Duơng Nghiễm Mậu, Anh Tôi
Nhận đuợc tin con trai lớn của anh lập gia đình, Tháng Mười 2002, tôi quyết định ngay, không chần chừ, về Saigon gặp lại anh chị em sau 8 năm xa cách - tôi xuất cảnh đầu Tháng 11-1994 trong chương trình nhân đạo gọi là HO, là 12 năm sau ngày tôi ra khỏi trại lao cải của phe thắng trận.
Hơn một tháng sau ngày quốc khánh của chế độ cộng sản, các con đuờng nhỏ của khu cư xá gần nhà thờ Ba Chuông còn chìm trong cờ đỏ, như mô tả nhà thơ bị chế độ toàn trị thanh trừng năm xưa "Tôi đi, không thấy phố, không thấy nhà - chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ". Tôi về thăm quê hương lần đầu tiên để thấy ngôi nhà sập xệ đã đuợc xây mới, với kỹ sư xây dựng là thứ nam của anh. Sáng sủa, thoáng mát.
Vừa bước qua cửa, khách thấy ngay một hàng ghế sát tường của phòng khách (tạm gọi thế) có dựa lưng là những tấm sơn mài mặt nạ hát bội. Đủ cả vua, quan, trung thần, phản thần. Vài bức tranh Trưng Vuơng, Chúa, Phật rải rác hai bên tường. Nhìn chung là một phòng khách đơn giản. Một không khí hơi lạ, nhưng dễ chịu. Không có các sản phẩm tiện nghi thời thượng.
Vào thời gian ấy, chị dâu tôi tốt nghiệp ban Anh-văn đại học sư phạm đã đuợc trở lại công việc đã đuợc đào tạo, để dạy tại nơi gọ là "đại học mở", luơng phạn đủ sống (kha ùhơn truờng công lập của thời bao cấp lãnh tiêu chuẩn gạo, thịt ở trường). Hai cháu cũng đã học xong bậc kỹ sư, một theo xây dựng, một theo nghề cơ khí. Chủ nhà ngồi đối diện bạn với nụ cười sẵn sàng trên môi. Luôn ung dung như thế, như mọi người nhận xét - Tôi nhớ có lần anh nói với ai đó "Hỏi ra quan ấy ăn luơng vợ". Tranh sơn mài minh họa cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, tượng binh của Nguyễn Huệ tiến đánh quân Nguyên, chùa Một Cột, nhà thờ Đức Bà, Thánh Gióng…. treo rải rác hai bên tường ngó xuống bàn trà của chủ và khách.
Giã từ đi tái định cư tại Hoa Kỳ, tôi xin bức sơn mài tái hiện tranh Từ Hải của họa sĩ Nguyễn Trung, mang theo làm kỷ niệm.
Hung tin đến với tôi tại Hoa Kỳ cũng là không ngờ, như khi anh Nghiễm đến trại tập trung ở Long Khánh thăm tôi, năm 1982, với băng đen để tang khâu trên ngực áo - Tôi biêát ngay, vì bố tôi đã ngã bệnh, liệt giuờng từ năm 1996. Đám tang của ông không có mặt tôi và cô em gái là giáo sư trung học vuợt biên, bị bắt, đang bị giam. Lạ thật, lần này, hai anh em tôi không tiễn anh đến lò thiêu. Cô Từ là nhà giáo - anh Nghiễm và tôi theo nghề viết lách. Thân phụ của chúng tôi ngã bệnh từ 1976, bại liệt luôn (có lẽ là tai biến mạch máu não) - cụ mất 4 năm sau.
Anh Nghiễm đi thăm nuôi, báo tin, tôi không thấy bất ngờ. Cụ đã dặn trước "hoả thiêu là gọn nhất". Khi ấy tôi đang ở trại Z-30A (Long Khánh). Em gái tôi đang bị tù vì vuợt biên bất thành. Thật lạ, cũng như kỳ ấy, hai anh em không có mặt khi anh Nghiễm ra đi (cô đang trông cháu nội ở Brussels).
Tôi đuợc trả tự do đầu năm 1982, về gặp đại gia đình không còn cụ, một người cha bao dung, thông cảm, phóng khoáng. Và, chú ruột của chúng tôi trường thọ còn sống an phận nghèo ở làng quê, cách Hà nội khoảng 20 kilomét, chỉ biết ruộng đồng và không là đảng viên cộng sản. Anh đang định tập họp các em về chơi quê nội vào Tháng 9-2016 này, nhân dịp sinh nhật thứ 90 của chú tôi, nhưng …. Chú tôi, nguời anh em duy nhất còn lại của thế hệ bố tôi (không có con) cảm thấy rất hãnh diện với làng nước về các con của anh mình.
Sau tôi, một em gái là cô giáo lý hoá tốt nghiệp Đại học Sư Phạm, 4 em trai là bác sĩ, kỹ sư xây dựng, kỹ sư điện, kỹ sư điện tử. Dâu, rể của bố tôi đều giỏi và tử tế, đúng theo nhân sinh quan của ông là "sống cho đàng hoàng", không là lý tưởng cao siêu. Sau di cư, tuy bố tôi là công chức quèn, nhưng gia đình sống không đói, không rét, vì "khéo ăn thì no, khéo co thì ấm" - anh em chúng tôi đuợc đi học đầy đủ. Bố tôi muốn biết kinh đô nhà vua là thế nào, nên di cư vào Huế năm 1954 - khoảng 2 năm sau, cả nhà lại dời cư vào Nhatrang sau một trận lụt phải kê giuờng lên ghế đẩu tại một ngôi nhà trong thành nội Huế có nền cao gần một mét. Hai anh em vào Saigon học trước khi cả nhà vào Hòn Ngọc Viễn Đông (năm 1965 nếu không lầm). Vận nước là thế, cá nhân và nhiều gia đình phải nổi trôi theo.
Di cư vào Nam, anh Nghiễm giữ lại nhiều kỷ niệm về Hà Nội. Một nhạc sĩ viết "Tôi xa Hanội năm lên 18 khi vừa biết yêu" - không rõ anh yêu ai chưa vào thời điểm chia đôi đất nước. Tôi có nghe phong thanh anh có cảm tình đặc biệt với em gái của bạn cùng lớp. Với riêng tôi thì lơ mơ nhớ con đuờng từ nhà đến trường, vuợt qua đường Hàng Da, ở đuờng Hàng Than. Thời ấy tại trường Nguyễn Công Trứ (Hà Nội) còn một ông thầy mặc áo the, thỉnh thoảng dùng thước gỗ đánh vào bàn tay học trò phạm lỗi, là ký ức tôi không bao giờ quên đuợc. Anh Nghiễm học trường Chu văn An - bạn cũ của anh từ thuở ấy là huynh trưởng gia đình Phật tử, nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu có thời gian làm việc với đài phát thanh VNCR mà nhiều người biết (đã mất ở California). Anh Nghiễm yêu thích Hànội vì kỷ niệm thời đi học và cảnh đẹp của nó - có sông, hồ, Văn Miếu. Có dịp thì anh lại ra chơi, thường thì hai, ba năm một lần. Hơn nữa, anh còn một người bạn thời học trường Chu Văn An, sau theo ngành nông lâm, về hưu vẫn đuợc mời dự các hội thảo quốc tế về trôàng rừng, vì là chuyên gia phủ xanh đồi núi.
Về biến cố Tết Mậu Thân, rất may là không ai trong gia đình chúng tôi bị ảnh hưởng. Vào thời điểm ấy, anh Nghiễm đang làm việc tại đài Tiếng Nói Tự Do, dưới quyền ông Vũ Quang Ninh, tôi làm tại đài Saigon, tiếng nói của Việt Nam Cộng Hòa. Sau 1975, anh Nghiễm bị tống giam vì Dương Nghiễm Mậu bị xếp hạng là "biệt kích cầm bút" và đuợc thả một năm sau.
Bây giờ nghĩ lại, tôi mới thấy hai anh em thân thiết với nhau trong hoàn cảnh khó khăn, cụ thể là sau biến cố "đứt phim 30 Tháng Tư". Và, chính trong những điều kiện nghiệt ngã của đổi đời, hai anh em tôi gắn bó hơn trước - mỗi khi thất nghiệp, rảnh, tôi đạp xe đạp đến gặp anh. Anh vừa làm tranh vừa trò chuyện. Nhiều lúc thật khó khăn - anh kể: Chị đi chợ về bảo thịt tăng giá nữa, anh bảo dễ mà, mình giảm ăn thịt một lần trong tuần. Có khi tôi trở về với một bao gạo nhỏ (10 hay 20 kilo) của anh chị chia sẻ. Anh luôn vững vàng trong mọi hoàn cảnh, và luôn mở lòng. Có khi bạn nghèo đến với cảnh khốn khó, anh mở tự điển, tìm một tờ 20 đô kẹp trong đó, tặng bạn với một câu an ủi "Cầm lấy xài đỡ". Có khi tôi đuợc nhận một tờ như thế.
Anh ra đi không hẹn trước, không để các em có thì giờ từ giã - đầu Tháng 8-2016. Bất ngờ với mọi người. Bởi, không thấy một dấu hiệu bệnh tật nào ở anh từ nhiều chục năm. Anh vẫn chạy bộ một giờ mỗi sáng trước khi về nhà tự pha caphê sáng, kéo ghế ngồi trước cửa nhà đọc báo. Trưa cũng như tối, anh ngủ ở tầng không ngăn phòng, không quạt, không máy lạnh - anh chia thì giờ để làm bếp cho vợ và các con đi làm. Anh thường kiêm luôn việc đi chợ luôn, các bà bán hàng ở chợ cư xá quen mặt và biết, nên việc mua bán luôn chóng vánh. Là một người mẫu mực, anh làm việc có tổ chức trong mọi trường hợp. Và, anh vẫn viết.
Trong 8 lần về Vietnam thăm anh chị em, tôi thấy thỉnh thoảng anh ngồi vào bàn viết - chẳúng thế mà Xuân Việt Báo có bài của anh trong nhiều năm qua. Vả chăng, làm sao nhà văn có thể giam kín trong đầu những thao thức của mình với số phận con người giữa một xã hội biến đổi khôn luờng theo hướng xấu, khi tập đoàn cường quyền là phe thắng trận.
Nhỏ hơn anh 9 tuổi, chuyện văn chương của Dương Nghiễm Mậu trước 1954 tôi không đuợc rõ tuy biết chắc anh có làm báo trong trường. Thuở ấy, học trò tập tành văn thơ bằng những trang báo là tập vở, do anh nào viết chữ đẹp và có khiếu hội họa trình bày. Tôi không biết anh đã chọn bút hiệu nào trong thời gian này hay chưa. Riêng về bút hiệu Huơng Việt Hương, tôi có biết khi anh gửi bài cho "Văn Nghệ Học Sinh", trước 1958. Nhà báo Viên Linh nói là có thơ lấy bút hiệu HVH - cho tới gần đây, tôi không biết anh có làm thơ trong buổi đầu viết lách. Tôi không nhớ nhiều về thời gian anh viết đều, thường xuyên gửi bài cho các tạp chí - tôi luời nhớ và hiện nay muợn máy móc nhớ mọi thứ. Tôi tin rằng "Ruợu chưa đủ" chỉ là cái cớ "có thể gọi là lý thú" để ông Mai Thảo viết về Dương Nghiễm Mậu - giai thoại về một nhân vật nổi tiếng là bình thường. Đúng hay sai có hề gì? Tôi biết một bài của ông viết về anh tôi, là "Con đường Duơng Nghiễm Mậu". Từ 1958, DNM đã viết, viết đều hơn, gửi bài cho nhiều báo khác nhau.
Nhiều truyện ngắn của "buổi ban sơ" của Dương Nghiễm Mậu không còn, tôi tin thế, có thể vì là không ưng ý nên không đuợc lưu lại. Một số truyện ngắn chưa in thành tập đã đuợc xuất bản tại Hoa Kỳ là "Trời Cao Đất Dày", tôi không nhớ năm (hình như sau 4 cuốn tái bản trong nước, 2007). Mở ngoặc ở đây để nói chút riêng tư - chuyện này tôi cảm thấy rất thú vị về một "đại tá quân đội nhân dân" sưu tầm 5, 6 cuốn của Dương Nghiễm Mậu, nhân dịp gặp đuợc anh tại Hànội nhờ bạn bè văn thi sĩ nào đó mách nước, tìm đến xin chữ ký của tác giả. Trong những lần đi chơi Hànội, Dương Nghiễm Mậu cũng tiếp xúc một số văn thi sĩ hiểu biết.
Dương Nghiễm Mậu viết về chiến tranh để phô bày tính chất phi lý, vô nhân đạo của cuộc chiến mà họ tô màu là giải phóng - anh em chúng tôi không hô hào trốn quân dịch, vì Miền Nam bị tấn công, phải tự vệ, không thể buông xuôi. Ngoài ra, nên khẳng định với nhau rằng chống chiến tranh không là xấu - cả thế giới muốn hoà bình, nhưng không yên, vì phe gây chiến luôn sáng tác một khẩu hiệu để dùng làm bình phong. Dương Nghiễm Mậu không là nhà văn phản chiến - tôi có bài viết không lâu sau khi cuốn "Trời Cao Đất Dày" của anh đuợc xuất bản tại nam California, tựa đề "Dương Nghiễm Mậu, ngưòi đặt vấn đề". Tôi muốn nói: DNM thấy chiến tranh không là giải pháp, không là cách đưa đất nước tới một tương lai tươi sáng - bom đạn không giải phóng ai.
Như chúng ta có thể thấy: phong trào giải thực sau thế chiến đã trả lại độc lập cho các nước Bắc Phi sau trên dưới một thế kỷ là thuộc địa của người da trắng. Về thắng bại 41 năm trước, con trai tôi đi lính, đóng ở Nam Hàn khi về hỏi tôi "Sao thua khi đuợc Hoa Kỳ hậu thuẫn". Câu trả lời của tôi là "Với tập đoàn độc tài sẵn sàng nuớng một triệu sinh mạng vào biển lưả của bom đạn, phe không-cộng-sản phải thua, vì không thể ác như thế, không thể phung phí xương màu của dân như thế. Dương Nghiễm Mậu cũng thấy đường lối chính sách các chính quyền của miền nam là không thich hợp, phần vì chi phối của ngoại bang, phần vì dân trí còn thấp, chưa có kinh nghiệm thực hành dân chủ. Tôi viết: Dương Nghiễm Mậu không lập thuyết, nhưng ông thấy rằng chúng ta không chỉ có hai lựa chọn trong thời kỳ ấy. Nghĩa là, ông đặt vấn đề, để độc giả suy nghĩ và lựa chọn. Tôi viết đại ý: sau ngày chia đôi đất nước, việc chống cộng hầu như đuợc khoán trắng cho chính quyền và quân đội - cả hai hành động không hữu hiệu trong khi các tầng lớp xã hộïi tập tành dân chủ. Dương Nghiễm Mậu cũng nói thoáng qua về một thành phần trong các Tướng, là phe nắm quyền thời loạn, sống ích kỷ, phe phái, kiêu binh không khác các quan binh thời Từ Hải nổi loạn. Nội dung trong các tác phẩm của DNM không nhằm bài bác riêng chế độ Cộng sản - có lẽ vì thế, họ không cảm thấy nhột, chỉ giam anh khoảng một năm, ra tù cùng một ngày với chị Nhã Ca.
Về 4 tác phẩm đuợc tái bản trong nước, điều tôi biết chắc là Dương Nghiễm Mậu yêu cầu không sửa văn, nhưng đuợc phép "đục bỏ" một câu, một đoạn nào đó. Yêu cầu của anh đuợc đáp ứng. Phản ứng của các phe bênh và chống Dương Nghiễm Mậu sôi nổi một thời gian - anh Nghiễm theo dõi hàng ngày, qua báo chí của "lề phải" và chỉ mỉm cuời trong lúc uống bia, hút thuốc. Bốn tác phẩm đuợc tái bản viết trước 1975. Nhà xuất bản Phương Nam là một cơ sở kinh doanh, họ lo việc xin phép, và ai đứng phiá sau thì tôi không biết. Cũng nên nhớ rằng khi học bất kỳ môn võ nào, nhập môn luôn là chống đỡ, tập té ngã sao cho không bị thương. Sau 1975, Dương Nghiễm Mậu hạn chế giao tiếp cũng là theo hướng ấy. Mở tung cửa ngoài khi tiếp khách - có bia bọt với bạn nào đó, thì chọn quán bình dân gần nhà. Mỗi sáng mài tranh, gắn vỏ trứng, vỏ ốc ngay trước hiên nhà.
Gần đây, sau khi Dương Nghiễm Mậu đã "mãn phần", lúc đuợc phỏng vấn về anh, tôi có dịp khẳng định với độc giả rằêng đảng Cộng sản không bao giờ xét lại, càng rất nghiêm khắc với văn chương, giáo dục. Đảng CS biết áp dụng chiến thuật "nhồi sọ" để làm công việc gọi là "lộng giả thành chân" mà kỹ nghệ quảng cáo phát triển ngày càng tinh vi và khai thác rất thành công. Phe thua không chỉ gồm những người cầm súng tại miền nam, mà cả hàng chục triệu dân bị lừa, cũng như hàng trăm triệu người sa bẫy từ Nga đến Hoa Lục, Bắc Hàn, Cuba.
Bản thân tôi yêu thích thơ văn, cũng tập tành viết lách. Anh Dương Nghiễm Mậu làm truyền thông hàng ngày, viết phóng sự, cũng là viết văn hàng ngày. Thỉnh thoảng, tôi viết tùy bút, như là kể chuyện. Điểm chung của anh em tôi là "sống cho đàng hoàng" như giáo huấn của cha chú trong nhà - làm gì cũng phải làm đàng hoàng. Xin lang thang ra ngoài một chút ở đây: Dương Nghiễm Mậu làm sơn mài sau 75 tôi tin vừa là cơ may mà cũng là sự chọn lựa khôn ngoan của anh, vì nghề này không nặng nhọc và có yếu tố nghệ thuật cho phép anh ẩn mình vào đó. Cá nhân tôi làm thợ mộc khoảng 10 năm sau ngày ra khỏi trại tập trung cải tạo, cũng có khi nhận thấy cảm giác hoàn thành tác phẩm sau khi xong việc trang trí nội thất tư gia hay xong món đồ đuợc đặt hàng theo catalogue (không có sẵn ngoài tiệm) để trang trí phòng khách hay phòng ngủ.
Đúng là Dương Nghiễm Mậu còn nặng nợ với văn chương - anh đang viết "Tự truyện Nguyễn Du", gửi gấm các thao thức về tương lai của dân tộc khi mà không còn ngôn ngữ nào để mô tả đầy đủ những con người cộng sản của chế độ hậu 75. Tác phẩm này con anh sẽ xuất bản khi thuận lợi.
Không ai sống mãi - tử biệt sinh ly là lẽ thường mọi người phải trải qua. Tôi thường bình tĩnh trong những trường hợp thế này, như khi hay tin anh, sáng 28-2016 tại California - tôi cũng báo tin chị dâu "em không về, đằng nào thì …". Vả chăng, hai con trai của anh chị và tất cả các em bên nhà rất tận tụy, chu đáo, ấm cúng. Tôi tưởng là anh Nghiễm có thể sống thọ 90 tuổi - ai cũng thấy anh hồng hào, tươi tỉnh, lạc quan. Anh chạy bộ khoảng một giờ mỗi sáng. Tôi về chơi năm 2013 đuợc anh pha cà phê mỗi sáng, thay phiên nhau đọc 2, 3 tờ báo hàng ngày. Anh vẫn hút thuốc, uống bia - nhưng, luôn điều độ, kỷ luật. Có khi tôi nghĩ anh sẽ là người khóc tôi, vì tôi mới mổ ung thư phổi cuối Tháng Ba-2016, có thể đi chầu ông bà trước không chừng. Tôi gọi chết là "mãn phần", là lẽ thường, không là Chúa gọi hay là đi chầu Phật, không ai tránh khỏi - buồn nhưng phải bình tĩnh.
Tôi nhận đuợc tin anh rất bất ngờ - tin đuợc gửi từ Saigon bằng e-mail, mà tôi không mở xem sớm, tới khi bạn văn Đặng Phú Phong gọi phone để hỏi mới biết. Sau tôi biết chị dâu tôi báo tin bằng e-mail cho chị Nhã Ca trong khi vợ họa sĩ Nguyên Khai báo tin cho báo Người Việt. Trưa hôm ấy, tôi tới toà soạn Việt Báo viết cáo phó, báo tin bằng hữu và độc giả "Dương Nghiễm Mậu đã mãn phần". Mãn phần là chữ mà tôi chọn cho bằng đuợc, và thâáy là đúng nhất. Hết phần - ai cũng có phần, tới đó là đủ. Thế thôi.
+ vợ chồng trưởng nam, Phí Từ Việt và 2 cháu.
Loài người có những giá trị trường cửu, muôn đời, là sống đơn giản, tương trợ, tha thứ, biết phục thiện - các tôn giáo, các bậc hiền triết đều dạy những nội dung này bằng những cách khác nhau. Dương Nghiễm Mậu có chỗ đứng thich hợp của anh trong văn học sử VN. Tôi luôn nghĩ rằng: người đàng hoàng luôn đuợc kính trọng - đảng CS có quyền không thích Dương Nghiễm Mậu, nhưng họ không thể không kính nể. Thời gian là bộ máy sàng lọc - tôi tin rằng nghệ thuật đuợc các thế hệ công nhận và thưởng ngoạn theo cách khác nhau. Vả chăng, thiếu gì những cái đẹp có giá trị phổ quát tồn tại lâu dài. Không phải sao? Sống và viết 80 năm, tôi tin rằng Dương Nghiễm Mậu thấy đã là đủ, nếu bằng cách nào đó bây giờ tôi có thể hỏi anh linh của anh. Đủ buồn vui, thăng trầm, may rủi, cay đắng, ngọt bùi. Nên, ngay hôm 2-8, tới toà soạn Việt Báo viết cáo phó, tôi dùng chữ mãn phần - đủ phần, không thiếu phần. Tôi cũng tin rằng chị DNM và các con cháu của anh tán đồng chữ này. Văn nghệ sĩ trong nước đánh giá khác nhau - nhung, ban biên tập Tự Điển Văn Học đã nói tới anh, công nhận giá trị văn chương của văn nghiệp của anh. Cũng như, giới cầm bút của chế độ CS sau cùng cũng đã phải thừa nhận công lao của Tự Lực Văn Đoàn ở vai trò củng cố và phát triển tiếng Việt trong nửa đầu của thế kỷ 20. Con người Dương Nghiễm Mậu không còn nữa, nhưng các tác phẩm của anh còn đó, đuợc nhiều người lưu giữ với sự trân trọng, yêu mến. Không còn bài viết hàng năm đóng góp giai phẩm Xuân Việt Báo - nhưng, tên anh vẫn đuợc nhắc tới lúc này, lúc khác, nơi này nơi khác, khi tôi và 7 người em đuợc giới thiệu với bạn mới là "em của Dương Nghiễm Mậu". Với cá nhân tôi, không bao giờ thấy nửa tờ giấy bạc 20 Mỹ kim kẹp trong một cuốn sách mà anh trao cho tôi vào lúc ngặt nghèo.
Nhưng, tôi thú thật là có vài điều tiếc - một là chưa có dịp đón anh sang chơi Hoa Kỳ, quê mới của người Việt tị nạn Cộng sản. Anh không hề gợi ý muốn đi một lần cho biết - và tôi cũng biết chắc anh không là người yêu thích xã hội tiêu thụ và cạnh tranh hối hả, cực nhọc như Hoa Kỳ. (...)
---------
(...) - tạm lược một số chữ . (Bt)
---------
(...) - tạm lược một số chữ . (Bt)
Một nén nhang thương tiếc anh.
Phí Ích Bành
****
Nhớ Dương Nghiễm Mậu Cùng Ra Tù Một Ngày
- Vâng. Đó là một ngày 1977. Đây là đoạn hồi ký Nhã Ca viết về ngày ấy. Có anh và các bạn.
Hình: Nguyễn Trung vẽ năm 1976, khi Nhã đang còn trong nhà tù.
. . . Về thật. Cả khóa thu hoạch tập trung ở một phòng lớn phía cổng trại. Tôi đến sau, nhưng được kêu lên ký tên làm thủ tục trước.
Mẫu giấy cam kết có sẵn. Tên. Tuổi. Chấp hành mọi pháp lệnh, nghĩa vụ. Tiếp tay với chính quyền bảo vệ cách mạng. Tố giác kịp thời mọi âm mưu hành động xấu của bọn phản động. Cam đoan không trốn ra nước ngoài. Khỉ.
"Các anh ai nấy có một mình, giấy tờ xong là thong dong ra về. Chị Nhã Ca còn phải có 5 phút tranh thủ từ biệt anh Từ. Nhường chị ấy ký trước. Vui vẻ chứ."
Vui cả. Nhiều tiếng cười, hùa theo câu nói của cán bộ Tiến, người phụ trách lớp thu hoạch.
"Ký lẹ lên. Từ nó chờ kìa Nhã."
Thấy tôi xem đi xem lại bản cam kết, anh Hoàng Anh Tuấn giục.
Thì ký.
Đến phiên gã cán bộ Tiến xách dùm mấy món đồ lỏng chỏng, đưa tôi vào lại khu C một. Từ được kêu ra. Chúng tôi đứng bên nhau ngay trước cửa cát sô cũ. Hồi mới bị bắt, trước khi cùng được đưa sang Chí Hòa, tôi đã trọ một đêm ở đây. Mới đó, hơn một năm.
"Em được tha. Chỉ cho gặp vài phút. Có gì cần anh dặn dò đi. Em sẽ lo được."
"Lo cho các con. Em sẽ cực nhọc lắm. Không cần phải bận tâm đến anh."
"Vớ vẩn. Em và các con sẽ thăm nuôi anh kỳ tới. Chắc anh sẽ đi lao động. Ít ra là ba năm. Phải vậy không, cán bộ Tiến?"
Gã cán bộ đứng cách hai bước, cười cười làm thinh, lùi xa thêm bước nữa.
"Đừng tiếc. Chúng ta không còn gì ở xứ này. Gom góp được chút gì, em lo cho các con đến được nơi an toàn. Đừng quên giữ sức khỏe, tập thở đều, cư xử xứng đáng."
"Chẳng còn gì để lại cho anh. Cần gì không? Em sẽ lo được. Trong túi này, có cái lược nhỏ."
"Anh sẽ giữ gìn nó."
"Anh tranh thủ nhận đồ đi. Chị còn phải trở ra tập họp nhận lệnh tha kẻo các anh ấy chờ."
Gã cán bộ bước lại gần thêm một bước.
"Yên tâm nhé. Hôn các con dùm anh. Các con sẽ thay Bố, hôn Mẹ."
Tôi đưa ba ngón tay lên. Gật đầu. Ba năm đấy. Chỉ vậy rồi khuất. Chắc chưa được năm phút.
Chợ Bà Chiểu vẫn đông nghẹt. Cánh cổng tù mở đóng bình an. Từ ngoài nhìn lại, không bảng hiệu, không lính canh. Sâu vào trong, nổi lên cao, thấy những nóc nhà thợ thuyền đang lợp mái. Êm ả, thanh bình, như cổng một trường học đang chỉnh trang, xây cất. Phải nhìn lại lần nữa. Bao năm, hai đứa một nhà, dù là nhà tù. Từ nay, không chung một mái nữa.
"Tên nào còn tí tiền lẻ, anh em mình làm chầu cà phê chứ?"
Hoàng Anh Tuấn, Thân Trọng Kỳ, Hoàng Vĩnh Lộc, Hồng Dương, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Hữu Hiệu… Hai mươi ông cười nói râm ran. Thêm anh Minh Đăng Khánh với tôi cà nhắc lê từng bước.
"Chị Nhã Ca, tôi đưa chị về."
Một cái Honda dừng lại trước mặt tôi. Mười Kết.
"Cám ơn anh. Tôi muốn đi bộ."
"Chị không đi bộ được. Tôi có hứa với các cháu sẽ đưa chị về tận nhà ngay bây giờ. Các cháu đang chờ."
"Về với các cháu cho lẹ lên. Cái cô Nhã này, có Honda ôm còn làm tàng. Còn đồng nào trong túi, đưa hết đây. Cà phê tỉnh tí coi."
Dương Nghiễm Mậu nói.
"Hơn hai mươi đồng. Dư chầu cà phê. Rảnh, anh xuống Tự Do nghe."
Tôi dốc túi. Cười. Lên xe.
Toyota. Mazda. Xe buýt. Xe bắt chó dại. Bây giờ tới xe honda ôm. Chẳng biết còn thứ xe nào nữa .
(trích NHÃ CA HỒI KÝ, viết tại Thụy Điển 1988)
Nhã Ca
****
1
Trước khi lên đường đi Thụy Điển, Từ viết vội mấy chữ cho tôi - để có một lá thư, viết từ đất nước đó, mang dòng mực ở xứ sở đó, gói ghém chút không khí Sàigòn - ôi Sàigòn bây giờù thế này ư - ghé qua Nghiễm lấy địa chỉ gửi qua tôi - Nghiễm viết thêm: ta nhớ ngày nào năm 1954 dời Hà Nội ta nhìn lại thành phố một lần nữa, một người lại ra đi, ra đi và không biết khi nào trở lại. Hơn ba mươi năm rồi, rồi lại sắp hai, ba mươi năm nữa đấy.
Từ kể lại tháng 9 năm 1987 từ trại tù trở về, một đêm rủ Nhã đi ra bờ sông Sàigòn, ngồi ngắm đêm trên mặt nước, Từ chỉ cho Nhã hình ảnh một con thuyền đi xuyên qua luồng ánh sáng lóng lánh phản chiếu bóng đèn từ bên kia sông, và nhắc lại với Nhã một lần, một đêm nào ba mươi năm trước, hai đứa tôi nằm ngủ thiếp trên ghế đá ngoài bờ sông quá nửa đêm chợt thức giấc, cũng nhìn thấy một con thuyền đen mỏng manh vụt lướt qua cắt ngang giải ánh sáng lấp loáng, ánh sáng phản chiếu một ngọn đèn mờ từ bên Thủ Thiêm đang ngủ trong tăm tối.
Con thuyền đen nhỏ như lưỡi dao vụt lên trên mặt sóng lăn tăn ánh sáng vẫn còn nguyên. Trong một tế bào nào đó, trong não bộ chằng chịt những thọ tưởng hành thức ba mươi năm ngắn ngủi của đời người, tất cả lại lóe sáng. Mặt sông đen thức giấc. Đêm nhiệt đới gió thổi ngoài sông. Những cột đèn lại ấp áp. Nguyễn Khắc Giảng lại cười. Phí Ích Nghiễm lại ghé qua. Lê Đình Điểu, Nguyễn Thụy Long, Đỗ Ngọc Yến… Tất cả lại quây quần chung quanh chảo cơm nóng ở nhà bà mẹ già đáng yêu đáng quý của Long. Rồi mỗi đứa lại đi, mỗi đứa một ngả, đàn con nuôi của bác, lũ con vô tích sự của các bà mẹ đã chẳng làm nên cơm cháo gì, mỗi đứa một đường. Còn bác, bà mẹ nuôi của chúng tôi, bác cũng đã lưu lạc khi Vạn Tượng, khi Sàigòn, bây giờ bác ở đâu?
Trước khi lên đường đi Thụy Điển, Từ viết vội mấy chữ cho tôi - để có một lá thư, viết từ đất nước đó, mang dòng mực ở xứ sở đó, gói ghém chút không khí Sàigòn - ôi Sàigòn bây giờù thế này ư - ghé qua Nghiễm lấy địa chỉ gửi qua tôi - Nghiễm viết thêm: ta nhớ ngày nào năm 1954 dời Hà Nội ta nhìn lại thành phố một lần nữa, một người lại ra đi, ra đi và không biết khi nào trở lại. Hơn ba mươi năm rồi, rồi lại sắp hai, ba mươi năm nữa đấy.
Từ kể lại tháng 9 năm 1987 từ trại tù trở về, một đêm rủ Nhã đi ra bờ sông Sàigòn, ngồi ngắm đêm trên mặt nước, Từ chỉ cho Nhã hình ảnh một con thuyền đi xuyên qua luồng ánh sáng lóng lánh phản chiếu bóng đèn từ bên kia sông, và nhắc lại với Nhã một lần, một đêm nào ba mươi năm trước, hai đứa tôi nằm ngủ thiếp trên ghế đá ngoài bờ sông quá nửa đêm chợt thức giấc, cũng nhìn thấy một con thuyền đen mỏng manh vụt lướt qua cắt ngang giải ánh sáng lấp loáng, ánh sáng phản chiếu một ngọn đèn mờ từ bên Thủ Thiêm đang ngủ trong tăm tối.
Con thuyền đen nhỏ như lưỡi dao vụt lên trên mặt sóng lăn tăn ánh sáng vẫn còn nguyên. Trong một tế bào nào đó, trong não bộ chằng chịt những thọ tưởng hành thức ba mươi năm ngắn ngủi của đời người, tất cả lại lóe sáng. Mặt sông đen thức giấc. Đêm nhiệt đới gió thổi ngoài sông. Những cột đèn lại ấp áp. Nguyễn Khắc Giảng lại cười. Phí Ích Nghiễm lại ghé qua. Lê Đình Điểu, Nguyễn Thụy Long, Đỗ Ngọc Yến… Tất cả lại quây quần chung quanh chảo cơm nóng ở nhà bà mẹ già đáng yêu đáng quý của Long. Rồi mỗi đứa lại đi, mỗi đứa một ngả, đàn con nuôi của bác, lũ con vô tích sự của các bà mẹ đã chẳng làm nên cơm cháo gì, mỗi đứa một đường. Còn bác, bà mẹ nuôi của chúng tôi, bác cũng đã lưu lạc khi Vạn Tượng, khi Sàigòn, bây giờ bác ở đâu?
2
Thời đó Từ ký tên là Hoài Nam, còn tôi thì mỗi năm lại đổi một bút hiệu, đến bây giờ cũng không nhớ những tên gì. Chúng tôi quen nhau ở tòa báo Văn Nghệ Học Sinh. Tòa báo chỉ có một người, anh Giang Tân, ngồi trong một căn phòng nhỏ xíu, trên lầu ba, lầu bốn của ngồi nhà in, in báo Cách Mạng Quốc Gia của ông Diệm. Hoài Nam viết đều đặn nhất cho báo VNHS, và viết hay nhất. Hắn có tài làm thơ thật dễ dàng, thơ bảy chữ cứ chạy ra thản nhiên như mình nói chuyện. Thơ u sầu, nhung nhớ, có chút Nguyễn Bính, có chút Quang Dũng, Thâm Tâm, và cả Huy Cận.
Mỗi tuần lễ tôi ra sạp báo đón mua tờ Văn Nghệ Học Sinh để coi có đăng bài của mình không, mỗi bài ký tên Đỗ Quý còn ghi thêm Văn đoàn Vành Khuyên. Phải, cái văn đoàn đó do Phạm Viết Đạt lập ra. Đạt lúc nào cũng đóng vai anh cả, lụ khụ như ông già, thương anh em như một gia đình thứ hai. Nguyễn Thị Thu, Hà Yên Chi, Nguyễn Tiến Hưng cũng ở nhóm đó. Hoài Nam không ở văn đoàn nào cả, và lũ chúng tôi phục hắn vì hắn có nhiều bài được chọn đăng hơn cả. Ở cái tờ báo đó tôi mới gặp Hương Việt Hương (Nghiễm), Viên Linh, Thùy Nhân (Giảng) và Tô Tam Kiệt (Nguyễn Vĩnh Đức), Lê Tất Điều, Lê Phi Điểu tức Lê Đình Điểu...
3
Nhã xuất hiện trên báo Văn Nghệ Học Sinh cùng thời gian đó với tên Trần Thị Thu Vân, rồi cùng bước sang các tờ báo "người lớn" cùng lúc với Từ. Trong bọn chúng tôi vẫn tụ họp ở nhà bác Long, ngõ hẻm đường Cầu Kho, Nguyễn Khắc Giảng là người Huế duy nhất. Hình như mỗi người Huế đều có mấy cô em gái, và mỗi cô em có vài ba cô bạn, tất cả đều là các cô gái Huế. Ở tuổi thanh niên của chúng tôi nói đến cô gái Huế là thấy có vẻ quyến rũ huyền hoặc. Tôi thèm thuồng địa vị của Giảng, và bắt đầu gọi hắn là Anh Giảng. Gọi riết thành quen. Anh Giảng giới thiệu một cô em họ cho tôi để viết thư. Một cô bạn của cô em, ở Huế, cho Nguyễn Thụy Long. Rồi Hoài Nam được ai đó giới thiệu với Trần Thị Thu Vân, số 1, Trần Thúc Nhẫn. Đến giờ này tôi vẫn còn nhớ cái địa chỉ đó, còn mấy địa chỉ của các cô khác đều quên cả, có lẽ vì Trần Thị Thu Vân cũng là thi sĩ, và là người duy nhất đi từ mối tình học trò tới thành vợ thành chồng, sanh con đẻ cái. Chỉ có ông đồ Phí Ích Nghiễm là vẫn cứ đạo mạo, không có mục ái tình lẩm cẩm.
Nghiễm cũng không có mục đạp xe lang thang ngoài đường, la cà quán cà phê Gió Bắc như Từ với tôi. Gió Bắc là một quán cà phê nhỏ nhỏ ở đường Phan Đình Phùng, gần Cao Thắng.
Mỗi tuần lễ tôi ra sạp báo đón mua tờ Văn Nghệ Học Sinh để coi có đăng bài của mình không, mỗi bài ký tên Đỗ Quý còn ghi thêm Văn đoàn Vành Khuyên. Phải, cái văn đoàn đó do Phạm Viết Đạt lập ra. Đạt lúc nào cũng đóng vai anh cả, lụ khụ như ông già, thương anh em như một gia đình thứ hai. Nguyễn Thị Thu, Hà Yên Chi, Nguyễn Tiến Hưng cũng ở nhóm đó. Hoài Nam không ở văn đoàn nào cả, và lũ chúng tôi phục hắn vì hắn có nhiều bài được chọn đăng hơn cả. Ở cái tờ báo đó tôi mới gặp Hương Việt Hương (Nghiễm), Viên Linh, Thùy Nhân (Giảng) và Tô Tam Kiệt (Nguyễn Vĩnh Đức), Lê Tất Điều, Lê Phi Điểu tức Lê Đình Điểu...
3
Nhã xuất hiện trên báo Văn Nghệ Học Sinh cùng thời gian đó với tên Trần Thị Thu Vân, rồi cùng bước sang các tờ báo "người lớn" cùng lúc với Từ. Trong bọn chúng tôi vẫn tụ họp ở nhà bác Long, ngõ hẻm đường Cầu Kho, Nguyễn Khắc Giảng là người Huế duy nhất. Hình như mỗi người Huế đều có mấy cô em gái, và mỗi cô em có vài ba cô bạn, tất cả đều là các cô gái Huế. Ở tuổi thanh niên của chúng tôi nói đến cô gái Huế là thấy có vẻ quyến rũ huyền hoặc. Tôi thèm thuồng địa vị của Giảng, và bắt đầu gọi hắn là Anh Giảng. Gọi riết thành quen. Anh Giảng giới thiệu một cô em họ cho tôi để viết thư. Một cô bạn của cô em, ở Huế, cho Nguyễn Thụy Long. Rồi Hoài Nam được ai đó giới thiệu với Trần Thị Thu Vân, số 1, Trần Thúc Nhẫn. Đến giờ này tôi vẫn còn nhớ cái địa chỉ đó, còn mấy địa chỉ của các cô khác đều quên cả, có lẽ vì Trần Thị Thu Vân cũng là thi sĩ, và là người duy nhất đi từ mối tình học trò tới thành vợ thành chồng, sanh con đẻ cái. Chỉ có ông đồ Phí Ích Nghiễm là vẫn cứ đạo mạo, không có mục ái tình lẩm cẩm.
Nghiễm cũng không có mục đạp xe lang thang ngoài đường, la cà quán cà phê Gió Bắc như Từ với tôi. Gió Bắc là một quán cà phê nhỏ nhỏ ở đường Phan Đình Phùng, gần Cao Thắng.
4
Năm 87 khi Từ mới ở tù ra, Nghiễm báo tin cho tôi: "Hoài Nam đi xa mới về, mừng cho nó. Hồi cụ còn sống (mẹ tôi) mỗi lần gặp ta cụ lại hỏi: Thằng Từ nó về chưa?"
Từ nó về rồi, đẻ ạ. Nhớ năm thằng Nghiễm, thằng Từ và con lên Đà Lạt đẻ nuôi. Ba đứa đi lang thang qua những đồi thông, những thác, những hồ.
Tuổi thanh niên của chúng ta vẫn đi lang thang trên những ngọn đồi cũ. Hãy hít thở mùi cỏ mới cắt, mùi nhựa thông. Hãy mỉm cười như lúc ba thằng chụp bức hình ở tiệm Lợi Ký. Rồi quên đi, quên đi.
Từ nó về rồi, đẻ ạ. Nhớ năm thằng Nghiễm, thằng Từ và con lên Đà Lạt đẻ nuôi. Ba đứa đi lang thang qua những đồi thông, những thác, những hồ.
Tuổi thanh niên của chúng ta vẫn đi lang thang trên những ngọn đồi cũ. Hãy hít thở mùi cỏ mới cắt, mùi nhựa thông. Hãy mỉm cười như lúc ba thằng chụp bức hình ở tiệm Lợi Ký. Rồi quên đi, quên đi.
Ngày 30 tháng Tư mỗi năm, dân Bắc Âu có lệ đốt lửa ban đêm mừng xuân tới. Cái đêm xuân ấy, năm 1988, khi đứng với Toàn trên một đỉnh đồi ở Thụy Điển, cùng nhìn những ánh lửa xa xa bập bùng trong gió đêm, tôi đọc thơ: Một người ở trên đồi đi xuống...
Toàn cười, nói ừ, tiếc là không có nó ở đây.
Tôi nói nó không ở đây mà nó vẫn có đó.
Đó là lúc chúng tôi cùng nhớ Nghiễm, thời lang thang qua những đồi thông, những thác, những hồ và tấm ảnh ba thằng ở Đà Lạt hơn 30 năm trước. Thơ Toàn làm và đọc trên đường đi, chỉ mấy câu, nghe qua là nhớ. Thơ nhớ có thể đọc thành tiếng. Nhưng ảnh trong trí nhớ thì khó làm hiện hình. Nào ngờ lại được nhìn thấy nó, nhờ Nghiễm. Tấm ảnh được gửi đi, khi anh biết Toàn - Quyên từ Montreal bay sang với chúng tôi. Nghiễm là vậy, luôn biết cách giữ nguyên vẹn những thứ tưởng đã tiêu vong, không thể còn lành lặn.
Mấy chữ Nghiễm ghi về tấm ảnh nhắc tôi cái thời "đã xa kinh" ấy là tháng Bẩy 1957, một năm Đinh Dậu.
Ngày ấy, Nghiễm vào Sài gòn lần đầu, mặt mũi đăm đăm như ông già, khi đứng bên cái cầu thang ọp ẹp phía sau nhà Bác Long. Bò lên mấy nấc thang, chui vô cái gác xép mái tôn hừng hực máu nóng thời tuổi trẻ, Nghiễm nhập bọn với nụ cười lặng lẽ. Đó là nơi có bài viết đầu tiên của Dương Nghiễm Mậu ở Sài gòn: Dưới Chân Cầu Thang. Tuần báo Tin Bắc đăng bài này. Nhà văn lão thành Nguyễn Đức Quỳnh cầm tờ báo, nói tôi đọc nó mà quặn cả ruột gan, đây là nhàø văn mới lạ nhất của chúng ta.
Một lần đâu đây, từ Sàigòn về, Toàn bảo tôi là Nghiễm khỏe, rất khỏe mà rất trẻ, hơn bọn mình xa. Vậy mà Nghiễm đi trước. Các bà mẹ của Toàn, của Long của chúng tôi không còn nữa. Lũ con vô tích sự của các cụï cũng lần lượt ra đi. Sau tin mất Nghiễm, Toàn gửi cho tôi bài thơ cũ, hình như lần đầu viết thành chữ, với lời đề tặng nhắc nhớ Nghiễm có đó, còn đó.
Mấy chữ Nghiễm ghi về tấm ảnh nhắc tôi cái thời "đã xa kinh" ấy là tháng Bẩy 1957, một năm Đinh Dậu.
Ngày ấy, Nghiễm vào Sài gòn lần đầu, mặt mũi đăm đăm như ông già, khi đứng bên cái cầu thang ọp ẹp phía sau nhà Bác Long. Bò lên mấy nấc thang, chui vô cái gác xép mái tôn hừng hực máu nóng thời tuổi trẻ, Nghiễm nhập bọn với nụ cười lặng lẽ. Đó là nơi có bài viết đầu tiên của Dương Nghiễm Mậu ở Sài gòn: Dưới Chân Cầu Thang. Tuần báo Tin Bắc đăng bài này. Nhà văn lão thành Nguyễn Đức Quỳnh cầm tờ báo, nói tôi đọc nó mà quặn cả ruột gan, đây là nhàø văn mới lạ nhất của chúng ta.
Một lần đâu đây, từ Sàigòn về, Toàn bảo tôi là Nghiễm khỏe, rất khỏe mà rất trẻ, hơn bọn mình xa. Vậy mà Nghiễm đi trước. Các bà mẹ của Toàn, của Long của chúng tôi không còn nữa. Lũ con vô tích sự của các cụï cũng lần lượt ra đi. Sau tin mất Nghiễm, Toàn gửi cho tôi bài thơ cũ, hình như lần đầu viết thành chữ, với lời đề tặng nhắc nhớ Nghiễm có đó, còn đó.
Một người từ trên đồi đi xuống
Cầm trong tay một nắm củi thông
Hai người từ trên đồi đi xuống
Hốt lá úa mang gom lại cùng
Ba người từ trên đồi đi xuống
Ngồi bên nhau chụm thành ngọn lửa
Bốn người từ trên đồi đi xuống.
Nói cho nghe rừng núi chập chùng.
Bài thơ Toàn làm và đọc khi chỉ có ba thằng. Ở đâu ra, người thứ bốn từ trên đồi đi xuống. Có phải đó là cái bóng, cái hồn của những đồi thông, những thác, những hồ... Nghiễm ơi, ông chắc đã gặp nó. Nó nói cái gì mà cứ rì rào mãi.
(trích từ VIETBAO.COM)
==============
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét