Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

về văn nhân, thi sĩ 'tai hoa bạc mệnh' đinh hùng [ 1920- 1967 saigon] -- blog phan nguyên

Thursday, 25 May 2017


Đinh Hùng (1920 - 1967)







Đinh Hùng
-bút hiệu khác: Thần Đăng, Hoài Điệp Thứ Lang
(3/7/1920 Hà Đông - 24/8/1967 Sài Gòn)
-hưởng dương 47 tuổi
-nhà thơ, nhà văn


năm 1962, được trao tặng giải thưởng Văn chương Toàn quốc (VNCH) (về Thơ). 




Cung đàn tưởng niệm


Khi anh chết, các Em về đây nhé,
Vị chút tình lưu luyến với nhau xưa.
Anh muốn thấy các em cùng nhỏ lệ,
Tay cầm hoa, xoã tóc đứng bên mồ.

oOo

Em lả lướt, Em là Buồn cố kết,
Tự ngày anh ra sống kiếp trần ai.
Em khóc cho anh mối hận tình dài,
Em nói cho anh tấm lòng cô lữ.

oOo

Và em nữa, ôi Sầu-Hoài-Thương-Nữ !
Anh thường mê tiếng hát của Em xưa.
Những ngày vui, bóng mộng mất không ngờ,
Em thân ái vẫn cùng anh tưởng nhớ.

oOo

Anh quên đấy: còn người em duyên số,
Em đã về chưa nhỉ ? Hỡi Đau Thương !
Nhớ cùng Em đối bóng mấy canh trường,
Tự đêm ấy cầm tay nhau không nói…

oOo

Anh tưởng niệm các Em về một buổi,
Ở bên mồ, cỏ úa sắc chiều rơi.
Ngược Sông Mê, bàng bạc nẻo luân hồi,
Sầu rũ tóc, ngậm ngùi in khóe mắt.

oOo

Anh đã thấy dáng Em Buồn cúi mặt,
Anh cảm lòng vì lệ của Thương đau.
Các Em sang vĩnh biệt tấm thân sầu,
Các Em khóc các Em buồn lắm nhỉ?

oOo

Phải xa anh, từ đây đường nhân thế,
Các Em đi, phiêu bạt giữa thời gian.
Và từ đây trong khe núi, bên ngàn,
Các Em dạo, làm những hồn oan khổ.

oOo

Anh bơ vơ lạc trên đường thiên cổ,
Lạnh tâm tư, mờ tỏ ánh tinh cầu.
Mất anh rồi, Các Em sẽ về đâu ?

ĐINH HÙNG 













Đinh Hùng là một nhà thơ tiền chiến. Ngoài tên thật Đinh Hùng, ông còn dùng bút hiệu Thần Đăng khi làm thơ châm biếm và Hoài Điệp Thứ Lang khi viết tiểu thuyết.









Thân thế và sự nghiệp

Đinh Hùng sinh ngày 3 tháng 7 năm 1920 tại làng Phượng Dực tỉnh Hà Đông (nay thuộc Thủ đô Hà Nội), là con út cụ Hàn Phụng (tên Phụng, chức hàn lâm thị độc). Thuở nhỏ Đinh Hùng theo bậc tiểu học tại trường Sinh Từ, rồi bậc trung học tại trường Bưởi (Hà Nội).

Sau khi đậu "cao đẳng tiểu học" hạng bình thứ và được học bổng theo ban chuyên khoa để thi tú tài bản xứ thì "thần Ái tình đã hiện đến cùng một lúc với sự thành công đầy hứa hẹn trên" (theo lời kể của Vũ Hoàng Chương), khiến ông bỏ ngang đi viết văn, làm thơ.

Năm 1931, người chị thứ ba của ông tên Tuyết Hồng đã tự vẫn tại hồ Trúc Bạch vì hờn giận tình duyên. Mấy tháng sau cha ông cũng qua đời khi chưa đến tuổi 50. Ba năm sau, người chị lớn nhất của ông cũng chết trẻ.

Năm 1943, Đinh Hùng theo sống với chị là bà Thục Oanh. Cũng năm này, ông cho xuất bản tập văn xuôi Đám ma tôi và đăng thơ trên Hà Nội tân văn của Vũ Ngọc Phan, Giai phẩm Đời Nay của nhóm Tự Lực văn đoàn... Nhưng ông thật sự bắt đầu nổi tiếng với bài thơ "Kỳ Nữ" mà Thế Lữ chọn in trong truyện Trại Bồ Tùng Linh.

Năm 1944, Vũ Hoàng Chương cưới Thục Oanh rồi về Nam Định, Đinh Hùng ở lại Hà Nội và cho ra đời giai phẩm Dạ Đài, với sự cộng tác của một số bạn như Trần Dần, Trần Mai Châu, Vũ Hoàng Địch,...Cũng trong năm này, Đinh Hùng tản cư theo báo Cứu Quốc. Sau đó, ông về Thái Bình dạy học cùng người vợ mới cưới (Nguyễn Thị Thanh). Khi ấy, Vũ Hoàng Chương và vợ cũng đang tản cư về ở nơi đó.

Năm 1949, Đinh Hùng cùng vợ con trở lại Hà Nội. Tại đây ông cho ấn hành giai phẩm Kinh Đô văn nghệ (1952) và tập thơ Mê Hồn ca (1954).

Tháng 8 năm 1954, ông cùng vợ con vào Sài Gòn, lập ra tờ nhật báo Tự Do, có sự cộng tác của Tam Lang, Mặc Đỗ, Mặc Thu, Như Phong,...

Năm 1955, nhật báo trên đình bản, ông cộng tác với Đài phát thanh Sài Gòn, giữ mục Tao Đàn, chuyên về thơ ca, cho đến hết đời.

Trong những năm tháng ở Sài Gòn, Đinh Hùng viết tiểu thuyết dã sử Cô gái gò Ôn khâu, Người đao phủ thành Đại La và làm thơ trào phúng trên báo Tự Do, báo Ngôn Luận.

Năm 1961, ông cho in tập Đường vào tình sử (tác phẩm này được trao giải thưởng Văn chương về thi ca năm 1962).

Năm 1962, ông cho ra tuần báo Tao Đàn thi nhân, nhưng mới phát hành được 2 số thì ông mất lúc 5 giờ sáng ngày 24 tháng 8 năm 1967 tại bệnh viện Bình Dân, Sài Gòn, vì bệnh ung thư gan.

Sau khi ông mất, nhà xuất bản Giao điểm cho phát hành tác phẩm Ngày đó có em vào ngày 16 tháng 10 năm 1967.
(hồi ký, Lửa Thiêng, 1971) 











Cung đàn tưởng niệm



Khi anh chết, các Em về đây nhé,
Vị chút tình lưu luyến với nhau xưa.
Anh muốn thấy các em cùng nhỏ lệ,
Tay cầm hoa, xoã tóc đứng bên mồ.

oOo

Em lả lướt, Em là Buồn cố kết,
Tự ngày anh ra sống kiếp trần ai.
Em khóc cho anh mối hận tình dài,
Em nói cho anh tấm lòng cô lữ.

oOo

Và em nữa, ôi Sầu-Hoài-Thương-Nữ !
Anh thường mê tiếng hát của Em xưa.
Những ngày vui, bóng mộng mất không ngờ,
Em thân ái vẫn cùng anh tưởng nhớ.

oOo

Anh quên đấy: còn người em duyên số,
Em đã về chưa nhỉ ? Hỡi Đau Thương !
Nhớ cùng Em đối bóng mấy canh trường,
Tự đêm ấy cầm tay nhau không nói…

oOo

Anh tưởng niệm các Em về một buổi,
Ở bên mồ, cỏ úa sắc chiều rơi.
Ngược Sông Mê, bàng bạc nẻo luân hồi,
Sầu rũ tóc, ngậm ngùi in khóe mắt.

oOo

Anh đã thấy dáng Em Buồn cúi mặt,
Anh cảm lòng vì lệ của Thương đau.
Các Em sang vĩnh biệt tấm thân sầu,
Các Em khóc các Em buồn lắm nhỉ?

oOo

Phải xa anh, từ đây đường nhân thế,
Các Em đi, phiêu bạt giữa thời gian.
Và từ đây trong khe núi, bên ngàn,
Các Em dạo, làm những hồn oan khổ.

oOo

Anh bơ vơ lạc trên đường thiên cổ,
Lạnh tâm tư, mờ tỏ ánh tinh cầu.
Mất anh rồi, Các Em sẽ về đâu ? 































Chiều Tím
Nhạc Đan Thọ
Thơ Đinh Hùng


1. Chiều [C] tím chiều nhớ thương [F] ai 
Người em tóc [C] dài sầu trên phím [Dm] đàn
Tình vương không [D] gian mây bay quan [Eb] sa, có [C] hay

Đàn [C] nhớ từng cánh hoa [F] bay
Vầng trăng viễn [C] hoài màu xanh tóc [Dm] thề
Dòng sông trôi đi lúc chia [D] tay còn nhớ [G7] chăng

Ai [C] nhớ, mắt xanh năm [Am] nào
Chiều thu soi [F] bóng nắng chưa phai [C] màu
Kề hai mái [Dm] đầu nhìn mây [F] tím… nhớ [G7] nhau

Chiều [C] tím chiều nhớ thương [F] ai
Còn thương nhớ [C] hoài đàn ơn nhắn [Dm] dùm
Người đi phương [D] nào nếp chinh [G7] bào biếc ánh [C] sao

2. Từ [C] đấy đàn nhớ thanh [F] âm
Chùng dây vĩ [C] cầm người xa vắng [Dm] rồi 
Chiều sang em [D] ơi thương ai hoa [Eb] rơi lá [C] rơi

Người [C] ấy lòng hướng trăng [F] sao 
Hồn say chiến [C] bào tìm trong tiếng [Dm] đàn
Mùi hương chưa phai ý giao [D] hòa còn nhớ [G7] chăng

Mây [C] gió bốn phương giăng [Am] hàng
Mùa thu thiêu [F] áo nét hoa mơ [C] màng
Và anh với [Dm] nành kề vai [F] áo vấn [G7] vương

Chiều [C] hỡi, đàn nhớ mong [F] nhau
Tình thương bắc [C] cầu người đi hướng [Dm] nào
Tìm trong chiêm [D] bao tóc mây [G7] dài gió viễn [C] khơi















Tác phẩm đã xuất bản










1
Mê hồn ca
(thơ, Tiếng Đông phương, Hà Nội, 1954)

  Đường vào Tình Sử
tựa Đoàn Thêm
thi phẩm này đưa Đinh Hùng tới Giải thưởng Văn chương Toàn quốc 1962





2
Đường vào tình sử
(thơ, Nam Chi Tùng thư, Sài Gòn, 1961)










3

Ngày đó có em

 (Giao điểm, 1967)









4
Đốt lò hương cũ
(hồi ký, Lửa Thiêng, 1971) 








5
Đường khuya trở bước









Ngoài những tác phẩm vừa kể trên, Đinh Hùng còn có 8 tác phẩm chưa xuất bản:








6
Tiếng ca bộ lạc
(thơ)



7
Tiếng ca đầu súng
(hồi ký)



8
Dạ lan hương
(văn xuôi)



9
Sử giả
(tùy bút)



10
Vần điệu giao tình
(cảo luận)



11
và 3 kịch thơ:
Lạc lối trần gian, Phan Thanh Giản, Cánh tay hào kiệt.




12
Cô gái gò Ôn khâu
(tiểu thuyết dã sử)




13

 Người đao phủ thành Đại La
(truyện dài dã sử)
Nguyễn Đình Vượng xuất bản khoảng 1959-60. 






















tập thơ 
Mê Hồn Ca


Tựa 
(bản in lần thứ nhất) 

Cho đến mãi lúc này, mới có một người làm thơ nghĩ đến chuyện xuất bản tác phẩm của một người làm thơ, thì quả tình giọng cảm khái của Đinh Hùng đã vô cùng thấm thía: 

Ngày lại ngày thương nét mặt nhân gian 
thế sự ấy nên cười hay nên khóc? 

Nền thi ca Việt Nam thời tiền chiến đã được định lại giá trị. 

Chúng ta yêu Hàn Mặc Tử mà thi tài không có đến hai lần trong rừng thơ Việt Nam, trong rừng thơ quốc tế. Bên ngọn hải đăng le lói một niềm trùng dương cô tịch là Phạm Hầu, chơ vơ mấy ngọn tháp Chàm của nhà thơ Lan Viên họ Chế. Hoa hương man mác, ta gặp lại trong vườn thơ ca dao, địa hạt và đề tài của Nguyễn Bính. 

Và đến nay, chúng ta lại được đọc Đinh Hùng, tác giả tập Mê hồn ca. Nếu lỗ ở cuộc đời, là lãi ở nghệ thuật, thì Đinh Hùng may mắn hơn ai hết là được thấy tiếng tăm của mình bền chặt âm thầm trong nhiều tấm lòng mến mộ. Trường hợp đó hãn hữu, vì ít ai nổi tiếng trước khi ra thơ. Thơ Đinh Hùng thuộc loại nổi tiếng thầm lặng đó. 

Đã ngót hai mươi năm, thơ Đinh Hùng vẫn chỉ đượm một màu ảo diệu. Cái khát vọng đau đớn và bao la một non nước trường sinh như không bao giờ nguôi được. Dãy "hành lang cô liêu" vẫn ngăn cách Đinh Hùng với cõi đời thực tại. Giữa thế giới văn minh cuồng nhiệt, sự nghiệp và cuộc sống nhà thơ vẫn bàng bạc một thứ không khí phong trần và bộ lạc. Nhà thơ lúc nào cũng như đương "ngủ trong toà vân thạch". 

Qua bức màn sương khói, phảng phất một niềm yếm thế mênh mông, cuộc đời là một đất "Nước Vô Danh" và cõi phù trầm chỉ toàn những con "Người Mộng Ảo". Tầm mắt của thi sĩ đã gặp được cái "kích thước thứ tư", và sự khám phá một thế giới hồng hoang trái ngược hẳn với cuộc săn tìm khoa học. 

Con đường thơ hai mươi năm của Đinh Hùng đương dẫn ta qua bốn chặng tư tưởng: Nguyên Thuỷ, Thần Tượng, Chiêu Niệm, Mê Hồn. Thoạt tiên, ta hãy nghe nhà thơ ca ngợi: 

1. Thơ Nguyên Thuỷ 

Đi lên em ơi, đường khinh thanh 
nhìn trăng ta hát điệu vong tình 
bốn mùa chuyển dáng xuân thu động 
mây núi buồn nghiêng mái tóc xanh 

Nhà thơ sống giữa cuộc đời mà vẫn mơ tưởng đến thời nguyên thuỷ. Khúc hát vong tình là khúc hát lên non, khúc hát nguôi quên hết niềm trần luỵ. Cũng như nhà thơ Đường xưa từng tả ánh trăng như một ân huệ đầu tiên soi xuống con người thứ nhất, màu huyết trắng - biểu hiện sơ khai - dưới mắt Đinh Hùng, trong cảnh núi non bộ lạc, cũng phảng phất in hình đôi bàn chân sơn dã: 

Hỡi non thẳm trước thời gian xao động! 
đá bâng khuâng màu thạch nhũ phai mờ 
mấy xuân thu người đứng nhìn sao rụng? 
ta tìm trên tuyết trắng dấu người xưa 

"Trong bảy xứ tình phong vũ" là cõi thế gian, nhà thơ vẫn tưởng nghe tiếng gà rơi trong đêm thu xa, rơi xuống một nơi nào hoang sơ và tân tạo. Tiền kiếp thi nhân như ở cả trong nỗi niềm hoài nguyên thuỷ, còn sự sống chung quanh chỉ là một khung cảnh mơ hồ, giả tạo: 

Lệ in bóng núi mờ nhân ảnh 
mây đó về đâu có gặp mình 
thương Nước Vô Danh, Người Mộng Ảo 
ta cười một nét vẽ hư linh 
áo thư đã ố màu tang hải 
em thoát xiêm đi, hiện dáng Tình 

2. Thơ Thần Tượng 

Trong cõi nguyên thuỷ hoang sơ, núi non vì đợi chờ lâu ngày đã thành tượng, mỗi âm hưởng đều có một vang bóng dị kỳ. Nỗi mơ ước trở về nhà thơ, lần này, được thể hiện thêm bằng một bóng dáng mỹ nhân đã trút bỏ xiêm y và trở thành thần tượng: 

Những buổi đó, ta nhìn em kinh ngạc 
Hồn mất dần trong cặp mắt lưu ly 
Ôi mắt xa khơi! Ôi mắt dị kỳ! 
Ta trông đó thấy trời ta mơ ước 
Thấy cả bóng một vầng đông thuở trước 
Cả con đường sao mọc lúc ta đi 
Cả chiều sương mây phủ lối ta về 
Khắp vũ trụ bỗng vô cùng thương nhớ 

Những người "kỳ nữ" đó, một khi được tiếp sức rung động, say mê, lại trở lại làm cho chính người đã tạo nên nàng, đau thương và chua xót: 

Ta đặt em lên ngai thờ Nữ Sắc 
Trong âm thầm chiêm ngưỡng một làn da 
Buổi em về xác thịt tẩm hương hoa 
Ta sống mãi thở lấy hồn trinh tiết 
Ôi cám dỗ! Cả mình em băng tuyết 
Gợn xuân tình lên bộ ngực thanh tân 
Ta gần em, mê từng ngón bàn chân 
Mắt nhắm lại, để lòng nguôi gió bão 

3. Thơ Chiêu Niệm 

Dưới chân tượng thần linh, cơn phong vũ vẫn nổi, nhà văn vẫn còn đau khổ như ai. Người tín đồ một lý tưởng cần phải đạt lên nữa, cho đến khi lời nói không còn tình ý, âm nhạc mất hết vấn vương, tất cả mở một vùng siêu thoát: 

Này nghe lời nói không tình 
nghe thanh âm nhạc mất hình mộng xưa 
thương ôi, thơ lạc hồn phong nhã 
ta đi gọi bóng ma sầu trong núi hoang vu 
Diệu Thư nàng hỡi, Diệu Thư 
xuân ai hương lửa? 
hết xuân bài hát tương tư lạc loài 
mộng viết lên từng bản điếu tang dài 
lời văn thư bình dị - nghệ thuật cười 
một tiếng bi ai 

4. Thơ Mê Hồn 

Trong ánh sáng đột nhiên bừng dậy, ta kinh ngạc bao nhiêu khi cảm thông theo nhà thi sĩ: 

Nhỡn tiền chợt sáng thiên cơ... 

Rồi ở một thế giới mà mỗi lời nói tiết lộ một tiên tri, một ý tình trở nên một tin tưởng: 

Đêm thiêng thổn thức hồn du mục 
ta vọng lên non tiếng ác thần 
cửa ngục song hồ rung ánh lửa 
trăng mê màu huyết loạn hồng vân 

Trong cõi mê hồn, mất hết ý nghĩa của tiếng khóc, câu cười, chỉ còn lại nỗi say sưa trác tuyệt: 

Trận cười tan hợp núi sông 
cơn mê kỳ thú lạ lùng cỏ hoa 
hý trường đổi lớp phong ba 
mượn tay nguỵ tạo xoá nhoà biển dâu 

Ta đừng mong gặp ở thơ Đinh Hùng những quan niệm thông thường về nhân sinh thực tại, vì thi sĩ mải mê tìm về với thời đại nguyên thuỷ, thần linh. Thật vậy tác phẩm của thi sĩ có một đường lối riêng biệt, một màu sắc tân kỳ. 

Có người bảo thơ Đinh Hùng không "phục vụ". Nhưng nó là điều tôi cố tránh nói ra đây. Tôi nghĩ rằng, đọc một cuốn thơ để ghi lấy một đoạn đường thơ, điều cần nhất là ta phải cảm thông, rung động hoàn toàn với nhà thi sĩ, dẫu chúng ta khác cuộc đời, nghĩa là không cùng quan niệm. 

Song le, quan niệm khác không ngăn cấm một đồng cảm sâu xa. Biết hiểu, biết yêu, quan niệm hay lý tưởng của ta mới có thể sáng suốt. Huống chi đây, là một sự nghiệp tận tuỵ trong mấy mươi năm đằng đẵng, những dị thảo và kỳ hoa góp thơm vào khu vườn văn học. 

Hai mươi năm nay, Đinh Hùng là một tâm hồn cô đơn. Nhưng lúc này, nhà thơ không còn lẻ loi nữa: tác phẩm của thi sĩ sẽ gửi đi đã được cuộc đời đón nhận. 

Nhà xuất bản Tiếng Phương Đông 
Hà Nội, 1954 

(*) Sau này nhà thơ Đinh Hùng tiết lộ người viết lời tựa này là nhà thơ Hồ Dzếnh.













1
















Mộng Dưới Hoa
nhạc Phạm Đình Chương
thơ Đinh Hùng





1. Chưa gặp [C] em [E] tôi vẫn nghĩ [Am] rằng
Có [Dm] nàng thiếu [G] nữ đẹp như [C] trăng 
Mắt [F] xanh là bóng dừa hoang [C] dại
Âu [Am] yếm nhìn [D] tôi không nói [G7] năng
Ta gặp [C] nhau [E] yêu chẳng hạn [Am] kỳ
Mây [Dm] ngàn gió [G] núi đọng trên [C] mi
Áo [F] bay mở khép nghìn tâm [C] sự
Hò hẹn lâu [G7] rồi em nói [C] đi

Nếu [Em] bước chân ngà em có mõi
Xin em tựa [F] sát lòng [Em] anh
Ta [D] đi vào tận rừng xanh
Vớt [G] cánh rong vàng bên suối
Ôi! hoa kề [C] vai [E] hương sát mái [Am] đầu
Đêm [Dm] nào nghe [G] ước mộng trôi [C] mau
Gió [F] ơi gửi gió lời tâm [C] niệm
Và nguyện muôn [G] chiều ta có [C] nhau

2, Tôi cùng [C] em [E] mơ những chốn [Am] nào
Ước [Dm] nguyện chung [G] giấc mộng trăng [C] sao
Sánh [F] vai một mái lầu phong [C] nguyệt
Hoa [Am] bướm vì [D] em nghiêng cánh [G] trao
Hy vọng [C] thơm [E] như má chớm [Am] đào
Anh [Dm] chờ em [G] tới hẹn chiêm [C] bao
Dưới [F] hoa tưởng thấy ngàn sao [C] rụng
Hòa lệ ân [G7] tình nguôi khát [C] khao

Bước [Em] khẽ cho lòng nói nhỏ
Bao nhiêu mộng [F] ước phù [Em] du
Ta [D] xây thành mộng nghìn thu
Núi [G] biếc sông dài ghi nhớ
Ôi chưa [C] gặp nhau [E] như đã ước [Am] thề
Mây [Dm] hồng giăng [G] tám ngã sơn [C] khê
Bóng [F] hoa ngã xuống bàn tay [C] mộng
Và mộng em [G] cười như giấc [C] mơ 

















Thơ Đinh Hùng










1

Hôm nay chim yến vui ca. Ran ríu bên sườn núi trắng:. Xuân này có nắng gieo hoa, ta sẽ cùng ra biển lặng. Hôm nay gió bảo cùng mây:. Rời xa những miền tuyết trắng, tôi từ biển vắng về đây. Mừng hội xuân này đẹp...


2

Đêm thân ái có muôn hoa hồng nở, em tới đây tình tự một đôi lời. Hồn phong hương trầm tuổi mộng hai mươi, ta nói khẽ đủ hai lòng nghe rõ. Tình chẳng xa xôi mà lời giăng gió. Đến làm chi thêm nhạt giấc mơ này? Nói...


3

Lòng đã khác ta trở về Đô Thị, bỏ thiên nhiên huyền bí của ta xưa. Bóng ta đi trùm khắp lối hoang sơ, và chân bước nghe chuyển rung đồi suối. Lá cỏ sắc vương đầy trên tóc rối, ta khoác vai manh áo đẫm hương rừng...


4

Như bao người gái đến xuân thì. Mỗi đêm say tỉnh vài cơn mộng, trở giấc, lòng ơi! buồn làm chi? Ôi biết bao giờ em lấy chồng? Đầu thu hay cuối một mùa đông? Bên người có ánh trăng, đèn mới, em nhận thơ lòng tôi...


5
Buồn xưa Đông Á về muôn phương. Mắt ta loạn dáng mây hồ hải, mộng ngát lâm tuyền mái tóc hương. Xưa Á Đông buồn xuôi đại dương, chiều tha phương đến ngủ bên nàng. Tóc ai thả lướt con thuyền mộng, nghiêng xuống...


6

Có kẻ nghe mưa, trạnh mối sầu, vắt tay chờ mộng suốt đêm thâu. Gió từ sông lại, mưa từ biển, không biết người yêu nay ở đâu ? Tôi ngủ bâng khuâng một gối buồn, giường lênh đênh nổi giữa băng sơn. Xoay mình,...


7

Khi anh chết, các em về đây nhé, vị chút hương tình lưu luyến với nhau xưa. Anh muốn thấy các em cùng nhỏ lệ. Tay cầm hoa, xõa tóc đứng bên mồ. Em lả lướt, Em là Buồn cố kết, tự ngày anh ra sống kiếp trần ai. Em...


8

Khi tóc mùa xuân dài trước cửa, khi nắng chiêm bao khẽ chớp hàng mi, khi những con thuyền chở mộng ra đi, giấc mộng phiêu lưu như bầy hải điểu, kỷ niệm trở về, nắm tay nhau hiền dịu, ngón tay thơm vàng phấn bướm đa...


9

Em tự ngàn xưa chuyển bước về. Thuyền trao sống mắt dẫn trăng đị. Những dòng chữ lạ buồn không noí, nét lưả bay daì giấc ngủ mê, em đến, mong manh vóc ngọc chìm, tàn canh hồn nhập bóng trăng im. Ta van từng đoá...


10
Hai ngươì có buổi bâng khuâng quá. Kể truyện mưa xuân vơí nắng hè. Chắc hẳn đôi lòng lơ đãng cả, vì chưng cùng noí chẳng cùng nghe. Tôi nhìn căp. mắt trong xanh ấy. Để thấy hồn tôi trong mắt xanh. Thuyền mộng...


11

Đi lên em ơi! đường khinh thanh, nhìn trăng, ta hát điệu vong tình. Bốn mùa chuyển dáng xuân thu động, mây núi buồn nghiêng mái tóc xanh. Đây hoa cỏ thoát hình hài ảo mộng, ta ngắm Nàng trút bỏ áo xiêm Thơ. Ta...


12

Chưa gặp em, tôi vẫn nghĩ rằng:. Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng. Mắt xanh là bóng dừa hoang dại, thăm thẳm nhìn tôi, không nói năng. Bài thơ hạnh ngộ đã trao tay, ôi mộng nào hơn giấc mộng này ? Mùi phấn em thơm...


13

Chim hồng về khu rừng cũ , xuân ấy hai lòng mới yêu . Cùng hoa , bướm trắng sang nhiều , nắng thơm những chiều tình tự . Xin em ngồi trên nhung cỏ , nghe suối ca vui nhịp nhàng . Anh ru cho hồn em ngủ , bằng...


14

Khi tôi ngồi xuống ở bên em, giở tập thư xưa đọc trước đèn. Vẫn ngọn đèn mờ, trang giấy lạnh, tiếng mùa thu động, tiếng mưa đêm. Gần nhau, còn lạ nét môi cười, em đến như người bạn cũ thôi. Trận gió năm nào...


15

Từ giã hoàng hôn trong mắt em. Tôi di tìm những phố không đèn. Gió mùa thu sớm bao dư vị. Của chút hương thầm khi mới quen. Cùng bóng hàng cây găp. giũa dường. Ân cần tôi ngỏ tấm tình thương. Bao nhiêu hoài bão bao hy...


16

Chim hồng về khu rừng cũ, xuân ấy hai lòng mới yêu . Cùng hoa, bướm trắng sang nhiều, nắng thơm những chiều tình tự . - Xin em ngồi trên nhung cỏ, nghe suối ca vui nhịp nhàng. Anh ru cho hồn em ngủ, bằng điệu...


17

Ôi phím đàn ngọc lan ngón tay. Mưa nhòa cung bậc trắng mây bay. Em ban hạnh phúc trầm giai điệu. Khi gió nghiêng mình đến ngủ say. Mười ngón tay buồn chưa ráo lệ. Một cung bạch ngọc náo trường canh. Tay run điệu múa...


18

Em hết là em riêng của anh. Mà quên không nỡ, giận không đành. Hờn chưa giải thoát, ghen thành bệnh. Sảng sốt từng cơn nhớ bạo hành. Nhớ bàn tay thẹn, mê từng ngón. Môi nhớ làn môi, vai nhớ vai. Hơi thở gọi nhau, hồn nhớ...


19

Sao rụng ngang mày, em với anh. Tìm nhau qua Vạn Lý Trường Thành. Lênh đênh ảo giác, trăng Hồng Thủy. Đưa bóng em vào mây gió xanh. Theo bước em về, mưa xuống non, thuyền mê xa cửa biển linh hồn. Chiều sương Hải Ấp chim...


20

Đã lắng vào đêm hơi thở say, trời xanh hạ thấp xuống vai này. Ôi bờ vai nhỏ xuân vừa dậy! Ngọc ẩm hoa quỳnh ý ngón tay. Anh hỏi ngàn sao trong mắt em, hàng mi trinh nữ vội buông rèm. Hồn đau lưu lạc đêm rừng...


21

Anh vẫn còn yêu em, kiếp sau. Vầng trăng về núi sẽ quay đầu. Bóng em trên những vì sao lạ. Sẽ ngả dài qua thế kỷ sâu. Những dáng tinh vân lạc biển hồn. Chưa phai thần tích gót chân son. Anh xin ngủ giữa lòng nham...


22

Ôi phút huyền vi môi sát môi! Truyền hơi nghe tiếng vọng luân hồi. Mê hương tà áo xanh tiền kiếp, trăn xuống kề vai, núi chuyển dời. Em khóc, nghìn xưa bỗng nghẹn ngào. Những cầm tấu khúc vút lên sao. Nửa bàn tay...


23

Em ước nguyện gì trong giấc ngủ. Khi hồn cẩm thạch chớm sang thu. Niềm đau không tuổi sâu tròng mắt. Cỏ dại sương phong xác ngục tù. Bụi đỏ bờ vai, lưới nhện sa. Đường chiều mây loạn bóng hai ta. Trăng lên vầng trán thành...


24

Trời đất lìa nhau tự lúc này. Tiễn em về tận xứ mây bay. Anh nghe băng giá vào da thịt, sương tuyết đông dần nhịp máu say. Gió cuốn sang thu gót độc hành, lòng tay còn đọng nửa trời xanh. Hàng mi thức giấc thương ngàn...


25

Từ hôm trông bóng anh lên đường. Tôi cũng mong về thăm cố hương, những tiếng hồn quê mòn mỏi đợi. Mỗi tuần trăng khuyết mỗi tà dương, tôi từ thơ trẻ biệt lều tranh. Rồi lớn và yêu giữa thị thành. Gió thổi bâng...


26

Loang loáng thuyền khơi vệt nắng chìm, trùng dương về bạc khắp đồng chiêm. Một rừng nhiệt đới in lòng nước, tay với trời xanh, đụng cánh chim. Trời nước kề vai lả lướt buồn, từng cù lao nhỏ nép sơn thôn. Em đi, dẫy...


27

Thủy Mặc I. (Hoa Rơi Yên Ngựa). Một con đường nhỏ đất hồng, bâng khuâng vó ngựa men dòng suối xanh. Mấy chùm hoa trắng mong manh, qua tàn lá biếc, trời thanh chập chờn. Quạnh hiu cũng chẳng cô đơn, người đi trong...


28

Thủy Mặc III. (Đường Trưa). Lá xanh che khuất đường trưa, bóng thêu hoa nắng, lưa thưa điểm vàng. Trời cao lắng xuống trường giang, hững hờ thay! áng mây hàng trôi qua . Mây kia còn mãi nghĩ xa, hồ lim dim ngủ, chói...


29

Niềm khát vọng, ta ghi vào huyết sử, dưới chân em, Thơ lạc mất linh hồn. Ta đau xót trong mỗi giờ tình tự, ta khóc nhiều cả những lúc trao hôn. Đời tàn tạ em đừng ca hát nữa:. Hội thanh bình, cuộc sống gượng vui...


30

Mưa bay! Mưa bay! Bão táp suốt ngày . Ta buồn, ta lạnh, ta nhớ ai đây ? Ngoài trời sương bạc, gió lùa cành cây, cửa phòng ta khép, quạnh hiu trong này . Tôi chờ giấc mộng, tôi chẳng chờ em, thì em chợt...


31

Bài thơ hạnh ngộ đã trao tay, ôi mộng nào hơn giấc mộng này ? Mùi phấn em thơm mùi hạ cũ, nửa như hoài vọng, nửa như say . Em đến như mây, chẳng đợi kỳ, hương ngàn gió núi động hàng mi . Tâm tư khép mở đôi tà...


32

Hôm nay có phải là thu ? Mây năm xưa đã phiêu du trở về . Cảm vì em bước chân đi, nước nghiêng mặt ngọc lưu ly phớt buồn. Ai về xa mãi cô thôn, một mình trông khói hoàng hôn nhớ nhà ? Ngày em mới bước chân ra,...


33

Em trở về đây với bướm xuân , cho tôi mơ ước một đôi lần . Em là người của ngày xa lắm , lòng cũ hai ta cũng chẳng gần . Em trở về đây để nắng hồng , hồn xưa còn đẹp ý xưa không ? Trăng tình chưa nguyện lời hoa...


34

Anh trở lại con đường lên núi biếc, thương mây bay từ đó vẫn cô đơn. Những bông hoa còn có nửa linh hồn. Những lá cỏ nghiêng vai tìm mộng ảo . Ôi nắng cũ nhạt mùi hương dã thảo! Lạnh màu riêu, tảng đá nhớ chân đi ....


35

Anh với tôi nằm mộng canh trường. Giăng kề song cửa, hoa kề gối, anh truyện sầu, tôi truyện mến thương. Tôi với anh giường chung, mộng chung, vì duyên thơ, mới có duyên lòng. Anh buồn tự thủa giăng lên núi, ấy...


36

Đèn quanh Thủy tạ, hội đêm hè, em đến phương nào ? Đây ngựa xe . Đáy nước hoa chìm, giăng ẩn hiện, thơ phòng Khánh Tiết, nhạc Schubert. Mời các cô em trang điểm vào, má hồng gợn chút mới thanh tao . Thuyền thơ...


37

Tôi đến đêm xưa, Em vắng nhà, trăng vàng, mây bạc, sầu như hoa . Tôi từ viễn phố rời chân lại, chỉ thấy sương nhiều như lệ sa . Ở cũng bâng khuâng, đi chẳng đành, đêm trời, sao cũ sáng long lanh. Lòng ta ngẫm...


38

Một độ tôi ngồi thương khóc hoa. Cửa chiều hiu hắt nắng xuân tà . Nhớ người năm ngoái, năm xưa mãi, nhớ nụ cười xuân thấp thoáng qua . Lòng gửi sầu theo mây gió bay, trông thời gian , để bóng hao gầy . Trải bao...


39

Trong im lặng, tôi rùng mình nín thở, cầm tay em, nâng từng ngón tay hoa . Tình yêu tràn trong thớ thịt, làn da, tình yêu rợn tự đầu mày, chân tóc. Thoáng nét sương, nụ cười in khuôn ngọc, em bâng khuâng hé nửa cặp...


40

Trời cuối thu rồi -- Em ở đâu ? Nằm bên đất lạnh chắc em sầu ? Thu ơi ! Đánh thức hồn ma dậy, ta muốn vào thăm nấm mộ sâu. Em mộng về đâu ? Em mất về đâu ? Từng đêm tôi nguyện, tôi cầu, đấy màu hương khói là...


41

Em đi , rừng núi vào Xuân , áo thiên thanh dệt trắng ngần hoa bay . Búp lan dài mướt ngón tay , cả lâm tuyền nhớ gót giầy phong hương . Nghe như đàn lả cung thương , bầy chim bên suối soi gương tự tình . Cỏ thơm...


42

Chiều mùa đông. Đốt ngọn lửa hồng. Ta đọc tập thơ sầu, cười với bóng, khói thuốc xanh bay về hư không. Trăng lên đầu phố vắng. Ồ bóng ta say! Bóng với ta cùng im lặng. Cốc rượu ngọt uống cay nồng. Bạn là người...


43

Em đến hôm nào như hoa bay, tình không độc dược mà đắng cay . Mùa thu tàn nhẫn từ đôi mắt. Mùi hương sát nhân từng ngón tay . Em đến hôm nào như mây bay, gió mưa triền miên từ nét mày . Đường vào lòng nhau toàn...


44

Vì em cho phép buổi giao thân , hy vọng ngày xưa lại sắp gần . Màu tím hoa xoan - ôi hứa hẹn ! Cành tơ , lá ngọc , nắng chiều xuân . Em nhớ làm chi hờn giận qua ? Hôm nay hội ý , nắng sang nhà . Xuân kia để lỡ...


45

Gần gũi nhau rồi, xin em cùng vui . Thu may áo cưới. Tặng em và tôi;. Áo dệt tơ trời, thêu toàn nắng mới, thơ bay nụ cười . Mấy ngày có hoa, rước em sang nhà . Bướm vàng đưa lối, bốn bề chim ca . Bên...


46

Khi mới nhớn, tuổi mười lăm, mười bảy, làm học trò mắt sáng với môi tươi. Ta bước lên chân vẫn dạo bên người. Ngoài cặp sách trần ai xem cũng nhẹ ! Đời thấp thoáng qua học đường nhỏ bé. Phố phường cuộc sống mới lên...


47

Ta thường có từng buổi sầu ghê gớm. Ở bên Em -- ôi biển sắc, rừng hương! Em lộng lẫy như một ngàn hoa sớm, em đến đây như đến tự thiên đường. Những buổi đó, ta nhìn em kinh ngạc, hồn mất dần trong cặp mắt lưu ly,...


48

Thu hết rồi đây, thu sắp hết! Ngoài kia cành rụng - Em nghe không? Sông vàng đổi gió đìu hiu cũ, bụi cuốn dâu xanh, bãi cát hồng. Em đã nghe lòng lạnh lắm chưa, khi con chim biếc cúi bên hồ, lửng lơ đáy nước,...


49

Ý chiều ngây ngất màu hoàng cúc, sao mắt thu buồn dáng hạ xa. Ta nhớ mà thương người sử nử, áo mùa thu đọng sắc kiều hoa. Nước cũ rưng rưng màu ngọc trắng, mây ngày xưa tỏ, nguyệt xưa trong. Người xưa lẫn dáng...


50

Tôi đã gục đầu trên vai em, tìm trong dòng lệ chút hương chìm. Mộng in sắc trắng bàn tay nhỏ, hồn vẫn e dè nép cánh xiêm. Tôi đã nhìn sâu trong mắt em, soi màu trăng cũ lần vào đêm. Thương nhau, sợ thấy trăng...


51

Đêm hè ngồi nhớ giăng suông, nhớ em tà áo nhạt hương chưa về . Cách rừng , cách cả sơn khê, em ơi! giữ mái tóc thề cho xanh. Thuyền mây từ bỏ kinh thành, bến vàng hiu quạnh cũng đành tiễn đưa . Biển ngoài: núi...


52

Từ giã hoàng hôn trong mắt em, tôi đi tìm những phố không đèn. Gió mùa thu sớm bao dư vị. Của chút hương thầm khi mới quen. Cùng bóng hàng cây gập giữa đường, ân cần tôi ngỏ tấm tình thương. Bao nhiêu hoài bão,...


53

Thu về, em đã gặp thu chưa ? Giải nước trường giang lạnh mấy bờ ? Thoảng bóng hoa buồn in lối cũ, dặm đường mơ tưởng bước em xưa . Tôi mải tìm thu mấy bữa nay, mới nên sầu mộng, nhớ nhung này . Tưởng trong thao...


54

Nhớ đêm qua, nguyệt lên đầu cành, vàng thưa nhạt, bóng cây lê xanh. Nhớ đêm qua ngắm vì sao rụng, nên tình cờ biết mộng tàn canh. Buổi ấy, tuy rằng truyện sánh đôi, người bên hiên mà tưởng bên trời . Dưới hoa,...


55

Gặp buổi cùng em chung một thuyền, mới hay gần gũi cũng là duyên. Nước Tây-Hồ trầm tư mặt ngọc, chẳng gió giăng nên chửa ước nguyền. Em nói, em cười vẳng tiếng oanh, hồn tôi bay theo khói kinh thành, mộng ngoài...


56

Từng cơn mưa lạnh đến dần, dời chưa trang điểm, mà xuân đã về! Hững hờ để nước trôi đi, giấc chiêm bao hết, lấy gì mà say ? Quê ai đầm ấm đâu đây, cho tôi về sống mấy ngày trẻ thơ . Ước gì trăng gió đón đưa,...


57

Có chàng mang lòng thương. Đi dạo muôn con đường, một hôm dừng trước mộng, yêu nàng tên Tần-Hương . Nàng nhìn như ý sớm, nàng cười như tình xưa . Áo nàng: hoa vẽ bướm. Đẹp cả giấc chàng mơ . Và đêm đêm...


58

Đầu xuân có rừng xuân đẹp, suối bạc, ngấn vàng long lanh. Con hươu sao quỳ khép nép, uống ngọc bên hòn đá xanh. Đầu xuân có dòng sông trắng, thuyền ai chờ khách nằm đây . Con chim nhạn biếc theo mây. Trên bến...


59

Tiếng trống làng xa dồn mặt nước, tháng giêng, quê bạn, hội đêm rằm. Hương đồng tỉnh giấc, ta ngồi dậy, nhìn ánh trăng xuân đẹp chổ nằm. Trắng xóa vườn cam động bước ai ? Bờ ao lấp lánh đóa sao cài . Thơm thơm...


60

Chiều nắng say, con bướm vàng thơ thẩn, bên nhà em hiu hắt tiếng dương cầm. Hồn ai xưa khóc lại giữa thanh âm? Mối sầu ấy biết em còn tưởng nhớ ? Tôi nghe rõ buổi chiều hoa nức nở, ôi tay buồn em để tiếng vàng...


61

Đã bao mùa xuân xa tôi rồi, em mới về đây ngồi cạnh tôi . Đôi mắt, đôi môi ngày hạ ấy. Có cười vui nữa chẳng là vui! Đâu biết lòng em còn trẻ thơ ? Em không hờn giận để tôi ngờ ... Cuộc đời đi hết - tôi ngồi lại...


62

Em đến thăm tôi, nắng đã chiều. Hai lòng nghe rõ ý đìu hiu . Vòng thu sắp sửa làm thương nhớ, lời nói ai trầm đến tịch liêu ? Tôi kết thơ hoa mộng bướm rồi, bây giờ lòng kể chuyện lòng thôi . Bởi chừng em muốn...


63

Xin hãy yêu tôi, những lòng thiếu nữ! Tôi chép thơ ca tụng miệng hoa cười. Ôi những nàng như liễu, mắt xa xôi! Yêu tôi nhé, tôi vốn người mê đắm! Xin hãy yêu tôi, những lòng hoa thắm! Xuân đã hồng, thu biếc, tôi làm...


64

Thương em , trăng xế nửa vầng , mùa xuân thở ấm hương rừng trên vai . Giang tay ôm bóng núi dài , đá thiên sơn có hồn ai tạc hình ? Tiếng vang chim lạ gọi mình , huyền âm chín cõi u minh truyền về . Sao chìm đáy...


65

Trời cuối thu rồi - Em ở đâu ? Nằm bên đất lạnh chắc em sầu ? Thu ơi ! Đánh thức hồn ma dậy, ta muốn vào thăm nấm mộ sâu . Em mộng về đâu ? Em mất về đâu ? Từng đêm tôi nguyện, tôi cầu, đấy màu hương khói là...



















Tham khảo thêm về nhà thơ Đinh Hùng












Đinh Hùng với cơn mê trường dạ
 Tạ Tỵ 


Ta suốt đời ngư phủ 
Thả con thuyền trên mái tóc em buồn lênh đênh 
(Đinh Hùng) 

Đinh Hùng, con người có may mắn được mọi người biết đến từ khi tác phẩm hãy còn là bản thảo. Đinh Hùng, con người kỳ lạ xuất hiện trên thi đàn Việt Nam với vóc dáng quái dị của ngôn ngữ làm mê hoặc người yêu thơ. Đinh Hùng, tượng hình cô độc trên vòm trời thi ca Việt Nam vào năm 1940 đến 1945. Rồi từ đây, Đinh Hùng mới tìm thấy bạn đường như Trần Dần, Phùng Quán v.v... Chất thơ của Đinh Hùng không giống và không mang một ý nghĩa thông thường của thi ca với những hình ảnh quen thuộc của thi nhân đang nổi tiếng hồi đó như Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương, Trần Huyền Trân, Thâm Tâm, Nguyễn Bính v.v... 

Đinh Hùng đi vào thi ca với những ước mơ kỳ lạ và suy nghĩ về cõi vô thức giữa một thời đại lười suy nghĩ nhất. Tiếng thơ của Đinh Hùng không thuộc về thứ tình cảm chung chung, mà toát ra tự ngôn ngữ làn ánh sáng diễm ảo, ở trong đó, từng nỗi băn khoăn, từng niềm ước vọng chạy xôn xao như tiếng thời gian đuổi nhau trên rừng cây trút lá. Đinh Hùng tự mình tạo nên sắc thái đặc biệt, rất đặc biệt, để ngụp lặn trong dòng mê cảm đó với khổ đau cũng như kiêu hãnh. Từng hình ảnh mông lung, từng nỗi buồn vò xé, từng uất hận nghẹn ngào, tất cả, biến Đinh Hùng thành một nạn nhân, nạn nhân của mặc cảm. Đinh Hùng đã bị mặc cảm giày vò tái tê từ thể xác tới linh hồn. Mặc cảm đó là nỗi bơ vơ lạc loài của kiếp người trói buộc vào áo cơm trách nhiệm với ngần ấy vốn liếng riêng tư giữa cuộc sống xô bồ giả tạo. Đinh Hùng làm thơ chẳng phải để tỏ bày tâm sự mà để xác định thái độ, một thái độ bi phẫn khi nhận thấy kích thước trần gian không phải nơi mình mơ ước. 

Cõi nhân gian mà Đinh Hùng vọng tưởng đã khuất lìa. Nó là tiếng nói hoang sơ của thời tiền sử. Nó là thiêng liêng cao cả của một khung trời nguyên thuỷ. Nó rộng rinh và chói lói hào quang ân sủng của thi nhân đóng vai Thượng Đế. Nó là cái nước Vô Danh với sự hiện diện của con người Mộng Ảo đi suốt một hành lang cô liêu muôn đời không gặp thực tại. 

Dòng thơ của Đinh Hùng đi từ sự mê hoặc của tâm linh vượt đến cõi ý thức của thân phận qua thi phẩm Mê hồn ca rồi ném mình theo Đường vào tình sử. Khúc hát nào lênh đênh trôi nổi trên đầu non, và tâm hồn nào còn giữ nguyên màu trinh tuyết trong xác thịt chứa đầy tội lỗi bi thương? Trong cái bóng tối mênh mông dày đặc của tương lai, trong nỗi khao khát hung cuồng đắm đuối cắn chặt ở môi ngậm cứng trái sầu đau, Đinh Hùng nhắm mắt lại, mở hồn thoát du vào ảo giác. 

Đinh Hùng vào đời như đi trong ác mộng. Những hình dáng con người di động giữa kích thước thành phố đã làm người thơ phẫn nộ: 

Miệng quát hỏi: có phải ngươi là bạn? 
Ôi ngơ ngác một lũ người vong bản 
Mất tinh thần từ những thuở xa xôi 
Ta về đây lạ hết các ngươi rồi 
Lạ tình cảm, lạ đời chung cách sốn
("Bài ca man rợ" - Mê hồn ca) 

Đi từ cõi huyền ảo của tiềm thức, Đinh Hùng dùng tâm tư mong biến cuộc đời thành trường mộng. Hình ảnh một sinh vật đơn côi trong một thiên nhiên mới hình thành, tia sáng thứ nhất của tâm linh chiếu rọi vào sự vật như một chứng tích ghi nhận có đời sống trần gian với những huyền bí còn nguyên màu huyễn hoặc. Cái Thiên Nhiên mà người thơ vùng vẫy thả bỏ mọi níu kéo làm Đinh Hùng mơ ước trở về, sự trở về trong những lối hoang sơ - ở đấy - bước chân đi làm rung chuyển núi rừng, đồi suối. Đau đớn thay, sự hiện diện này làm kinh ngạc cả nhan sắc, làm cho tình thương cũng mất chìm trong cô độc. 

Từ cái nhìn cô độc, Đinh Hùng không tin cõi đời hiện hữu là có thực và người con gái bằng xương bằng thịt kia với những mùi hương quyến rũ, vụt chốc trở thành xa lạ đến nghi hoặc khởi đi từ tri giác: 

Ôm nhan sắc với hai bàn tay sắt 
Ta nhìn ai, ôi khóe mắt ta nhìn 
Em có là ma, là quỷ, là tiên? 
Em có mấy linh hồn bao nhiêu mộng? 
Em còn trái tim nào đang xúc động? 
Em có gì trong xác thịt như hoa? 
Lạc thiên nhiên đến cả bọn đàn bà 
Với những vẻ dung nhan kiều diễm nhất 
("Bài ca man rợ" - MHC) 

Cái vũ trụ mà Đinh Hùng vọng tưởng đó đã mất. Trong bóng tối mênh mông dày đặc của hiện tại, người thơ không trông mong tìm thấy những gì mình chờ đợi. Đinh Hùng nhắm mắt lại để du hồn vào quá khứ, đi về những hướng sao rơi và theo lối chân cầm thú. Trong trời thơ Nguyên Thuỷ, Đinh Hùng bơ vơ, lạc loài giữa thế giới tâm linh, với tất cả tiếc thương, hờn giận. Đinh Hùng ẩn hồn trong toà lâu đài kiến tạo bằng vân thạch, gọi hồn cổ sơ về ngồi chung tâm sự. Người thơ muốn được "ăn hoa man dại" rồi "ngủ như muông thú". Nhưng cái sống của "Gái-muôn-đời" có "bộ ngực tròn nuôi cuộc sống đương xuân" không còn nữa. Nó đã chết theo tiếng cười man rợ và mối "Tình-thái-cổ" đã "thơ thẩn với trăng suông" tự ngày trái đất có con hươu vàng diệp, cất cao đầu nhìn hoàng hôn chìm vào đêm Thơ hiền hậu. 

Do đấy, cái khung trời mà Đinh Hùng dùng để viết thơ của mình lên, là một khung trời chứa chấp toàn huyền ảo giữa người và sự vật, giữa suy tưởng và thiên nhiên, giữa mơ mộng và thực tế. Vì nhìn rõ vị trí của mình trong cuộc sống có đấy, Đinh Hùng chẳng cần tra vấn hiện tại, phó mặc thời gian vận chuyển, hằng đêm, bên ánh toạ đăng, lắng nghe tiếng thơ nức nở âm vang theo từng sợi khói mong manh: 

Đi vào mộng những Sơn Thần yên ngủ 
Đôi hồn người tưởng gặp bóng cô đơn 
Rượu Trường Sinh: ta uống mắt em buồn 
Sầu mấy kiếp, giấc ngủ say bừng đỏ? 
Quên đi em, hãy sống đời cây cỏ 
Từng linh hồn dan díu với hương hoa 
Ta nhớ xưa: đêm thu rụng tiếng gà 
Trăng vĩnh viễn khóc thời gian tình tự..
("Trời ảo diệu" - MHC) 

Cái thời gian tình tự đó, có lẽ, chỉ hiện diện trong cơn say men khói vì "bầy xứ tình" đã khuất chìm theo lối mộng mà người thơ đã từng đi về "ân ái cũ”". Từng nhịp thở của đôi hồn người cô đơn cứ khắc khoải, chập chờn trong trí não Đinh Hùng làm cho chết ngợp cả một vùng ảo diệu. 

Tiếng thơ Đinh Hùng không phải tiếng thơ buông lơi, dễ dãi hoặc chọn lời lựa chữ cho suôn sẻ thanh âm. Nói cho đúng, nó là chuỗi kim cương sáng ngời, như những vì sao lạ treo chênh vênh giữa vòm trời thi ca hiện đại. 

Trong giai đoạn nguyên thuỷ, Đinh Hùng mang tâm trạng kẻ lạc loài giữa đồng loại không chấp nhận sự hiện hữu này là thực thể, nên luôn luôn người thơ đi tìm kiếm cho riêng mình một giá trị trong những giá trị có đó. Đinh Hùng mang tâm tư của loài rong biển trôi dạt theo lớp sóng ngầm giữa lòng đại dương bát ngát, phó mặc cho dòng nước luân lưu đưa đẩy, miễn tìm thấy hồn thời gian qua vọng tưởng. 

Đi từ thơ Nguyên Thuỷ qua Thần Tượng, Đinh Hùng đã xê dịch từ rung cảm thuần tuý sang bình diện con người. Nghĩa là người thơ đã nhìn rõ giá trị của đời sống qua vóc dáng kỳ nữ - làm người thơ choáng váng. 

Ta thường có những buổi sầu ghê gớm 
Ở bên Em - ôi biển sắc, rừng hương 
Em lộng lẫy như một ngàn hoa sớm 
Em đến đây như đến tự Thiên Đường 
Những buổi đó, ta nhìn em kinh ngạc 
Hồn mất dần trong cặp mắt lưu ly 
Ôi mắt xa khơi! Ôi mắt dị kỳ 
Ta trông đó thấy trời ta mơ ước 
Thấy cả bóng một vầng đông thuở trước 
Cả con đường sao mọc lúc ta đi 
Cả chiều sương mây phủ lối ta về 
Khắp vụ trụ bỗng vô cùng thương nhớ... 
("Kỳ nữ" - MHC) 

Có lẽ, vóc dáng người kỳ nữ một sớm nào đó đã gõ nhẹ vào cửa lòng thi nhân làm cho tỉnh giấc. Bóng dáng động vân thạch bị lu mờ trước giai nhân và thời man rợ bị đẩy lui vào tưởng niệm. Cặp mắt lưu ly nào đó đã chiếu rọi vào tâm hồn thi nhân bằng tia sáng quang tuyến, có khả năng xuyên qua sự vật để nhận rõ bản thể đích thực của sự vật. Hơn thế nữa, nó còn cho người thơ tìm về thân phận với ước mơ còn đấy, với bóng vầng đông thuở trước và con đường sao mọc khi xưa. Thơ Đinh Hùng quả thực có ma lực, nó có đó mà vô cùng xa xôi, vô cùng cao trọng. Thực và Mộng luôn luôn xáo trộn tạo nên ấn tượng hoang vu, man rợ. Nó là tiếng kêu vò xé. Nó là lời thảng thốt giữa cơn mê loạn. Nó là nỗi đam mê bấn loạn. Nó là tiếng thở dài ai oán trút tự cõi lòng cô độc. Nó là thịt da, xương máu của thi nhân. Nó là sự giao hưởng nhiệm mầu giữa thơ và tơ trời kết lại: 

Ôi cám dỗ! cả mình em băng tuyết 
Rợn xuân tình lên bộ ngực thanh tân 
Ta gần em, mê từ ngón bàn chân 
Mắt nhắm lại, để lòng nguôi gió bão 
Khi sùng bái ta quỳ nâng nếp áo 
Nhưng cúi đầu trước vẻ ngọc trang nghiêm 
Ta khẩn cầu từng sớm lại từng đêm 
Chưa tội lỗi đã thấy tràn hối hận..
("Kỳ nữ" - MHC) 

Cái nhan sắc ấy làm Đinh Hùng hoảng hốt và mê đắm với lòng "sùng bái" như một tín đồ sùng bái đức "Giáo chủ". Trong thơ Thần tượng, Đinh Hùng đã đóng vai gã si tình để tỏ bày ngưỡng mộ. Đối với thế gian, Đinh Hùng tỏ ra mình là thi nhân kiêu sa, còn đối với tình yêu Đinh Hùng muốn làm Bạo chúa. 

Ta quên hết! Ta sẽ làm Bạo chúa 
Sống nghìn năm, ngự trị một lòng em 
Cuộc ân tình ghê rợn suốt muôn đêm 
Nào ai tiếc thương gì thân mỹ nữ!... 
("Ác mộng" - MHC) 

Nhưng tình yêu với đôi cánh bay lượn chập chờn trong cõi nhớ mong và "người em gái" đã cùng thi nhân gặp gỡ trong "mộng linh hồn" đã vội trở thành một "yêu quái" biết cười vui và nói giọng êm đềm. Đinh Hùng phó mặc cho tình cảm lướt trôi cùng nhan sắc và nụ hôn đầu đã làm tê dại cả tâm can, người thơ gục khóc tưởng tình xưa ngồi cạnh. Rồi gác "ca-lâu" cũng rèm buông, lửa đỏ và xiêm áo như hoa thấp thoáng đi về giữa trời ảo ảnh. 

Tình yêu đối với Đinh Hùng thoáng đến, thoáng đi và khắc sâu vào tâm khảm người thơ những lằn roi rướm máu. 
Nhan sắc, nhan sắc thật mong manh và vô cùng diễm tuyệt. Đinh Hùng chưa kịp hưởng say men tình ái mà giông gió cuộc đời đã cuốn vội từng lớp tang thương. Từ hy vọng mê cuồng bước sang trời Chiêu Niệm. Người thơ đi tìm mình, đi tìm chân lý tuyệt đối của tình yêu trong đất lạnh, trong vóc dáng thương yêu gói tròn hoài vọng: 

Trời cuối thu rồi. Em ở đâu? 
Nằm bên đất lạnh chắc em sầu 
Thu ơi! Đánh thức hồn ma dậy 
Ta muốn vào thăm nấm mộ sâu... 
("Gửi người dưới mộ" - MHC) 

Mùa thu với từng cánh lá vàng đẹp như cánh thơ rơi tự trời cao. Mùa thu làm se ngọn cỏ hanh vàng trên nấm mộ. Mùa thu với đám mây lãng đãng trở về sau cuộc phiêu hành khắp vòm vũ trụ. Mùa thu có hồn Vệ Nữ lạc loài bên cửa huyệt, có cây Từ Bi chợt nở đóa Ác hoa mà thiện căn không tìm đâu thấy. 

Những vần thơ Chiêu Niệm chảy dài như dòng lệ không bao giờ khô trên gương mặt thi nhân. Nó kéo lê thê như một ám ảnh trong mỗi câu, mỗi chữ với nhịp điệu tiếc nuối, than van với bóng tử thần chập chờn, đe doạ. 

Nhưng rồi, tháng năm với những u buồn còn đấy, Đinh Hùng ném hồn mình vào cõi Mê Hồn, ở đó, cái đau và cái nhớ chợt tan biến để thi nhân nhìn hé thiên cơ với ánh lửa tinh cầu "dựng lên địa chấn, loạn màu huyền không". Đinh Hùng van xin Trăng đừng bỏ kinh thành, đừng bỏ nhân gian để thi nhân nằm chờ Siêu Thoát, mơ đến những thanh âm tạo dựng một kiến trúc với chiêm bao thần bí: 

Lời nói im ta nằm chờ siêu thoát 
Mơ hoàng thành dựng lại bản thanh âm 
Mười ngón tay run 
Mở cửa để cầm 
Ôi kiến trúc một chiêm bao thần bí 
Ta lạc hồn giữa lâu đài kỳ dị 
Suốt muôn đời không hiểu dãy hành lang... 
(Mê hồn ca) 

Làm sao mà Đinh Hùng có thể hiểu được vì thực tế và mơ mộng không nằm chung ước lệ. Cái chất thơ cứ vươn lên, vươn lên mãi trong khi thân phận nằm đây, soi lệch ánh toạ đăng mỗi đêm với muôn vạn nhọc nhằn: 

Máu ta say không chảy thoát hình hài 
Hằng kinh động chốn ăn nằm vĩnh viễn... 
(Mê hồn ca) 

Trước viễn ảnh chói loà của thi ca, Đinh Hùng dùng nghệ thuật để đồng hóa thể xác mình với thời gian vĩnh cửu. 

Buổi chiều đến, sầu lên Kim tự tháp 
Bóng ta đi hoài cảm góc trời mây... 

Đó, tất cả cái sáng láng, cái tinh hoa của Đinh Hùng trình bày với người đọc những nỗi niềm mà người thơ thổ lộ qua vần, qua điệu. Đinh Hùng muốn vượt thoát hình hài, vượt thoát hoàn cảnh để tự do múa lượn trong cõi trường mộng, vì cuộc đời có khác gì mộng ảo? 

Thơ Đinh Hùng chính thực không hoàn toàn mang tính chất quái dị, đúng ra, nó hình dung những siêu thoát, những nhiệm mầu mà con người trong khi thất vọng thường bám víu lấy để cầu mong an ủi. Người thơ đi tìm bản thân trong chiều sâu tâm giác, trong ngôn ngữ xuất thần với suy tư dấy loạn nội tâm. Do đấy, lời thơ Đinh Hùng bao giờ cũng vượt qua được bức trường thành nhân thế để chiếu từng tia sáng mong manh nhưng sắc bén giữa những tâm hồn đồng điệu: 

Khi mùa xuân buông dài trước cửa 
Khi nắng chiêm bao khẽ chớp hàng mi 
Khi những con thuyền chở mộng ra đi 
Giấc mộng phiêu lưu như bầy hải điểu 
Kỷ niệm trở về nắm tay nhau hiền dịu 
Ngón tay thơm vàng phấn bướm đa tình 
Anh sẽ tìm em như tìm một hành tinh 
Mặc trái đất sẽ tan vào mộng ảo... 
("Đường vào tình sử") 

Tình yêu vẫn có uy lực dẫn dắt thi nhân đi vào muôn ngàn lối ân tình. Dù trái đất có tan vào mộng ảo, dù buổi chiều nào tận thế, dù mùa thu phôi pha, mùa đông tàn phế, ta vẫn vì em mà sống đời ngư phủ, thả con thuyền trên mái tóc em buồn lênh đênh và sau cùng để chiêm ngưỡng Em như chiêm ngưỡng một hành tinh xa lạ. 

Phải nhận rằng, trong tập Đường vào tình sử (Nam Chi Tùng Thư xuất bản, 1961), hơi thở của Đinh Hùng đã phần nào là buông cung điệu và nỗi hoài mong của thi nhân chỉ gói tròn vào tình cảm thông thường nơi tình yêu đôi lứa, dù cho tình yêu có được thắp sáng bởi trí tuệ người thơ. Những nét độc đáo với dòng suy cảm quái đản được gọi về từ thiên cổ không thấy xuất hiện. Lời và ý thơ trong Đường vào tình sử thật dung dị và đẹp: 

Tôi nghe em nói bằng im lặng 
Bằng dáng nghiêng nghiêng động nét mày 
Bằng cả mênh mang chiều lắng đọng 
Nụ cười em gửi gió thu bay 
Tóc quyện mây choàng vai mộng nhỏ 
Chìm chìm hơi nắng bước thu đi 
Hôn như khói toả say tà lụa 
Chợt tỉnh, còn như truyện ngủ mê... 
("Đường vào tình sử") 

Toàn tập hầu như thế cả, nguyên lý không gây được ấn tượng sâu đậm nào ở trong tâm thức người đọc như Mê hồn ca. Sở dĩ như vậy vì tập Đường vào tình sử là sự góp nhặt nhiều bài thơ ở nhiều thời kỳ đã đăng tải rải rác trong các tạp chí văn học. Nhưng dù sao, vẫn có trong đó cái "chất" Đinh Hùng, cái "chất" đã đưa Đinh Hùng vào ngôi vị xứng đáng của nền thi ca Việt Nam. 

Đinh Hùng chịu ảnh hưởng rất nhiều ở dòng thơ Tượng trưng Pháp với các thi hào Baudelaire và Mallarmé của thế kỷ XIX. Nhất là Baudelaire nhà phù thuỷ ngôn ngữ trong thi ca Pháp, người đã dịch truyện của văn hào Mỹ Edgar Poe và có tập Fleurs du Mal (Ác hoa) đã gây sôi nổi dư luận quần chúng Pháp vì những tư tưởng táo bạo trong thơ. 

Khởi hành từ trạng thái đớn đau trong tình yêu với sự dằn vặt đoạ đày ở mỗi không-gian-cuộc-sống, Đinh Hùng nhìn chòng chọc vào nó như thách đố và coi nhẹ hệ luỵ đến đỗi tưởng rằng chỉ có thế giới linh hồn là thực, kỳ dư đều mộng ảo. 

Có những đêm đông Hà Nội, tôi đến thăm Hùng tại căn nhà cổ nằm sâu trong ngõ hẹp ở cửa Ô Cầu Rền, chẳng cách xa phường Dạ Lạc là bao. Bước chân dò từng phiến gạch gồ ghề trơn trợt dưới lớp bùn quánh đặc. Đi qua chiếc sân đất rộng đầy cây cảnh hiện sừng sững với hình thể đục, nặng vì thiếu ánh sáng. Hương nha phiến thoáng ngát. Tôi bước lên thềm cao, căn nhà trống trải âm u dưới ngọn đèn dầu cháy leo lét ở một góc, chỉ vừa đủ soi sáng một khoảng nhỏ. Tiếng kêu vo vo của nhựa thuốc thiêu trên ngọn lửa làm tôi thấy nôn nao. Đã nhiều đêm tôi ngồi bên để nhìn các bạn vui, nhưng sao mỗi lần gặp tôi, tôi vẫn mang cảm giác rờn rợn như gặp yêu nữ. 

Tôi đứng yên ở dưới mái hiên nhìn vào. Trước mắt tôi, dưới làn khói mỏng như tơ, Đinh Hùng nằm nhỏ nhoi tựa đứa bé. Mái tóc nặng nề lẩn vào bóng tối. Đôi mắt tinh anh, mở nửa vời dài dại. Tôi biết Đinh Hùng đang nhập mộng. Chừng một phút sau, Đinh Hùng nhỏm dậy, cầm ấm trà màu gạch cua rót vào chiếc chén hạt mít trắng muốt đưa lên môi. Tôi nhẹ nhàng đi về phía giường. Mùi ẩm mốc quyện vào dầu lạc làm khó thở. Biết tính, Đinh Hùng không bảo tôi nằm xuống như bao nhiêu bạn khác mà chỉ mời ngồi, rồi lại thản nhiên nằm nghiêng đối diện với ngọn đèn đỏ khè ngọn bấc. 

Ở khoảng thời gian đó, Đinh Hùng đang đi vào Chiêu Niệm với sự nuối tiếc một hình ảnh hoang sơ man dại từ khi trái đất mới hình thành mà tất cả vạn vật đều trở thành thần tượng với vóc dáng thiên nhiên in hằn trong tâm tưởng. Vật chất đôi khi làm cho thi sĩ đớn đau nhớ tiếc khôn cùng. Tiếng khóc thê lương đòi về đáy mộ. Tấm hình hài nào đó với đường nét thanh tao, với nụ cười tắt nửa chừng, với đôi mắt lưu ly soi thấu vô cùng vũ trụ, và âm dương đòi tái hợp cuồng mê tâm tưởng! Ôi! Niềm giao ước hung tàn giữa kẻ chết, người sống, giữa cõi nhân gian và đáy mộ vực đen, giữa tiếc thương và hy vọng não nề. Đinh Hùng đi tìm tử thần bên cửa huyệt, hay "Trong giấc ngủ đẫm mùi hương phấn lạ". Đinh Hùng phóng hồn mình vào cõi bi thương với lời van xin ứ nghẹn. Hùng cầu nguyện với tấm lòng trinh bạch như kẻ ngoan đạo nguyện cầu dưới chân đức Thích Ca hay đức Jésus xin dâng hiến máu, tim mình cho nguồn sống thiêng liêng cao cả mà chẳng đòi nhận về ân tưởng. Trong cõi Mê cung, Hùng lạc vào với từng bước đắm say giữa "Nghìn yêu ma chung bước cõi luân hồi" với khúc hát Vong tình bay chót vót trên núi non mở hội oan hồn. 

Trong không gian ấm mốc, giữa vùng mê hoặc của hương nha phiến, Đinh Hùng cất tiếng ngâm bài "Tìm bóng tử thần". Giọng của Đinh Hùng sang sảng. Ánh đèn le lói với hoa bấc rung rinh. Tiếng thơ đã làm tôi rúng động và tôi đâu ngờ, 10 năm sau, tiếng ngâm thơ đó còn vang trên làn sóng điện, tạo niềm cảm thông sâu xa giữa Thơ và cuộc sống qua hội Tao Đàn. 

Tôi thường đến thăm Đinh Hùng như thế, đôi khi với nhiều bạn khác. Hùng đã tạo cho mình một vị trí, vị trí đó, Hùng làm chủ suý với các người làm thơ tiến bộ tụ họp, trong số ấy có Trần Dần, Phùng Quán, Lê Văn Thanh, Bích Câu v.v... 

Vì dấn thân quá sớm, nhất là dấn thân vào một địa hạt phức tạp đầy dẫy ưu phiền, Đinh Hùng đốt cháy thân phận chẳng những trên đầu ngọn bấc mà còn ở men rượu và sênh phách. Đinh Hùng huỷ hoại hoa niên trong những đêm dài Dạ Lạc qua các cửa Ô, cũng như đắm chìm vào đáy ly nồng đắng. Ở tuổi hoa niên, tôi quen nhiều bạn biết uống rượu, nhưng chưa thấy ai uống hào bằng Đinh Hùng và Văn Cao. Riêng Đinh Hùng có thể uống hai lít đế, không cần đồ nhắm. Vì thế, Hùng mới có gan đối ẩm với Tản Đà hằng nửa ngày trời. 

Trong tháng ngày kháng chiến lênh đênh, chúng tôi gặp nhau ở chợ Đại thuộc Khu 3. Tôi và Hùng ngồi trong một quán nước. Hôm đó, không nhằm phiên chợ nên thật vắng vẻ. Những con đường bùn lầy, hố "tăng xê" ngập nước ở hai lối đi. Những mái lá cũ kỹ nằm trên hàng cột tre già láng bóng. Hùng cao giọng đọc thơ, những vần thơ mà kháng chiến không chấp nhận. Tôi gọi hai cút rượu uống cho ấm lòng. Chúng tôi vừa uống vừa thảo luận về thơ và nhắc đến Hà Nội mến thương cách trở. Chúng tôi gọi tên từng người bạn với u hoài kỷ niệm. Hùng kêu rượu nữa, rồi cho tay vào túi áo lấy một gói nhỏ. Hùng nhẹ nhàng mở ra, dốc dúm bột màu nâu sẫm vào lòng chén. Tôi nhìn Hùng mỉm cười. Hùng lạnh lùng rót rượu, lấy ngón tay trỏ khuấy nhẹ rồi ngửa mặt nuốt ực một hơi. 

Sau chén rượu bất ngờ đó, tôi và Hùng chia tay. Nhưng bài thơ "Sông núi giao thần" của Hùng vẫn còn âm vang trong tôi như lời cầu nguyện: 

Trăng ơi đừng bỏ Kinh thành 
Hồn Cố đô vẫn thanh bình như xưa 
Nhỡn tiên chợt sáng Thiên cơ 
Biết chăng ảo phố, mê đồ là đâu?... 

Sau thời gian lang thang khắp núi rừng Việt Bắc, bệnh sốt rét đã làm tôi phải trở về Khu 3 để tiếp nối những ngày vô định. Những con người văn nghệ thuở kháng chiến như những cánh chim trời bay lạc loài khắp nẻo. Gặp nhau đấy rồi xa nhau ngay, nên mỗi lần gặp, mỗi lần thương nhớ chẳng rời. 

Nhân có cuộc họp văn nghệ, tôi và Hùng gặp lại nhau và cùng đi Đống Năm thuộc tỉnh Thái Bình. Lần này đi thêm hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, người hoạ có dáng điệu khù khờ với bộ râu đỏ hoe mọc lởm chởm trên màu da trắng muốt. 
Tôi nhớ buổi chiều hôm đó trời mưa bụi, chúng tôi lại ngồi uống rượu chờ tối để xuống đò. Mặt Hùng xanh mướt, một phần tại lạnh, một phần vì cơ cực. Chiếc trấn thủ màu cỏ già lem luốc, rộng thênh thang không làm ấm mảnh thân gầy phủ lên bộ quần áo nâu dính bùn bạc phếch. Ba chúng tôi khề khà cho đến lúc không gian mờ đục khuất chìm vào bóng đêm. Từng đốm lửa vàng hoe cháy hiu hắt đó đây. Hùng nhìn ánh đèn với nét mặt đăm chiêu. 

Qua một đêm trắng nằm đò, chúng tôi lên bến Gián Khuất, đi Đống Năm, lướt qua bao nhiêu làng mạc, bao nhiêu cánh đồng và từng con đê dài thăm thẳm. Trong suốt cuộc hành trình Hùng nói rất nhiều về đủ mọi loại chuyện vui buồn. Hùng đọc thơ Baudelaire và rất thích cuộc sống của thi nhân này. Bài thơ mừng cô vợ da đen chết, Baudelaire lại được tự do, có thể lang thang uống rượu khắp nơi và ngủ ngon lành ở lề đường như con chó, làm Hùng cười sảng khoái. 

Sau ba ngày đêm chung vui, chúng tôi lại nắm tay nhau giã từ. Hùng ở lại Đống Năm với Vũ Hoàng Chương để dạy học. 
Vào năm 1949, áp lực chiến tranh mỗi ngày mỗi đè nặng vào vùng đất Liên khu 3. Những con chim trời bay tản mác khắp ngả để tìm nơi an lành trú ẩn. Thời gian trôi đi theo tiếng bom đạn cày nát quê hương đau khổ! 

Đến cuối năm 50, Hùng trở về Hà Nội. Cuộc sống của Hùng có thay đổi, Hùng đã lập gia đình như lập trường thi ca vẫn y nguyên. Gánh nặng áo cơm và nguồn đam mê đến chết-không-rời quấn chặt lấy thân phận nhỏ nhoi đó mà hành hạ. Thiếu thốn thường xuyên nhưng Hùng vẫn giữ nguyên phong độ của kẻ sĩ. Hùng được một số bạn thương giúp đỡ nhưng sự giúp đỡ này chỉ như những gáo nước nhỏ tưới vào một vùng hạn hán trường kỳ. Cứ như thế, như thế, Hùng sống cho đến ngày di cư vào Nam với thi phẩm Mê hồn ca làm vốn liếng và hành lý. 

Kể từ đó cuộc đời đối với Hùng đã phần nào đỡ khe khắt. Hùng cố gắng bằng đủ mọi cách như viết truyện dã sử dưới bút hiệu Hoài Điệp Thứ Lang, làm thơ trào phúng ký Thần Đăng, phụ trách mục Tao Đàn v.v... Cuối cùng Hùng đã ngã xuống với tiếc thương đòi đoạn và vĩnh viễn đi vào Cơn-mê-trường-dạ. 

Đường vào tình sử còn dài lắm, Hùng đành bỏ dở, và có mái tóc nào buồn lênh đênh cho thuyền hồn thi nhân thả mộng?... 

Khi anh chết các em về đây nhé 
Vị chút tình lưu luyến với nhau xưa 
Anh muốn thấy các em cùng nhỏ lệ 
Tay cầm hoa, xoã tóc đứng bên mồ... 
("Cung đàn tưởng niệm" - ĐVTS) 

Nói đến Đinh Hùng là nói đến cô đơn, là nói đến khát vọng. Nỗi cô đơn và niềm khát vọng đó in hằn trong kích thước thi ca mà Hùng đã dấn thân như người lính cảm tử. Hùng đã sống trọn vẹn và chung thuỷ đến lúc lìa đời với hướng đi tự nguyện. Bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu mật đắng do cuộc đời trao tặng, Hùng đem thiêu trên đầu ngọn lửa và nuốt trọn vào tim phổi mình với nguồn vui ảo giác. Hùng rất mực đa tình nhưng mối tình đầu oan trái với người em họ đã thui chột nụ hoa tình ái và biến Hùng thành cuồng bạo trong mỗi suy nghĩ về tình yêu. 

Nói đến Đinh Hùng, không phải nói đến cái gì mới lạ, vì thi ca Việt Nam bây giờ đã vượt thoát khỏi trạng thái ước lệ, nó đi vào cõi mông mênh của Vô Thức. Từ Vô Thức nó trình bày Ý Thức Mới không hẳn là cố định nhưng, nó là thời đại chúng ta đang góp mặt. Nói về Đinh Hùng là nhắc đến một không gian cũ, là nói tới khoảng cách - ở đó - từ hiện tại trở lui về quá khứ, chúng ta vẫn nhìn rõ ánh sáng của ngọn Thần Đăng chói loà hào quang kỳ ảo.

(rích từ "Tạ Tỵ - Mười khuôn mặt văn nghệ", Nam Chi Tùng Thư xuất bản, 1970.)



















Thi sĩ Đinh Hùng : 'người làm thơ tình kiệt xuất'
 Huyền Viêm 


Như đáp lại lòng mong mỏi của khách yêu thơ, trong quý II năm 1995, Nhà xuất bản Hội nhà văn đã cho tái bản tập thơ Mê hồn ca của thi sĩ Đinh Hùng. Việc làm ấy, lại một lần nữa, xác nhận thi tài của nhà thơ này. Thi phẩm Mê hồn ca được Nhà xuất bản Tiếng Phương Đông - Hà Nội in lần đầu năm 1954, nhà sách Khai Trí - Sài Gòn tái bản năm 1970 và lần này là lần in thứ ba. Tập thơ đầu tay này của Đinh Hùng đă từng gây xôn xao một thời trong thi giới không chỉ vì tài hoa của tác giả mà còn vì những nét lạ lùng kỳ bí trong thơ. 

Tháng 7 năm 1995, Nxb Văn học lại cho tái bản tập thơ Đường vào tình sử của Đinh Hùng. Hai nhà xuất bản vào loại lớn nhất nước đã tái bản thơ Đinh Hùng cho thấy thơ anh giá trị nhường nào. 

Ngát một vườn thơm nhạc cảm hoài 
Lâng lâng hồn tưởng thoát trần ai 
Chia đôi thân xác tiên liền tục 
Nghe lắng tiền thân trở gót hài 

Trên đây là bốn câu thơ tuyệt mệnh mà Đinh Hùng đă viết tại Trà hoa trang Gia Định cuối mùa hạ năm 1967, không lâu trước ngày anh đi vào cõi vĩnh hằng. 

Đinh Hùng là con trai của cụ Hàn Phụng, một gia đình trung lưu ở làng Phượng Dực, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Tây), nhưng từ lâu đã ra lập nghiệp tại Hà Nội. Đinh Hùng được hoài thai năm 1919 tại Philippines nhưng lại ra đời ở Việt Nam ngày 3 tháng 7 năm 1920 tại trại Trung Phụng gần toà Khâm Thiên Giám cũ ở Hà Nội. Đinh Hùng là con út của một gia đình gồm sáu anh chị em: anh cả là Đinh Lân, các chị là Loan, Yến, Hồng, Oanh. Chị Đinh Thục Oanh chỉ lớn hơn Đinh Hùng một tuổi, kết duyên cùng thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Mới hơn mười tuổi, Đinh Hùng phải chịu liên tiếp ba cái tang: năm 1931 người chị thứ ba là Tuyết Hồng, một nữ lưu tân tiến, hoa khôi của Hà Nội, mới mười tám tuổi xuân đă tự vẫn tại hồ Trúc Bạch vì hờn giận tình duyên. Mấy tháng sau, thân phụ anh đau nặng rồi thất lộc, tuổi chưa đến 50. Ba năm sau nữa đến lượt người chị lớn nhất, tên Loan, cũng qua đời, tuy đă lập gia đình nhưng hãy còn trẻ lắm. Những cái tang buổi thiếu thời ấy đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm tính của Đinh Hùng nên thơ anh thường đượm vẻ ảm đạm bi thương đến tê tái cả tâm hồn. 

Thuở bé Đinh Hùng học trường Tiểu học Sinh Từ, rồi trường Trung học Bảo hộ tức trường Bưởi, đậu bằng Cao đẳng Tiểu học hạng bình thứ nên được cấp học bổng để theo học ban chuyên khoa. Nhưng một ngày đẹp trời kia ái tình bỗng nhiên chợt đến: 

Có chàng mang lòng thương 
Đi dạo muôn con đường 
Một hôm dừng trước mộng 
Yêu nàng tên Tần Hương 
("Tần Hương" - Đường vào tình sử) 

Người đẹp ấy tên là Kiều Hương, nhưng Đinh Hùng sợ gây rắc rối cho nàng khi đi lấy chồng nên sửa lại là Tần Hương. Mối tình ấy của Đinh Hùng tuy là mối tình đầu nhưng không sâu sắc lắm và chỉ là tình đơn phương nên khi nàng đi lấy chồng, Đinh Hùng cũng không buồn lắm: 

Ngày em mới bước chân ra 
Tuy rằng cách mặt, lòng ta chưa sầu 
("Bài hát mùa thu" - ĐVTS) 

Nhưng dù sao thì đó cũng là kỷ niệm buổi đầu đời nên không dễ gì dứt được mối tơ vương: 

Tần Hương ôi Tần Hương 
Tên nàng như hoa đẹp 
Chàng là bướm tơ vương 
Nên chàng là Hoài Điệp 
("Tần Hương" - ĐVTS) 

Do đó về sau, khi viết tiểu thuyết, Đinh Hùng ký bút hiệu Hoài Điệp, Thứ Lang. 

Mối tình thứ hai mới thực sự mãnh liệt và ghi dấu ấn suốt đời trong tâm khảm nhà thơ. Nàng là một cô bé họ xa, tên Bích Liên, thỉnh thoảng đến chơi trại Trung Phụng của ông bà Hàn nên Đinh Hùng có dịp quen thân. Thuở ấy nàng còn bé nhưng xinh đẹp tuyệt vời: 

Độ em còn trèo cây khế 
Vin hái quả xanh bên tường 
Có phải chúng mình còn bé 
Cho nên đời rất thơm hương? 
("Tiếc bướm" hay "Linh hồn Hoài Điệp" - ĐVTS) 

Vì tên nàng là Liên nên Đinh Hùng viết: 

Người đẹp ngày xưa tên giống hoa 
Mùa xuân cây cỏ biếc quanh nhà 
Thùy hương phảng phất sen đầu hạ 
Lén bước trang đài tới gặp ta 
("Liên tưởng" - ĐVTS) 

Hai người mỗi ngày một lớn, tình yêu cũng cùng với tháng năm mà lớn dần theo, cô bé càng ngày càng đẹp, trên môi luôn nở đóa hồng và cả một trời thu hiện lên trong mắt: 

Nắng vàng năm xưa đã tắt 
Cô bé ngày xưa lớn rồi 
Hoa hồng vừa nở trên môi 
Và một trời thu trong mắt 
("Tiếc bướm" - ĐVTS) 

Hai người yêu nhau tha thiết nhưng mối tình hoàn toàn trong trắng. Không may nàng Liên bị bệnh phổi nặng, sắc đẹp ngày càng kỳ ảo và huyền hoặc khiến Đinh Hùng say sưa ngây ngất, trong khi đó thì sức khỏe của nàng hao mòn nhanh chóng rồi từ trần khoảng năm 1940. Đó là cái chết thứ tư của người thân yêu mà Đinh Hùng chứng kiến trong khoảng thời gian chưa tới mười năm. Mất Liên, Đinh Hùng đau đớn như điên như dại: 

Qua xứ ma sầu, ta mất trí 
Thiêu đi tập sách vẽ hoa nguyền 
Trời ơi! trời ơi! làn tử khí 
Lạc lõng hương thầm đóa Bạch Liên 
("Cầu hồn" - Mê hồn ca) 

Từ đó Đinh Hùng viết những bài thơ "Chiêu niệm", tên Liên được thay thế bằng những tên khác, nào Diệu Hương, Diệu Thư, nào Ý Liên, Bạch Liên, Diệu Liên, nào Em Buồn, Em Đau Thương, Sầu Hoài Thương Nữ, nào Thần Nữ, Kỳ Nữ v.v... nhưng thực ra cũng chỉ có một nàng Bích Liên mà thôi. Trong bài thơ "Kỳ nữ" có những câu tuyệt hay: 

Thấy cả bóng một vầng đông thuở trước 
Cả con đường sao mọc lúc ta đi 
Cả chiều sương mây phủ lối ta về 
Khắp vũ trụ bỗng vô cùng thương nhớ 
("Kỳ nữ" - MHC) 

Nàng Liên chết, Đinh Hùng bỏ trường mà đi, sống lang bạt kỳ hồ, khi thì dạy học ở Hà Đông, lúc thì gia nhập một ban nhạc tài tử của sinh viên lên trình diễn tại hồ Ba Bể miền Bắc Cạn. Đi đâu Hùng cũng mang theo tấm ảnh của nàng Liên. Trong một lá thư gửi Huyền Kiêu, Đinh Hùng viết: "Đó là di vật cuối cùng của Liên, sự được nhìn thấy duy nhất còn lại của người nằm dưới mộ. Liên mất rồi nhưng tôi không chịu tin như vậy. Không. Nghìn lần không. Cái chết của hoa và ánh sáng, ngày và mặt trời, nơi tôi là vĩnh viễn hoài nghi và phủ nhận. Bởi tôi vẫn ghen tuông ghê gớm như khi nàng còn sống. Tấm hình đặt trên mặt bàn dạy học, tôi úp sấp tấm hình xuống cho ngoài tôi, không một kẻ thứ hai nào được nhìn thấy mặt trời..." 

Bích Liên mất, nhưng hình ảnh của Liên, giọng nói của Liên mãi mãi còn âm vang trong tâm hồn nhà thơ, không phút giây nào quên lãng: 

Chao ôi! mỗi cánh sương run rẩy 
Nghe cũng âm vang giọng nói người 

Và xác thân anh tuy còn đó nhưng kể như đă chết rồi: 

Và xác thân anh giữa cuộc đời 
Tiêu ma vào thạch động làn môi 
Vì trong cấm địa hàm răng ấy 
Huyệt lạnh kề bên mỗi nụ cười 
("Trái tim hồng ngọc" - Nguyệt san Vạn Hạnh số 13 năm 1966) 

Cũng như các bạn trẻ khác, Đinh Hùng đă có một thời niên thiếu thật đẹp "làm học trò mắt sáng với môi tươi", nhưng cậu học trò họ Đinh ấy đi học mà "hồn lơ đãng mộng ra ngoài cửa lớp", rồi cũng "đã từng phen trèo cổng bỏ trường về" để đi đến những nơi chốn đầy kỷ niệm mà sau này khó lòng quên được: 

Riêng ta nhớ những trưa hè sắc đỏ 
Đường hoàng lan nắng động: lối đi quen 
Nghìn bóng cây chen bóng mộng hư huyền 
Ta đến đó lần đầu nghe rạo rực 
("Khi mới nhớn" - ĐVTS) 

Rồi chiến cuộc xảy ra, mọi người bị cuốn hút vào đó, cả nhà thơ họ Đinh cũng vậy. Cuối năm 1946, Đinh Hùng lại rời Hà Nội, rồi khi Cống Thần, khi Chợ Đại, Hà Nam, lúc viết cho tờ báo này, lúc vẽ cho tờ báo khác. Trong thời gian này, Đinh Hùng làm bài thơ "Người nữ du kích Hải Kiến" trong đó có mấy câu khá hay: 

Lòng gái rung theo bước lữ đoàn 
Lâu rồi chinh chiến lạnh dung nhan 
Chiêu dương bừng lửa trên g̣ò má 
Gợn sắc hồng pha mây hợp tan 

Ai đã gặp Đinh Hùng một lần thì khó lòng quên được. Thân hình mảnh mai, nước da xanh như tàu lá, đôi chân ngắn, bàn tay đẹp như bàn tay con gái với những đường gân như suốt đời mệt mỏi. Ngón tay dài, mềm mại và thon thon, rất đẹp khi "vân vê" điếu thuốc lào hay khi lướt nhẹ trên chiếc vĩ cầm. Đôi mắt mơ hồ và huyền hoặc dường như luôn luôn in bóng một trời thơ diệu kỳ và mộng ảo. Giọng nói Đinh Hùng rất đặc biệt, nó "vang vang mà nhừa nhựa, nửa như thoát lên cao cùng mây, nửa như la đà cùng khói" (Hoàng Hương Trang). Ngay lúc nằm trên giường bệnh, giọng nói ấy cũng vẫn còn nồng nàn nỗi yêu đời và niềm lưu luyến tình người.

Bên ngoài, Đinh Hùng bao giờ cũng chải chuốt và trang trọng: tứ thời bát tiết lúc nào cũng complet - cravate cho dù nóng chảy mỡ, đầu chải láng, miệng ngậm pipe, đôi vai nghiêng bởi chiếc cặp dày và nặng trĩu. Gặp bạn thơ thì mừng rỡ, chèo kéo bắt uống cho bằng được một vài ly để rồi say sưa nói về Aragon, Eluard, Baudelaire, Rimbaud, Edgar Poe hoặc về chuyện văn thơ không dứt. 

Mặc Đỗ cho rằng "Đinh Hùng là con người tài hoa. Từ vóc dáng, nét bút tới giọng nói, từ tuổi nhỏ cho đến ngày lìa đời, Đinh Hùng không ngớt biểu lộ tư chất tài hoa". Thật vậy, Đinh Hùng không chỉ làm thơ, viết tiểu thuyết, viết kịch, làm báo mà còn soạn nhạc, chơi đàn và vẽ nữa. Anh chơi đàn mandoline và kéo violon rất điệu nghệ, đã từng tham gia trong các ban nhạc và đàn cho các phòng trà. Về họa, anh đã tự tay vẽ tranh bìa cho hai tập thơ của mình (Mê hồn ca, Đường vào tình sử) và vẽ tranh làm nền cho các trang thơ Mê hồn ca. 

Tạ Tỵ gợi lại một vài kỷ niệm: "Có những đêm đông Hà Nội tôi đến thăm Hùng tại căn nhà cổ nằm sâu trong ngõ hẹp ở cửa ô Cầu Rền, chẳng cách xa phường Dạ Lạc là bao. Ở tuổi hoa niên, tôi quen nhiều bạn biết uống rượu, nhưng tôi chưa thấy ai uống hào bằng Đinh Hùng và Văn Cao. Riêng Hùng có thể uống hai lít đế không cần đồ nhắm, vì thế Hùng mới có gan đối ẩm với Tản Đà hàng nửa ngày trời". Và cũng vì thế mà bạn bè không ai cảm thấy bất ngờ khi hay tin Hùng bị ung thư gan ở tuổi 48. 

Đinh Hùng làm thơ rất sớm, từ ngày còn đi học và có một hồn thơ kỳ ảo. Năm 34 tuổi đã in Mê hồn ca (Nxb Tiếng Phương Đông - Hà Nội 1954) và bảy năm sau đó (1961) in Đường vào tình sử (Nam Chi Tùng Thư - Sài Gòn xuất bản). 

Thi phẩm Mê hồn ca gồm bốn phần, không kể phần Ngoại tập và một bài tựa của nhà xuất bản, nhưng sau này Đinh Hùng chua thêm: Hồ Dzếnh. Thì ra chính Hồ Dzếnh viết bài tựa này. Bốn phần ấy là: Nguyên Thủy, Thần Tượng, Chiêu Niệm và Mê Hồn. Phần Ngoại tập gồm bài thơ trường thiên "Thần tụng" và hai bài khác: "Truyện lòng" và "Bài hát mùa thu", ghi là trong tập thơ "Tuổi mộng". Hai bài này về sau in lại trong tập Đường vào tình sử. 

Đường vào tình sử hoàn toàn là một tập thơ tình gồm 60 bài và lá thư văn nghệ của Đoàn Thêm thay cho lời đề từ. Đây là tập thơ tình tuyệt hay mà lời lời ý ý là những hàng châu ngọc: 

Ôi cặp mắt sáng trăng xưa hò hẹn 
Có nghìn năm quá khứ tiễn nhau đi 
("Đường vào tình sử") 

Ở vùng đồng chiêm ngoài Bắc, vào mùa nước lớn ngập cả cánh đồng, mọi người phải đi lại bằng thuyền, ban đêm đèn trên thuyền bập bềnh trôi trên sóng nước khiến Đinh Hùng nhớ đến đôi mắt người yêu. Tưởng tượng thật phong phú và ý thơ bay bướm vô cùng: 

Giấc mộng đêm nào cũng gió mưa 
Gối chăn như hải đảo vô bờ 
Sóng dâng bốn vách sầu nghiêng bóng 
Thoáng ngọn đèn trôi ánh mắt xưa 
("Sóng nước đồng chiêm" - ĐVTS) 

Nghĩ đến một ngày kia người yêu sẽ đi lấy chồng, Đinh Hùng viết: 

Nghe động bàn chân nắng tỏa hương 
Mong manh từng gợn phấn còn vương 
Em đi, nửa gối hoa tàn mộng 
Thương nhớ bay cùng mây viễn phương 
("Bao giờ em lấy chồng?" - ĐVTS) 

Các bạn thơ đã từng tranh cãi về giá trị của hai tập thơ này. Trong khi Trần Tuấn Kiệt chọn Đường vào tình sử thì Trần Phong Giao lại chọn Mê hồn ca. Trần Tuấn Kiệt nói: "Mê hồn ca tuy đặc biệt nhưng thua xa tiếng thơ của tập Đường vào tình sử". Còn Trần Phong Giao thì nói: "Ai cũng bảo Mê hồn ca là tuyệt tác, chỉ có mình cậu là khác". Rồi Trần Phong Giao khẳng định: "Trong tất cả những tác phẩm đã và sẽ in của Đinh Hùng, gặp trường hợp chỉ được quyền cất giữ một cuốn thì tôi sẽ không ngần ngại gì trong việc chọn lựa Mê hồn ca. Vì đó là tất cả vũ trụ thơ anh. Vì đó là tất cả anh". 

Nhận định về thi phẩm Mê hồn ca, nhà nghiên cứu Phạm Việt Tuyền cho rằng "thi phẩm này thuộc loại thơ nói ít hiểu nhiều, cái hay cốt ở chỗ sử dụng nghệ thuật ném hỏa mù mơ mộng lên những mảnh thực tại tản mác, điều mà Đinh Hùng chắc đã chịu ảnh hưởng ít nhiều nơi các nhà thơ tượng trưng Pháp: Baudelaire, Rimbaud. Thế giới Mê hồn ca là thế giới của đắm đuối say mê, của hoang sơ man dại, của chết chóc lạnh lùng, của nhiệm mầu huyền bí. Tình yêu trong Mê hồn ca thiết tha, mănh liệt và kinh khủng. Có nhà thơ nào đã xây dựng được cả một khu nghĩa trang huyền ảo như những bài: Tìm bóng tử thần, Màu sương linh giác, Cầu hồn, Thoát duyên trần cấu, Gửi người dưới mộ... như Đinh Hùng?" (Tôi đọc thơ). 

Còn Cao Thế Dung thì "giá trị lớn của thơ Đinh Hùng trước sau vẫn một Mê hồn ca. Thi phẩm ấy vốn như loài dị thảo và như mười ngón tay của một nhan sắc từ dưới vực sâu chơi vơi giơ lên cao mà với tìm cái tuyệt vời của tình ái. Mê hồn ca còn tiêu biểu cho một thứ mỹ cảm bén nhạy và bềnh bồng giữa những yêu ma và huyền hoặc". (Văn học hiện đại) 

Bàng Bá Lân cũng thích Mê hồn ca hơn Đường vào tình sử và trong Mê hồn ca anh thích nhất "Bài ca man rợ" vì bài thơ này rất giàu vần điệu, chữ dùng táo bạo và gợi hình, nhạc thơ toàn bài hùng mạnh một cách man rợ hợp với nhan đề bài thơ. Chữ dùng táo bạo và gợi hình thì: 

Và ta thấy hiện nguyên lòng sơn dã 
Cảnh sắc này bỗng nhuộm máu tà dương 
Ta xót thương, ta căm giận, hung cuồng 
Ta gầm thét, rung mấy trời thế sự 

Và lời thơ hùng mạnh: 

Rồi dày xéo lên sông núi đô kỳ 
Bên thành quách ta ra tay tàn phá 
Giữa hoang loạn của lâu đài, đình tạ 
Ta thản nhiên, đi trở lại núi rừng 
Một mặt trời đẫm máu xuống sau lưng 

Còn các bạn khác của Đinh Hùng thì sao? Trưa ngày 23/8/1967 - một hôm trước ngày Đinh Hùng mất - các bạn thơ họp mặt trong một quán nhỏ, Thanh Nam đọc bốn câu thơ mà anh rất thích: 

Khi tôi ngồi xuống ở bên em 
Giở tập thư xưa đọc trước đèn 
Vẫn ngọn đèn mờ, trang giấy lạnh 
Tiếng mùa thu động, tiếng mưa đêm 

Nhà thơ Kiên Giang khen thơ đẹp và hay quá, nhưng khi hỏi xuất xứ thì Thanh Nam không nhớ rõ, chỉ biết đó là thơ Đinh Hùng trong cuốn Đường vào tình sử. Về đến nhà đã hơn hai giờ chiều mà Kiên Giang chưa vội ăn cơm, tìm cuốn Đường vào tình sử để đọc bài thơ có bốn câu ấy. Đó là bài "Gặp nhau lần cuối" và Kiên Giang rất thích 8 câu này ở khổ 5-6 của bài thơ: 

Mắt lặng nhìn nhau từ dĩ vãng 
Chợt xanh màu áo nhớ thương xưa 
Bóng em, khoảnh khắc thành hư ảo 
Buồn lướt hàng mi thấp thoáng mưa 
Từng nhớ, từng thương, từng chụm đầu 
Từng chung dòng lệ thấm vai nhau 
Mà trong mắt liếc ngờ non ải 
Nhịp thở ân tình cũng biển dâu 

Còn Trần Tuấn Kiệt thì nhắc lại: "Đối với tôi, tập Đường vào tình sử vẫn là tập thơ cao viễn hơn tập Mê hồn ca nhiều... nhiều lắm vậy!". 

Vậy đó, khó mà nói được rằng Mê hồn ca hay Đường vào tình sử, tập thơ nào hay hơn mà chỉ có thể nói thích tập nào hơn tùy theo sự cảm thụ nghệ thuật của mỗi người. 

Ngày 24/8/1967 tức 19 tháng 7 năm Đinh Mùi, lúc 5 giờ sáng, Đinh Hùng đă rời bỏ bạn bè và người thân để đi vào cơn trường mộng lúc mới 48 tuổi. Dường như anh linh cảm mình không thọ nên lúc còn trẻ đã tưởng tượng một ngày kia, khi mình nhắm mắt xuôi tay, các em sẽ về bên mộ mà tiếc thương khóc lóc: 

Khi anh chết, các em về đây nhé! 
Vị chút tình lưu luyến với nhau xưa 
Anh muốn thấy các em cùng nhỏ lệ 
Tay cầm hoa, xõa tóc đứng bên mồ 
... Anh tưởng niệm các em về một buổi 
Ở bên mồ, cỏ úa sắc chiều rơi 
Ngược sông Mê, bàng bạc nẻo luân hồi 
Sầu rũ tóc, ngậm ngùi in khóe mắt 
("Cung đàn tưởng niệm" - ĐVTS) 

Tháng 7 năm 1967 bệnh tình của Đinh Hùng trở nặng, trên nét mặt của người thơ đã phảng phất bóng dáng của tử thần. Bác sĩ Phạm Biểu Tâm, vì lòng liên tài, đã đánh xe đến tận nhà Đinh Hùng, tình nguyện đưa anh vào bệnh viện Bình Dân để tự tay cứu chữa, nhưng bệnh ung thư thì có thầy tiên thuốc thánh nào cứu nổi. Khi nhà thơ Tô Kiều Ngân vào thăm thì "trước mắt tôi không phải là chàng thơ phong vận từng bơi qua Hồ Tây, từng đánh đàn mandoline trong các phòng trà, nói chuyện có duyên, làm thơ tình ái rất hay. Người nằm đó chỉ là một bệnh nhân, mắt rất buồn, hơi thở mệt nhọc, đang chờ mổ mà tin tưởng thì rất mong manh... Người thơ của chúng ta trầm mình trong nỗi cô đơn giữa bốn bức tường bệnh viện lạnh lùng, đôi vai gầy, gầy thêm, khuôn mặt nhỏ, nhỏ thêm. Cuộc sống ở đây hoàn toàn bị lùi xa, bị tách rời". Có những người "vô danh" tình nguyện cho anh máu để đủ sức chịu đựng giải phẫu, nhưng đến nơi thì anh đã đuối quá mà đi rồi. 

"Trước giờ liệm Hùng, tôi giở tấm vải trắng nhìn anh lần chót. Mớ tóc xõa ra, đôi mắt nhắm nghiền, da mặt trắng xanh. Buồn quá, không ngờ Hùng chết nhanh như vậy. 48 năm, thôi thế cũng được, 48 năm miệt mài với thơ, với nhạc, với Bộ lạc, Hải tần, Kỳ nữ, với "mây trắng bay đầy gối", với "hiu hắt tiếng dương cầm", đời anh toàn gắn liền với thơ, với rượu, kể ra đã thừa chất đẹp" (Tô Kiều Ngân). 

Hôm đưa tang Đinh Hùng - chủ nhật 27/8/1967 tức 22 tháng 7 năm Đinh Mùi - là một ngày trong tiết thu sơ, bầu trời ảm đạm. Bạn bè đi đưa tuy không đông lắm nhưng ai nấy đều chan chứa trong lòng niềm tiếc thương vô hạn một nhà thơ tài hoa mà yểu mệnh. Bên chiếc huyệt đào sẵn, Vũ Hoàng Chương gọi lớn: "Đinh Hùng! Đinh Hùng!" nhưng người thơ phong vận không bao giờ lên tiếng nữa. " Bậc đàn anh Vi Huyền Đắc ngậm ngùi bên bờ huyệt, Vũ Khắc Khoan lặng lẽ ném một hòn đất xuống quan tài. Thanh Nam bỏ ra ngoài lặng lẽ đưa khăn lau mắt, Hoàng Anh Tuấn khóc lăn bên nấm mộ... Khi ra về, đi bên cạnh Tuấn, tôi mới hỏi "Toa hôm nay xúc động quá nhỉ!" Tuấn nói "Đâu mình có khóc Đinh Hùng, khóc cho mình đấy chứ!" (Ký giả Lô-Răng). 

Đinh Hùng mất, một ngôi sao sáng của thi đàn đã tắt, một thiên tài đã vĩnh viễn ra đi, nhưng hồn thơ kỳ ảo của anh vẫn long lanh trong hai viên ngọc Mê hồn ca và Đường vào tình sử. Đinh Hùng mất là một sự thiệt thòi lớn cho thơ, không gì bù đắp được, biết tìm đâu một khuôn mặt thơ như của Đinh Hùng, "một hồn thơ đã lấy tình yêu làm động lực, đă mượn sự chết làm đòn bẩy để vượt lên tuyệt đối, vươn tới vô cùng". Người yêu thơ luôn nghĩ rằng trong tuyển tập thi ca nổi tiếng là cuốn "Thi nhân Việt Nam" của Hoài Thanh và Hoài Chân mà không có tên Đinh Hùng là một thiếu sót lớn, thật đáng tiếc vô cùng. Thời gian gần đây thơ Bùi Giáng, Vũ Hoàng Chương đã lần lượt được tái bản, rồi cuối cùng cũng đến lượt Đinh Hùng. Vậy đó, những người yêu thơ cũng như những nhà xuất bản nặng lòng với sự nghiệp văn chương có thể nào bỏ qua những tập thơ như Mê hồn caĐường vào tình sử. Gần đây nhất, bài thơ "Đường khuya trở bước" của Đinh Hùng được chọn in vào cuốn "100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ 20". 

Xin mượn lời Cao Thế Dung để kết thúc bài này: 
"Ai cũng phải công nhận rằng Đinh Hùng là một thi nhân độc đáo. Không một nhà thơ nào có giọng Liêu Trai như ông, không một nhà thơ nào có cái giọng phong tỏa lên hồn thơ mình những khói hương nghi ngút như ông. Thơ Đinh Hùng như thể một hoang đường và ảo mộng. Thơ Đinh Hùng còn là bản trường ca tình ái. Thơ Đinh Hùng quả là những ngôn ngữ nhiệm mầu của tình yêu. 
Thơ Đinh Hùng chất chứa một bản sắc thơ rất bén nhạy (Kỳ nữ) và kết đọng cả ba yếu tố: Ái tình, Thiên nhiên và Mộng ảo. Ba yếu tố ấy sinh thành trong cái không khí hồ ly và nỗi chết không rời. 
Đinh Hùng như một bông hoa kỳ lạ, một thứ kim cương kết tụ từ huyệt sâu, từ non bồng của mộng ảo. Đinh Hùng là một thiên tài, Mê hồn ca đã thể nhận điều đó. Đinh Hùng với Mê hồn ca như bức họa có màu sắc âm ty và Liêu Trai, lại vừa như cung đàn bạc mệnh chứa thứ âm thanh mê dại và kỳ ảo. 
Đinh Hùng chết để sự nghiệp thơ ông trở thành bất tử". 
     (Văn học hiện đại).

HUYỀN VIÊM



                                                          \













                                                                       ----------------------------------------
                                                                        trích 1 phần từ blog phan nguyên
                                                                        ----------------------------------------


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét