'DI SẢN VĂN HỌC MIỀN NAM' (III) / bài viết: Nguyễn văn Lục -- blog tiếng quê hương
DI SẢN VĂN HỌC MIỀN NAM (III)
Nguyễn văn Lục
Phần 1: Chính trị và văn học
Nếu lấy chính trị làm cột mốc cho văn học thì có thể chia văn học miền Nam làm hai thời kỳ: thời kỳ 1954-1963 và thời kỳ 1964-1975.
Trong hai giai đoạn này, biến cố chính trị liên quan đến đất nước thì cũng liên quan đến biến cố văn học.
Thời kỳ 1954 là giai đoạn nở rộ của nhiều dòng chảy văn học. Từ Bắc vào có tới hằng trăm văn Nghệ sĩ di cư hầu hết trẻ và chưa có mấy tên tuổi, trừ Vũ Hoàng Chương.
Họ đã hình thành một trào lưu văn học mới qua tờ Sáng Tạo với Mai Thảo, Trần Thanh Hiệp, Doãn Quốc Sỹ.
Từ phương Tây đổ về với nhiều trí thức trẻ, hầu hết từ Pháp về và khơi mào, cổ võ cho xu hướng triết học Hiện sinh cũng như Thơ Tự Do.
Triết học trở thành thời thượng. Cả một thời.
Cả giới trẻ. Nó xâm nhập vào văn chương, thi ca, tôn giáo cũng như thái độ chính trị.
Nhất là thái độ dấn thân, nhập cuộc. Với những tâm trạng, thao thức, chán chường, sự phi lý của cuộc đời.
(Xin xem thêm bài 20 năm triêt học Tây Phương ở miền Nam của tác giả).
Cạnh thơ Tự Do với Thanh Tâm Tuyền, Quách Thoại, tôi vẫn đứng xa mà nhìn. Nhưng lại dễ cảm với dòng thơ lục bát của Nguyên Sa. Phải nói lục bát kiểu Nguyên Sa mới trọn nghĩa.( Ông có viết một bài nhan đề: Cuộc hành trình có tên lục bát)
Và nếu có cuộc bình chọn, tôi sẽ chọn Nguyên Sa. Này nhé:
Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay’
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay’
Thêm vào, thi ca và âm nhạc như quyện vào nhau cùng cất cánh bay lên.
Còn nhớ năm 1955, thơ Phan Lạc Tuyên dược nhạc sĩ Đan Thọ phổ nhạc:
‘Anh về qua xóm nhỏ. Em chờ dưới gốc dừa. Nắng chiều lên mái tóc. Tình quê hương đơn sơ’.
Tôi vẫn tự hỏi, Cung Trầm Tưởng từ Paris về, nếu không có chỗ tựa là nhóm Sang Tạo và thơ phổ nhạc thì liệu ba bài thơ của ông:
Mùa thu Paris, Chưa bao giờ buồn thế và Khoác kín có được người đời biết đến không?
Còn nhớ năm 1955, thơ Phan Lạc Tuyên dược nhạc sĩ Đan Thọ phổ nhạc:
‘Anh về qua xóm nhỏ. Em chờ dưới gốc dừa. Nắng chiều lên mái tóc. Tình quê hương đơn sơ’.
Tôi vẫn tự hỏi, Cung Trầm Tưởng từ Paris về, nếu không có chỗ tựa là nhóm Sang Tạo và thơ phổ nhạc thì liệu ba bài thơ của ông:
Mùa thu Paris, Chưa bao giờ buồn thế và Khoác kín có được người đời biết đến không?
Nói chi sau này đến hàng trăm bài thơ đã được Phạm Duy phổ nhạc, trong đó có thơ của Phạm Thiên Thư, của Nguyễn Tất Nhiên!!
Không khí chính trị thuở 55-56 còn ngùn ngụt khí thế chống cộng. Bởi vì thế, ngoài cuốn Trăm Hoa đua nở của Hoàng Văn Chí với khoảng trên dưới 20 chục nhà văn nhà thơ, còn cuốn Film: Chúng tôi muốn sống. Người dân miền Nam biết thế nào là cộng sản là nhờ cuốn film này.
Ngay tạp chí Sáng Tạo, tuy làm văn chương mà thái độ chống Cộng cũng không dấu diếm gì. Mai Thảo với Đêm giã từ Hà Nội, 1956. Thanh Tâm Tuyền với Bếp Lửa, 1957, Cát Lầy, 1955 vv.
Chống Cộng như một chính sách có tờ Chỉ Đạo, Văn Hữu. Với người lãnh đạo là Nguyễn Mạnh Côn- tác giả cuốn Đem Tâm tình viêt lịch sử-.
Kín đáo hơn với nhà văn Võ Phiến với cuốn: Mưa đêm cuối năm.
Họa cũng trở thành thú thưởng ngoạn cao sang của giới trí thức thành thị .
Những thập niên cuối 1963-1965-1975
Sau cái chết của nền Đệ nhất Cộng hòa, miền Nam rơi vào những cơn lốc chính trị. Lòng người ly tán. Văn học cũng trở mình.
Những tác phẩm của Duyên Anh
• Người trẻ và phụ nữ nhập cuộc
Số những nhà văn đã thành danh như ngưng trệ. Tiêu biểu như Mai Thảo. Thanh Tâm Tuyền. Trước đây, MT nhờ tiền tài trợ của Mỹ cho Sáng Tạo, ông sống quá ung dung, viết rất chau chuốt. Nay thì phải kiếm sống, Mai Thảo quay ra viết báo kiếm tiền. Xuống dốc thậm tệ. Thanh Tâm Tuyền trong suốt 10 năm không sáng tác được gì nữa.
Nói chung có một sự tắc nghẽn sáng tác tùy mức độ của mỗi nhà văn. Phần đông chỉ viết như cũ- Như cũ là một hình thức ngưng trệ rồi.
Ngược lại một số người hội nhập vào chiến tranh thì viết rất bạo, rất sông xáo, với lửa, với nhiệt huyết như trường hợp Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Diễm Châu, Thế Nguyên, Đỗ Long Vân, Nguyễn Quốc Thái, Tôn Thất Lập, Nguyễn Khắc Ngữ, Nguyễn Tử Lộc, Nguyễn Trọng Văn, Nguyên Sa, Thảo Trường, Trần Tuấn Nhậm, Nguyễn Ngọc Lan, Truong Đình Hòe, Trần Trọng Phủ và Lữ Phương.
Tiếp đến là một số không nhỏ các nhà văn trẻ nay thay thế lớp lớn- mà phần đông họ ở trong quân ngũ, một tay cầm súng, tay kia cầm bút. Trong số 263 nhà thơ mà Trần Hoài Thư trích đăng thơ trong: Thơ Miền Nam trong thời chiến, hơn quá nửa là quân nhân.
Tôi có thể nói như thế này: giai đoạn này Tuổi trẻ như một giai cấp. Họ lớn lên trong chiến tranh. Trưởng thành trong chiến tranh, làm văn thơ sau mỗi trận địa. Và thơ văn của họ hầu hết là mô tả: Nỗi buồn chiến tranh.
Tiêu biểu là các nhà văn trong lứa tuổi của Trần Hoài Thư.
Trong phần giới thiệu thơ văn của họ, chúng ta sẽ có dịp chứng nghiệm điều đó. Và đây cũng là dòng cảm thức trổi bật nhất, hiện thực nhất về cuộc chiến này.
Họ là những nhà văn một cách nào đó phải nhập cuộc và là nhân chứng cho cuộc chiến tranh này mà trong số họ có nhiều người không còn có cái may mắn trở về.
Thơ của họ, văn của họ là hòa với mồ hôi, tiếng súng và đôi khi cả máu của họ nữa.
Ngôn ngữ họ xử dụng là thư ngôn ngũ đôi khi sống sượng, chửi thề và xưng hô mày tao với nhau. Nhiều khi thái độ là buông thả, nhậu nhẹt.
Điều thứ hai, một số đông phụ nữ- dù cũng trưởng thành trong chiến tranh- nhưng thái độ họ khác hẳn, họ trở thành những nhà văn có tên tuổi như thể họ thế chỗ cho nhà văn-đàn ông. Trừ những người đi trước ở giai đoạn 1955 như Nguyễn Thị Vinh, Linh Bảo, bà Tùng Long không nói làm gì.
Tên tuổi những nhà văn thế hệ 63-75 là Nhã Ca, Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương vv.
Nói chung có một sự tắc nghẽn sáng tác tùy mức độ của mỗi nhà văn. Phần đông chỉ viết như cũ- Như cũ là một hình thức ngưng trệ rồi.
Ngược lại một số người hội nhập vào chiến tranh thì viết rất bạo, rất sông xáo, với lửa, với nhiệt huyết như trường hợp Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Diễm Châu, Thế Nguyên, Đỗ Long Vân, Nguyễn Quốc Thái, Tôn Thất Lập, Nguyễn Khắc Ngữ, Nguyễn Tử Lộc, Nguyễn Trọng Văn, Nguyên Sa, Thảo Trường, Trần Tuấn Nhậm, Nguyễn Ngọc Lan, Truong Đình Hòe, Trần Trọng Phủ và Lữ Phương.
Tiếp đến là một số không nhỏ các nhà văn trẻ nay thay thế lớp lớn- mà phần đông họ ở trong quân ngũ, một tay cầm súng, tay kia cầm bút. Trong số 263 nhà thơ mà Trần Hoài Thư trích đăng thơ trong: Thơ Miền Nam trong thời chiến, hơn quá nửa là quân nhân.
Tôi có thể nói như thế này: giai đoạn này Tuổi trẻ như một giai cấp. Họ lớn lên trong chiến tranh. Trưởng thành trong chiến tranh, làm văn thơ sau mỗi trận địa. Và thơ văn của họ hầu hết là mô tả: Nỗi buồn chiến tranh.
Tiêu biểu là các nhà văn trong lứa tuổi của Trần Hoài Thư.
Trong phần giới thiệu thơ văn của họ, chúng ta sẽ có dịp chứng nghiệm điều đó. Và đây cũng là dòng cảm thức trổi bật nhất, hiện thực nhất về cuộc chiến này.
Họ là những nhà văn một cách nào đó phải nhập cuộc và là nhân chứng cho cuộc chiến tranh này mà trong số họ có nhiều người không còn có cái may mắn trở về.
Thơ của họ, văn của họ là hòa với mồ hôi, tiếng súng và đôi khi cả máu của họ nữa.
Ngôn ngữ họ xử dụng là thư ngôn ngũ đôi khi sống sượng, chửi thề và xưng hô mày tao với nhau. Nhiều khi thái độ là buông thả, nhậu nhẹt.
Điều thứ hai, một số đông phụ nữ- dù cũng trưởng thành trong chiến tranh- nhưng thái độ họ khác hẳn, họ trở thành những nhà văn có tên tuổi như thể họ thế chỗ cho nhà văn-đàn ông. Trừ những người đi trước ở giai đoạn 1955 như Nguyễn Thị Vinh, Linh Bảo, bà Tùng Long không nói làm gì.
Tên tuổi những nhà văn thế hệ 63-75 là Nhã Ca, Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương vv.
Đặc điểm là họ chỉ viết về chính mình.
Về mình đây có thể hiểu là viết về những khát vọng của chính thân xác họ. Đấy là tôi dùng chữ nhẹ nhất đấy.
Nhã Ca viết: Bóng tối thời con gái. Tuổi dậy thì. Tuyển tập Sống một ngày.Người tình ngoài mặt trận. Tuyển tập 10 truyện trong Khi bước xuống như Kể trong buồn bã, Cơn sốt tỉnh nhỏ, Con chung con riêng, Dấu chân nàng. Truyện dài Xuân thì
Hình như, theo phân tâm học, càng không đẹp, càng viết khỏe, càng bị ám ảnh dục tính-một thứ dục tính đã được cao thượng hóa.
Hình như họp giống nhau và thi đua viết như thế.
Túy Hồng nào kém. Trong Thở dài có Vòng tay anh, Ngày xuân, Đêm xuân, Nhìn xuống..Rồi tiếp đến Vết thương dậy thì, Tóc mai ngìn xưa
Rồi đến Nguyễn thị Thụy Vũ với: Mèo đêm.. Lao vào lửa(Lửa đây không phải là lủa chiến tranh đâu.) Lửa đây gồm chuyện: Chiếc giường, Lao vào lửa, Đêm nổi lửa.. Truyện dài: Thú Hoang..
Nguyễn Thị Hoàng với truyện dài: Vòng tay học trò, Tưởi Saigon..Tập truyện ngắn Cho những mùa xuân phaivv. Và các truyện dài: Tiếng chuông gọi người tình trở về, Vào nơi gió cát, Tiếng hát lên trời.
Trùng Dương với Mưa không ướt đất, Vừa đi vừa ngước nhìn..
Về mình đây có thể hiểu là viết về những khát vọng của chính thân xác họ. Đấy là tôi dùng chữ nhẹ nhất đấy.
Nhã Ca viết: Bóng tối thời con gái. Tuổi dậy thì. Tuyển tập Sống một ngày.Người tình ngoài mặt trận. Tuyển tập 10 truyện trong Khi bước xuống như Kể trong buồn bã, Cơn sốt tỉnh nhỏ, Con chung con riêng, Dấu chân nàng. Truyện dài Xuân thì
Hình như, theo phân tâm học, càng không đẹp, càng viết khỏe, càng bị ám ảnh dục tính-một thứ dục tính đã được cao thượng hóa.
Hình như họp giống nhau và thi đua viết như thế.
Túy Hồng nào kém. Trong Thở dài có Vòng tay anh, Ngày xuân, Đêm xuân, Nhìn xuống..Rồi tiếp đến Vết thương dậy thì, Tóc mai ngìn xưa
Rồi đến Nguyễn thị Thụy Vũ với: Mèo đêm.. Lao vào lửa(Lửa đây không phải là lủa chiến tranh đâu.) Lửa đây gồm chuyện: Chiếc giường, Lao vào lửa, Đêm nổi lửa.. Truyện dài: Thú Hoang..
Nguyễn Thị Hoàng với truyện dài: Vòng tay học trò, Tưởi Saigon..Tập truyện ngắn Cho những mùa xuân phaivv. Và các truyện dài: Tiếng chuông gọi người tình trở về, Vào nơi gió cát, Tiếng hát lên trời.
Trùng Dương với Mưa không ướt đất, Vừa đi vừa ngước nhìn..
Nói chung, họ viết đậm đặc phái tính như một cuộc trình diễn giới tính, hay phô bày những ẩn ức, những ham muốn, những chờ đợi ẩm ướt bất kể ngoài kia tiếng bom đạn vọng về thành phố.
Khiếp quá. Chỉ cần đọc nhan đề chuyện thôi đã thấy ẩm ướt rồi. Đây là chuyện năm xưa.
Ra hải ngoại, đám nhà văn nữ trẻ chả thua gì đám đàn chị mà còn viết ‘dữ dội’ hơn nữa. Tôi có viết một bài đăng trên Hợp Lưu, số 81, trang 169 nhan đề: Nhận diện một số nhà văn nữ đầu thế kỷ 21, trong đó tôi liệt kê tên tuổi nhiều nhà văn nữ vừa qua tuổi dậy thí mà viết rất bạo liệt, ‘nhà nghề’ như Dương Như Nguyện, Lê Thị Thấm Vân, Nguyễn Thị Thanh Bình, Lê Quỳnh Mai, Mai Ninh, Đỗ Hoàng Diệu, Đỗ Lê Anh Đào.
Thành thực mà nói, họ dễ có sự trượt ngã từ tính dục thành dâm dục và ngay cả bạo dục nếu nó không chuyên chở được gì. Họ nói về cái cửa mình của họ như thể một bản cáo trạng, một lời tố cáo. Họ vịn vào cái cửa mình như thể như là một hình thức giải phóng phụ nữ.
Họ không còn viết như trước nữa.
Nếu đặt câu hỏi họ viết cho ai ? Chỉ có thể trả lời là họ viết cho họ, cho cái phần thân thể họ đang cưu mang. Và tôi có cảm tưởng: các nhà văn nữ này mang chính đời minh ra viết. Nên họ viết mô tả sống động.
Giữa tác giả- người viết và nhân vật truyện tôi nghĩ là một. Nhưng tôi hỏi họ thì họ đều chối hết.
Xin trích một hai đoạn dẫn chứng. Thôi xin bỏ để tôn trọng độc giả.
Văn học dịch
Phải chăng sự bế tắc sáng tác của một số nhà văn đưa đến hiện tượng tràn lan sách dịch? Đúng một phần. Nhu cầu người đọc ngày càng đa dạng hơn nên sách dịch cung ứng đúng lúc.
Sách dịch đủ loại. Nhất là sách truyện.
(Xin xem thêm 20 năm văn học dịch Miền Nam của chính tác giả).
Thị phần sách dịch chiếm đến 75% đầu sách đọc là nhiều lắm.
Đó là một hiện tượng chỉ thấy xảy ra vào những năm cuối 1960-1975.
Phần 2: Ba yếu tính văn học làm nên Văn Học Miền Nam
• Sự chối bỏ văn học trước 1954
Một trong những yếu tố mạnh của dòng văn học miền Nam sau 1954, theo tôi, là sự chối bỏ những gì đi trước nó- đôi khi sự khước từ đi quá mức một cách phũ phàng-mặc dầu cái ‘Văn Nghệ hôm nay’ vẫn chưa định hình và rõ mặt.
Khước từ, chối bỏ coi như bước đi của văn học.
Khước từ trong văn chương đã đành, nhất là trong lĩnh vực thi ca, hội họa và âm nhạc.
Nó đưa đến kết quả là tính đa dạng trong văn học miền Nam không mang tính đồng phục. Nó lớn mạnh không phải vì nó họp thành trường phái giống nhau mà lớn mạnh ở chỗ khác nhau.
Sáng Tạo chết yểu cũng một phần muốn tập họp phe nhóm. Thay vì có chung một chí hướng thì nó thực sự lại tạo thành một ghetto văn học.
Khước từ, chối bỏ coi như bước đi của văn học.
Khước từ trong văn chương đã đành, nhất là trong lĩnh vực thi ca, hội họa và âm nhạc.
Nó đưa đến kết quả là tính đa dạng trong văn học miền Nam không mang tính đồng phục. Nó lớn mạnh không phải vì nó họp thành trường phái giống nhau mà lớn mạnh ở chỗ khác nhau.
Sáng Tạo chết yểu cũng một phần muốn tập họp phe nhóm. Thay vì có chung một chí hướng thì nó thực sự lại tạo thành một ghetto văn học.
Áo thụng vái nhau. Mai Thảo soi gương chỉ thấy Mai Thảo, cùng lắm thấy Thanh Tâm Tuyền.
Như trong trường hợp TLVĐ trước đây, không ngồi cùng chung chiếu với TKVĐ là bị chế diễu, vùi dập như trong trường hợp Vũ Trọng Phụng.
Sáng Tạo sau này bước vào vết xe đổ mà TLVĐ đã để lại.
Và người phản đối mạnh mẽ nhất về tinh thần bè phái của Sáng Tạo là Nguyên Sa. Trong một bài viếtt phê bình có một không hai của NS: Một bông hồng cho Văn Nghệ.(Tìm đọc trong Talawsas, Phạm Thị Hoài).
Ông chỉ trích gián tiếp nhóm Sáng Tạo với nhận định là:
Chúng ta là một thế hệ không có đàn anh- một thứ Nihilisme. ‘đao to búa lớn trước ta không có ai’.
Ông còn chỉ trích Sáng Tạo là một thứ nền Văn Nghệ trú ẩn, ám chỉ Mai Thảo ngồi trong tháp ngà.
• Tinh Thần tự do sáng tác
Cái điểm mạnh thứ hai của văn học miền Nam không chối cãi được là tinh thần tự do sáng tác trong Văn Học miền Nam, trong sự phô diễn tư tưởng, trong sự đối đầu giữa các nhà cầm bút như một cõi riêng.
Mỗi nhà văn là một thế giới. Mai Thảo. Võ Phiến. Dương Nghiễm Mậu. Bình Nguyên Lộc. Sơn Nam Duyên Anh. Thanh Tâm Tuyền. Nguyên Sa.. (chỉ nội thi ca thôi đã bao nhiêu dòng khác biệt. Trần Văn Nam gọi là Thơ vắt dòng).
Người khuynh tả, người khuynh hữu, người chống chiến tranh, mỗi người chọn một chiến tuyến. Có những tiêng nói của tuổi trẻ, của khảt vọng, của đối đầu, của không tương nhượng. Người ta thường lấy tạp chí Bách Khoa như một nét tương phản, đa dạng trong các tác giả cộng tác cho Bách Khoa.
Đó cũng là tiếng nói của những nhà văn trẻ, có thể chưa thành danh, chưa có chỗ đứng như các đàn anh, như trường hợp Trân Hoài Thư và nhóm bạn bè của ông.
• Sự ưu tư và tinh thần dấn thân, nhập cuộc
Cái điểm thứ ba của nền văn học ấy là sự ưu tư trước thời cuộc với tinh thần dấn thân, nhập cuộc, sự thức tỉnh theo ý nghĩa của Kỉerkergaard. Tinh thần ấy buộc nhà văn phải từ bỏ cái tôi tự thân (En soi), đi ra khỏi mình trở thành cái tôi, tự quy vì người.( être pour soi). Nó chống lại cái tinh thần nghiêm chỉnh (esprit du sérieux) lúc nào cũng như những ông cụ non cố chấp và giáo điều, không rời bỏ được cái vỏ ốc của mình.
Nói một cách theo nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, nhà văn không phải là những ông bình vôi, mỗi ngày vôi đóng cứng nhắc, bịt miệng cái bình vôi..
Chinh trong những tinh thần đó mà những nhà văn cột trụ như Mai Thảo, Võ Phiến sau này cảm thấy không còn có khả năng thích ứng với thời cuộc nữa,
Nhiều nhà văn trẻ đã dần thay thế lớp nhà văn thời 1954, mặc dầu việc viết của họ chưa hẳn đã đạt. Nhưng tiềm năng của họ là không chối bỏ được.
Nhưng ít ra, họ là nhân chứng sống cho một giai đoạn biến động trước khi miền Nam bị sụp đổ. ./.
Nguyễn Văn Lục.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ