lạnh của tháng 12 năm 2004, Thái Tuấn về lại Sài Gòn. Ông nói với người bạn ra đón ông ở sân bay: “Lần này tôi về hẳn”.
Ông lại trở về ngôi nhà cũ, nơi ông ở khi vừa đặt chân lên đất Sài Gòn, năm 1954. Ông bảo, hồi đó người ta gọi vùng này là bến Tắm Ngựa. Trong căn nhà ở chung với con trai và cháu nội, ông “thiết kế” cho mình gian phòng khoảng 10m2 trên gác. Căn phòng này là nơi ông đặt bàn thờ vợ, bà Hà Nguyệt Lan, nơi ông ngủ và cũng là nơi ông vẽ. Hàng ngày ông ra công viên Lê Văn Tám đi bộ, đến quán cà phê bên lề đường Lê Chân (bên hông chợ Tân Định) để uống cà phê và ngắm nhìn phố xá, ngắm nhìn người qua lại. Ông bảo, nơi vẽ tranh của ông ở Paris cũng nhỏ. Có họa sĩ đến thăm, đùa vui gọi là bàn thờ ông địa.
Chính trong căn phòng chật chội ở 150/31/5 đường Lý Chính Thắng, Thái Tuấn đã lại vẽ những bức sơn dầu lớn cho cuộc triển lãm cá nhân tại Gallery Tự Do. Một lần nữa, những người phụ nữ Việt Nam của Thái Tuấn lại làm rung động tâm hồn người yêu nghệ thuật. Những người phụ nữ vẫn trẻ. Thái Tuấn vẫn trẻ.
Tháng 7/2007, Sài Gòn mưa gió liên miên. Họa sĩ Thái Tuấn bị ốm. Khi có bạn đến thăm, ông gắng ngồi dậy đón khách. Vẻ xanh xao, mệt mỏi, giọng nói khàn đục, ông vẫn còn muốn tiếp tục câu chuyện hội họa. Ông bảo, có những kỹ thuật không cần cho hội họa, ví như luật viễn - cận. Ông bảo, tôi đã chín mươi tuổi, không còn ham muốn bất cứ điều gì, chỉ tiếc chưa có nhiều dịp trò chuyện với các họa sĩ trẻ về hội họa.
Trên đầu giường của ông treo một bức sơn dầu lớn. Ông bảo, đó là bức tranh dành tặng Kim, cháu đích tôn của ông. Người phụ nữ trong tranh mặc váy đen, áo cánh trắng, thắt lưng xanh, đi guốc gỗ, tay khoác nón, mặt nghiêng nghiêng như đang lắng nghe điều gì. Phía sau cô là dãy núi xanh thẳm. Họ sĩ kể, lúc vẽ không để ý, khi xong rồi mới nhận ra dãy núi ấy là cảnh ở Thanh Hóa, nơi ông sống thời trẻ. Im lặng một lúc, ông nói nhỏ như thì thầm: “Hội họa của tôi là hội họa của hoài niệm”.
2004-2007
Ý NHI
(...)
(...)
-----------------------------------
trích một phần từ blog phan nguyên
===========================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét