Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2017

australia và mặt trời giữa ngực / du tử lê -- www.honque.com/

                                                             
Du Tử Lê [1942-  ] (trái) + họa sĩ 'tài tử' Phan Diên [ 1944-  ]
(Phan Diên cung cấp ảnh)

Australia Và, Mặt Trời Giữa Ngực 
Du Tử Lê


"người cho tôi mùi hương
và, mặt trời giữa ngực."

thơ DTL
.


Yêu dấu, rất xa, của tôi,
Dù quyến luyến, dù thiết tha ở lại với thịt xương Úc Châu, cách mấy; cuối cùng, rồi tôi cũng phải trở về. Tôi trở về với lượng máu mới luân lưu trong cơ thể. Lượng máu làm thành bởi hương thơm tình thân, và thương yêu của Sydney, Melbourne.

Yêu dấu, rất xa, của tôi,
Với lượng máu tình thân và, thương yêu Úc châu, cuối cùng, rồi tôi cũng phải trở về cái nơi chốn làm thành bởi những nỗi buồn ẩm, mốc, liu điu.

Bạn-tôi, tôi đã trở về. Tôi đã ngồi vào chỗ ngồi cũ kỹ của mình, cùng những ngày sót lại, một năm, sắp hết.

Những sớm mai, sương mù như thở ra từ đất lòng. Những buổi trưa, mưa -- như mưa từ phố cũ, mưa đi. Những buổi chiều, bóng tối ập tới, thình lình. Tôi như con thú ngơ ngác, bị đánh úp. Giữa khi đã bị trói gô trong chập trùng lưới nhện, đêm đen, tôi còn ngây ngô tự hỏi:

-Bây giờ là buổi chiều, hay sắp sớm mai?

-Bây giờ là đời sau, hay kiếp khác?

Lúc này, ngay giờ phút này đây, bạn-tôi, biết chăng, với tôi: Tử, sinh đã chẳng còn có lấy cho nó, một khác biệt nào, dù rất nhỏ.

Yêu dấu, rất xa, của tôi,
Từ trở về này, tôi thấy, đời sống bỗng dưng cạn sạch nỗi niềm! Đời sống, bỗng dưng, khấc, trơ chân bàn, ghế một.

Bạn-tôi, đó là những giây phút tôi thấy tôi như côn trùng, chiếc lá trong tay đành hanh, ác độc thời tiết.

Đó là những phút giây tôi thấy tôi như một con diều giấy trong bàn tay thô bạo, đố kị của thời gian và, khoảng cách!

Cũng trong bàn tay thời gian, khoảng cách (nhưng ân cần, nâng niu, ấm áp) kia, tôi là kẻ hạnh phúc biết bao! Tôi, giữa tình, nghĩa. Tôi, giữa biển, núi. Tôi, giữa nắng, gió sân ga và, bến đợi. Tôi, giữa tay nâng và, mắt níu...

Vậy mà, chỉ một chớp mắt, quay lưng, tôi, giờ đời khác. Tôi, giờ không cả kiếp sau! Bạn-tôi, cũng trong bàn tay thời gian, khoảng cách (nhưng ân cần, nâng niu, ấm áp) kia, tôi, trẻ thơ biết bao giữa biển, cười và, sáng, chim. Tôi, giữa đàn khuya và, tóc ướt. Tôi, giữa khói nhốt và, môi nuôi...

Vậy mà, chỉ một chớp mắt, quay lưng, tôi, giờ mảnh gương, chiếc bóng. Tôi, giờ phế thải, cam tâm.

Yêu dấu, rất xa, của tôi,
Từng phút, từng giây trôi qua, là từng phút, từng giây, tôi tự hỏi mình:

-Đâu rồi, bằng hữu tôi, riêng?

Đâu rồi, Phạm Duy Ánh, người bạn thiếu thời, kẻ chỉ dẫn tôi cách đặt bước chân niên thiếu đầu tiên, trên những bậc thang dẫn lên lầu phòng trà Hòa Bình, bùng binh Bến Thành, những năm 57, 58?

Đâu rồi, mái tóc "sớm như tơ mà tối đã như sương" của người con gái hân hoan chọn ở với Phạm, như chọn ở với một cựu tù binh ngoại khổ.

Đâu rồi Thành, với nụ cười an nhiên. Nụ cười giúp tôi nhận ra cực đối nghịch với "tiếu hi hi" của "tiểu nhân đắc chí...!"

Nụ cười Thành, nụ cười người phụ nữ tự biết, mình sống cho ai, giúp tôi chiêm nghiệm được sự có mặt kỳ diệu của Thượng Đế.

Bằng vào nụ cười an nhiên của người phụ nữ còn rất trẻ, (mà,) hớn hở thanh xuân mái tóc, đã rất sớm "sáng như tơ mà tối đã như sương" kia; tôi bỗng hiểu ra, rằng:

Phải có sự hiện hữu kỳ diệu của Thượng Đế, chuột, bọ mới chẳng cần ai dạy bảo, chỉ cần đánh hơi mùi...đồng loại, cũng đủ tự động tìm nhau.

Phải có sự hiện hữu kỳ diệu của Thượng Đế, những con tương-cận như quạ, cú mới đời riêng; những đồng loại như phượng, hoàng mới cõi khác.

Và, con người, loài tự cho mình là "con vật thượng đẳng" mới chẳng cần ai dạy, vẫn tự tìm nhau, qua mùi...tương-cận.

Và, tôi chợt hiểu, lý do mấy chục năm sau, Thượng Đế tạo ra Thành, để dành cho Phạm, quê người hôm nay. Một Phạm rất "Lão Ngoan Đồng." Một Phạm "Thằng...bỏ báo," ngược, xuôi trên những con đường thị phi, hợm hĩnh, chằng chịt Sydney?

Một "thằng" bỏ báo (như Phạm,) là "thằng" bỏ báo (mà,) tôi tin, nếu dân Úc biết được, nhiều phần, họ cũng sẽ như tôi, hãnh diện có được cho tập thể của mình, một "thằng" bỏ báo, như thế!

Yêu dấu, rất xa, của tôi,
Cuối cùng, rồi tôi cũng phải trở về. Tôi đã trở về với thời tiết California, mỗi phút giây qua, mùa đông lại hắng giọng hỏi tôi:

- Đâu rồi, tiếng cười, giọng nói Nguyễn Đình Khánh, cựu Xướng ngôn viên Đài Truyền Hình số 9, Saigòn? Một Nguyễn Đình Khánh tay chơi mà, chí tình bạn hữu?

Một Nguyễn Đình Khánh khinh bạc, giang hồ, không biết uống rượu, nhưng dám liều mạng nốc liên tiếp 6 ly whisky, trong một buổi tối, trước vẻ miệt thị của Giám đốc nhà máy BGI, Saigòn--để cuối cùng lấy được Sole-Ange--người con gái mắt xanh, đến Việt Nam, từ hữu ngạn sông Seine?

Đâu rồi, đôi mắt triền dốc băng băng lãng mạn hút, sâu (mà,) quyết liệt sống, chết cho tình yêu của Sole-Ange? Một Sole-Ange sinh trưởng tại phương Tây, nhưng lại có nụ cười hóm hỉnh, ý nhị của phụ nữ phương đông.

Một Sole-Ange Tây phương, không hề được giáo dục, thẩm, thấm tập quán: "Xuất gia tòng phu" của phương đông--Nhưng, lại không thua bất cứ một phụ nữ Việt Nam nào, trong lời thề nguyền, tự nguyện:

"Chàng ơi cho thiếp theo cùng,
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam!"


Đâu rồi, cảm giác nổi gai ốc, xúc động tới muốn chảy nước mắt, nơi tôi, khi Sole- Ange kể lại chuyện mấy năm tình lụy, khổ của nàng với Nguyễn Đình Khánh? Khi Sole-Ange phải nghĩ tới chuyện bỏ nhà, theo chàng...

Đâu rồi, những thố lộ mộc mạc, chân thật tới não lòng của người nữ tên Nguyễn Ngọc Nga, khi gọi cho VNAR của Nguyễn Đình Khánh, chỉ để nói về tấm lòng của Nga, dành cho thơ...

Đâu rồi, Tô C. với một tứ tuyệt (của bạn,) đọc cho tôi và thính giả VNAR, đêm ấy? Đâu rồi, những hàng ghế lệch xô ngôi nhà Cung Nhật, Phạm Quang Ngọc.

Đâu rồi, tiếng hát Phi Phi, Bích Hà, Lệ Mai, Vi Nguyễn, Nghiêm Lệ, Bảo Khánh, Hoàng Thanh Tâm, Đỗ Phong, Xuân Hân, Vũ Hùng, Hoàng Ngọc Tuấn...?

Đâu rồi giọng ngâm, giọt lệ: Đào Thúy. Đâu rồi tiếng nấc, khan, vọng thấu hư không: Chim Hải?

Đâu rồi, những trái tim, những mái đầu, cúi xuống, trân trọng với văn học, nghệ thuật của Hữu Nguyên, Nam Man, Nguyễn Được, Gia Du, Lưu Dân...?

Đâu rồi: "Chẳng chiến chinh mà, cũng lẻ đôi?"

Đâu rồi: "Một vì sao sáng trong đêm lạnh vắng?"

Đâu rồi, những đêm tình thân ở nhà Hương, em tôi?

Đâu rồi, những ly cà phê, những chén cơm, những món ăn được làm từ bàn tay nắng, gió hờn, tủi của người bạn nhỏ, thuở xưa, một thời gạch nối giữa tôi và Xuân?

Một Hương quyết định dời, hoãn chuyến bay về thăm quê hương, chỉ vì Hương muốn tự tay lo cho ông anh, dăm ly cà phê, vài hạt cơm tối?

Đâu rồi, trang giấy và, những giòng chữ Hương nhắc nhở tôi, phải viết cho Xuân... "dù chỉ vài chữ!...

Đâu rồi, những quan tâm, chi tiết của Như Lan-Khải?

Đâu rồi, buổi trưa SBS? Tác giả "Bạn Bè Gần Xa," nhan sắc Ngọc Hân, chu đáo, chí tình Lưu Tường Quang, tấm lòng vàng mười dành cho thi ca của một người trẻ, và tôi, quê người?

Đâu rồi, Nguyễn Dũng, người bạn thiếu thời, kẻ cho tôi chỗ nằm tạm thời, trên ván, căn gác Nguyễn Văn Thoại, đêm tôi bắt đầu những ngày xa mẹ, thuở mười lăm?

Đâu rồi Ngạc? Đâu rồi Đặng Vũ Thám, CVA, đệ thất, học nhờ, cổng sau Pétrus Ký? Đâu rồi Phạm Văn Phước, tân binh, cùng khóa, cùng tiểu đoàn, đại đội, trung đội những ngày ngọn Đồi Tăng Nhơn Phú?

Đâu rồi, Phạm Quang Hiệp, của ngôi nhà số 9 Triệu Việt Vương, Hà Nội? Người nhắc lại cho tôi nghe, những ngày thơ-ấu-tôi, ở căn nhà ký ức, một đời này.

-Đâu rồi, những đồng môn CVA? Những Đào Dũng, Trịnh Xuân Tài, Vũ Ngọc Tấn, Nguyễn Mạnh Tiến, Dương Đình Học, Võ Văn Phước, Phan Bá Bách, Đàm Xuân Cận, Đỗ Trọng Chu, "Du Tử" Quang...?

Đâu rồi, Phillippe / Hoàng Hải Vân, "Tống Ngọc" của làng báo Việt Nam, từ những thập niên 40, 50? Một "Giang hồ đại hiệp" từ khi tôi chưa được sinh ra--Người đầu tiên, bảo Phạm Duy Ánh ghi tên ông vào "bảng phong thần," khi Ánh ngỏ ý, muốn thấy lại tôi, giữa chân tình Úc Châu...

Đâu rồi! Đâu rồi. Đâu rồi...?

"Đâu rồi," yêu dấu? Hàng trăm câu hỏi "đâu rồi" đêm, ngày cất lên, gõ nhịp trong tôi! "Đâu rồi," tôi, thật tình, không biết!

"Đâu rồi," tôi, thật sự không hiểu!

Mới đó thôi mà?

Vâng, đúng là "mới đó thôi!" Bạn-tôi.

Đúng là "mới đó thôi mà!" Yếu dấu!

Mới đó thôi mà, bạn-tôi, nhưng chỉ chớp mắt, quay lưng, hồn kia, đã là hồn điên! Tình kia, đã là tình xót!

Lẽ nào, thiên thu và, giây phút, ở trường hợp tôi, bạn, lại cùng một nghĩa, như nhau?!! Lẽ nào, tiếng cười và, nước mắt, tay xiết và, đoạn, lìa, hạnh phúc và, ly, biệt, trường hợp tôi, bạn, lại như mặt khác, gương chung?

Lẽ nào, bạn-tôi! Lẽ nào, yêu dấu! Lẽ nào, chúng ta lại trở thành những con vật thí nghiệm của thời gian và, khoảng cách, để thực chứng nỗi lầm than khởi nguồn, cạn kiếp, đời mình?

Yêu dấu, rất xa, của tôi,
Cuối cùng, rồi tôi cũng đã cùng bạn, chúng ta tự làm lấy cho mình một chia ly. Cuối cùng, bạn-tôi, ở lại. Bạn-tôi tiếp tục dầm mình trong nắng, gió, mùa hè Úc Châu, với mùi hương kỷ niệm. Mùi hương sớm mai. Mùi hương gác trọ. Mùi hương đêm thâu --- thì, tôi đã trở về, đã ngồi lại cái chỗ ngồi mốc, ẩm đìu hiu của mình.

Tôi cũng dầm mình (nhưng,) trong một thời tiết khác...

Thời tiết California. Mùa đông.

Thời tiết của: "Những sớm mai, sương mù như thở lên từ lòng đất. Những buổi trưa, mưa, như mưa từ phố cũ, mưa đi. (Thời tiết) của những buổi chiều, bóng tối rùng rùng ập tới, tôi như con thú ngơ ngác, bị đáng úp. Giữa khi đã bị trói gô trong chập trùng mạng lưới đêm đen, tôi còn ngây ngô tự hỏi: bây giờ là buổi chiều hay sắp sớm mai? Bây giờ là đời sau, hay kiếp khác?

"Lúc này, ngay lúc này đây, bạn-tôi, biết chăng, với tôi, tử, sinh đã chẳng còn có lấy cho nó, một khác biệt nào, dù rất nhỏ."...

Yêu dấu, rất xa, của tôi,
Cuối cùng, rồi tôi cũng phải trở về. Tôi đã trở về với lượng máu mới luân lưu cơ thể. Lượng máu làm thành bởi hương thơm tình thân và, thương yêu Melbourne, Sydney. Bạn-tôi, tôi đã trở về với thời tiết California.

Mỗi phút giây trôi qua, mùa đông hắng giọng hỏi tôi:

-Nghe được điều gì nơi thời tiết âm u hồn thất lạc?

Bạn-tôi, đó là thứ thời tiết của thi ca dành cho nhớ nhung, đôi lứa.

Đó là thứ thời tiết của âm nhạc, dù trưởng hay thứ, thăng, hay giảm, vẫn là thứ âm nhạc dành cho những trái tim tiền kiếp gặp lại, hôm nay.

Đó là thứ thời tiết của những tình yêu bị nỗi chia, lìa chẻ đôi và, ném những người yêu nhau, mỗi ng
Australia Và, Mặt Trời Giữa Ngực
Du Tử Lê

"người cho tôi mùi hương
và, mặt trời giữa ngực."

thơ DTL

                                                                    =================
                                                                                     trích từ www.honque.com/
                                                                                     =================
.

Yêu dấu, rất xa, của tôi,
Dù quyến luyến, dù thiết tha ở lại với thịt xương Úc Châu, cách mấy; cuối cùng, rồi tôi cũng phải trở về. Tôi trở về với lượng máu mới luân lưu trong cơ thể. Lượng máu làm thành bởi hương thơm tình thân, và thương yêu của Sydney, Melbourne.

Yêu dấu, rất xa, của tôi,
Với lượng máu tình thân và, thương yêu Úc châu, cuối cùng, rồi tôi cũng phải trở về cái nơi chốn làm thành bởi những nỗi buồn ẩm, mốc, liu điu.

Bạn-tôi, tôi đã trở về. Tôi đã ngồi vào chỗ ngồi cũ kỹ của mình, cùng những ngày sót lại, một năm, sắp hết.

Những sớm mai, sương mù như thở ra từ đất lòng. Những buổi trưa, mưa -- như mưa từ phố cũ, mưa đi. Những buổi chiều, bóng tối ập tới, thình lình. Tôi như con thú ngơ ngác, bị đánh úp. Giữa khi đã bị trói gô trong chập trùng lưới nhện, đêm đen, tôi còn ngây ngô tự hỏi:

-Bây giờ là buổi chiều, hay sắp sớm mai?

-Bây giờ là đời sau, hay kiếp khác?

Lúc này, ngay giờ phút này đây, bạn-tôi, biết chăng, với tôi: Tử, sinh đã chẳng còn có lấy cho nó, một khác biệt nào, dù rất nhỏ.

Yêu dấu, rất xa, của tôi,
Từ trở về này, tôi thấy, đời sống bỗng dưng cạn sạch nỗi niềm! Đời sống, bỗng dưng, khấc, trơ chân bàn, ghế một.

Bạn-tôi, đó là những giây phút tôi thấy tôi như côn trùng, chiếc lá trong tay đành hanh, ác độc thời tiết.

Đó là những phút giây tôi thấy tôi như một con diều giấy trong bàn tay thô bạo, đố kị của thời gian và, khoảng cách!

Cũng trong bàn tay thời gian, khoảng cách (nhưng ân cần, nâng niu, ấm áp) kia, tôi là kẻ hạnh phúc biết bao! Tôi, giữa tình, nghĩa. Tôi, giữa biển, núi. Tôi, giữa nắng, gió sân ga và, bến đợi. Tôi, giữa tay nâng và, mắt níu...

Vậy mà, chỉ một chớp mắt, quay lưng, tôi, giờ đời khác. Tôi, giờ không cả kiếp sau! Bạn-tôi, cũng trong bàn tay thời gian, khoảng cách (nhưng ân cần, nâng niu, ấm áp) kia, tôi, trẻ thơ biết bao giữa biển, cười và, sáng, chim. Tôi, giữa đàn khuya và, tóc ướt. Tôi, giữa khói nhốt và, môi nuôi...

Vậy mà, chỉ một chớp mắt, quay lưng, tôi, giờ mảnh gương, chiếc bóng. Tôi, giờ phế thải, cam tâm.

Yêu dấu, rất xa, của tôi,
Từng phút, từng giây trôi qua, là từng phút, từng giây, tôi tự hỏi mình:

-Đâu rồi, bằng hữu tôi, riêng?

Đâu rồi, Phạm Duy Ánh, người bạn thiếu thời, kẻ chỉ dẫn tôi cách đặt bước chân niên thiếu đầu tiên, trên những bậc thang dẫn lên lầu phòng trà Hòa Bình, bùng binh Bến Thành, những năm 57, 58?

Đâu rồi, mái tóc "sớm như tơ mà tối đã như sương" của người con gái hân hoan chọn ở với Phạm, như chọn ở với một cựu tù binh ngoại khổ.

Đâu rồi Thành, với nụ cười an nhiên. Nụ cười giúp tôi nhận ra cực đối nghịch với "tiếu hi hi" của "tiểu nhân đắc chí...!"

Nụ cười Thành, nụ cười người phụ nữ tự biết, mình sống cho ai, giúp tôi chiêm nghiệm được sự có mặt kỳ diệu của Thượng Đế.

Bằng vào nụ cười an nhiên của người phụ nữ còn rất trẻ, (mà,) hớn hở thanh xuân mái tóc, đã rất sớm "sáng như tơ mà tối đã như sương" kia; tôi bỗng hiểu ra, rằng:

Phải có sự hiện hữu kỳ diệu của Thượng Đế, chuột, bọ mới chẳng cần ai dạy bảo, chỉ cần đánh hơi mùi...đồng loại, cũng đủ tự động tìm nhau.

Phải có sự hiện hữu kỳ diệu của Thượng Đế, những con tương-cận như quạ, cú mới đời riêng; những đồng loại như phượng, hoàng mới cõi khác.

Và, con người, loài tự cho mình là "con vật thượng đẳng" mới chẳng cần ai dạy, vẫn tự tìm nhau, qua mùi...tương-cận.

Và, tôi chợt hiểu, lý do mấy chục năm sau, Thượng Đế tạo ra Thành, để dành cho Phạm, quê người hôm nay. Một Phạm rất "Lão Ngoan Đồng." Một Phạm "Thằng...bỏ báo," ngược, xuôi trên những con đường thị phi, hợm hĩnh, chằng chịt Sydney?

Một "thằng" bỏ báo (như Phạm,) là "thằng" bỏ báo (mà,) tôi tin, nếu dân Úc biết được, nhiều phần, họ cũng sẽ như tôi, hãnh diện có được cho tập thể của mình, một "thằng" bỏ báo, như thế!

Yêu dấu, rất xa, của tôi,
Cuối cùng, rồi tôi cũng phải trở về. Tôi đã trở về với thời tiết California, mỗi phút giây qua, mùa đông lại hắng giọng hỏi tôi:

- Đâu rồi, tiếng cười, giọng nói Nguyễn Đình Khánh, cựu Xướng ngôn viên Đài Truyền Hình số 9, Saigòn? Một Nguyễn Đình Khánh tay chơi mà, chí tình bạn hữu?

Một Nguyễn Đình Khánh khinh bạc, giang hồ, không biết uống rượu, nhưng dám liều mạng nốc liên tiếp 6 ly whisky, trong một buổi tối, trước vẻ miệt thị của Giám đốc nhà máy BGI, Saigòn--để cuối cùng lấy được Sole-Ange--người con gái mắt xanh, đến Việt Nam, từ hữu ngạn sông Seine?

Đâu rồi, đôi mắt triền dốc băng băng lãng mạn hút, sâu (mà,) quyết liệt sống, chết cho tình yêu của Sole-Ange? Một Sole-Ange sinh trưởng tại phương Tây, nhưng lại có nụ cười hóm hỉnh, ý nhị của phụ nữ phương đông.

Một Sole-Ange Tây phương, không hề được giáo dục, thẩm, thấm tập quán: "Xuất gia tòng phu" của phương đông--Nhưng, lại không thua bất cứ một phụ nữ Việt Nam nào, trong lời thề nguyền, tự nguyện:

"Chàng ơi cho thiếp theo cùng,
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam!"


Đâu rồi, cảm giác nổi gai ốc, xúc động tới muốn chảy nước mắt, nơi tôi, khi Sole- Ange kể lại chuyện mấy năm tình lụy, khổ của nàng với Nguyễn Đình Khánh? Khi Sole-Ange phải nghĩ tới chuyện bỏ nhà, theo chàng...

Đâu rồi, những thố lộ mộc mạc, chân thật tới não lòng của người nữ tên Nguyễn Ngọc Nga, khi gọi cho VNAR của Nguyễn Đình Khánh, chỉ để nói về tấm lòng của Nga, dành cho thơ...

Đâu rồi, Tô C. với một tứ tuyệt (của bạn,) đọc cho tôi và thính giả VNAR, đêm ấy? Đâu rồi, những hàng ghế lệch xô ngôi nhà Cung Nhật, Phạm Quang Ngọc.

Đâu rồi, tiếng hát Phi Phi, Bích Hà, Lệ Mai, Vi Nguyễn, Nghiêm Lệ, Bảo Khánh, Hoàng Thanh Tâm, Đỗ Phong, Xuân Hân, Vũ Hùng, Hoàng Ngọc Tuấn...?

Đâu rồi giọng ngâm, giọt lệ: Đào Thúy. Đâu rồi tiếng nấc, khan, vọng thấu hư không: Chim Hải?

Đâu rồi, những trái tim, những mái đầu, cúi xuống, trân trọng với văn học, nghệ thuật của Hữu Nguyên, Nam Man, Nguyễn Được, Gia Du, Lưu Dân...?

Đâu rồi: "Chẳng chiến chinh mà, cũng lẻ đôi?"

Đâu rồi: "Một vì sao sáng trong đêm lạnh vắng?"

Đâu rồi, những đêm tình thân ở nhà Hương, em tôi?

Đâu rồi, những ly cà phê, những chén cơm, những món ăn được làm từ bàn tay nắng, gió hờn, tủi của người bạn nhỏ, thuở xưa, một thời gạch nối giữa tôi và Xuân?

Một Hương quyết định dời, hoãn chuyến bay về thăm quê hương, chỉ vì Hương muốn tự tay lo cho ông anh, dăm ly cà phê, vài hạt cơm tối?

Đâu rồi, trang giấy và, những giòng chữ Hương nhắc nhở tôi, phải viết cho Xuân... "dù chỉ vài chữ!...

Đâu rồi, những quan tâm, chi tiết của Như Lan-Khải?

Đâu rồi, buổi trưa SBS? Tác giả "Bạn Bè Gần Xa," nhan sắc Ngọc Hân, chu đáo, chí tình Lưu Tường Quang, tấm lòng vàng mười dành cho thi ca của một người trẻ, và tôi, quê người?

Đâu rồi, Nguyễn Dũng, người bạn thiếu thời, kẻ cho tôi chỗ nằm tạm thời, trên ván, căn gác Nguyễn Văn Thoại, đêm tôi bắt đầu những ngày xa mẹ, thuở mười lăm?

Đâu rồi Ngạc? Đâu rồi Đặng Vũ Thám, CVA, đệ thất, học nhờ, cổng sau Pétrus Ký? Đâu rồi Phạm Văn Phước, tân binh, cùng khóa, cùng tiểu đoàn, đại đội, trung đội những ngày ngọn Đồi Tăng Nhơn Phú?

Đâu rồi, Phạm Quang Hiệp, của ngôi nhà số 9 Triệu Việt Vương, Hà Nội? Người nhắc lại cho tôi nghe, những ngày thơ-ấu-tôi, ở căn nhà ký ức, một đời này.

-Đâu rồi, những đồng môn CVA? Những Đào Dũng, Trịnh Xuân Tài, Vũ Ngọc Tấn, Nguyễn Mạnh Tiến, Dương Đình Học, Võ Văn Phước, Phan Bá Bách, Đàm Xuân Cận, Đỗ Trọng Chu, "Du Tử" Quang...?

Đâu rồi, Phillippe / Hoàng Hải Vân, "Tống Ngọc" của làng báo Việt Nam, từ những thập niên 40, 50? Một "Giang hồ đại hiệp" từ khi tôi chưa được sinh ra--Người đầu tiên, bảo Phạm Duy Ánh ghi tên ông vào "bảng phong thần," khi Ánh ngỏ ý, muốn thấy lại tôi, giữa chân tình Úc Châu...

Đâu rồi! Đâu rồi. Đâu rồi...?

"Đâu rồi," yêu dấu? Hàng trăm câu hỏi "đâu rồi" đêm, ngày cất lên, gõ nhịp trong tôi! "Đâu rồi," tôi, thật tình, không biết!

"Đâu rồi," tôi, thật sự không hiểu!

Mới đó thôi mà?

Vâng, đúng là "mới đó thôi!" Bạn-tôi.

Đúng là "mới đó thôi mà!" Yếu dấu!

Mới đó thôi mà, bạn-tôi, nhưng chỉ chớp mắt, quay lưng, hồn kia, đã là hồn điên! Tình kia, đã là tình xót!

Lẽ nào, thiên thu và, giây phút, ở trường hợp tôi, bạn, lại cùng một nghĩa, như nhau?!! Lẽ nào, tiếng cười và, nước mắt, tay xiết và, đoạn, lìa, hạnh phúc và, ly, biệt, trường hợp tôi, bạn, lại như mặt khác, gương chung?

Lẽ nào, bạn-tôi! Lẽ nào, yêu dấu! Lẽ nào, chúng ta lại trở thành những con vật thí nghiệm của thời gian và, khoảng cách, để thực chứng nỗi lầm than khởi nguồn, cạn kiếp, đời mình?

Yêu dấu, rất xa, của tôi,
Cuối cùng, rồi tôi cũng đã cùng bạn, chúng ta tự làm lấy cho mình một chia ly. Cuối cùng, bạn-tôi, ở lại. Bạn-tôi tiếp tục dầm mình trong nắng, gió, mùa hè Úc Châu, với mùi hương kỷ niệm. Mùi hương sớm mai. Mùi hương gác trọ. Mùi hương đêm thâu --- thì, tôi đã trở về, đã ngồi lại cái chỗ ngồi mốc, ẩm đìu hiu của mình.

Tôi cũng dầm mình (nhưng,) trong một thời tiết khác...

Thời tiết California. Mùa đông.

Thời tiết của: "Những sớm mai, sương mù như thở lên từ lòng đất. Những buổi trưa, mưa, như mưa từ phố cũ, mưa đi. (Thời tiết) của những buổi chiều, bóng tối rùng rùng ập tới, tôi như con thú ngơ ngác, bị đáng úp. Giữa khi đã bị trói gô trong chập trùng mạng lưới đêm đen, tôi còn ngây ngô tự hỏi: bây giờ là buổi chiều hay sắp sớm mai? Bây giờ là đời sau, hay kiếp khác?

"Lúc này, ngay lúc này đây, bạn-tôi, biết chăng, với tôi, tử, sinh đã chẳng còn có lấy cho nó, một khác biệt nào, dù rất nhỏ."...

Yêu dấu, rất xa, của tôi,
Cuối cùng, rồi tôi cũng phải trở về. Tôi đã trở về với lượng máu mới luân lưu cơ thể. Lượng máu làm thành bởi hương thơm tình thân và, thương yêu Melbourne, Sydney. Bạn-tôi, tôi đã trở về với thời tiết California.

Mỗi phút giây trôi qua, mùa đông hắng giọng hỏi tôi:

-Nghe được điều gì nơi thời tiết âm u hồn thất lạc?

Bạn-tôi, đó là thứ thời tiết của thi ca dành cho nhớ nhung, đôi lứa.

Đó là thứ thời tiết của âm nhạc, dù trưởng hay thứ, thăng, hay giảm, vẫn là thứ âm nhạc dành cho những trái tim tiền kiếp gặp lại, hôm nay.

Đó là thứ thời tiết của những tình yêu bị nỗi chia, lìa chẻ đôi và, ném những người yêu nhau, mỗi người một phía.

Đó là thứ thời tiết gia tăng niềm thốn đau cho những con tương-cận, những đồng loại kiếm, tìm hơi nhau, chẳng gặp.

Đó là thứ thời tiết sớm mai vừa chớm, đã vội vàng bảo tôi:

"Chiều còn xa ngái. Đêm chưa thể qua! Nên mọi kiếm, tìm mùi hơi nhau, chỉ rộn thêm tấy, sưng tuyệt vọng."

Đó là thứ thời tiết chiều xám, chưa vào, đã hấp tấp bảo tôi:

"Đêm còn xa ngái. Ngày khôn tới mau!... Nên, gối chăn gác trọ sẽ còn đìu hiu biết bao chân trời, lênh đênh, lẻ bạn."

Yêu dấu, rất xa, của tôi,
Tôi không có khả năng của một thi sĩ. Tôi càng không hề (dù rất mơ ước được) là nhạc sĩ. Tuy nhiên, tôi lại biết rất rõ, một điều (có thể bạn-tôi không biết) rằng, không chỉ tôi, (mà,) cả đôi ta, dường giống như những con nai, bị chiều đánh lưới trong thơ Huy Cận, ngày nào.

Và, yêu dấu, hãy nghĩ, có thể, phải nhiều trăm năm sau, nhân gian này, họa may, có kẻ xót thương cho những con nai, (như con nai trong thơ Huy Cận...)

Nhưng, bạn-tôi, liệu đó có phải là điều chúng ta chờ đợi nơi "trần gian con mắt đỏ" này?

Hay chúng ta sẽ mình-ên, mở cửa, dựng lấy cho mình hôm nay (nhân loại ngày mai,) những núi, sông tình riêng, trở thành nhân loại, khác?

Du Tử Lê
(Calf. 12-01)

 ười một phía.

Đó là thứ thời tiết gia tăng niềm thốn đau cho những con tương-cận, những đồng loại kiếm, tìm hơi nhau, chẳng gặp.

Đó là thứ thời tiết sớm mai vừa chớm, đã vội vàng bảo tôi:

"Chiều còn xa ngái. Đêm chưa thể qua! Nên mọi kiếm, tìm mùi hơi nhau, chỉ rộn thêm tấy, sưng tuyệt vọng."

Đó là thứ thời tiết chiều xám, chưa vào, đã hấp tấp bảo tôi:

"Đêm còn xa ngái. Ngày khôn tới mau!... Nên, gối chăn gác trọ sẽ còn đìu hiu biết bao chân trời, lênh đênh, lẻ bạn."

Yêu dấu, rất xa, của tôi,
Tôi không có khả năng của một thi sĩ. Tôi càng không hề (dù rất mơ ước được) là nhạc sĩ. Tuy nhiên, tôi lại biết rất rõ, một điều (có thể bạn-tôi không biết) rằng, không chỉ tôi, (mà,) cả đôi ta, dường giống như những con nai, bị chiều đánh lưới trong thơ Huy Cận, ngày nào.

Và, yêu dấu, hãy nghĩ, có thể, phải nhiều trăm năm sau, nhân gian này, họa may, có kẻ xót thương cho những con nai, (như con nai trong thơ Huy Cận...)

Nhưng, bạn-tôi, liệu đó có phải là điều chúng ta chờ đợi nơi "trần gian con mắt đỏ" này?

Hay chúng ta sẽ mình-ên, mở cửa, dựng lấy cho mình hôm nay (nhân loại ngày mai,) những núi, sông tình riêng, trở thành nhân loại, khác?

Du Tử Lê
(Calf. 12-01)


0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ