Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

về văn nhân, thi sĩ tài danh bạc phận vũ hoàng chương [ 191`5- 1976 tp.hcm.] -- blog phan nguyên

Tuesday, 15 October 2013


Vũ Hoàng Chương (1915-1976)




Vũ Hoàng Chương

-sinh 01/04/1915 Nam Định
 (khai sinh ghi 5/5/1916) 
- mất 06/09/1976 tại Sài Gòn
-hưởng thọ 61 tuổi
-thi sĩ















Tiểu sử


Vũ Hoàng Chương sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.


Thuở nhỏ, ông học chữ Hán ở nhà rồi lên học tiểu học tại Nam Định. Năm 
1931 ông nhập học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, đỗ Tú tài năm 1937.

Năm 1938 ông vào Trường Luật nhưng chỉ được một năm thì bỏ đi làm Phó Kiểm soát Sở Hỏa xa Đông Dương, phụ trách đoạn đường Vinh - Na Sầm. 

Năm 1941, ông bỏ Sở hỏa xa đi học Cử nhân toán tại Hà Nội, rồi lại bỏ dở để đi dạy ở Hải Phòng. Trong suốt thời gian này, ông không ngừng sáng tác thơ và kịch. Sau đó trở về Hà Nội lập "Ban kịch Hà Nội" cùng Chu Ngọc và Nguyễn Bính. Năm 1942 đoàn kịch công diễn vở kịch thơ Vân muội tại Nhà Hát Lớn. Cũng năm đó ông gặp Đinh Thục Oanh, chị ruột nhà thơ Đinh Hùng và hai người thành hôn năm 1944. 

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông về Nam Định và cho diễn vở kịch thơ Lên đường của Hoàng Cầm. Kháng chiến toàn quốc nổ ra, Vũ Hoàng Chương tản cư cùng gia đình về Thái Bình, làm nghề dạy học. Đến 1950, gặp lúc quân Pháp càn đến ruồng bắt cả nhà, ông bỏ miền quê, hồi cư về Hà Nội nơi dạy toán rồi chuyển sang dạy văn và làm nghề này cho đến 1975. 

Năm 1954, Vũ Hoàng Chương di cư vào Nam, tiếp tục dạy học và sáng tác ở Sài Gòn. 

Năm 1959 ông đoạt "Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc" của Việt Nam Cộng hòa với tập thơ Hoa đăng. Trong năm này ông sang Âu châu tham dự Hội nghị Thi ca Quốc tế tại Bỉ. 

Năm 1964 ông tham dự Hội nghị Văn bút Á châu họp tại Bangkok; năm sau, 1965 lại tham dự Hội nghị Văn bút Quốc tế họp tại Bled, Nam Tư. Năm 1967, ông lại tham dự Hội nghị Văn bút Quốc tế họp tại Abidjan, thủ đô Côte d'Ivoire. 

Thời gian 1969-1973 Vũ Hoàng Chương là Chủ tịch Trung tâm Văn bút Việt Nam. Năm 1972 ông đoạt giải thưởng văn chương toàn quốc lần thứ hai. Ông còn được vinh danh là "Thi bá" Việt Nam. 

Ngày 13 tháng 4 năm 1976, bị Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam bắt giam tại khám Chí Hòa. Bệnh nặng đưa về nhà được 5 ngày thì ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.
Hưởng thọ 61 tuổi.



(tiểu sử do nhà phê bình văn học Đặng Tiến thiết lập)




















Ta đợi em từ ba mươi năm
Uổng hoa phong nhụy
hoài trăng rằm
  1970











































tác phẩm tiêu biểu



















thơ















Thơ Say

1940


(trích)



Chân Hứng



Từ thuở Chàng Say ôm vũ trụ
Thu trong bầu rượu một đêm trăng
Nhẩy xuống muôn trùng sông quạnh quẽ
Đem theo chân hứng gửi Cô Hằng
Chừng như thơ náu mãi cung tiên
Lóng lánh canh khuya bạc cạnh thuyền
Không đoái hoài chi dương thế nữa
Nhạc trần tơ phím mãi vô duyên
Bữa tiệc phàm phu ai đáng mặt
Nối bài Dâng Rượu thuở xưa đâu
Trích Tiên đã khuất đời ai kẻ
Tìm thấy trong men ý nhiệm mầu
Chuếnh choáng đêm nay ta buộc ngựa
Ven rừng hiu quạnh suối cô liêu
Xốn xang mạch máu ngàn thương xót
Tài nghệ bao đời có bấy nhiêu
Ngựa ơi hãy nghỉ chân cuồng
khấu Cho thỏa lòng ta nỗi khát khao
Ta chẳng mò trăng như
Lý Bạch Nhưng tìm thi hứng mất đêm nao
Tinh hoa thuở trước xô về đọng
Ở phiến gương vàng một tối nay
Ta lặng buông thân trời lảo đảo
Mơ hồ sông nước choáng men say
Hỡi ơi lầu Nguyệt té siêu rồi
Từng mảnh thơ ngà tản nát trôi
Hồn cũ Thịnh Đường muôn nẻo sáng
Ta ghì hư ảnh chút mà thôi 




































Mây

Đời Nay xuất bản 1943
Tô Ngọc Vân vẽ bìa


(trích)



Cảm thông

Tri ngã dả, kỳ tại thanh lâm hắc tái giang hồ
(Bồ Tùng Linh)

Đã lâu trăng cứ tuần trăng sáng
Hoa cứ mùa hoa dậy sắc hương
Phai, thắm, đầy, vơi, hờ hững nhịp;
Vô tình lui tới lớp tang thương

Triều đại hưng vong, đều tiếng cuốc
Duyên tình quên nhớ, giỡn hoàng ly
Trắng đen thề nguyện, trầm lên vút
Cao thấp sầu vui, phẳng trúc ly.

Ai thấy não nề trên lá thắm
Buồn ai cung nữ lạnh chia phôi?
Nào ai linh cảm màu sông trắng
Hận kẻ ôm thuyền khóc lứa đôi?

Khi thiêng chừng sớm lìa nhân thế
Dương thịnh rồi chăng? Âm đã suy?
Quạnh quẽ thu phần thơ bặt tiếng,
Lầu hoang chìm cỏ dấu bồ ly.

Còn đâu thuở ấy niềm khăng khít!
Quỷ với người chung một mái nhà,
Trăng bạn, hoa em, trầm mối lái,
Đèn khuya dìu dặt bóng yêu ma.

Dăm ngã thư sinh vừa lạc đệ,
Mươi nàng xuân nữ sớm chìm châu,
Cảm thông một phút bừng ân ái,
Miếu nguyệt vườn sương gặp gỡ nhau.

Âm Dương kề sát đôi bờ suối,
Vạn dịp cầu tơ chắp ý duyên
Xao xuyến muôn loài thơm nhạc sống
Gỗ nào danh sĩ? đá, thuyền quyên?

Tương tư có nghĩa gì non ải?
Gác trọ buồng khuê một nỗi bàn
Trang sách chập chờn, run lửa nến,
Hài thêu nâng gọi, ngắn không gian.

Hỡi ơi! dâu bể mòn thương nhớ
Gỗ đá còn trơ gỗ đá thôi!
Lớp lớp biên cương, tình chật hẹp,
Mùa xưa thông cảm đã qua rồi.

Qua rồi thuở ấy tình sâu nặng
Trăng mới cuồng si nụ bán khai
Ta nhớ tiền thân, phòng lại ngỏ...
Giấc bồ thơm tóc gái Liêu Trai.


























Thơ Lửa

(cùng Đoàn Văn Cừ) 
?
Kháng chiến liên khu 3 xuất bản
1948





















Thằng Cuội

1952

































Rừng Phong

1954



(trích)

Nguyện cầu


Ta còn để lại gì không?
Kìa non đã lở, này sông cát bồi
Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước xa xôi dặm về
Trông ra bến hoặc, bờ mê
Nghìn thu nửa chớp, bốn bề một phương
Ta van cát bụi bên đường
Dù nhơ, dù sạch đừng vương gót này
Ðể ta tròn một kiếp say
Cao xanh liều một cánh tay níu trời
Nói chi thua được với đời
Quản chi những tiếng ma cười đêm sâu
Tâm hương đốt nén linh sầu
Nhớ quê dằng dặc ta cầu đó thôi
Ðêm nào ta trở về ngôi
Hồn thơ sẽ hết luân hồi thế gian
Một phen đã nín cung đàn
Nghĩ chi còn mất, hơi tàn thanh âm
























Hoa Đăng

1959
Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc 
(Việt Nam Cộng Hòa)




























Tâm Sự Kẻ Sang Tần

?
Kịch thơ
Nxb Lửa Thiêng 1961

























Tâm Tình Người Đẹp
?

Nhan đề Pháp ngữ "Les 28 étoiles"

Nxb Nguyên Khang 1961

Bản dịch: Simone Kuhnen de la Coeuillerie































Cảm Thông

1960































Trời Một Phương

1962
Tác giả tự xuất bản


























Thi Tuyển 

(Poèmes Choisis)

?

Nxb Nguyên Khang 1963

Bản dịch: Simone Kuhnen de la Coeuillerie

































Lửa Từ Bi 
1963































Ánh Trăng Đạo Lý


1966





























Die Achtundzwanzig Sterne

Thơ dịch ra Đức ngữ 

Dịch giả: Kosma Ziegler
Nxb Hoffmann Und Campe 1966

































Bút Nở Hoa Đàm

Vạn Hạnh xuất bản 1967
































Nhị Thập Bát Tú

?
1968































Cành Mai Trắng Mộng

Văn Uyển xuất bản 1968





Cành mai trắng mộng



Thời gian chập lại cả đôi kim;
Một phóng, mười hai mũi trúng tim.
Giờ điểm Giao-thừa... Ai gọi đó?
Mang mang tiềm thức bóng quê chìm.

Góc màn sương khói nằm im,

Cố đô mờ nét cuốn phim tháng ngày
Đã từ lâu... Thoắt giờ đây
Lòng căng thẳng chiếu lên đầy bóng quê.

Hàng Cót trường tan, sóng tóc thề

Dâng vào Yên-phụ ngược con đê;
Xuôi ra Cống Chéo sang Hàng Lược;
Từng dấu bèo theo giạt bến mê.

Vàng thêu tượng đá Vua Lê;

Cây quỳnh giao, lối đi về Chợ Phiên.
Thoát thai từ truyện thần tiên
Phất phơ bướm nhỏ chim hiền tung tăng.

Đêm vườn Bách-thảo hội hoa-đăng,

Cặp má đào ai giợn tuyết băng?
Chiếc vượn non Nùng ngân tiếng hót,
Rung theo hồn đá với hồn trăng.

Mùa thu Hà-nội trẻ măng

Gió may cũng gió Gác Đằng nhiều phen.
Sánh vai nhau chọn hàng "len",
Đẹp đôi cho đất trời ghen hai người.

Xe điện Hà-đông xuống nửa vời;

Mưa phùn men bốc cỏ xanh tươi.
Vùng Thanh-xuân, buổi Thanh-minh ấy
Chẳng biết chàng si hẹn gặp ai?

Rồng lên một bóng u hoài;
Ôi thôi, từng khúc ngã dài tâm tư!
Chín giao thừa, tám năm dư;
Cành mai trắng mộng, đêm trừ-tịch xuông.

Tin xuân lữ thứ nghẹn hồi chuông,
Lệ vỡ mười hai "nốt nhạc" cuồng.
Sân khấu lùi xa vào ký ức,
Phai dần hư ảnh cánh màn buông.

Khói đâu mờ tím căn buồng;
Thời gian ai đốt trên luồng thần giao?
Cố đô lửa ấy gan nào?
Sài-đô son sắt như bào như nung.



(Sài-gòn 1963) 



























Ta Đợi Em Từ Ba Mươi Năm


An Tiêm xuất bản 1970



(trích)

Lời Tác Giả


Đã từ lâu, tôi có ước nguyện gom góp lại những bài thơ "tình yêu" viết trong tuổi hoa, để in thành tập riêng, điều đó sẽ giúp tôi sống trọn vẹn cùng muôn ngàn ảo ảnh xa xưa. Đành rằng tình yêu không chịu ràng buộc nào, giới hạn nào - vâng, Tình Yêu vốn không tuổi! - nhưng tôi nhiều khi cảm thấy mình đặc biệt ưa thích những bài thơ "tình yêu" viết từ trước tuổi Bốn mươi; nghĩa là trước buổi Qua Phân đau đớn, trước cái giờ phút tôi giã biệt hồ Gươm, cửa Bắc, để gắng gượng làm thân "con chim bằng vỗ cánh dời sang Nam minh". Ý định nhen nhúm từ lâu; nên hôm nay được lời đề nghị của nhà xuất bản AN TIÊM tôi không còn điều chi ngần ngại nữa. Nhan đề tập thơ, tôi cũng có sẵn: 

"TA ĐỢI EM TỪ BA MƯƠI NĂM" 

Bảy chữ này chính là câu đầu của bài CHỜ ĐỢI HOÀI CÔNG, viết khoảng 1946 và đã in trong tập RỪNG PHONG tám năm sau đó. Tuy nhiên, ngoài những thi bản lựa trong ba tập: THƠ SAY (1940), MÂY (1943) và RỪNG PHONG (1954), tôi cũng lựa cả một số ít bài trong tập HOA ĐĂNG (1959) và tập TRỜI MỘT PHƯƠNG (1962); vì lẽ: mặc dầu hai tập này chỉ mới xuất bản gần đây, nhưng mấy bài thơ "tình yêu" kia, tôi đã sáng tác ngay từ khi còn ở HÀ NỘI. 

Sàigòn đầu mùa mưa, năm Kỷ Dậu Tây lịch 1969 

VŨ HOÀNG CHƯƠNG






















Tân Thi

?

Nxb Nam Chi Sài Gòn 1970

























Loạn Trung Bút
?

tùy bút, văn diễn thuyết, nxb Khai Trí 1970

































Ngồi Quán

1971



























Đời Vắng Em Rồi Say Với Ai

1971





























Chúng Ta Mất Hết Chỉ Còn Nhau

1973

























Ta Đã Làm Chi Đời Ta

Nxb  Trương Vĩnh Ký
Hồi ký 1974


(...)



------------------------------
trích 1 phần từ blog phan nguyên
=========================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét