điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu [1934- ]
đứng trước quán CAFE TƯỢNG ĐÁ , vợ ông làm chủ ở quận Gò Vấp / tp. HCM.
(ảnh: anhdung.net)
ĐẾN TƯỢNG ĐÁ VÔ HÌNH GẶP NGƯỜI XƯA CHƯA GẶP
(Nguyễn Thanh Thu: Bì phu và Huyền thoại)
Bây giờ mỗi khi có dịp đi đâu qua lại xa lộ Saigon- Biên Hòa chẳng ai còn nhìn thấy dấu vết pho tượng đồng THƯƠNG TIẾC ở trên bệ cao lối vào Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa – Tên gọi dân gian là vậy, còn tên gọi chính thức theo thủ tục hành chánh là gì thì chắc chẳng ai cần biết hay còn nhớ. Pho tượng đồng tạc người chiến sỹ VNCH rất sống động. Xa xa nhìn anh chiến binh – Người lính trận ngồi nghỉ sau trận đánh, súng M.16 gác qua đùi nhưng tay vẫn sẵn sàng và mắt anh nhìn bao quát cả một cánh đồng lúa bát ngát xanh. Hình tượng người chiến binh ấy toát ra vẻ mã thượng anh hùng. Tác giả pho tượng đó là họa sĩ , điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu.
Tôi đã nghe biết anh Nguyễn Thanh Thu, điêu khắc gia đã từng tạo hình được rất nhiều pho tượng cao giá về phương diện tiền bạc. Nhưng anh sáng giá ở 5 pho tượng để đời mà pho THƯƠNG TIẾC là "bất tử .".
Nguyễn Thanh Thu là bạn của nhiều anh em bầu bạn với tôi. Họ là Việt kiều ở đâu đó do vượt biên, do H.O. lớn H.O. con... Còn một số hiện đang có mặt tại Saigon. Biết là biết vậy thôi! Nguyễn Thanh Thu với tôi vẫn "Văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình" .
Nguyễn Thanh Thu là bạn của nhiều anh em bầu bạn với tôi. Họ là Việt kiều ở đâu đó do vượt biên, do H.O. lớn H.O. con... Còn một số hiện đang có mặt tại Saigon. Biết là biết vậy thôi! Nguyễn Thanh Thu với tôi vẫn "Văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình" .
Vốn quả giao cộng với bản chất nhà quê nên tôi rất sợ tương giao với những người nổi danh nổi tiếng như kiểu "mua voi chung với đức ông"...
Thế nhưng vẫn có cuộc hạnh ngộ này.
bức tượng THƯƠNG TIẾC của điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu, chiều cao 9 m,
đặt ở đường vào Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa (VNCH) , đã bị phá hủy sau ngày 30/4/ 1975.
(courtesy of dongsongcu.wordpress.com/ )
♣♣♣
Sáng ngày 20.07.2007 đang ngồi hầu trà cụ Toan Ánh thì tôi nhận được tin nhắn của anh Thế Phong qua điện thoại của chị Tường Uyển ,
rằng:
"Nói giùm với HVĐS phải đến quán sân vườn Tượng Đá uống cà phê có vài người bạn đang chờ. Phải đến ngay không thì cà- phê thiu mất".
rằng:
"Nói giùm với HVĐS phải đến quán sân vườn Tượng Đá uống cà phê có vài người bạn đang chờ. Phải đến ngay không thì cà- phê thiu mất".
Tôi phải xin lỗi xin phải bậc trưởng thượng rồi bay ngay đến điểm hẹn. Đâu phải người Saigon ở Saigon thì thông thuộc cả hang cùng ngõ hẻm Saigon.
Ngày xưa thì có thể, bây giờ thì không vì những phát triển "không có gì quý hơn độc lập tự do" của những người có tiền và có quyền.
Hơn 9 giờ sáng, tôi mới nhìn thấy Tượng Đá, có địa chỉ thư tín 76/68 Nguyễn Thượng Hiền. (Gò Vấp).
Đẩy xe vào bãi xong quay ra đã được chú bé giữ xe chỉ cho biết hướng vào bàn ngồi.
Ba cặp mắt nhìn tôi cười cười là nhà văn Thế Phong, dược sĩ Đinh Bá Ái; và một người lạ hoắc đội "bê rê" nâu nâu đỏ đỏ như nhạt màu đấu tranh.
Anh Thế Phong làm một màn giới thiệu trang trọng cái "người lạ hoắc" đấy là điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu.
Ngày xưa thì có thể, bây giờ thì không vì những phát triển "không có gì quý hơn độc lập tự do" của những người có tiền và có quyền.
Hơn 9 giờ sáng, tôi mới nhìn thấy Tượng Đá, có địa chỉ thư tín 76/68 Nguyễn Thượng Hiền. (Gò Vấp).
Đẩy xe vào bãi xong quay ra đã được chú bé giữ xe chỉ cho biết hướng vào bàn ngồi.
Ba cặp mắt nhìn tôi cười cười là nhà văn Thế Phong, dược sĩ Đinh Bá Ái; và một người lạ hoắc đội "bê rê" nâu nâu đỏ đỏ như nhạt màu đấu tranh.
Anh Thế Phong làm một màn giới thiệu trang trọng cái "người lạ hoắc" đấy là điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu.
Sau cái bắt tay kiểu Tây U, chuyện nắng mưa của kiếp người, chuyện trời mây trăng nước, chuyện biết mười mươi và chuyện chẳng biết tí gì cũng tuôn ra ào ào để truy vấn nhau trong tiếng cười dưới bầu trời trọng hạ đất Gia Định xưa.
Đáng nhẽ phải giữ gìn vì "nhất kiến vi kiến" nhưng chính tôi cho rằng mình đang vượt qua cái tuổi mà ông tàu Khổng Tử cho rằng "nhi nhĩ thuận", nên chẳng cần nhớ lời tiền nhân Trần Tế Xương, để "mùa nực áo bông" làm gì cho mệt. Cứ coi gạch cát gỗ đá như cây cỏ, coi cây cỏ như con cháu trong nhà. Ý tại ngôn ngoại ra ồng ộc, kiểu Chí Phèo của ta và A.Q. của Tàu.
Đáng nhẽ phải giữ gìn vì "nhất kiến vi kiến" nhưng chính tôi cho rằng mình đang vượt qua cái tuổi mà ông tàu Khổng Tử cho rằng "nhi nhĩ thuận", nên chẳng cần nhớ lời tiền nhân Trần Tế Xương, để "mùa nực áo bông" làm gì cho mệt. Cứ coi gạch cát gỗ đá như cây cỏ, coi cây cỏ như con cháu trong nhà. Ý tại ngôn ngoại ra ồng ộc, kiểu Chí Phèo của ta và A.Q. của Tàu.
Trong câu chuyện được điểm xuyết bằng cà phê thuốc lá. Tôi có hỏi Nguyễn Thanh Thu có biết một bài thơ rất ngậm ngùi của một nữ sĩ, khi nàng đi qua chỗ đặt pho tượng Thương Tiếc chỉ còn có cái bệ cao cao!
Nguyễn Thanh Thu đi một hơi; sự hưng phấn hiện rõ trên nét mặt khắc khổ của anh:
Nguyễn Thanh Thu đi một hơi; sự hưng phấn hiện rõ trên nét mặt khắc khổ của anh:
-Ai dzậy? Bài thơ ấy tên là gì? Có đăng ở báo nào không? Dzậy anh đọc cho nghe và viết cho tôi xin.
Tôi trả lời như giải thích:
"Anh biết và biết rất rõ cô đồng nghề, đồng nghiệp này của anh. Bài thơ lục bát có vỏn vẹn 6 câu, ngay bây giờ thì tôi không nhớ nổi toàn văn. Xin khất anh lần sau gặp sẽ đưa anh bản chép tay hay photocopy nguyên con. Bài thơ không đăng báo mà in trong một thi tập có xin phép đàng hoàng. Cô ấy đã gởi đi cả năm châu bốn biển tặng bạn bè. Nhẽ ra anh là một trong những người được ưu ái tặng đầu tiên mới phải. Tại sao đến bây giờ còn "Con nai vàng ngơ ngác"?
"Anh biết và biết rất rõ cô đồng nghề, đồng nghiệp này của anh. Bài thơ lục bát có vỏn vẹn 6 câu, ngay bây giờ thì tôi không nhớ nổi toàn văn. Xin khất anh lần sau gặp sẽ đưa anh bản chép tay hay photocopy nguyên con. Bài thơ không đăng báo mà in trong một thi tập có xin phép đàng hoàng. Cô ấy đã gởi đi cả năm châu bốn biển tặng bạn bè. Nhẽ ra anh là một trong những người được ưu ái tặng đầu tiên mới phải. Tại sao đến bây giờ còn "Con nai vàng ngơ ngác"?
- Cái sự tại sao sẽ giải thích sau. Lần tái ngộ phải có bài thơ ấy đấy! Nguyễn Thanh Thu nói như căn dặn.
Tiếng "dế gáy" phát ra từ túi áo anh Thế Phong, tức là có "trát gọi lệnh, đòi" phải có mặt tại nhà để tư tác. Đàn anh: Tác phẩm “là” cuộc đời này cau mặt, ném cái "Nó kìa"[Nokia] ra bàn cho mọi người nghe tiếng đàn chị tôi ngọt ngào :
- Gần 12 giờ rồi; mà ông để hai thằng nhỏ khóc sùi bong bóng ra ngóng ông nội, ông ngoại đón về. Cô giáo của chúng nó vừa gọi điện thoại tới tấp tới nhà đó. Ông bận uống cà- phê thì cho tôi biết trước để tôi căn giờ đi đón chúng nó chứ!...
- Cứ đi đi nếu thích! Cho chúng nó khóc một tí cho nở phổi. Đời đâu phải chỉ toàn tiếng cười.
Nói vậy chứ ông chúng nó đang ở cổng trường rồi.
Nói vậy chứ ông chúng nó đang ở cổng trường rồi.
Nhà văn nói cho cả làng nghe như thế. Đúng là phong độ của đàn anh "Đổ Sập Tường" còn có danh tự xưng là "Thằng Phải Gió".
Có mấy đàn anh ngang cơ với nhà văn về tuổi tác đã đưa thắc mắc:
"Thằng Phải Gió cùng các em đi hái chè thì các cụ ngày xưa rất thích. Vì các cụ có thích mới truyền tụng, mới có trong ca dao để con cháu học khôn chứ. Bọn trẻ ngày nay cũng rất ưa cái cảnh "hôm qua em đi hái chè...".
(ảnh: trong một quán cà phê bên ven sông Thanh Đa, gần nhà HVĐông Sơn.)
Ông Đổ Sập Tường lại quả liền :
- Này ông là cây bút phê bình nổi tiếng lại cũng tự nhận là nhà Nam bộ học. Vậy ông hãy viết tên khai sanh của tôi đi! Giấy đây, bút đây !
-Viết thì viết! Đây: Đổ Mạnh ..
-Tên tôi là Tường họ Đỗ, dấu ngã. Ông lại viết ra Đổ. Mà Đổ Mạnh thì chả là đổ sập xuống, [thì] còn là cái gì nữa.Tôi có là Lỗ Tướng cũng chả thèm "đi hái chè" với ông. Nghe chưa?!..
Theo yêu cầu của anh Nguyễn Thanh Thu là những "ngày anh xa vắng" có chuyện gì vui vui kể nghe chơi. Chuyện ông Đổ Sập Tường bị đời "chơi" và ông "lại quả" đẹp.
Chuyện chưa đến hồi kết thúc thì bị tiếng dế gáy cắt ngang, đành để "hồi sau phân giải" kiểu truyện Tàu Tam quốc diễn nghĩa hay Thủy Hử... thì tiếng dế lại kêu.
Lần này thì tiếng dế thanh thoát nhỏ nhẹ hơn "Nó Kìa" nhiều. Tiếng dế từ cặp của Dược sĩ Ái. Nhà dược sĩ này rất lịch sự xin lỗi anh em rồi mở cặp, xoay lưng lại bàn mở máy nghe và nói.
Ông ta thì thầm vào máy, có lúc cao giọng một chút mới nghe ké được rằng :"Em hỏi dùm anh xem họ đi bao nhiêu người. Cứ đặt bàn như đã định. Cám ơn em đã nhắc, anh sẽ tới ngay nhà hàng ấy".
Chuyện chưa đến hồi kết thúc thì bị tiếng dế gáy cắt ngang, đành để "hồi sau phân giải" kiểu truyện Tàu Tam quốc diễn nghĩa hay Thủy Hử... thì tiếng dế lại kêu.
Lần này thì tiếng dế thanh thoát nhỏ nhẹ hơn "Nó Kìa" nhiều. Tiếng dế từ cặp của Dược sĩ Ái. Nhà dược sĩ này rất lịch sự xin lỗi anh em rồi mở cặp, xoay lưng lại bàn mở máy nghe và nói.
Ông ta thì thầm vào máy, có lúc cao giọng một chút mới nghe ké được rằng :"Em hỏi dùm anh xem họ đi bao nhiêu người. Cứ đặt bàn như đã định. Cám ơn em đã nhắc, anh sẽ tới ngay nhà hàng ấy".
Quay qua chúng tôi anh nói:
"Tôi có cái hẹn làm ăn với một Xí nghiệp Dược. Trưa nay có cuộc tái ngộ bằng ăn uống theo cổ tục là hòn đất ném đi hòn chì đáp lại. Chút xíu nữa thì quên, Thương Thương, em gái tôi hai anh đã gặp ở phi trường Tân Sơn Nhất hôm đón nữ sĩ Trần Thị Bông Giấy đó. Nó nhớ và nhắc giùm. Có em gái ở trong nhà cũng như có mẹ hiền, đỡ ghê!
"Tôi có cái hẹn làm ăn với một Xí nghiệp Dược. Trưa nay có cuộc tái ngộ bằng ăn uống theo cổ tục là hòn đất ném đi hòn chì đáp lại. Chút xíu nữa thì quên, Thương Thương, em gái tôi hai anh đã gặp ở phi trường Tân Sơn Nhất hôm đón nữ sĩ Trần Thị Bông Giấy đó. Nó nhớ và nhắc giùm. Có em gái ở trong nhà cũng như có mẹ hiền, đỡ ghê!
phải qua: Hoàng Vũ Đông Sơn[ 1939- 12/9/ 2014 saigon]
+ Lê Ngộ Châu [1923- 2006 saigon] + Trần thị Bông Giấy [1950- ] + Thế Phong [1932- ]
(ảnh chụp tại 160 Nguyễn đình Chiểu / quận 3- tp. HCM) , tư thất Lê Ngộ Châu.)
♣♣♣
Ba người chúng tôi nói lời tạm biệt với nhà Nghệ Sĩ Tạo Hình rồi tà tà mỗi người mỗi xế, dẫn xác ra về.
Nhớ lời hẹn với Nguyễn Thanh Thu, về đến nhà ăn xong tôi tìm ngay tập thơ Mây Nổi của Hoàng Hương Trang đã tặng tôi từ lâu.
Thi tập ấy vừa bé vừa mỏng đã ẩn mình vào ngóc ngách nào trong nhà, tìm hoài không thấy. Hai tuần sau tức là đã trễ hẹn một tuần, không thể để trễ hơn nữa. Tôi đành đến nhà cô Hoàng Hương Trang để tả oán. Vì sợ quê với Nguyễn Thanh Thu, nên tôi có hẹn vài người bạn đến Tượng Đá uống cà phê, cũng nhân tiện mời tác giả Mây Nổi đi luôn, tôi làm tài xế xe ôm. Cô nói:
Thi tập ấy vừa bé vừa mỏng đã ẩn mình vào ngóc ngách nào trong nhà, tìm hoài không thấy. Hai tuần sau tức là đã trễ hẹn một tuần, không thể để trễ hơn nữa. Tôi đành đến nhà cô Hoàng Hương Trang để tả oán. Vì sợ quê với Nguyễn Thanh Thu, nên tôi có hẹn vài người bạn đến Tượng Đá uống cà phê, cũng nhân tiện mời tác giả Mây Nổi đi luôn, tôi làm tài xế xe ôm. Cô nói:
- May cho ông đó, hôm qua tôi mới tìm ra được một tập để "làm việc". Bây giờ ông lấy thì tôi không đề tặng nữa đâu. Phần ông thì tôi sẽ tìm cho sau. Còn tập này thì tùy. Nếu ông muốn cho Nguyễn Thanh Thu thì tôi đề tặng nó.
Tôi nói :
- Đề tặng Nguyễn Thanh Thu! Hắn xứng đáng nhận món quà tinh thần này hơn ai hết. Thôi, chúng ta đi gặp người xưa chưa gặp của tôi. Nay đã gặp và bây giờ lại được tác giả Mây Nổi cho mây nổi trên Tượng đá, chả là một giai thoại văn nghệ hay sao? Kính võng và phấn son tô điểm sơn hà như thế này thì đi đi cho được việc bà ơi!.
Hoàng Hương Trang chỉ ra ngoài cửa nói :
-Trời sắp đổ nước xuống rồi. Đi là ướt hết. Cùng ông đi gặp Nguyễn Thanh Thu thì vui lắm. Nhưng rất tiếc tôi phải đợi Nguyên về chở đi dự tiệc do một gia đình Việt kiều là thân chủ mua tranh của Hoàng Hương Trang khoản đãi. Ông nghĩ, "vừa được ăn vừa được nói vừa được gói đô la mang về thích hơn chứ ". Tay này cũng thích gặp anh chị em văn nghệ cũ lắm, hay ông ở lại cùng đi với chúng tôi uống rượu Tây, ăn nhà hàng lớn. Còn Nguyễn Thanh Thu đang là Tượng đá. Mai mốt đẹp trời tới chơi cũng được mà.
-Tôi cũng rất tiếc thưa bà. Tôi có thói quen không thích che tàn, không thích ăn theo, mà lại ăn của Việt kiều nữa. Bà biết chuyện tôi "thà ăn xôi, uống cà phê mạt hạng với ông Đường Bá Bổn chứ nhất định không tới ăn sáng với ông Việt kiều lổn nhổn đố là la" ở nhà hàng 5 sao rồi mà."
- Đồ điên ! Ông Bắc kỳ di cư ngoan cố không cải tạo được ơi Đành rằng không ăn một vài bữa đâu có chết, nhưng giữ giá quá cũng không nên.
Cuộc đấu hót chờ cơn mưa có đổ xuống Xóm Gà hay không, thì có ông nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình văn học thời thượng đến tặng sách cho Hoàng Hương Trang, rồi Trương Quang Nguyên về tới. Anh luật sư này hôm nay "mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao" cũng muốn tôi cùng đi ăn nhà hàng miễn phí:"phần rượu tây của tôi anh uống giùm".
- Cám ơn quan trạng. Hai lần tôi bị ngộ độc thực phẩm đến giờ tôi sợ ăn uống nơi công cộng lắm. Với lại "rượu vào lời ra" có gì thất thố lại kém vui. Xin phép quý vị.
Tôi bước ra cửa, trời tối sầm lại. Mưa bụi bay bay. Gió đem mưa đến. Gió đẩy mưa đi. Từ Hiên Mai cũ Xóm Gà xưa qua chợ Cây Quéo, đến Cầu Hang Trong đã là Tượng Đá thì cự ly đâu có bao xa; nhưng cụ Trời già [vẫn] dội nước xuống ào ào như giặc, những kẻ thị thường coi Trời bằng vung như tôi thì không lấm đầu cũng ướt chân.
Trời cứ chợt tạnh chợt mưa như bỡn cợt với những người Việt cao quý phải dịch chuyển bằng xe hai bánh dù là xế điếc hay xế nổ cũng đều muốn có sức mạnh cỡ Kim Mao Sư Vương vác Đồ Long Đao nhẩy lên băm cụ ra ngàn mảnh rồi mang bán cho Xí Nghiệp Liên Doanh sản xuất bánh bao để họ đỡ phải làm nhân bánh bằng giấy phế thải
. Gọi trời là lão Tặc Thiên là khẩu khí của ông Tàu Kim Dung, đại văn gia kiếm hiệp chứ không phải người Việtnam đâu đấy nhá. Xin cụ đừng hờn chúng tôi chỉ là thứ "thấy người ta ăn khoai vác mai đi đào".
Trời cứ chợt tạnh chợt mưa như bỡn cợt với những người Việt cao quý phải dịch chuyển bằng xe hai bánh dù là xế điếc hay xế nổ cũng đều muốn có sức mạnh cỡ Kim Mao Sư Vương vác Đồ Long Đao nhẩy lên băm cụ ra ngàn mảnh rồi mang bán cho Xí Nghiệp Liên Doanh sản xuất bánh bao để họ đỡ phải làm nhân bánh bằng giấy phế thải
. Gọi trời là lão Tặc Thiên là khẩu khí của ông Tàu Kim Dung, đại văn gia kiếm hiệp chứ không phải người Việtnam đâu đấy nhá. Xin cụ đừng hờn chúng tôi chỉ là thứ "thấy người ta ăn khoai vác mai đi đào".
Rồi tôi cũng tới được"sân vườn Tượng Đá".
Trời mưa quán vắng.
Vừa đưa xe vào bãi gởi thì được "chuyên gia bảo quản tài sản cho nhân dân" cũng ngang cơ với chuyên gia ở cà phê quán Cát Đằng ngoài quận Ba nói: "xe khỏi lấy số". (ý của anh ta là "xe dưới mức cà là tàng?!") – Bố vào bố Thu chứ gì? Bố cứ đi thẳng vào căn nhà ở góc vườn kia, căn độc lập cuối cùng". Anh ta vừa nói vừa giơ tay chỉ.
Trời mưa quán vắng.
Vừa đưa xe vào bãi gởi thì được "chuyên gia bảo quản tài sản cho nhân dân" cũng ngang cơ với chuyên gia ở cà phê quán Cát Đằng ngoài quận Ba nói: "xe khỏi lấy số". (ý của anh ta là "xe dưới mức cà là tàng?!") – Bố vào bố Thu chứ gì? Bố cứ đi thẳng vào căn nhà ở góc vườn kia, căn độc lập cuối cùng". Anh ta vừa nói vừa giơ tay chỉ.
Tôi cám ơn anh ta rồi đi như chạy vào hàng hiên, vì mưa bây giờ lại nặng hạt. Nhìn thấy điêu khắc gia đang lúi húi chuẩn bị toàn đồ độc: một ly, một chén , một chai .. để một mình vào cuộc.
Căn phòng gắn các cửa bằng kính, tôi lên tiếng rồi gọi mà anh không thèm nghe – Chắc là có gắn máy "mùa đông" nên phải đập bạo may ra người mới thèm nghe. Anh nghe thấy tiếng đập hay vô tình nhìn ra thấy tôi là vội chùi ngay hai bàn tay vào quần áo rồi mở cửa cho tôi vào; và mời cầm đũa ngay.
Tôi không ngờ anh là "lung nhân". Cái điếc đặc của Nguyễn Thanh Thu hôm ấy tôi cảm nhận được qua cử chỉ nghiêng bên trái, nghiêng bên phải với hai bàn tay ở hai vành tai như muốn tăng thu âm lượng...
Chúng tôi đối đáp với nhau hơi to tiếng để chí ít át được tiếng mưa rơi xuống mái tôn.
Căn phòng gắn các cửa bằng kính, tôi lên tiếng rồi gọi mà anh không thèm nghe – Chắc là có gắn máy "mùa đông" nên phải đập bạo may ra người mới thèm nghe. Anh nghe thấy tiếng đập hay vô tình nhìn ra thấy tôi là vội chùi ngay hai bàn tay vào quần áo rồi mở cửa cho tôi vào; và mời cầm đũa ngay.
Tôi không ngờ anh là "lung nhân". Cái điếc đặc của Nguyễn Thanh Thu hôm ấy tôi cảm nhận được qua cử chỉ nghiêng bên trái, nghiêng bên phải với hai bàn tay ở hai vành tai như muốn tăng thu âm lượng...
Chúng tôi đối đáp với nhau hơi to tiếng để chí ít át được tiếng mưa rơi xuống mái tôn.
Tôi hỏi anh :
- Tiêu sầu hay tiêu vui mà mới giờ này, còn sớm quá đã ngất ngưởng ?
- Chẳng "tiêu" cái gì cả. Mưa gió buồn buồn thì sắp sẵn ra đó, có bạn nào tới thì đối ẩm cho vui. Nếu không có ai đến thì uống một mình. Ngồi xuống lai rai với mình đi. Hôm nay chắc đã kiếm thấy bài thơ rồi nhỉ ?
- Cả tập thơ với lời đề tặng Nguyễn Thanh Thu của tác gỉa chứ không là một bài thơ ấy đâu. Tôi không ngồi đây với ông được vì có hẹn mấy người bạn đến Tượng Đá uống cà phê. Biết đâu cũng có thằng dở hơi giống tôi, nó đội mưa đến ngồi chờ không thấy tôi là "buồn ơi! xa vắng mênh mông là buồn".
- Bạn của ông là người cũ hay người mới. Tôi ra có tiện không ?
- Ông yên chí! Bạn của tôi là thứ cũ xì. Cũ đến nỗi mốc thếch đại vương ra rồi ông ơi !
- Văn hay võ? Cao, thấp hay trung trung?
- Võ cả! Trung trung thôi, nhưng bây giờ biến thành văn cả. Hai tên này cùng là quan ba gà mổ không chết, hơi kém ông một tí. Một tên chuyên bắc cầu làm đường.. gọi tắt là Công binh Chiến đấu. Bây giờ hành nghề thầy đồ Anh văn các cấp. Nó với ông có quá trình tương giao với nhau qua công việc ngày xưa.
- Ai vậy cà? Nguyễn Thanh Thu hỏi.
- Nguyễn Cái Thế, con cụ Nguyễn Văn Lực, và là em của anh Nguyễn Văn Cử, phi công ném bom Dinh Độc Lập năm nào. Nhớ không? -- " Rồi! Còn một ông nữa."
trái qua: thế phong +phạm trần anh (hiện ở Mỹ)
+ hoàng vũ đông sơn+ trần bảo long
- Trần Bảo Long, lính mũ đỏ. Bị nát người vì đạn pháo nên được giải ngũ trước ngày ký Hoà Đàm Paris, nên không phải đi "tu" như chúng ta. Nó vào làm ở Hỏa xa nên khấm khá dần lên nhờ biết tiếng Anh. Hiện nay, hàng tháng nó bắt cái lương hưu cả triệu của nhà nước. Ông yên lòng về những người sẽ ngồi cùng bàn với ông chưa?
Tôi vừa ra khỏi phòng, thì đụng ngay Trần Bảo Long gói mình trong áo mưa tới. Trần Bảo Long và Nguyễn Thanh Thu nghiêng mình bắt tay chào nhau. Chẳng ai nói một lời. Thu đứng nhìn theo Long và tôi bước ra quán bằng đường riêng trong nhà.
Thật chẳng có gì vô duyên bằng cái sự đi uống cà phê sân vườn để được thở hít tí không khí thiên nhiên trong lành mà lại phải ngồi chóc ngóc trong góc quán là nơi chỉ dành riêng cho các em, các cháu mới yêu nhau hoặc ông rủ cô, bà rê cậu chờ giờ đi ăn chè ở đâu đó trong hay ngoài thành phố hoặc ở bờ, ở bụi nào có trời mới biết. Mưa rả rích lúc to lúc nhỏ cũng phải đến gần cả tiếng đồng hồ Nguyễn Thanh Thu mới "son phấn" xong, tà tà ra quán. Câu đầu tiên, điêu khắc gia hỏi tôi.
Thật chẳng có gì vô duyên bằng cái sự đi uống cà phê sân vườn để được thở hít tí không khí thiên nhiên trong lành mà lại phải ngồi chóc ngóc trong góc quán là nơi chỉ dành riêng cho các em, các cháu mới yêu nhau hoặc ông rủ cô, bà rê cậu chờ giờ đi ăn chè ở đâu đó trong hay ngoài thành phố hoặc ở bờ, ở bụi nào có trời mới biết. Mưa rả rích lúc to lúc nhỏ cũng phải đến gần cả tiếng đồng hồ Nguyễn Thanh Thu mới "son phấn" xong, tà tà ra quán. Câu đầu tiên, điêu khắc gia hỏi tôi.
- Sao anh biểu có mấy người bạn. Đây là mấy đấy sao? Anh bạn này là...
- Anh Trần Bảo Long có dĩ vãng là Thiên Thần Mũ Đỏ như tôi vừa nói với anh.
Nguyễn ThanhThu và Trần BảoLong lại bắt tay nhau. Họ hỏi nhau để biết tí "lý lịch trích ngang". Qua đối đáp, tôi không ngờ họ là bạn thân của những người bạn của nhau. Nguyễn Cái Thế gọi qua "dế" của Trần Bảo Long tả oán rằng:
"Đang kẹt xe, không thể nhúc nhích được ở ngã tư Phú Nhuận, trời lại đang mưa lớn. Chỉ hy vọng từng bước từng bước qua được cổng cư xá Chu Mạnh Trinh thì đi lối tắt về với vợ cho yên thân".
Nguyễn ThanhThu và Trần BảoLong lại bắt tay nhau. Họ hỏi nhau để biết tí "lý lịch trích ngang". Qua đối đáp, tôi không ngờ họ là bạn thân của những người bạn của nhau. Nguyễn Cái Thế gọi qua "dế" của Trần Bảo Long tả oán rằng:
"Đang kẹt xe, không thể nhúc nhích được ở ngã tư Phú Nhuận, trời lại đang mưa lớn. Chỉ hy vọng từng bước từng bước qua được cổng cư xá Chu Mạnh Trinh thì đi lối tắt về với vợ cho yên thân".
Chúng tôi còn nhiều điều muốn giải bầy với nhau nhưng trời sụp tối. Liếc nhìn đồng hồ thì đã 7g30.. .
Còn tôi lờ quờ thay vì rẽ trái thẳng ra Lê Quang Định, qua chợ Bà Chiểu rồi về Thanh Đa. Nhưng lại muốn đi cho mau bằng lối tắt để về đúng bữa cơm chiều, không muốn hành vợ đợi con chờ. Tôi rẽ tay mặt đi miết, đi miết tới chợ Gò Vấp mới tự biết rằng "lạc đường vào tình sử".
Định được vị trí xong, tìm về Phan Văn Trị, rồi qua Cầu Đỏ về đến nhà đã gần 10 giờ đêm. Đẩy cửa bước vào nhà nhìn thấy mâm cơm còn đang chình ình trên bàn. Một tiếng reo "bố về" đồng cất lên. Hai mẹ con nó đang coi TV. Tôi vội giải bày lý do, lý trấu... Thế là một tễ dài lê thê rằng :
- Tôi đã bảo ông rằng không đi đâu bằng xe gắn máy vào buổi tối nữa. Kể cả ban ngày người ta còn đi như ăn cướp, lỡ xẩy ra chuyện gì thì khổ ...
- Con cũng đã nói bố đi đâu vào buổi tối con chở bố đi. Ngay cả ban ngày bố cũng không nên dùng xe nữa, làm sao bố ứng phó kịp những tình huống cứ quay như chong chóng trên đường. Ngoài đường người ta đâu còn kính già, nhường trẻ nữa, lạng lách qua mặt qua trái ào ào... Gặp những lần như thế này nữa thì bố nên đi xe ôm hoặc điện thoại về con đến đón.
Tôi "dẹp loạn" bằng cách giả vờ đổ quạu :
- Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi! Ta có yêu cầu dù là nửa lời rằng mẹ con các người phải chờ cơm ta bao giờ chưa? Chắc đói quá đó mà. Thôi mời bà và cậu vào bàn, kẻo tôi mang tiếng là: đói kẻ ở nhà chứ đâu đói kẻ tà tà ngoài đường. Nào...
- Đi cả buổi ở ngoài đường, nắng thì bụi mù, mưa thì lầy lội. Đi tắm đi ! Đợi đến giờ này rồi thì chờ thêm vài tiếng cũng không chết con ma nào.
Lệnh vợ đã ban như thế, đành theo phong thái của cụ Tàu Kim Dung "cung kính bất như tòng mạng".
♣♣♣
Sau khi dự bữa cỗ cúng giỗ cụ thân sinh anh Trần Bảo Long, ăn toàn là thịt với mỡ Đường Tăng cùng rau đậu nhưng có bia vì bia cũng là chay mà. "Trời không nắng lại không mưa – Chỉ hiu hiu lạnh cho vừa nhớ thương".
Tôi chợt nhớ Nguyễn Thanh Thu nên rủ các bạn đến Tượng Đá uống cà phê và nhân tiện chở cô giáo Trang Thị Huyền Nga về đường Trần Bình Trọng gần đó.
Xe tôi loại "siêu tốt" nên phải chạy trước cứ như có nhiêm vụ tiền trạm hay mở đường. Qua ngã tư Phú Nhuận, tôi nhìn lại thấy Trần Bảo Long chở theo đức vợ đi cùng. Cô giáo Nga đòi về ngay "kẻo ông bà già la". Tôi "hiểu dụ" rằng :
Tôi chợt nhớ Nguyễn Thanh Thu nên rủ các bạn đến Tượng Đá uống cà phê và nhân tiện chở cô giáo Trang Thị Huyền Nga về đường Trần Bình Trọng gần đó.
Xe tôi loại "siêu tốt" nên phải chạy trước cứ như có nhiêm vụ tiền trạm hay mở đường. Qua ngã tư Phú Nhuận, tôi nhìn lại thấy Trần Bảo Long chở theo đức vợ đi cùng. Cô giáo Nga đòi về ngay "kẻo ông bà già la". Tôi "hiểu dụ" rằng :
- Nga cứ về nói với ông bà già rằng đi giải quyết công việc giùm chú Đông Sơn. Nếu có gan thì nói thêm là "xưa kia ai cấm duyên ông? Làm cho tôi phải chổng mông kêu trời!". Người ta có chồng có con mới phải vội vội vàng vàng về lo cơm nước. Còn cô lo cho bò trắng răng à?
Trần Bảo Long vượt lên đi song song, bà vợ ngồi sau hiểu cớ sự cũng đế thêm vào "đi uống nước cả hội cho vui, có dịp đi chơi cứ đi, về làm gì?". Nga trả lời:
- Chiều nay em có hai lớp. Một lớp cho học trò phổ thông. Một lớp cho người lớn chuẩn bị xuất ngoại. Bỏ không được.
- Ai bảo bỏ không được? Nói thế mà không sợ Tây nó cười cho! Bao giờ đi theo chồng mới bỏ cuộc vui. Một cụ thi sĩ tiền chiến đã dạy như thế.
Vừa đến cổng quán đã thấy Nguyễn Cái Thế đứng chờ. Khá khen anh Ba gà mổ có tài lạng lách! Chúng tôi chọn bàn cạnh cái hào giả dưới chân cổng một cái thành cổ. Trần Bảo Long vừa ngồi xuống và nói :
- Trông giống như cổng chính thành cổ Quảng Trị có tên là trại Đinh Công Tráng thì phải?
- Nếu vậy nó thiếu một cây cầu đá bắc ngang qua chiến hào. Cầu đâu? Anh cu này chỉ có khả năng tạo được hai trụ cổng thành, còn đến cái cầu thì hết tiền chăng!?
Vậy ai đã từng ở Quảng Trị cứ việc tưởng tượng ra cái Cầu ấy, cái Thành ấy có từ thời vua Hàm Nghi rời Kinh thành Huế, xuất bôn ra Tân Sở, xuống chiếu Cần Vương. Vua cho xây thành ấy để chống đánh giặc Phú Lang Sa.
Khi tiếp viên tới hỏi khách cho biết nhu cầu để phục vụ. Hai vị "đàn bà con gái" uống cà phê đá. Long và Thế lại chơi bia. Riêng tôi nhờ một cháu tiếp viên phục vụ quán mời dùm Nguyễn Thanh Thu ra và chờ ông ấy uống cái gì đó cho hòa đồng.
Lại một màn giới thiệu rất ư "văn hoá phẩm", rất ư thời thượng, chỉ thiếu có việc bắt tay nhau là tiến sĩ hay giáo sư hay giáo sư tiến sĩ này nọ. Mà bắt đầu là :
- Tôi xin tự giới thiệu là Nguyễn Thanh Thu, "điêu khắc ngoa". Còn đây là điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu. Và còn những đây là cô giáo Huyền Nga, dạy Anh văn đa cấp, tức là từ già đến trẻ; nhưng lại chưa là "em văn" của anh nào cả. Kế bên cô Nga đây là Trần Bảo Long phu nhân. Bà có khuê danh là Tình, nên luôn luôn trưng bày hạnh phúc cho thiên hạ thèm chơi cảnh "chồng chồng vợ vợ con con một nhà"như trong thơ của thi bá Tản Đà. Long góp công với đường sắt xuôi ngược Bắc Nam, nay có nghề mới là tài xế xe ôm của một người duy nhất là bà Trần đây. Còn có duy nhị, duy tam hay duy tứ nữa thì chỉ có ma mới biết. Người suy dinh dưỡng của Việtnam giàu đẹp hôm nay tên Nguyễn Cái Thế hôm nọ làm Giáng Kiều yểu điệu thục nữ đã bỏ hẹn. “Quý vị đừng có tư duy lung tung để lầm "cái" với "con" mà cho thằng cu này là Lỗ tướng”. Hai ông đã nhìn ra nhau chưa ?
- Rồi! Nhớ rồi! Nhác trông đã thấy quen quen. Không ngờ lại là quá quen đi ấy chứ. Ông này đưa vật liệu đến vườn đây hai lần cho tôi thực hiện pho tượng Thương Tiếc. Lần đầu là xi măng với thép. Lần sau là đồng. Ai ngờ lại còn được gặp nhau đây...
- Cuộc trùng phùng của hai vị cần phải có chai rượu để ghi nhận một sự kiện trong dĩ vãng và tình cảm hôm nay. Trần Bảo Long vừa nói vừa đứng bật dậy.
Hai cặp mắt phụ nữ nhìn tôi cầu cứu. Tôi phải gồng lên làm kẻ cả bắt Long ngồi xuống với lời xỉ vả văn nghệ rằng :
- Thôi ông ơi ! Ông là rồng đã cạn láng, đã xuống cấp tới ao tù rồi, đâu còn phong độ mà hung hăng con bọ xít nữa. Uống bia từ 9g sáng tới giờ rồi. Bây giờ mà nốc rượu vào nữa thì đi...
- Đi đâu ? Long hỏi.
- Đi đến chỗ tha hồ mà uống, uống đến thiên thu là Bình Hưng địa, hành trang tiên khởi là lục bản mộc, thất lượng đinh với bát nhân khiêng...
Mọi người thấy tôi xổ nho chùm đều ré lên cười. Nguyễn Cái Thế được dịp lại quả:
- Tên ma nay hôm nay đểu giả thật !
- Cám ơn thầy đã đề cao. Đểu mà được lên hạng, lên bậc Giả tức Đểu Giả nghe sướng làm sao ấy.
Hai người nữ được thể tung hứng đưa tin theo báo bổ, theo quan điểm lập trường vững chắc như xi măng cốt sắt xây dựng bây giờ. Vô tình tôi là ngư ông đắc lợi, được hỗ trợ tinh thần để thoát ra khỏi chuyện ruồi bu với những nhận định nhận xét có minh hoạ bằng người thực việc thực như "101 vụ bê bối trên đường phố đều do say xỉn mà ra dù có đội mũ bảo hiểm hay đội "giời" mà chạy láo, mà gặp xe vua hay hung thần cũng tới Niết bàn hay Thiên đường sớm. Tai hại hơn "yêu đời" mà không yêu nổi nữa. Sống đời sống thực vật, xuất nhập tại chỗ, chỉ khổ vợ con em cháu.."
Nhân lúc “thiên hạ” đang tranh hơi. Điêu khắc gia Nguyễn ThanhThu hỏi tôi về Hoàng Hương Trang ;và đã cám ơn giùm chàng về tập thơ chưa ? Tôi trả lời rằng: Chưa! Nàng vẫn ngự ở xóm Gà tại nhà cụ Vi Huyền Đắc [cho 'cô con gái nuôi'], có số điện thoại đã ghi cùng với lời đề tặng. Nghe xong họa sĩ, điêu khắc gia thẫn thờ, hơi nghền nghệt.
Tôi khai thông bằng câu thật là đại vô duyên, đang vui lại hỏi chi tiết về anh. Nguyễn Thanh Thu chẳng ngại ngần mà trần thuật vắn tắt :
Tôi khai thông bằng câu thật là đại vô duyên, đang vui lại hỏi chi tiết về anh. Nguyễn Thanh Thu chẳng ngại ngần mà trần thuật vắn tắt :
* Nguyễn Thanh Thu sanh năm 1934 tại xã Bình Hòa, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định tức là được sinh đẻ ngay trên cái vườn này. Trước nó rộng gấp ba lần bây giờ. Động viên vào Thủ Đức ra ngành Quân nhu, làm lính kiểng ở Sàigòn. Chuyên nghề đắp đắp gọt gọt rồi tạo khuôn tạc tượng cùng vẽ vời điển tích cho đến ngày 30/04/1975. Sau đó là cùng anh em đi tu tận ngoài Bắc. Năm 1983 đắc đạo qua trại Hàm Tân rồi về vườn này.
Năm 1987 vượt biên bằng đường bộ qua ngã Cao Miên. Qua Thái Lan rồi qua Phi Luật Tân. Đường đi tưởng là không đến nhưng đã đến ở Miên 3 tháng, ở Thái 18 tháng, ở Phi Luật Tân 6 tháng. Tính ra mất 27 tháng mới tới Mỹ vào cuối năm 1989. Hưởng trợ cấp đặc biệt vì điếc đặc cả hai tai bởi cú "nựng" rất nhẹ nhàng của đôi bàn tay trắng trẻo của một cán bộ rất đẹp trai ở trại học tập ngoài Bắc.
Năm 1992 về thăm nhà lần đầu.
Năm 2004 về thăm quê hương lần thứ hai, rồi ở lì cho đến hôm nay 2007. Mục đích về để đón vợ con cùng qua Mỹ nhưng chúng nó không chịu đi. Thương quá nên cứ ở. Bao giờ Nhà nước đuổi thì lại đi.
Ở bên Mỹ tôi vẫn sáng tác Tranh, Tượng. Có nhiều dự án đang và sẽ thực hiện. Tại quê nhà thì dự tính thực hiện lại "Cửu Long Được Mùa".
♣♣♣
Được biết qua bạn bè thì điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu có nhiều tranh nhiều tượng lưu lạc ở khắp nơi. Riêng tượng có 5 pho làm theo yêu cầu đều đoạt giải thưởng lớn vào các năm:
1/ Ngày về. 1963. (chính Nguyễn Thanh Thu cũng không biết đặt ở đâu.)
2/ Chiến sĩ vô danh. 1966 đặt ở Nghĩa trang quân đội VNCH, Gò Vấp.
3/ Trung Liệt. 1966 (!)
4/ An Dương Vương. 1966 đặt ở ngã sáu Chợ Lớn.
5/ Thương Tiếc. 1966 đặt ở Nghĩa trang quân đội VNCH, Biên Hoà.
1/ Ngày về. 1963. (chính Nguyễn Thanh Thu cũng không biết đặt ở đâu.)
2/ Chiến sĩ vô danh. 1966 đặt ở Nghĩa trang quân đội VNCH, Gò Vấp.
3/ Trung Liệt. 1966 (!)
4/ An Dương Vương. 1966 đặt ở ngã sáu Chợ Lớn.
5/ Thương Tiếc. 1966 đặt ở Nghĩa trang quân đội VNCH, Biên Hoà.
Đặc biệt pho tượng Thương Tiếc mới đầu cũng thực hiện bằng xi măng cốt thép được đặt trên bệ cao lối vào nghĩa trang. Ngày 16.08.1968 được giải đặc biệt của Tổng tư lệnh tối cao Quân đội VNCH. Ngày 01.11.1968 làm lễ khánh thành. Cuối năm 1969 pho tượng Thương Tiếc được thay chất liệu, phải đúc bằng đồng với y phục nguyên mẫu lại uy nghi trên bệ.
Ngày khánh thành Tượng đài Thương Tiếc có "Hô Thần Nhập Định", có Lễ Nghi Quân Cách trang nghiêm cùng đầy đủ các giới chức Quân, Dân, Cán, Chính ở Thủ đô và các Tỉnh về tham dự. Lễ dâng hương lên Đài Chiến Sĩ Trận Vong; khói tỏa nghi ngút như mây bay lên trời xanh rồi kết lại những làn mây trắng theo gió lang thang đi khắp núi đồi sông biển của 4 vùng chiến thuật để đón anh hồn chiến hữu mà xác thân nhất đán còn lưu lạc ở hốc núi ven rừng, ở góc vườn bờ ruộng... về đây: Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà.
Pho tượng Thương Tiếc tự nhiên lại có huyền thoại, huyền sử lạ lùng do cư dân ở gần nghĩa trang truyền tụng rằng: "đêm đêm có người lính mệt mỏi đi vào nhà họ xin nước uống. Anh lính hiền lành rất trẻ này tay vẫn cầm chắc súng, uống nước xong là đi như sương như khói. ..". Dân thương lái và tài xế chở rau Đàlạt về Saigon cứ đến gần Tượng Đài thì hình như xe có trục trặc phải ngưng lại hoặc chính chủ hàng, chủ xe hay tài xế muốn nghỉ ngơi và họ rất thích thú được trao tặng "người chiến sĩ ấy" những sản phẩm của núi đồi Lâm Viên. Mỗi buổi sáng lính của Đại đội Chung Sự lại phải đến từng ngôi mộ để lượm đi nào là xu hào, bắp cải .. còn lạnh hơi sương Đàlạt. Chả ai biết được tại sao đêm đêm lại có rau Đàlạt được đặt ở trên mộ và chỉ trên mộ lính mà thôi.
Ký giả Nguyễn Hoàng Đoan của nhật báo Hòa Bình ngày đó có "chạy" cái Phóng sự điều tra rất tỉ mỉ về sự việc này. Và do sự việc này khiến ông nổi danh, nổi tiếng. Cũng trên báo Hoà Bình, Nguyễn Hoàng Đoan còn có cái phóng sự về khám Chí Hòa có tên "Con Ma Vú Dài" hiện diện ở mọi ngõ ngách trong Bát Quái Đồ do người Nhật xây dựng ra để nhốt những người Việt Nam mình không chịu thần phục Thiên Hoàng, nhất là tụi mật thám trung thành với mẫu quốc Phú Lang Sa. Con Ma Vú Dài là truyện vui, truyện thần quái. Nhưng cái phóng sự về pho tượng đồng của Nguyễn Thanh Thu đặt ở Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa lại đầy nhân bản gây xôn xao dư luận.
Ngắm nhìn pho tượng Thương Tiếc, mỗi người có một cảm xúc khác nhau. Người lên án chiến tranh thì lấy đó làm đề tài ngậm ngùi cho thân phận những người trai trẻ đầy nhiệt huyết phải gục xuống ở chiến trường. Người có thân nhân nằm ở nghĩa trang cảm nhận được an ủi khi nhìn lên Tượng Đài "thấy" bóng dáng con em mình luôn ngày đêm có nhang khói bất tuyệt, có hoa tươi và cây trái từng mùa.
♣♣♣
Tôi không được quen biết Nguyễn Thanh Thu mà chỉ là " văn kỳ thanh". Nếu không có duyên tao ngộ hôm nay (20.07.2007) thì mãi mãi vẫn là "bất kiến kỳ hình".
Cám ơn nhà văn Thế Phong và dược sĩ Đinh Bá Ái đã hẹn tôi đến cà-phê sân vườn Tượng Đá, được gặp điêu khắc gia để nhớ lại bài phóng sự của Nguyễn Hoàng Đoan ngày xa xưa và nhớ lại bài thơ của Hoàng Hương Trang hôm nay.
Cám ơn nhà văn Thế Phong và dược sĩ Đinh Bá Ái đã hẹn tôi đến cà-phê sân vườn Tượng Đá, được gặp điêu khắc gia để nhớ lại bài phóng sự của Nguyễn Hoàng Đoan ngày xa xưa và nhớ lại bài thơ của Hoàng Hương Trang hôm nay.
Hoàng Hương Trang kể rằng :
" Một hôm lên thăm mấy người bạn cùng dạy ở Ngô Quyền (Biên Hoà) năm xưa, nhà cũng ở ngay thành phố Biên Hoà. Chiều về qua Nghĩa trang. Xe ngừng chờ "nhét thêm khách". Trang nhìn lên tượng đài Thương Tiếc khí thế, mà sao đã không còn; nhưng trên cái bệ vẫn có những đồ cúng,những trái bưởi..cùng khói nhang nghi ngút ở dưới bệ. Hoàng HươngTrang tôi, cũng mua chuối mua nhang thắp xong, vái ba lạy, rồi cắm xuống như người ta đã cắm. Ngồi trên xe chờ xe lăn bánh, Trang cảm nhận được cái bất diệt của tình người nên làm ngay được một bài thơ lục bát và đặt tên là "Chỗ Anh Ngồi" ,như sau:
" Một hôm lên thăm mấy người bạn cùng dạy ở Ngô Quyền (Biên Hoà) năm xưa, nhà cũng ở ngay thành phố Biên Hoà. Chiều về qua Nghĩa trang. Xe ngừng chờ "nhét thêm khách". Trang nhìn lên tượng đài Thương Tiếc khí thế, mà sao đã không còn; nhưng trên cái bệ vẫn có những đồ cúng,những trái bưởi..cùng khói nhang nghi ngút ở dưới bệ. Hoàng HươngTrang tôi, cũng mua chuối mua nhang thắp xong, vái ba lạy, rồi cắm xuống như người ta đã cắm. Ngồi trên xe chờ xe lăn bánh, Trang cảm nhận được cái bất diệt của tình người nên làm ngay được một bài thơ lục bát và đặt tên là "Chỗ Anh Ngồi" ,như sau:
Đi qua chốn cũ anh ngồi
Còn đâu thấy nữa dáng người năm xưa
Chiến tranh, dâu bể, nắng mưa
Bụi thời gian đã phủ mờ rêu xanh
Chừng trông vẫn tựa bóng anh
Trong tâm ai đó còn dành "tiếc thương"
Hoàng Hương Trang
Biên Hòa 19.6.1990
Bài thơ này đã được in trong thi tập Mây Nổi do nhà xuất bản Đà Nẵng cấp phép, rồi in ấn năm 1993, có sự giúp đỡ tinh thần của cô Hoàng thị Ý Nhi.[ nữ nhà thơ Ý Nhi.]
Một cố sự nữa về pho tượng Thương Tiếc thì: phàm là vẽ tranh hay vời tượng gì gì cũng phải có mẫu và người mẫu. Với cổ nhân thì người thực hiện tự tạo lấy mẫu, đúng sai chả ai biết, miễn là tranh hay tượng có hồn là được. Ví như tạc Thần tượng Nguyễn Trãi phải toát ra "văn vẻ" của người trong trướng gấm an định được ngàn dặm xa. Hoặc như vẽ Trần Bình Trọng thì họa sĩ Tú Duyên, qua Thủ Ấn Họa; đã tạo ra "võ vẻ" của Trần tướng quân. Còn đối với đương nhân phải có người mẫu. Người đó phải có nét đẹp của hội hoạ hay nét đẹp của tượng. Nguyễn Thanh Thu kiếm mãi mới được một người có vóc dáng để tạo hình tượng. Người đó là Hạ sĩ Đỏ, lính cậu ở bộ Tổng Tham Mưu. Vì là hàng binh sĩ nên Đỏ chỉ phải học tập tại địa phương có 3 ngày tại quận Gò Vấp. Những ngày dài sau 30.04.1975 ấy, ai cũng như ai, không lương chẳng hướng, binh sĩ Đỏ cũng lang thang đầu đường xó chợ tự kiếm sống. Rồi một ngày "đẹp trời" bị vợ nện cho một nhát gót guốc vào đầu, Đỏ lăn quay ra. Hồn Đỏ "bay" ngay tới khuôn đúc đồng của Nguyễn Thanh Thu còn lưu lại tại góc vườn. Hoàng Hương Trang còn kể cho tôi nghe là "sau ngày Nguyễn Thanh Thu "học tập tốt, lao động tốt", được ra trại trở về mái nhà xưa. Thiểu số anh chị em bằng hữu mười mấy người đến mừng người đắc đạo hồi gia có lai rai ba sợi để tiêu sầu vạn cổ thì hiển hiện. Anh từ đống khuôn đất khô cứng do sức nóng chảy của đồng ở cao độ, vất vưởng bước tới bàn nhậu. Mọi người đều cảm nhận được: Đỏ ở sát bên bàn nhưng chẳng thấy "nổi gai ốc hay dựng tóc gáy" gì cả. Khi tương ngộ với người âm. Chính Hoàng Hương Trang yêu cầu ly và chén đũa cùng chỗ ngồi chỗ Đỏ. Ai đó trong bàn đã rót rượu vào ly và cụng vào ly của Đỏ, tất cả cụng theo. Sự việc chỉ diễn biến vài giây thoáng hiện, ai cũng nhận ra vóc dáng người chiến sĩ ấy trong hình tượng Thương Tiếc.
Hoàng Hương Trang còn đoan quyết sự cố ấy có thực 100%, diễn ra lúc ban ngày có cả gia đình Nguyễn Thanh Thu; và bằng hữu hiện diện hôm đó thấy cái sự như mơ như thực ấy.
♣♣♣
Qua giao thừa Âm lịch này tôi đã lên hàng đại thọ. Mà "thất thập cổ lai hy" bây giờ chả ai dám hãnh diện nữa. Những bố Việt kiều ở Mỹ ưa xài ngôn từ là 7 Bó. 7 Bó hay bẩy chục nhất định có khác nhau như tôi với Nguyễn Thanh Thu chẳng hạn. Vì ở Việtnam mà bẩy chục thì phần lớn đã lẩm cẩm lắm rồi! Câu "đa thọ đa nhục" đúng quá. Việt kiều Nguyễn Thanh Thu có sướng không ? Chắc là có. Điêu khắc gia còn sống ngày nào thì Mỹ nuôi, không sống nữa thì... Anh Thu hơn tôi 5 tuổi nhưng anh yêu đời lắm, bắp thịt và sức khoẻ còn tốt lắm, anh còn dự định làm đẹp cho quê hương, làm tốt cho đất nước bằng đường nét và hình tượng Việt Nam Văn Hiến. "Cửu Long Được Mùa" là dự tính sẽ thực hiện của anh. Rồi trong tác phẩm Nguyễn Thanh Thu cho miền Châu thổ này sẽ là được mùa trái cây hay được mùa lúa, mùa chuột đồng rùa rắn ba ba?!
Về đây, Nguyễn Thanh Thu nhìn thấy vợ con sống được vì biết khai thác mảnh vườn do Tổ tiên để lại; nên không cùng anh đi định cư nữa.
Có gì liên quan đến anh lính người mẫu Thương Tiếc để anh tìm về Đất Nước này ?
Có gì liên quan đến anh lính người mẫu Thương Tiếc để anh tìm về Đất Nước này ?
Gia định 01.11.2007
HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN
--------------------------------------------
trích từ newvietart.com/
============================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét