Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

về nữ nhà văn dạ ngân [ i.e. lê hồng nga 1952- ] -- blog phan nguyên

Sunday, 15 March 2015

Dạ Ngân





















Dạ Ngân
Tên thật: Lê Hồng Nga
(1952 - .......) Hậu Giang
Bút danh khác: Lê Long Mỹ, Dạ Hương

Nhà văn

















"Tôi ngồi giữa Sài gòn mà vẫn nhớ Sài gòn"
19/1/2013






























Tiểu sử





Họ và tên thật: Lê Hồng Nga. Sinh ngày 6-2-1952. Quê quán: Vĩnh Viễn, Long Mỹ, Hậu Giang



Năm 1966 (14 tuổi) vào Cứ bắt đầu viết tin, làm báo. 

Khi vào Cứ mới học xong cấp hai, sau hòa bình (4/1975) tiếp tục học bổ túc văn hóa, tự học, tự đọc.

Mãi năm 1993 (41 tuổi) mới đi học đại học (trường Viết văn Nguyễn Du)
 Làm việc cho báo Văn nghệ từ 1995 .
 Trưởng Ban văn xuôi của tuần báo Văn Nghệ từ năm 2005 đến năm 2008. 
Hiện nghỉ hưu tại cư xá Thanh Đa - TP. Hồ Chí Minh.

















Văn học theo như tôi nghĩ:

Văn chương, đó không chỉ là nghề như mọi nghề mà còn là con đường khổ ải cho những người đàn bà cầm bút. Dù vậy, vẫn hơn, vì con đường ấy cho người ta sự cô độc tối cao, niềm tin dai dẳng và có thể khóc cười thoải mái một mình.

Văn chương hoàn toàn xứng đáng được coi như đạo, vì sứ mệnh giải bày và cứu rỗi của nó. Tôi mộ Đốt, đó là tác giả người ta có thể đọc ở mọi thời kỳ, mọi giai đoạn của cuộc đời. Có lẽ vì vậy mà tôi không dung hoà được với những gì nhè nhẹ, thoang thoáng, đèm đẹp. Tận cùng, đó là phương châm sống, phương châm viết của tôi và tôi không lùi bước khi phải trả giá. Nhưng tôi có sự ôn hoà của người miệt vườn và thích được ứng xử ôn hoà, để được yên tĩnh và thanh thản mà tận cùng với văn chương.



Dạ Ngân















Tác phẩm mới nhất








Nxb Phụ Nử  2016













Một vài nét về bản thân Dạ Ngân




Dạ Ngân 20 tuổi


Tự thuật tiểu sử văn học 



Tôi tuổi Nhâm Thìn, 6 tháng 2 năm 1952. " Trai Đinh, Nhâm, Quý thì tài. Gái Đinh, Nhâm, Quý thì hai lần đò". Quê gốc tôi ở miệt vườn cổ Cao Lãnh sông Tiền nhưng vì ông nội tôi thích thi thố nên đưa tất cả anh em giạt xuống tận Cần Thơ để phỉ chí nghề vườn. Tôi là phụ nữ miệt vườn chính cống và tôi luôn tự hào về điều đó.

Tuổi thơ tôi được bảo bọc bằng nghề vườn, cây vườn và nhà nội, trong đó vai trò quyết định thuộc cô tôi, người đàn bà goá đã ở vậy đến già để chăm nuôi bầy cháu cho ba tôi đi kháng chiến. Cho đến khi ba tôi bị tù, án khổ sai Côn Đảo rồi chết trong xà lim thì tôi thuộc về cô tôi hoàn toàn, tâm hồn và tính cách ấy đã quyết định tư chất tôi. ở vào vùng hành lang giữa căn cứ kháng chiến tỉnh với căn cứ kháng chiến Khu Chín, gia đình tôi không có sự lựa chọn nào khác cho các chị em gái nhà tôi : tất cả phải đi vào Cứ tham gia đánh giặc, con đường của cha tôi. Lý tưởng đã được đơn giản hoá thành thù nhà rồi sau mới là nghĩa nước.

Ngay từ hồi ở Cứ, lúc tôi che đèn lén đọc "Sông Đông êm đềm", cuốn sách thời đó bị coi là “có vấn đề chính trị và đạo đức”, những người lớn tuổi trong toà báo bảo sớm muộn gì tôi cũng viết văn. Tôi để ngoài tai những lời tiên tri, chiến tranh khiến người ta chỉ ước mình thoát chết mỗi ngày, sau đó cái gì chả được! Và tôi thường xuyên xấu hổ vì bị phê bình chính thức hoặc không chính thức rằng tôi lãng mạn, tôi đa sầu đa cảm và có kiểu sinh hoạt tiểu tư sản !

Năm 1978, vì nhiều nguyên do nội tâm, tôi thấy mình phải viết. Còn nhớ, hôm ấy là một buổi trưa, căn hộ tập thể vắng tanh, tôi ngồi trước trang giấy mà tay kia vẫn nắm dây đưa võng cho con, đó là đứa con thứ hai của cuộc hôn nhân do chiến tranh thu xếp. Tôi hết sức tin mình - chắc ai cũng phải có niềm tin thiêng liêng như vậy mới viết được - tin vào sự thúc bách lương thiện của trái tim mình. Tạp chí Văn Nghệ tỉnh in truyện ấy vào số Tết, giờ tôi không dám đọc lại nó nhưng quả tình, lúc nhìn thấy cái truyện đầu tay của mình trên mặt báo, tôi tưởng mình vừa uống cả dòng sông rượu, ngây ngất và có thể làm được mọi điều tốt đẹp trên đời.

Từ bộ phận làm tin thuộc Sở văn hoá thông tin tỉnh Hậu Giang, tôi được chuyển sang Hội văn nghệ tỉnh sau truyện ngắn ấy. Đầu năm 1982, lần đầu một truyện ngắn của tôi được in trên tuần báo Văn Nghệ của Hội nhà văn và tháng tư năm đó tôi được mời đi dự Trại sáng tác của Hội ở Vũng Tàu. Tại đây, giữa mấy thế hệ nhà văn tên tuổi Nguyên Ngọc, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Quang Thân, Nhật Tuấn, Nguyễn Mạnh Tuấn...tôi như người được vỡ hoang, tôi tin vào văn chương và cũng tin hơn vào bản thân mình. Cũng tại đây, cuộc đời rồng rắn đưa tôi bước xuống một con đò khác. Đời tư của tôi đóng vai trò rất lớn trong công việc của tôi, ngược lại văn chương cũng không rời tôi trong mọi chặng đường do chính tôi thiết kế và xả thân cho nó. Tôi viết nhiều, viết đều đặn trong tâm trạng bị người đời đàm tiếu kỳ thị, nhiều lúc, dư luận chính giới xem tôi như cô Anna trong mắt họ, đó là lúc tôi thấy rõ giá trị của cô đơn và niềm đau khổ đích thực của nghệ sĩ. "Quãng đời ấm áp", "Con chó và vụ ly hôn"... tôi viết trong tâm thế chênh vênh quyết liệt của nhà tiểu thuyết bị xã hội con người đối xử bất công, oan ức.

Năm 1987, tôi được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam và con đò thứ hai đã đưa tôi đi thật xa miệt vườn của mình, nhưng đó là hành trình thuận theo nhiều nghĩa. Cuối cùng tôi cũng được tu nghiệp bốn năm ở Trường viết văn Nguyễn Du, cũng được sống trong bầu không khí của văn hoá cội nguồn, giữa Hà Nội từng cưu mang chúng tôi, hai nhà văn hai con người khốn khó trong thời kỳ đi tìm một chỗ dừng chân để tồn tại cùng với văn chương.




























TUYÊN BỐ TỪ BỎ HỘI TỊCH HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
Tôi, DẠ NGÂN, sinh ngày 6/02/1952, tham gia Hội Nhà Văn năm 1987 xin tuyên bố: TỪ BỎ HỘI TỊCH HỘI NHÀ VĂN VN từ hôm nay 09/05/2015 vì thấy HỘI NHÀ VĂN VN không còn là tổ chức tin cậy với hội viên nữa..

TPHCM 09/05/2015
Dạ Ngân 









(...)

   =============================
   trích một phần từ blog phan nguyên
    ==============================











Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét