Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014
có gió chuông sẽ reo / tập truyện ngắn nữ thi sĩ ý nhi / đinh bạch dân giới thiệu
có gió chuông sẽ reo - ý nhi
nxb trẻ, tp, hcm, 2014
(bìa sách: Internet)
có gió chuông sẽ reo/ ý nhi :
anh có thể tìm thấy tôi chăng?
đinh bạch dân giới thiệu
Lời dẫn.
Thường ra, chúng tôi cùng nhau Breafast at Tân Định ở đường Đinh công Tráng; nay chuyển sang Phở H. trên đường Hai bà Trưng. Quán lắp máy điều hòa, cửa kính trong, trông thông suốt ra đường. Chín nạm gầu gân sách, tô phở to, đầy , ăn mải miết chỉ còn lại lưng tô nước. Thế là mừng rồi, Thượng đế giữ gìn tôi ở tuổi 82 sống lâu , để hầu việc Chúa . Nhưng,tôi chưa làm được việc gì như lời ngài phán " ăn bánh, uống chén nhớ rao giảng lời hằng sống của Ta" ( không dám chắc đúng nguyên văn Kinh thánh) .
Tôi gửi thiệp mời Lê Duyên, Lữ Quốc Văn nhiều lần dự truyền giảng của chi hội Tin lành Thị Nghè, vào ngày thứ 5 cuối tháng, thì, Lê Duyên vắng-- Văn đi , nhưng đi không lại về không.
Lần này, bữa breafast at Tân Định sáng nay, tác giả 'Có gió chuông sẽ reo' thết, ấy là Ý Nhi. Tập truyện Có gió chuông sẽ reo' do hoạsĩ Đinh Cường+ Kim Duẩn minh họa, có lời bạt, nhà văn Hồ Anh Thái , sách dày 410 trang, khổ 13 x 20 cm.
Ý Nhi ( trái) + Lê Duyên ( cựu biên tập nxb Văn Nghệ tp. HCM.,
bạn học Ý Nhi thời Đại học Tổng hợp Hà Nội
Vợ tôi quay sang Lê Duyên, " cô vừa nói 'đẹp trai ngời ngời " ( có người khen vẻ đẹp gái của Lê Duyên ), vậy mà mời đi nghe truyền giảng nhiều lần, lại vắng mặt ." --" Em bận 3, 4, 5, chủ nhật đi đón cháu nội " -- " ... mẹ cháu Quang nói, mẹ cháu từ chối khéo đấy, tối thứ 5 mẹ đi đón con mà, đâu phải là bà nội " --" Hương , dâu của em nói sai rồi, chính em đi đón đấy chứ! "
Làm chứng đạo cho bạn bè, trí thức, văn nghệ sĩ quả là khó khăn , gian nan như đường đi Ba Thục !?
Hồi vợ chồng tôi còn thờ phượng ở hội thánh Báp- tít Ân điển, tôi làm chứng cho 2 văn nghệ sĩ tin Chúa, chỉ một kịch sĩ Hoàng Thư (1921- 2000 ) đứng vững tới lúc qua đời, xác hỏa táng, hồn về nước thiên đàng ; còn chàng Việt kiều Mỹ , đạo diễn, nhà báo kỳ cựu Lê Văn - Vũ Bắc Tiến (1915- 2003) bỏ ngang, nửa đường đày đọa, chẳng sai tí nào lời Chúa phán," kiếm ta để kiếm miếng ăn là điều khốn nạn nhất ."!
Tôi không dễ lĩnh hội lý do, mục đích, quyền hạn - và, tôi đoán chừng - giống như sách in ở Huê Kỳ, công dân hay tác giả đăng ký tại thư viện Quốc hội Mỹ , đóng 20 USD, sẽ được cấp số đăng ký, bản quyền có giá trị 75 năm .Tôi mở trong đầu Hồi ký ngoài văn chương ra, ghi : ISBN 1 - 886535- 07-8 Copyright by Đồng Văn.
Hồi ký ngoài văn chương/ Thế Phong
Ở cánh gà sau bìa sau tập truyện ngắn Ý Nhi , Đinh Cường vẽ Ý Nhi, ló đôi mắt to ra, mũi dọc dừa, miệng nhỏ xinh xinh, hai bàn tay đen ôm khuôn mặt- tôi ngắm nhân vật thực ngoài đời vào sáng nay - - mắt tác giả không to , mũi không dọc dừa, chỉ có cái miệng nhỏ xinh xinh thì từa tựa, hơi giông giống.
( nxb Đồng Văn, California 1994)
Ở cánh gà sau bìa sau tập truyện ngắn Ý Nhi , Đinh Cường vẽ Ý Nhi, ló đôi mắt to ra, mũi dọc dừa, miệng nhỏ xinh xinh, hai bàn tay đen ôm khuôn mặt- tôi ngắm nhân vật thực ngoài đời vào sáng nay - - mắt tác giả không to , mũi không dọc dừa, chỉ có cái miệng nhỏ xinh xinh thì từa tựa, hơi giông giống.
Lời bình thư 1, của Việt Phương, ( cựu thư ký riêng của nguyên Thủ tướng Phạm văn Đồng, mới xuất bản một thi tập) viết,
" Tôi nhận thấy rằng trong truyện ngắn, cũng như trong thơ, NHI nghĩ bằng cảm, không phải cảm trong nghĩ. Ngôn từ và diễn ngôn rất tự nhiên, như không trau chuốt gì mà tạo ra một "khí- hậu- thơ" ... ở chỗ không viết ra chứ không phải ở chỗ đã viết ra ..." -- bình thơ , lối viết rất ỡm ờ, lửng lơ con cá vàng , tôi chẳng hiểu gì , bèn nhớ tới thơ hũ nút Nguyễn xuân Sanh/ Xuân thu nhã tập ; cần thêm chàng Đinh gia Trinh đi bên, bình thơ đến sùi bọt mép !!!
Một lời bình khác của Mai Sơn ( 1 tác giả trẻ kiêm dịch giả ),
" chắc hẳn tác giả là một người lịch duyệt, một người có cái nhìn tinh tế luôn sẵn sàng mang đến cho ta không phải những nhận xét; mà là những khám phá có tính minh triết ...".
- một già+ một trẻ ấy , cả 2, đều được tác giả nhìn bằng con mắt "hậu đãi văn chương ? ".
Cánh gà 1, in chân dung ảnh của Trần Nhã Thụy ( nhà văn + nhà báo trẻ) , và một tiểu sử chính tác giả viết, mới nhất,
" Ý NHI sinh tại Hội an, Quảng Nam, học phổ thông tại Hải phòng. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn, đại học Tổng hợp Hà Nội 1968. Từng làm việc ở viện Nghiên cứu văn học, Nxb Văn nghệ giải phóng, Nxb Tác phẩm mới ( nay , Nxb Hội Nhà Văn V.N.) . Từ 1987 chuyển vào làm việc tại chi nhánh phía Nam của Nxb Hội Nhà Văn. Hiện sống cùng gia đình tại tp. HCM + 11 tác phẩm đã xuất bản + 2 giải thưởng .( giải khuyến khích cuộc thi thơ do tuần báo Văn nghệ tổ chức, 1969 - Giải thưởng Thơ của Hội Nhà Văn Việt nam , 1985.)
Cách đề tặng, ở bây giờ, dường như có khác trước- thường ra là đề tặng tên người được tặng + gia đình - nay đổi khác" Bản dành tặng nhà văn X.. / 4/ 2014 - ký tên."
9 giờ kém 15 sáng nay, Lê Duyên vội vã đi đón cháu nội , bữa nay thi môn văn, tan sớm, (quay sang chúng tôi), nàng phán ," trông anh chị như vợ chồng son '. "
Quả vậy, sau 48 năm vợ chồng tôi lại sống như ngày đầu lập gia đình, vào năm 1966. Đứa lớn nhất 48 , hiện cùng vợ + 2 con ở Houston -- thứ nam một vợ+ 2 con , mới ly dị vợ ngày 22/ 1/2013, cưới vợ lần 2 , kiểu tiền dâm hậu thú, trong Chúa gọi là tà dâm -- trưởng nữ 2 con , có chồng như độc thân -- thứ nữ + chồng 2 con gái , sống hòa thuận trong đấng Christ -- út nam lấy vợ lần 3 - Đỗ Thúy Quỳnh, con gái với người vợ lần 2 , đến thăm ba, phán một câu xanh rờn, " ba nợ con 20 triệu rồi ! " ( gần 2 năm ,chàng kỹ sư điện thất nghiệp, chưa trả tiền nuôi con hàng tháng 1, 2 triệu Vnđ ).
Thế Phong + vợ
( photo by MD Khê /chụp ở Singapore 2010)
Bữa ăn sáng chấm dứt , không thể kéo dài như xưa - Ý Nhi hỏi Lê Duyên, " mày có thể chở tao sang đường Thạch thị Thanh, được không ?".
( photo by MD Khê /chụp ở Singapore 2010)
"...trông anh chị như vợ chồng son .." -- lời Lê Duyên
Bữa ăn sáng chấm dứt , không thể kéo dài như xưa - Ý Nhi hỏi Lê Duyên, " mày có thể chở tao sang đường Thạch thị Thanh, được không ?".
Còn cặp" vợ chồng son", chồng 82, vợ 77 ra về, trước đó, ghé qua Đinh công Tráng, chuyển bó sách Ý Nhi nhờ.
Riêng tôi, một độc giả , vốn thích thơ Ý Nhi , gọi nàng là thi sĩ có ' thơ cho người lớn đọc ' -- và hôm nay , lần đầu tiên được làm quen với tập truyện ngắn của cô Nương . ( theo lối gọi của cố thi sĩ Bùi Giáng. )
ĐINH BẠCH DÂN
SAIGON, APRIL, 22, 2014
-------
LỜI ĐẦU SÁCH CÓ GIÓ CHUÔNG SẼ
ANH CÓ THỂ TÌM THẤY TÔI CHĂNG
Ý NHIBấn loạn, anh nhìn tờ giấy trắng trước mặt.
Đinh ninh mình đã viết xong bài thơ - một bài thơ từng muốn viết, một bài thơ tự nó tuôn chảy như dòng thác nước trên núi cao chưa ai đặt chân tới, tự nó xanh thắm tựa cánh rừng tháng Ba, tự no ngân lên tiếng chuông của buổi sớm mai còn sương đang đọng trên những cánh hoa lạ tiên bên vệ đường. Tự nó, tự nó ...bài thơ của anh hiện lên trên trang giấy như khuôn mặt anh từng ao ước, với ánh nhìn, nụ cười, làn da, ấm áp, hài hào dịu dàng. Tự nó, tự nó, bài thơ của anh toàn bích với những từ ngữ đặt đúng chỗ, những khoảng lặng im kỳ bí, những nhịp đập trùng khớp với nhịp thở của anh, nhịp đập trái tim anh ...
Vậy mà, giờ đây trước mắt anh chỉ là trang giấy trắng phau không dấu vết.
Bất lực. Anh ghi lên trang giấy tất cả những từ ngữ anh từng biết. Têu thương thù ghét nhớ mong cách biệt và đi trở lại nồng nàn hờ hững níu kéo buông thả lụi tàn trắng đỏ xanh vang tím nâu đen cờ bạc cá độ điền kinh thuyền buồm tàu hỏa máy bay xe đạp to nhỏ gần xa cao thấp siêu thực, trừu tượng vị lai hiện đại cổ xưa lãng mạn tân tiến lạc hậu chiến tranh hòa bình tàn khốc bình an thung lũng cao nguyên sa mạc đồng bằng gió tuyết mưa nắng, 1 2 3 4 7 9 21 36 101... Anh hy vọng, một từ nào đó sẽ bật lên như chiếc chia khóa mở cánh cửa đến bài thơ đã mất. Anh chớ đợi một tia chớp bất thần khi những từ va chạm vào nhau để tìm chút ánh sáng.Nhưng vô vọng. Đã bị xóa. Bài thơ đã hoàn toan bị xóa. Con sông vừa nhìn thấy đã tan trong mắt biển rộng lớn, vệt nắng vừa ấm áp trên da thịt đã nguội lạnh, ngọn đèn lung linh trong khóm lá xanh đã vụt tắt mùa vàng đã bạc trắng xác khô, ngôi nhà có ô cửa lớn mở về phương nam nơi cây mận nở hoa xuân chỉ còn trơ lại nền đất gồ ghề sỏi đá, giọng nói thân thuộc đã tắt, khuôn mặt anh chờ đợi đã mờ khuất, rượu đã thành nước lã ... Những con chữ nằm sững lặng như những con cá chết dạt vào bờ biển kia sau cơn bão. Rồi chữ cũng tan đi. Từng chữ từng chữ biến mất vào đâu đó trong khoang trống trước mặt .
Đúng vào lúc anh quyết định đứng dậy anh bỗng nghe thấy một giọng nói xa lạ trong một ngôn ngữ anh chưa từng biết. Anh nhìn quanh cố đoán định nơi phát ra giọng nói nhưng trong căn phòng nhỏ vuông vức, không một góc khuất này, làm sao có thể có thể có ai đó mà ta không nhìn thấy. Và giọng nói đó vẫn không ngừng vang lên, lặp đi lặp lại chỉ những từ quen thuộc, ngắn ngủi. Và anh, không hiểu vì cớ gì vẫn chưa đắm chìm trong thứ âm thanh kỳ lạ đó cho đến khi chúng trở nên quen thuộc. Thoạt tiên, anh nhận ra sự thách đố, vẻ giễu cợt trong ngữ điệu của giọng nói ấy. Rồi đến một lúc nào đó anh hiểu ra ý nghĩa của lời nói vốn dùng chung cho tất cả các ngôn ngữ trên trái đất này, cho mọi nhà thơ. Anh có thể tìm thấy tôi chăng ? Các nhà thơ, bất luận đang ở đâu, đang nói thứ tiếng nào cũng đều phải nhận ra câu hỏi đó bởi chính là câu hỏi củaBài thơ toàn bích .
Tôi chọn bài thơ nhỏ này để làm lời nói đầu cho tập truyện ngắn của mình ...
Ý NHI
(Sđd - tr.5-7)
BÀI ĐĂNG LẠI
==================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét