(trÍch từ ĐIỆU MÚA CUỐI CÙNG CỦA CON THIÊN NGA (II)
văn uyển xuất bản, san jose 2005'
THẾ PHONG VỚI NHỮNG TIẾNG CƯỜI CHUA CAY VÀ NGẠO NGHỄ
TRẦN THỊ BÔNG GIẤY
trái qua:
Thế Phong+ Trần Thị Bông Giấy+ Hoàng Vũ Đông Sơn + nữ thi sĩ Thu Hiền [Khải Thanh]+ luật sư Nguyễn đình Phùng
(đại diện cho TP qua các phiên tòa' kiện Nguyễn Q. Thắng 'đạo văn' của TP + những vụ kiện các nxb Văn Hóa- Thông Tin
+Văn Học (Hà Nội ) v.v. ... +những vụ in sách (không xin phép trước)' Những lá thư tình hay nhất / Nguyễn Đắc Sơn '(ở Mỹ);
và TPhong là đại diện Nguyễn Đắc Sơn ở Việt Nam, khởi kiện đòi bản quyền ).
(ảnh chụp tại quán Yesterday' s Coffee).
Diệu Tần [i.e.Nguyễn Tinh Vệ Hải Dương 1944- ]
(ảnh: internet)
Diệu Tần, một " nhà văn viết văn chưa sạch nước cản" ... từng được Mai Thảo phóng bút "xoa đầu"
nhưng vì từng được Mai Thảo phóng bút,"xoa đầu, bằng những câu, những chữ làm dáng một cách
thật là Mai Thảo: " Càng thấy không phải là một người viết chỉ. Chỉ mới, chỉ đây. Mà một người viết
đã. Đã nhiểu, từ lâu " v.v... " (TTBG)
Từ xưa trong giới văn nghệ VN đã có cái hiện tượng "áo thụng vái nhau", thật là đáng chán. Điều này, ở hải ngoại bây giờ, lại thấy càng ó nhiều hơn nữa. Nhan nhản mỗi ngày trên các báo, tôi đọc được từ những bài phê bình, bài giới thiệu một cuốn sách, một tập thơ mới ra lò nào đó; toàn là những lời "bốc tận mây xanh một cách thật là đao to búa lớn".
Điển hình như một vị lão thành trong giới văn nghệ Sàigòn cũ, sẵn sàng đem thơ Tagore ra mà đặt ngang với những câu thơ trong thi tập đầu tay của một phụ nữ mới chập chững bước vào con đường thi ca. Hoặc như Diệu Tần, một "nhà văn viết văn chưa sạch nước cản", nhưng vì đã từng được Mai Thảo phóng bút "xoa đầu", bằng những câu, những chữ làm dáng một cách thật là Mai Thảo:
("một cõi viết mới mở, "một trầm tĩnh viết, một ung dung viết". Càng thấy Diệu Tần không phải là một người viết chỉ. Chỉ mới , chỉ đây. Mà một người viết đã. Đã nhiều, từ lâu " v.v. ...) (*) .
---
(*) bài Tựa của Mai Thảo viết cho cuốn' Trên Bờ Kinh An hạ' của Diệu Tần. (Nxb Xuân Thu 1998).
nên đã không ngần ngại "xoa đầu lại" một anh 'thi lão lăng quăng" bằng những câu, những từ; cũng rất lăng quăng:
(Dương Huệ Anh làm thơ rất dễ dàng, đề tài nào cũng có ông. Chuyện lặt vặt trong nhà, đưa con, cháu đi học; về nhà cuốc đất là nảy ra thơ. Ngồi xe buýt hay dạo bộ cũng ra thơ. Nếu chuyện Lý Tống, chuyện một người vợ phi công Mỹ chết ở VN, chuyện thiên tai, chuyện đói khổ ở Phi Châu, chuyện tình Diana- Charles cảm hứng thành thơ đã dễ hiểu; nhưng ngay như chuyện kẹt xe giờ tan sở, chuyện ghé qua tiệm sách ... cũng làm được thơ được như họ Dương quá mẫn cảm. Chuyện gì cũng thành thơ: vào bệnh viện thăm bạn, động đất ở Cali, Nam Mỹ có sóng thần, lại có thơ. Một phụ nữ có bầu đứng xếp hàng chờ lãnh 'eo-phe', hay là cái phiền toái 30 tết, cũng là cái cớ để Dương Huệ Anh cảm xúc thành thơ."
(Thơ Dương Huệ Anh (tổng tập 1, Nxb Phương Đông 1997).
Để rồi tới một tập mới ra lò khác của "nhà thi lão lăng quang", ông Diệu Tần lại phóng bút:
"Một lần nữa, tôi lại được có đôi lời về tác phẩm 'Những Cánh thư Hồng' của tác giả Dương Huệ Anh. Trong dịp về thơ, tôi đã SO SÁNH Dương Huệ Anh đa năng, đa tài chẳng khác gì nhà văn Ernest
Hemingway. (!)"
Cái chuyện so sánh văn chương và con người một đại văn hào của thế kỷ với chữ nghĩa và cuộc sống "rất lăng quăng" của một "thi lão lăng quăng" thời hiện đại thế kỷ 21, thì thật là một điều rất đáng tội nghiệp cho Hemingway; và cũng đáng kinh hoàng cho chuyện văn chương, thi ca VN ! Cái hiện tượng quái đản đo xảy ra không phải là ít trong giới văn nghệ hải ngoại. Nó làm cho chữ nghĩa VN nhìn vào, thấy như bị bại liệt; làm cho tên tuổi (nếu có) của kẻ viết lời giới thiệu, hay kẻ được viết tới trong các bài 'Tựa', bài 'Bạt'; trở thành lố bịch một cách rất đáng thương!.
***
Thế Phong là nhà văn không nằm trong cái dòng sinh hoạt văn chương VN tàng tật đó. Nơi anh có điểm đặc biệt là cái tính lân tài, và rất không đố kỵ với kẻ có tài. Anh đã từng "không sợ" đưa ra những lời thẳng thừng tàn nhẫn trong các tác phẩm của mình; mục đích đả phá những cái hủ bại, làm ô danh giới văn chương nghệ thuật ; thì anh cũng "không sợ" chối đi những lời tốt của chính anh, khi đọc văn người.
Nhiều lần giới thiệu cho tôi một tác phẩm của ai đó, trong hay ngoài nước bằng một câu nói: "Anh này viết tốt lắm!". "tác phẩm kia đạt lắm!", tức là cái tốt cái đạt; tôi cũng đã cảm nhận được chính xác, sau khi trang cuối cùng được lật xong.
Những lời khen của độc giả, hơn nữa của một người cầm bút, trên đứa con của mình đã sáng tạo; làm một món quà đền bù rất lớn cho sự lao động trí não của tác giả. Nhưng phải nhận định cho rõ ràng "kẻ khen mình là ai, có đủ vô tư và thẩm quyền hay không; trong sự định giá cái hay, cái đẹp của chữ nghĩa?".
Trong cuốn 'Một Truyện Dài Không Có Tên"(tập 1); tôi từng nói với Đào Khanh, tác giả tập truyện 'Đôi Mắt'. (Nxb Trống Đồng 1986):
"Tôi thà nhìn tác phẩm mình bị dìm chết đi trong quên lãng 'một cách cố ý' bởi những tay viết đố kỵ khác; còn hơn được một người có sự thấu hiểu và hiểu biết về văn chương 'cỡ như anh' ngợi khen! ' "
(MTDKCT 1/ Nxb Văn Uyển 1994).
và trong 'Nhật Nguyệt Buồn Như Nhau' (tập II), tôi cũng nói với một người bạn:
"Nhà văn nào thì độc giả ấy. Tầm cỡ đã định, giống như câu tục ngữ 'tiền nào của nấy'; không sai không chạy đâu được. Vậy không nên bắt độc giả phải hiểu tác phẩm theo cái đầu của nhà anh phê bình. Riêng độ giả cỡ như tôi, khi đến với một tác phẩm văn chương, trước hết là đến bằng chính tâm của mình đối với tác phẩm; sau nữa, tìm hiểu về tiểu sử tác giả để hiểu biết thêm do từ hoàn cảnh gia đình và xã hội nào mà tác phẩm được viết? Chứ tôi không bao giờ thèm đọc các bài phê bình văn chương trước, rồi mới tìm đọc tác phẩm sau ." (...)
"Riêng các tác phẩm văn chương, với tôi, bài 'Tựa' đóng vai trò khá quan trọng. Đó là cánh cửa đầu tiên mở ra cho độc giả hiểu được chủ ý tác giả trong nội dung câu chuyện. Đọc sách ngoại quốc, thấy các tay viết 'Tựa' thường không phải tầm thường trong kiến thức nhận định văn học. Nhưng với văn chương VN, điều này trở thành rất dở. Đa số các nhà văn thơ VN thường không tránh được cái bệnh nhờ người nổi tiếng viết 'Tựa' cho tác phẩm của mình cấu tạo. Và các tay nổi tiếng VN lại thường không mấy có kiến thức văn chương; hoặc nếu có, thì không đủ thẳng thắn để đặt bút đúng đắn trong một bài 'Tựa' về tác phẩm mà mình đang được (hay bị) nhờ viết! Vì vậy, các tay ấy luôn viết láo, viết nịnh cho khỏi mất lòng kẻ nhờ cậy. Rốt cuộc, chỉ độc giả bị lừa, đọc bài 'Tựa' và tác phẩm, thấy một vực cách xa nhau! " (NNBNN II, Nxb Văn Uyển 1996).
Nói như thế, có nghĩa rằng tôi không phải là kẻ ưa thích, hay chờ đợi những lời khen giả dối. Cái hiện tượng bốc thơm nhau một cách thật lố bịch nói trên; khiến tôi kinh tởm. Nhưng phải nhận thức rằng:'ở hải ngoại, người ta "sợ" khen tôi, người ta "sợ" không dám đưa ra ý nghĩ thật của một nhà văn khi thẩm định văn chương tôi'. Tệ hại hơn là dù rằng đã được phân phối qua các nhà mại bản sách, thì mọi tác phẩm của tôi đều bị cái số phận hẩm hiu; không được bày trên các kệ sách. Điều này sở sĩ biết [được]; là từ những lời phàn nàn, "không làm sao kiếm ra tác phẩm TTBG, ngoại trừ đọc chùa ở thư viện Mỹ" -- qua những cú điện thoại độc giả gọi đến tôi.
Thế Phong khác. Anh không ngần ngại kể ra với tôi những lời thẩm định của kẻ khác, theo những gì tôi đã viết:
"Ảnh hưởng sách của BGiấy đối với những người cầm viết ở VN đọc (cả những cây bút miền Bắc, hiện ở Sàigòn) phản hồi ý kiến: sách viết hay, xúc động rất thật, bản lĩnh, can đảm phi thường, hấp dẫn (không thể bỏ dở dang); có tầm cỡ của một nhà văn lớn. (quốc tế). v. v. .... (Thư 31/1/2000).
"Hôm thứ ba Aug. 2/ 2005; cùng Hoàng Vũ Đông Sơn+ Ý Nhi+ Lê Duyên đến thăm anh Nguyễn Ngọc Lan. Gặp Lữ Phương (nguyên Thứ trưởng Thông Tin của GPMN) bảo tôi rằng: 'BGiấy viết bài [ phê bình] tác phẩm 'Đêm Giữa Ban Ngày' của Vũ Thư Hiên trên mạng rất "độc". Rất nhiều người theo dõi loạt bài ấy, và rất khen tặng con mắt sắc sảo của B Giấy; kể cà Giám đốc Bình + Bích Ngân NXB/ VN. "
(Thư Aug. 5/ 2005).
TTBG và Vũ Thư Hiên
(ảnh chụp tại nhà BG đêm 5/ 3/ 2003).
"...BGiấy viết bài phê bình' Đêm Giữa Ban Ngày' rất "độc". rất nhiều người theo dõi ..."
-- lời Lữ Phương nói với TP về TTBG.
Anh đọc tôi rất kỹ, không chỉ bằng thái độ của một người bạn đọc một người bạn, một độc giả đọc một nhà văn; mà còn là một nhà văn đọc tác phẩm của một nhà văn nữa. Từng câu, từng chữ được anh ghi nhớ, cảm thông và chia xẻ:
"Hôm nay tôi và anh Nguyễn Đắc Sơn đến thăm bác Lê Ngộ Châu, được bác giao lại cho mấy cuốn sách
BGiấy tặng. Thật cảm động, tất nhiên nói cảm ơn thì "sáo"; song không thể không nói. Cách đây mấy ngày, đọc 'Nhật Nguyệt Buồn Như Nhau"(tập I) suốt một ngày ròng. Lối viết nhật ký thành truyện dài như vậy coi như "đạt", đọc bắt mắt, không dễ rời bỏ truyện. Lời của Lâm Ngữ Đường cho rằng, 'một nhà văn nếu chưa từng viết về cái 'Tôi', thì chưa đáng gọi là một nhà văn, chưa hẳn là lời quyết đoán'. " (Thư 24/ 4/ 2000).
"Tuần qua, đọc lại lần 2 'Nhật Nguyệt Buồn như Nhau' (tập II) ; bỗng nhớ BGiấy lạ thường!. Ôi con đường Yên Đổ xưa, (nay là đường Lý Chính Thắng) sao lại có những ống cống to như KHÁCH SẠN LỘ THIÊN, để cho một tác giả cuộn tròn như con sâu nằm suốt đêm như vậy! Đọc xong, càng thấy thấm! "
(Thư thứ bảy 23/4/ 2005).
Rồi chẳng những chỉ đọc thôi, anh lại còn có lòng phổ biến nó ra cho mọi người cùng biết:
Sub: Hà Nội Ngợi Ca NCQC [Nước Chảy Qua Cầu].
B Giấy ơi,
Dư luận văn chương ở Hà Nội, sau khi đọc 'Nước Chảy Qua Cầu', nhà thơ Nguyễn Khôi viết thư cho tôi; có đoạn: "cái tên TTBG nghe không văn chương chút nào, nhưng văn quả thực là có văn chương, có trình độ, nói lên được cái 'thân phận con người' với quê hương xứ sở đau thương ngàn đời này.' Thật đúng là 'người buồn cảnh có vui đâu bao giờ'. Thế mới là 'văn chương đúng nghĩa".
(Thư gửi Thế Phong, từ Hà Nội, 23/ 9/ 2004).
Lá thư thứ hai cũng nhắc tương tự như vậy, anh Nguyễn Khôi trao cho nhiều bạn bè văn chương ở Hà Nội đọc; và hiện nay, NCQC trở về với Nguyễn Khôi trong thời kỳ tái suy ngẫm [về] một tác phẩm văn chương bất hủ của TTBG.
Sàigòn dạo này đêm và sáng lạnh, uống café đậm, thật tuyệt! . Gửi B Giấy 2 đoạn trích trong thư của Nguyễn Khôi (Hội Nhà văn Hà Nội) bình về TTBG với NCQC: "Từ trước đến nay, trong số các nữ văn sĩ mà NK đọc; thấy "có não" ở ta, có lẽ TTBông Giấy là số một, có thể sánh 'Nước Chảy Qua Cầu' với Jan Eyre của Charlotte Bronte; tuy thể loại có khác nhau (bút ký/ tiểu thuyết) nhưng đọc rất cảm động về thân phận người phụ nữ. Ở TTBG, [thì] NCQC thật ra là cuốn tiểu thuyết 'hậu hiện đại' .(kiểu tự truyện). Cái hay là nhân vật là nhân vật "tôi" không thiên kiến, cứ thực mà tả (tả chân) rất sống động, rất khách quan, rất đời thường, mọi cái đúng như thời của nó ... Sau này, con cháu người Việt Nam ta, đọc sẽ thấy hiện lên mồn một cái thời sau 1975 ở miền Nam Việt Nam. ("Một phen thay đổi sơn hà/ Tấm thân chiếc là biết là về đâu?").
Các truyện Tàu của Quỳnh Dao, đọc cũng "hay"; nhưng nó không thực, nó xa lạ với người Việt Nam ta. Còn ở Dương Thu Hương, thì đọc thấy cay độc quá. Ở Phạm Thị Hoài, thì kích thích tình dục quá (sự cay cú, thiên kiến, hay sự tha hóa thái quá) ... đọc nó mất cả cái vẻ tự nhiên vốn có của sự sống. Phải như Lão Tử, 'cái gì của đời hãy trả lại cho đời', mới được). " (...) .
BGiấy ơi, âu đó cũng là môt tiếng nói tri âm, khiến cho tác giả [BGiấy] giữa khuya một mình, một bóng [ lái xe] trên highway đến sở làm, cũng cảm thấy không qúa xa, lòng thì trở lại gần hơn với xứ sở quê hương."
(Thư viết ngày 19/ 12/ 2005).
nước chảy qua cầu/ trần thị bông giấy
(văn uyển, san jose xuất bản)
Nguyễn Khôi [Yên Bái 1938- ] -- (ảnh: intenet)
"... Từ trước tới nay, trong số các nữ văn sĩ mà NK [Nguyễn Khôi] đã đọc, thấy có "não" ở ta;
có lẽ Trần Thị Bông Giấy là số một ... " -- lởi Nguyễn Khôi / Hội Nhà Văn Hà Nội)
Bích Ngân [i.e. Trịnh Bích Ngân [Cà Mau 1960- ]
(ảnh: internet)
"... Hoàng Phủ Ngọc Tường viết bút ký đã hay, nhưng khi đọc bút ký của B Giấy;
thì không thể so sánh , vì NCQC vượt trội."-- lời Trịnh Bích Ngân, Phó giám đốc Nxb Văn Nghệ (tp. HCM).
Cũng vậy, anh chuyển cho tôi những lời , khiến anh "mừng kinh khủng", như đã nói qua điện thoại. Vì:
"Theo lời Phó giám đốc Bích Ngân (còn là một nhà văn); thì 'Nước Chảy Qua Cầu' thật cảm động, sâu sắc, anh Thế Phong hiểu nhiều về tác giả, nên viết một trang giới thiệu ngay đi; để cho biên tập viên dàn trang, cấp phép." (Thư Friday, 20 May 2005).
và sau đó:
"Sáng nay, thứ ba July 5/ 2005, tôi đến Nxb Văn Nghệ (tp. HCM) gặp Giám đốc Bình+ Phó giám đốc Bích Ngân về cuốn NCQC. Cả 2 người đều hết lời ngợi khen tài viết bút ký của BGiấy. Riêng Bích Ngân cho là 'Hoàng Phủ Ngọc Tường viết bút ký đã hay, nhưng khi đọc bút ký của BGiấy; thì không thể so sánh, vì NCQC vượt trội'.
Tôi định lấy bản thảo về (đợi 1 tháng chưa thấy cấp phép) thì Giám đốc Bình đề nghị: "Để thư thả đã, bởi lẽ Bích Ngân sẽ viết một bài ngắn về BGiấy, [sẽ cho] đăng trên báo để rào đón dư luận, rồi sẽ quyết định cấp phép; hoặc là Nxb Văn Nghệ sẽ mua bản quyền in. Bích Ngân đọc trên website Giao Điểm, rất thích 2 bài điểm sách của BGiấy [về] Vũ Thư Hiên và Nguyễn Gia Kiểng. Nhất là Giám đốc Bình (*) lại cho rằng, "chưa có một nhà văn nữ nào viết trung thực và hay như BGiấy. Có vài 'từ' hay' đoạn' (vì chưa thể in vào thời điểm này) nên phải lược bỏ thôi. " Nxb Văn Nghệ cũng muốn đọc qua bộ' tài Hoa Mệnh bạc" của BGiấy [nữa]. "
---
(*) Giám đốc Bình là con rể văn nhân, thi sĩ {Ngô] Xuân Sách, tác giả 'Chân dung nhà văn' . (Bt).
***
Hơn tất cả những "đồng nghiệp vong niên", tôi đã trình bày ở các bài khác; giữa Thế Phong và tôi có nhiều kỷ niệm. Những chuyến xe khuya đưa mẹ con chúng tôi, từ phi trường Tân Sơn Nhất lên Dalat, trong mùa hè về thăm quê cũ; đều có anh và Hoàng Vũ Đông Sơn hiện diện. Những chuyến xe băng băng trên con đường gập ghềnh, dưới cơn mưa nhẹ hạt, vẫn được nhìn như một thứ chứng nhân cho nhiều câu chuyện văn chương nổ ra như bắp; giữa cả đám chúng tôi. Rồi lại các buổi café thật sớm, nơi ngã 5 khu Hòa Bình; ngồi với nhau trên những chiếc [ghế] đẩu thấp, nhìn sương rơi giăng kín trời Dalat; chúng tôi dẫu chẳng nói gì, thì tự mỗi người vẫn thấy như đang lâng lâng trong một thứ tình thắm thiết. Đó là Tình bạn+ Tình Yêu Quê Hương, được bắt gặp bất ngờ giữa các con người; đến từ hai vùng trời Đông Tây cách biệt. Một thứ tình, giống như một gia tài quý giá; tôi đã được Thượng Đế bù đắp cho trong một chuỗi đời nhiều thống khổ, đắng cay.
Nhiều lắm! Nhiều lắm! Kể sao cho hết những kỷ niệm êm đềm được tạo ra giữa 2 (và nhiều) người bạn có cùng "cái nghiệp". Là nhà văn, nhưng tôi tin rằng chẳng giấy bút nào có thể đủ cho tôi nói lên tâm cảm mình, theo những mối ân tình mà Thế Phong + bạn hữu đã đem lại cho tôi.
Nhà văn thường là kẻ mơ mộng, yêu chuộng cái 'Đẹp', cái 'Mới'. Thế giới nhà văn là thế giới đẹp, xa rời thực tế. Vì vậy, cũng không thiếu gì những con thiêu thân tự ý lao đầu cái "mác" ánh sáng văn nhân, thi sĩ. Đó là cửa ngõ đầu tiên cho những cuộc thay lòng đổi dạ xảy ra trong bề trái cuộc sống của các nhà văn.
Một người quen tôi từng nói:
"Trong các thứ nghề, không có nghề nào làm cho con người dễ trở nên kiêu ngạo cho bằng nhà văn. và trong giới này, thì nhà văn nam không mắc cái bệnh ấy nhiều cho bằng nhà văn nữ."
Câu này ngẫm lại thật đúng.
Sự kiêu ngạo tạo nên từ tính hoang tưởng thiên bẩm của nhà văn, cái bả danh vọng lôi cuốn; là 2 thứ dễ làm cho người ta quên đi cái nghĩa tào khang không tấm mẵn. Trên chiều hướng này, một nhà văn (người có đầu óc) với một nghệ sĩ sân khấu (người ta thường bị cái ảo ảnh của ánh đèn màu làm mờ đi sự suy nghĩ) cũng có điểm (phản bội) giống nhau trong cái nhìn về 'Tình Yêu', 'Hôn Nhân'.
Thế Phong & vợ [Nguyễn Thị Khê Lạng Sơn 1937- ]
(ảnh: MD Đỗ Tường NHỊ Khê chụp ở Singapore/ 12/ 2010)
"...Thế Phong, một người bạn văn chương... ; được tôi thương quý ... ; mà còn quý lòng thủy chung của anh đối với một người vợ một đời tận tụy trên từng quãng đường sống cùng anh ." -- lời TTBG.
Thế Phong, một người bạn văn chương với cá tính dọc ngang nào biết trên đầu có ai !, được tôi thương quý, không chỉ vì nỗi cô đơn "đồng bệnh" thôi; trong những cảnh huống mà kẻ trước, đứa sau cũng bị vướng mắc; mà còn quý vì lòng thủy chung của anh đối với người vợ một đời tận tụy trên từng quãng sống cùng anh. Tôi hay nói đùa với anh Hoàng Vũ Đông Sơn: "Các anh là những kẻ tài hoa mà không mệnh bạc, nên không có duyên nằm trong sách 'Tài hoa Mệnh Bạc' của
BGiấy !". Nhưng, chính cái "khiếm khuyết" (mệnh bạc) nơi 2 người bạn tôi, lại là điều kiện khiến cho tôi ngưỡng mộ; như đã từng ngưỡng một những cái đẹp, nói lên sự thuần phác, đơn sơ.
Cái "đức" cần thiết trong tâm hồn của một nhà văn được biểu tượng gần nhất, là qua điều thủy chung như vừa kể. []
TTBG
(kỳ sau: bài 4)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét