Saturday, 6 May 2017
Đặng Thơ Thơ [1962- ]
Đặng Thơ Thơ
(1962 - ......) Sài Gòn
nhà văn
Nhà văn Đặng Thơ Thơ sinh năm 1962 và lớn lên tại Sài Gòn, là cháu ngoại của nhà văn Hoàng Đạo trong Tự Lực Văn Đoàn.
Sang Hoa Kỳ năm 1992
Đặng Thơ Thơ là một trong những người chủ trương và sáng lập trang văn học Da Màu, www.damau.org từ tháng 8/2006.
Và cũng được biết đến như một trong những tác giả người Việt viết về những vùng ẩn khuất của giới tính.
Cộng tác với các tạp chí Văn, Văn Học, Hợp Lưu, Thế Kỷ 21, Gió Văn, Chủ Đề.
Hiện sống và làm việc tại Orange County – California.
tác phẩm đã xuất bản
1
Phòng Triển Lãm Mùa Đông
tuyển tập truyện ngắn (Văn Mới 2002).
2
Khi Phong Linh Vỡ
truyện dài.
3
Khả Thể
Kính Hòa (RFA) phỏng vấn Đặng Thơ Thơ
Trong cuốn Khả Thể, [tác giả] có hai truyện nói những ký ức về 30/4. Truyện đầu tiên là Mở Tương Lai, là kinh nghiệm của riêng gia đình Đặng Thơ Thơ, vào lúc miền Nam bị sụp đổ, mình tìm cách thoát khỏi nhưng bị kẹt lại. Trong đó có một đoạn bà ngoại của Thơ Thơ, lúc đó gần chết, phát cho mỗi người một ve thuốc độc. Cái cảm giác của mọi người trước và sau khi nhận ve thuốc độc. Khi mình nhận ve thuốc độc thì mình bình tĩnh lại trước tất cả mọi biến cố, vì mình biết là từ đây mình làm chủ đời sống của mình, mình không sợ bất cứ một áp chế nào của quyền lực đè nặng lên đời sống của mình hay phẩm giá của mình nữa.
Truyện thứ hai là Lịch sử nhìn từ âm bản, trong đó Thơ viết về những người lính, những vị tướng đã tuẫn tiết trong thời điểm 30/4. Thơ Thơ rất kính phục họ và đây cũng như là một sự vinh danh dành cho họ. Khi viết truyện này thì Thơ Thơ tìm hiểu rất nhiều, và khi viết cũng có rất nhiều nước mắt. Mình cảm thấy mình nợ rất nhiều những cái chết đó, và khi Thơ Thơp viết là Thơ Thơ muốn những cái chết đó không trở thành uổng phí. Ðối với Thơ Thơ, thì cái hành động tự tử đó rất là đẹp, vì mình làm chủ cái đời sống của mình, chống lại cái áp chế của những chế độ toàn trị.
KÍNH HÒA: Trong 'Khả Thể' có một truyện đầu tiên là 'Con yêu tinh thứ 108', thì dường như nó mang những suy nghiệm hiện đại, không có âm hưởng của quá khứ, gần với những suy nghĩ của thế hệ trẻ hiện nay trong và ngoài nước, có phải như vậy không?
ĐẶNG THƠ THƠ: Ðó là một cuộc đối thoại nhiều chiều, những thế hệ khác nhau. Nhân vật chính trong này là con hoang của ' một vị lãnh tụ C.S.]. Và cũng có đối thoại với những thế lực ở trong nước họ đòi hỏi dân chủ cho Việt Nam. Còn một nhân vật khác nữa là Thích Hiển Ðạo thì Thơ lấy cảm hứng từ việc Thiền sư Thích Nhất Hạnh về nước lập đàn tràng giải oan. Cái hành động đó làm cho Thơ đặt câu hỏi là tại sao phải giải oan, trong khi họ cần một lời xin lỗi chính thức thì đúng hơn.
KÍNH HÒA:Trong lĩnh vực văn chương giới tính thì nhà văn Ðặng Thơ Thơ được xem là người đi tiên phong trong lĩnh vực này. Khi bắt đầu có những ý tưởng dấn thân vào con đường này thì nhà văn có cảm thấy khó khăn, trở ngại gì không trong một văn hóa khá khắt khe của Việt Nam?
ĐẶNG THƠ THƠ: Thơ không cảm thấy khó khăn, mà thật ra nó còn là thuận lợi vì mình viết về những cái người ta ít viết thì mình còn đất để mà khai phá. Nhưng cũng có những thử thách là mình viết thế nào để tiếp cận độc giả.
Trong giới tính lại có cả khía cạnh chính trị lồng vào đấy, rồi tôn giáo và những cái khác nữa. Nhiều khi Thơ viết xong thì đưa cho bạn bè chứ không đưa cho người trong gia đình như bố hay mẹ đọc. Có những chuyện trong này thì khi xuất bản rồi bố mẹ mới được đọc.
Nói về giới tính thì không cùng, trong này chỉ là một phần thôi. Câu chuyện rõ nhất là Ký ức của người loạn tính. Thơ muốn cho thấy rằng giữa họ và mình, cái sự chúng ta tưởng là khác biệt thực sự không khác biệt. Những thứ mà chúng ta cảm thấy khác biệt là bởi tại vì chúng ta chưa có từ ngữ để dành cho nó thôi. Chúng ta không biết rất nhiều điều, và chúng ta tưởng những điều chúng ta biết là một chân lý duy nhất. Có những điều chúng ta chưa đặt tên cho nó cho nên tưởng rằng nó không tồn tại, thực sự thì nó có tồn tại hết.
Giữa trắng và đen, giữa nam và nữ là một khoảng rất là dài những màu xám khác nhau.
KÍNH HÒA: Liên quan đến cộng đồng người Việt ở hải ngoại thì dường như có một dòng văn học đã nảy sinh và trưởng thành, Thơ Thơ đánh giá thế nào về sức sống của nền văn học đó? Tại vì cũng có những ý kiến cho rằng đối với một cộng đồng hải ngoại, bị đứt khỏi mảnh đất quê hương của họ thì khó có thể duy trì nền văn học bằng tiếng bản ngữ của họ?
ĐẶNG THƠ THƠ: Thơ cho rằng thời điểm 75-85 là thời điểm rộ nhất của văn học hải ngoại với những cây bút của miền Nam định cư bên này. Họ có điều kiện mới để viết, họ viết về kinh nghiệm của họ, cũng như là dòng văn chương hoài hương, và dòng văn học chống cộng rất là mạnh.
Sau chiến tranh lạnh, lúc Việt Nam và Hoa kỳ đã có giao thương với nhau, điều đó ảnh hưởng tới văn học, nó bắt đầu đi theo một hướng khác, nhất là khi những nhà văn trong nước được cởi trói. Có một sự giao lưu không chính thức giữa những nhà văn phản kháng trong nước và những nhà văn ngoài này. Và với sự bùng nổ của Internet thì có vẻ ranh giới bị xóa mờ đi. Thành thử chúng ta rất là khó định nghĩa thế nào là văn chương hải ngoại. Vì có thể là một người ở trong nước nhưng tác phẩm của họ không thể công bố trong nước mà là ở hải ngoại thì mình đặt tên họ là nhà văn nào? Hay trường hợp chị Dương Thu Hương bên Pháp chẳng hạn, mà sách của chị ấy xuất bản ở Bolsa. Mình gọi chị Dương Thu Hương như thế nào, chị ấy lại không phải là một nhà văn miền Nam, như mình hay nghĩ văn học hải ngoại là sự kéo dài của văn học miền Nam, mà chị Dương Thu Hương là một nhà văn miền Bắc. Thành ra tất cả mọi sự đánh giá hay dán nhãn hiệu rất là khó.
KÍNH HÒA: Có những nhà văn người Việt nhưng viết bằng tiếng Anh, trong giòng chính của nước Mỹ, thì Thơ Thơ có nhận định gì về họ không?
ĐẶNG THƠ THƠ: Thơ đã đọc những truyện của chị Lan Cao, nhất là cuốn mới nhất Hoa Sen Trong Bão Tố, rồi Thơ cũng thích đọc Ðinh Linh. Rồi Monique Trương, Lê Thị Diễm Thúy, rồi nhất là gần đây là Lại Thanh Hà đoạt giải thưởng về tiểu thuyết viết cho tuổi thanh thiếu niên. Thơ rất tin tưởng là họ sẽ có tiếng nói trong văn chương giòng chính. Và khi người ta nhìn những gì họ viết thì người ta nhìn họ là những nhà văn thôi, xin đừng đặt tên cho họ là nhà văn Mỹ gốc Việt (cười.)
KÍNH HÒA: Xin hỏi câu cuối là có lúc nào Thơ Thơ nghĩ là tác phẩm của mình sẽ được đọc ở Việt Nam một cách chính thức không?
ĐẶNG THƠ THƠ: Tất nhiên đó là điều mình ao ước. Sau khi ra mắt sách xong Thơ sẽ post cuốn Khả Thể lên mục Trên kệ sách của trang Da Màu thì bạn đọc trong nước có thể đọc được, nhưng đầu tiên phải tìm cách vượt tường lửa trước (cười.)
KÍNH HÒA: Xin cám ơn nhà văn Ðặng Thơ Thơ đã dành thời gian cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn trong chuyên mục Ký ức 40 năm.
ĐẶNG THƠ THƠ: Xin cám ơn tất cả các thính giả của Ðài Á Châu Tự Do.
Truyện thứ hai là Lịch sử nhìn từ âm bản, trong đó Thơ viết về những người lính, những vị tướng đã tuẫn tiết trong thời điểm 30/4. Thơ Thơ rất kính phục họ và đây cũng như là một sự vinh danh dành cho họ. Khi viết truyện này thì Thơ Thơ tìm hiểu rất nhiều, và khi viết cũng có rất nhiều nước mắt. Mình cảm thấy mình nợ rất nhiều những cái chết đó, và khi Thơ Thơp viết là Thơ Thơ muốn những cái chết đó không trở thành uổng phí. Ðối với Thơ Thơ, thì cái hành động tự tử đó rất là đẹp, vì mình làm chủ cái đời sống của mình, chống lại cái áp chế của những chế độ toàn trị.
KÍNH HÒA: Trong 'Khả Thể' có một truyện đầu tiên là 'Con yêu tinh thứ 108', thì dường như nó mang những suy nghiệm hiện đại, không có âm hưởng của quá khứ, gần với những suy nghĩ của thế hệ trẻ hiện nay trong và ngoài nước, có phải như vậy không?
ĐẶNG THƠ THƠ: Ðó là một cuộc đối thoại nhiều chiều, những thế hệ khác nhau. Nhân vật chính trong này là con hoang của ' một vị lãnh tụ C.S.]. Và cũng có đối thoại với những thế lực ở trong nước họ đòi hỏi dân chủ cho Việt Nam. Còn một nhân vật khác nữa là Thích Hiển Ðạo thì Thơ lấy cảm hứng từ việc Thiền sư Thích Nhất Hạnh về nước lập đàn tràng giải oan. Cái hành động đó làm cho Thơ đặt câu hỏi là tại sao phải giải oan, trong khi họ cần một lời xin lỗi chính thức thì đúng hơn.
KÍNH HÒA:Trong lĩnh vực văn chương giới tính thì nhà văn Ðặng Thơ Thơ được xem là người đi tiên phong trong lĩnh vực này. Khi bắt đầu có những ý tưởng dấn thân vào con đường này thì nhà văn có cảm thấy khó khăn, trở ngại gì không trong một văn hóa khá khắt khe của Việt Nam?
ĐẶNG THƠ THƠ: Thơ không cảm thấy khó khăn, mà thật ra nó còn là thuận lợi vì mình viết về những cái người ta ít viết thì mình còn đất để mà khai phá. Nhưng cũng có những thử thách là mình viết thế nào để tiếp cận độc giả.
Trong giới tính lại có cả khía cạnh chính trị lồng vào đấy, rồi tôn giáo và những cái khác nữa. Nhiều khi Thơ viết xong thì đưa cho bạn bè chứ không đưa cho người trong gia đình như bố hay mẹ đọc. Có những chuyện trong này thì khi xuất bản rồi bố mẹ mới được đọc.
Nói về giới tính thì không cùng, trong này chỉ là một phần thôi. Câu chuyện rõ nhất là Ký ức của người loạn tính. Thơ muốn cho thấy rằng giữa họ và mình, cái sự chúng ta tưởng là khác biệt thực sự không khác biệt. Những thứ mà chúng ta cảm thấy khác biệt là bởi tại vì chúng ta chưa có từ ngữ để dành cho nó thôi. Chúng ta không biết rất nhiều điều, và chúng ta tưởng những điều chúng ta biết là một chân lý duy nhất. Có những điều chúng ta chưa đặt tên cho nó cho nên tưởng rằng nó không tồn tại, thực sự thì nó có tồn tại hết.
Giữa trắng và đen, giữa nam và nữ là một khoảng rất là dài những màu xám khác nhau.
KÍNH HÒA: Liên quan đến cộng đồng người Việt ở hải ngoại thì dường như có một dòng văn học đã nảy sinh và trưởng thành, Thơ Thơ đánh giá thế nào về sức sống của nền văn học đó? Tại vì cũng có những ý kiến cho rằng đối với một cộng đồng hải ngoại, bị đứt khỏi mảnh đất quê hương của họ thì khó có thể duy trì nền văn học bằng tiếng bản ngữ của họ?
ĐẶNG THƠ THƠ: Thơ cho rằng thời điểm 75-85 là thời điểm rộ nhất của văn học hải ngoại với những cây bút của miền Nam định cư bên này. Họ có điều kiện mới để viết, họ viết về kinh nghiệm của họ, cũng như là dòng văn chương hoài hương, và dòng văn học chống cộng rất là mạnh.
Sau chiến tranh lạnh, lúc Việt Nam và Hoa kỳ đã có giao thương với nhau, điều đó ảnh hưởng tới văn học, nó bắt đầu đi theo một hướng khác, nhất là khi những nhà văn trong nước được cởi trói. Có một sự giao lưu không chính thức giữa những nhà văn phản kháng trong nước và những nhà văn ngoài này. Và với sự bùng nổ của Internet thì có vẻ ranh giới bị xóa mờ đi. Thành thử chúng ta rất là khó định nghĩa thế nào là văn chương hải ngoại. Vì có thể là một người ở trong nước nhưng tác phẩm của họ không thể công bố trong nước mà là ở hải ngoại thì mình đặt tên họ là nhà văn nào? Hay trường hợp chị Dương Thu Hương bên Pháp chẳng hạn, mà sách của chị ấy xuất bản ở Bolsa. Mình gọi chị Dương Thu Hương như thế nào, chị ấy lại không phải là một nhà văn miền Nam, như mình hay nghĩ văn học hải ngoại là sự kéo dài của văn học miền Nam, mà chị Dương Thu Hương là một nhà văn miền Bắc. Thành ra tất cả mọi sự đánh giá hay dán nhãn hiệu rất là khó.
KÍNH HÒA: Có những nhà văn người Việt nhưng viết bằng tiếng Anh, trong giòng chính của nước Mỹ, thì Thơ Thơ có nhận định gì về họ không?
ĐẶNG THƠ THƠ: Thơ đã đọc những truyện của chị Lan Cao, nhất là cuốn mới nhất Hoa Sen Trong Bão Tố, rồi Thơ cũng thích đọc Ðinh Linh. Rồi Monique Trương, Lê Thị Diễm Thúy, rồi nhất là gần đây là Lại Thanh Hà đoạt giải thưởng về tiểu thuyết viết cho tuổi thanh thiếu niên. Thơ rất tin tưởng là họ sẽ có tiếng nói trong văn chương giòng chính. Và khi người ta nhìn những gì họ viết thì người ta nhìn họ là những nhà văn thôi, xin đừng đặt tên cho họ là nhà văn Mỹ gốc Việt (cười.)
KÍNH HÒA: Xin hỏi câu cuối là có lúc nào Thơ Thơ nghĩ là tác phẩm của mình sẽ được đọc ở Việt Nam một cách chính thức không?
ĐẶNG THƠ THƠ: Tất nhiên đó là điều mình ao ước. Sau khi ra mắt sách xong Thơ sẽ post cuốn Khả Thể lên mục Trên kệ sách của trang Da Màu thì bạn đọc trong nước có thể đọc được, nhưng đầu tiên phải tìm cách vượt tường lửa trước (cười.)
KÍNH HÒA: Xin cám ơn nhà văn Ðặng Thơ Thơ đã dành thời gian cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn trong chuyên mục Ký ức 40 năm.
ĐẶNG THƠ THƠ: Xin cám ơn tất cả các thính giả của Ðài Á Châu Tự Do.
KH
NGUỒN: ĐÀI Á CHÂU TỰ DO & THƯ VIỆN SÁNG TẠO
Đặng Thơ Thơ [1962- ]
Đặng Thơ Thơ trên Da Màu (bộ cũ)
trích từ blog phan nguyên
----------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét