Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

nhắc lại chuyện xưa tích cũ: 'đạo văn, luộc sách, mỗi cuốn sách đều có số phận riêng ' -- http://giaovn. blogspot.com/ + http://newvietart.com/ -- (bài đăng lại)

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

dịch giả đường bá bổn từng khiếu kiện nhóm chương thâu -- phan trọng báu luộc sách đã xuất bản trước 1975 -- https://giaovn. blogspot.com/

dịch giả đường bá bổn từng kh...
https://giaovn. blogspot.com/

                     

louis roubaud/ việt nam thảm kịch đông dương
bản của chương thâu + phan trọng báu (năm 2004)


  thế phong [ .e. đỗ mạnh tường 1932-   ] --  (ảnh: 2005)


                                 dcgi đưnbá bn tng khiếkin
                                nhóchươnthâu -- phatrọnbáu                                                  luc lsácđã xut bn trưc 1975
                                                                https://giaovn.blogspot.com/


Không muốn nhăc đến chuyện này; nhưng nhân loạt'entry'về một tác phẩm của Louis[Roubaud] xuất bản năm 1931 ở Pháp (có bản dịch tiếng việt ở Sàigòn trước 1975 -- và bản dịch gần đây của nhóm bác Chương Thâu )-- bạn LEE có hỏi thăm dịch giả của bản dịch trước [1963]+ 1975.  Đó là dịch giả Đường bá Bổn tức nhà văn Thế Phong.

Năm 2004, nhà văn Thế Phong đã gửi đơn khiếu nại lên cục Bản quyền [tác giả VN-NT]; về viêc dịch phẩm của cụ đã bị xâm hại, ở mức độ rất khôi hài:'luộc lại nó'.  Bây giờ, cụ Thế Phong vẫn tráng kiện. Mà cụ vẫn đáng tham gia thế giới'blog',thế mới đáng nể!  Mới đây thấy cụ cũng đã cho phổ biến lá đơn năm 2004, trên'blog' cá nhân của mình.

Cụ Thế Phong + các bạn của cụ cũng có nhầm lẫn; và, nói lên (chẳng hạn đại khái, báo; nhóm 2 bác Chương Thâu -- Phan trọng Báu chưa bao giờ nhìn thấy cái bìa sách của Louis Roubaud đã xuất bản năm 1931, tức là không có nguyên bản sách trong tay!).  Tuy vậy, việc lược sách mà cụ đưa ra, thì không sai; phía cơ quan chức năng đã có xử lí.

Dưới đây là toàn văn đơn khiếu nại của cụ:
 GIAOVN.BLOGSPOT.COM/



                                            "cụ Thế Phong+ cá bạn của cụ cũng có nhầm lẫn ...
                                                                       bảo bác Chương Thâu+ Phan trọng Báu chưa bao giờ
                                                                           nhìn thấy cái bìa sách Louis Roubaud ..." 
                                                                     (bìa sách: internet)


                                               " Bây giờ cụ Thế Phong [bên trái] vẫn tráng kiện .
                                               Mà cụ vẫn tham gia thế giói 'blog'  ..." (giaovn.blogspot.com/ )

                                               (MD Đỗ Nhị Tường Khê chụp bố mẹ anh ta, thăm đảo quốc Sư tử
                                                                      (Singapore/ tháng 12/2010*

                                                          * hình ảnh+ bìa sách được bổ túc sau (9/2016)(Bt)
                   
                                                                                               -------------


                         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ  NGHĨA VIỆT NAM
                                                            Độc  Lập -- Tự Do -- Hạnh Phúc
                                                                    --------

                                                                         tp. HCM, ngày 29 tháng 5 năm 2004

                                                   ĐƠN KHIẾU NẠI


                                    Kính gửi: - ông Cục trưởng Cục Bản quyền Tác giả VH-NT.
                                                  - ông Trần Diễn, giám đốc Nxb Công an nhân dân.


  Thưa quí ông,

Tôi ký tên dưới đây là:  Đỗ mạnh Tường
Bút danh: Đường Bá Bổn
Thường trú tại: 25/39 A Trần khắc Chân, P. Tân định, Q1 - tp. HCM.  Điện thoại; (08) 84330..., giấy CMND số 020405 ... cấp tại tp. HCM ngày 27-4-1995, khiếu nại sự việc sau:

Ngày 27 tháng 5 năm 2004, tôi phát hiện cuốn sách Việt nam thảm kịch Đông dương (dịch từ tác phẩm Vietnam, Tragédie Indochoise/ Louis Roubaud, Nxb Valois, Paris 1931) -- do Nxb Công an nhân dân xuất bản 1000 cuốn, khổ 13x 19 cm; in tại Xí nghiệp In 1/ TTXVN.  In xong và nộp lưu chiếu: qui 1/ 2004.  Giấy chấp nhận đăng ký kế hoạch số :" 179/ 1568/ CXB.  Giá 21.000 Vnđ, có hàng chữ in nơi trang 3:




                                                 CHƯƠNG THÂU & PHAN TRỌNG BÁU
                                                hiệu đính, sửa chữa, bổ sung và giới thiệu
                                                           theo bản dịch của Đường Bá Bổn   (tr. 3)


mà tác phẩm dịch Việtnam bi thảm Đông dương này,  đã được xuất bản 2 lần, trước 1975 ở Sài gòn.

Lần 1: In ronéo 50 cuốn, phổ biến hẹp (gọi là bản A/ tháng/ 1963/ Đại Nam văn hiến, Saigon xuất
 bản )-- bản A không kiểm duyệt tại sở Kiểm duyệt của nha Thông tin Nam Việt (chế độ cũ); nên không có sự cắt xén.

Lần 2: In ty-pô năm 1965 (gọi là bản B) có số kiểm duyệt; bị cắt xén một số chỗ.

bản C : bản hiệu đính của 2 ông Chương Thâu + Phan trọng Báu, Nxb Công an nhân dân,2004.

Bản dịch Việtnam thảm kịch Đông dương (VNTKĐD) (bản C) do Nxb Công an nhân dân 2004; không xin phép dịch giả -- trong Lời giới thiệu, 2 ông Chương Thâu + Phan trọng Báu còn tự đắc khẳng định:

"... do công bố  [bản B] vào một hoàn cảnh lịch sử bất lợi [ý nói chế độ cũ], nên những [chỗ] có xu hướng cộng sản và đặc biệt là Nguyễn Ái Quốc, đã bị bỏ từng đoạn; thậm chí từng trang mà trên bản in, ta chỉ thấy những dấu chấm lửng (...); hoặc ( ...) "... chúng tôi đã phải công phu đối chiếu với bản tiếng Pháp; và, dịch bổ sung những đoạn bị bỏ sót trong bản dịch cũ ..."  (tr. 7 / VNTKĐD.)

Bản C dày 217 trang, bị sửa loang lổ, kiểu 'chó đốm' rất tùy tiện; có hỗ thiếu chuẩn xác.  Ví dụ, có câu văn; tôi
(ĐBB) dịch sai:

"... Chiếc 'Tout Saigon' đậu ở bến sông ..."  (tr. 18/ bản C)thì, 2 ông vẫn sao chép y chang, in trong bản mới xuất bản .(bản C). 


                                                                      trang 18/  Việt nam thảm kịch Đông dương
                                                                                                        bản của  nhà xuất bản CAND 2004


                                                                        PGS TS Chương Thâu
                                                                                        (ảnh:internet)

Khi sách Việt nam bi thảm Đông dương (VNBTĐD/  bản B / 1965 tái bản) ; tạp chí Văn (Saigon) đả kích kiệt liệt; và rất chính xác. (tôi đã tái xác nhận điều này trong sách Hà nội 40 năm xa/ Thế Phong/ Nxb Thanh niên 1999/   tr. 33 và 42) --và, đúng ra câu này phải được dịch là "...giới thượng khách Pháp đều có mặt trên bến sông Saigon". 

Tiếp theo, 2 vị khoác lác :

"... chúng tôi phải đối chiếu với bản tiếng Pháp.  Sửa chữa và dịch bổ sung những đoạn bỏ sót trong bản dịch cũ (tr.7, bản C) -- để nói về một đoạn mà tác giả Roubaud viết về Nguyễn Ái Quốc; bị chế độ trước bỏ. (bản B/ VNBTĐD/ ĐB.Bổn dịch). 

Điều này có đúng không? bạn sẽ biết ngay ở Phụ lục(cuôi bài). 



Một điểm nữa, trong bài Lời giới thiệu, 2 ông Chương Thâu + Phan trọng Báu đã nhập nhằng: từ vai trò hiệu đính, sửa chữa, bổ sung và giới thiệu -- thực ra chẳng sửa siếc, dịch diếc gì sất -- nên tôi có câu này để nhắc 2 vị:

 'nhận vơ là vợ thằng nhân/ nó cho ăn bánh nó vần suốt đêm'

riêng tôi không là kẻ nhận vơ, vẫn bị '2 vị vần tơi tả'. 


cùng đọc ở Lời giới thiệu, 2 vị tự bốc:

".... Bản dịch của Đường Bá Bổn do công bố vào một hoàn cảnh lịch sử bất lợi; nên những đoạn nói về hoạt động của những tổ chức có xu hướng cộng sản; và, đặc biệt là của Nguyễn Ái Quốc đã bị bỏ từng đoạn; thậm chi từng trang, mà trên bản in, ta chỉ thấy những chấm lửng (...) .  Đó là chưa nói đến từ ngữ, ngữ pháp , và văn cảnh nhiều chỗ chưa sát nghĩa, rườm, rà, và tối nghĩa.(ĐBB gạch đít).  Chính vì muốn đưa đến cho bạn đọc một bản dịch chính xác, trong sáng hơn về mặt tiếng Việt; chúng tôi đã phải bỏ công phu đối chiếu với bản tiếng Pháp, sửa chữa và dịch bổ sung những đoạn bị bỏ sót trong bản dịch cũ ..."   (trang 7/ VNTKĐD/ Nxb CAND 2004).

Nào là hiệu đính, sửa chữa: " từ ngữ, ngữ pháp, văn cảnh ... rườm rà, tối nghĩa..."; 2 'chàng'kết luận 'Lời giới thiệu', giọng xề:

                                         ------------------------------------------
                                                           Hà nội, ngày đầu xuân Quí Mùi (2003)
                                                                                   NGƯỜI DỊCH
                                                          -------------------------------------------

'Thế là thế nào?' -- nhà văn nữ biên tập viết thư cho tôi -- đáng thương thay, cô ta chỉ là một 
scapegoat (dê tế thần) gánh tội thay cho '; " ... tại cháu quên không sửa đấy thôi, 2 bác không ...! " 

'Thua!' ; 'thôi thì cứ nói toạc móng heo'; văn chương dịch thuật hệt 'nạ dòng bán cá già mồm'!  Bản dịch Việt nam thảm kịch Đông dương  của Nxb CAND in + phát hành vào 2004; làm trở ngạ cho việc tôi (Đ.B. Bổn) đã ký hợp đồng với một Công ty văn hóa tư doanh, qua bản mới có bổ sung + sửa chữa. (việc này đã hoàn tất)


Thưa quí ộng,

-  Căn cứ Luật Xuất bản (7/7/ 1993)
-  Căn cứ Nghị định 79 (6/11/ 1993)

Kính đề nghị quí ông can thiệp + giải quyết vụ việc trên.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ký đơn khiếu nại;  nếu không nhận được sự giải quyết thỏa đáng, từ phái Nxb Công an nhân dân; thì, buộc lòng chúng tôi phải yêu cầu cơ quan thẩm quyền xử; theo qui định của pháp luật.

Trân trọng kính chào ./.


Ký tên

ĐỖ MẠNH TƯỜNG
bút danh Đường Bá Bổn
(đã ký)


---
* Nxb Thanh niên (chí nhánh tại tp HCM) cấp phép xuất bản+ Doanh nghiệp sách Thành Nghĩa in ấn, phát hành năm 2005. In 1000 cuốn, khổ 13x19 cm tại nhà in Thanh niên.  Giấy phép số CNKHĐT: số 185/ 1528/ CXB cấp ngày 9-9-2005.  Sách dày 182 trang, giá 22.000 Vnđ. 



                                                việt nam bi thảm đông dươngbản dịch đường bá bổn
                                              nxb thanh niên cấp phép + doanh nghiệp thành nghĩa
                                                                in+ phát hành, năm 2005.
                        

GHI CHÚ:

đính kèm '5O tác phẩm  của tác giả Đỗ mạnh Tường (bút danh: Thế Phong -- Đường bá Bổn-- Đinh Bạch Dân) được Cục Bản quyền Tác giả VH-NT cấp GCN số: 341/ VH/ BQ/ ĐD, tại hà nội ngày 15 tháng 8 năm 1996'.





   PHỤ LỤC


- 2 ông Chương Thâu+ Phan trọng Báu, với bản dịch Việtnam thảm kịch Đông dương,  đã viết:

'...Bản dịch của Đường Bá Bổn công bố vào một hoàn cảnh lịch sử bất lợi;nên, nhưng đoạn nói về hoạt động của những tổ chức có xu hướng cộng sản; và, đặc biệt là của Nguyễn Ái Quốc, đã bị bỏ từng đoạn; thậm chí từng trang, mà trên bản in; ta chỉ thấy những dấu chấm lửng (...)  * (....) ** chúng tôi đã phải công phu đối chiếu với bản tiếng Pháp; sửa chữa, dịch bổ sung những đoạn bị bỏ sót trong bản dịch cũ ..." (trang 7. bản C).

Tôi, Đường Bá Bổn, đã dò kỹ từng câu, từng đoạn; rồi so sánh 3 bản dịch, qua 3 lần xuất bản : 1963, 1965, 2004) -- và, tìm thấy 2 chỗ dấu chấm lửng (...) * (...) ** ở các trang 37+ 38/ bản B, in 1965)-- thì, các chỗ  dấu chấm lửng(...) * và (...) **; như sau:

"... Tất nhiên rằng hình ảnh Hai bà ở Đồng Nhân không còn sống nữa (...).  Trong những giờ ra chơi suy ngẫm kia; Phạm, Nam vả Hải; và Bùi, và Vĩnh; và, những kẻ khác nữa có thể đọc thông
quốc ngữ; qua một trong những cuốn sách phúng thích chính trị gây cấn ...  (...) .  Chàng thanh nien Phạm Bình học ở bất cứ một trừong trung học nào; như ở trường Thầy Dòng Hà nội; hoặc trường Bảo hộ; cũng mang quảng cáo bí mật trên ... "
 (bản B/ Việtnam bi thảm Đông dương/ Đường bá Bổn dịch, in 1965 ở Sài gòn. (tr. 37-38). 


                                                           việt nam bi thàm đông dương/ bản dịch đường bá bổn
                                                         (đại nam văn hiến tái bản, theo bản in ronéo năm 1963)

Thì; trong Việt nam thảm kịch Đông dương (2 ông Chương+Báu  hiệu đính, sửa chữa, dịch thêm ... bản C / nxb CAND,) được chép:

"... Tất nhiên rằng hình ảnh Hai Bà Trưng ở Đồng nhân không còn sống nữa. Nhưng Nguyễn Ái Quốc 39 tuổi thì còn sống khỏẻ mạnh.  Học sinh Bonnal hay bất cứ ở một nơi nào; đều biết rằng ông là con trai một vị tri huyện đã học ở trường Quốc học Huế nổi tiếng.  Ông đã làm bồi lau chùi đồ đồng trên tàu biển; trong một công ti vận tải và đi khắp thế giới.  Ông học tiếng Anh ở New York, tiếng Pháp ở Marseille, tiếng Nga ở đại lộ Montparnasse.  Từ bỏ nghề làm bồi trên tàu biển ở Paris; ông làm nghề rửa anh, làm việc trong một phòng ở ngõ Compoint; tiết kiệm tiền lương để mua báo của phái cực đoan.   Các ông Vaillant Couturier, André Berthou , Marcel Cachin đã thấy ông ở một tòa soạn của một tờ báo cộng sản, khi ông mang bài đến; và, hình như tôi đã thấy ông trong phòng đọc của một thư viện quốc gia; mà hầu hết như ngày nào, ông cũng đến đọc, từ 10 đến 17 tiếng.  Năm 1920, ông là thành viên của đại hội đảng Xã hội ở Tours; và, ông đã [thiên] về quốc tế đệ tam. Ở Paris, ông đã thành lập liên hiệp quốc tế; để tập trung những người vô sản, và các dân tộc , và ra tờ báo 'Le Paria'.  Ở Mạc tư Khoa, ông đã làm việc tại điện Kremlin; đại iện cho Đông dương trong đại hội Nông dân quốc tế; và, họ đã trở thành thành viên của đoàn chủ tịch Quốc tế Cộng sản.  Những nhiệm vụ mới đã thúc giục ông về Quảng châu, tổ chức 'Chi hội người An nam' trong mặt trận các dân tộc bị áp bức-- và lãnh đạo phong trào cách mạng của đất nước ông; bời vì, người cộng sản này không quên; và không bao giờ quên của mình, là'Nguyễn Ái Quốc'; 'Người yêu nước' ...   Trong những [bản viết bằng] quốc ngữ; qua một cuốn sách đả kích chi1nht rị gay gắt; mà Nguyễn đã phát hành ở Paris, năm 1925 'Bản án chủ nghĩa thực dân Pháp'.  Chàng thanh niên Phạm Bình học ở bất cứ trường trung học , như trường thày dòng Hà nội; hoặc trường bảo hộ cũng mang uảng cáo bí mật cuốn sách trên ..." 
  
(tr. 56- 57 * -- chữ in nghiêng do 2 ông Thâu+ Báu; 'được gọi là'dịch mới, bổ sung' thay cho dấu chấm lửng (...) trong bản B(Việt nam bi thảm Đông dương, bị sở Phối hợp nghệ thuật  VNCHbỏ.


Bây giờ, xin cùng đọc 'những đoạn bỏ sót kia' (chữ của 2 ông Thâu+ Báu) đã in trong bản dịch đầu tiênViệt nam bi thảm Đông dương (bản A,  Đại Nam văn hiến xb, in ronéo vào năm 1963 ở Saigon ):

"... Và, Phạm, và Nam, và Hải; và Bùi và Vinh; và những cậu khác nữa; đọc sử Jeanne d' Arc bằng tiếng Pháp, và những bài diễn văn của Danton; học quốc ngữ để hiểu truyền sử Hai bà Trưng; hay, những bài văn phúng thích chính trị của Nguyễn Ái Quốc(Nguyễn, Le Patriot) (.....)  Tất nhiên, hình ảnh hai bà Trưng không còn sống nữa.  Nhưng 'Nguyễn Yêu nước'  năm nay 39 tuổi  hãy còn sống.  Học sinh ở đại lộ Bonnal; hoặc nơi nào khác, đều biết rằng ông là con một tri huyện, theo học ở Quốc học Huế.  Nho sĩ này đã làm bồi trong một hãng buôn đường thủy, đi khắp hoàn cầu; bằng cách đánh bóng những dụng cụ bằng đồng ở trên tàu.   Có khiếu ngôn ngữ, ông học tiếng Anh ở Nữu Ước, tiếng Pháp ở Marseille, tiếng nga ở đại lộ Montparnasse.  Bỏ nghề đánh bóng đồ đồng tr6n tàu thủy -- ở Paris, ông sống bằng nghề thợ ảnh, làm trong phòng tối ở Compoint; để dành được món tiền kah1 lớn mua tạp chí phe quá khích, đọc.  Các ông Vaillant Couturier, André Berthou, Marcel Cachin biết ông qua lần đầu; ở các trụ sở báo chí cộng sản; mà ông ta đem bài lại.  Có lẽ chính tôi (L. Roubaud-- ĐBBổn chú thích)  cũng đã gặp ông trong phòng thự viện Quốc gia; mà ông đến đây làm việc từ 10 đến 17 tiếng.  Năm 1920, hội viên một hội đoàn xã hội ở Tours; rồi ông gia nhập đệ tam quốc tế.  Ông thành lập ở Paris một hội quốc tế để tập hợp dân vô sản quốc tế; và, sau ông được bầu làm hội viên ban quản trị tối cao của đảng Cộng sản quốc tế.  Sau này, ông nhậm chức vụ mới ở Quảng đông, thành lập phân đội An nam trong liên đoàn các dân tộc bị áp bức; và, điều khiển phong trào cách mệnh xứ sở; bởi lẽ người cộng  ản ấy đã không quên và còn không quên; bất cứ lúc nào cũng phải mang tên' Nguyễn Ái Quốc': Người Yêu nước....' Trong những giờ ra chơi suy ngẫm kia; Phạm, Nam, và Hải, và Bùi và Vinh; và những kẻ khác nữa, có thể đọc thông quốc ngữ, qua một trong những cuốn sách phúng thích chính trị gy cấn của Nguyễn, xuất bản ở Paris vào năm 1920; dưới nhan đề 'Lên án thực dân' .
(Procès de la colonisation francaise) -- (xin lỗi: chữ thiếu c cédille)

chữ in nghiêng chỉ có trong bản A / Việt nam bi thảm Đông dương/ Đường Bá Bổn dịch/ Đại Nam văn hiến xuất bản tại Saigon, tháng 8/ 1963. (tr, 24-25).

"... Chính vì muốn dành cho bạn đọc một bản dịch chính xác, trong sáng hơn về mặt tiếng Việt, chúng tôi phải công phu đối chiếu với bản tiếng Pháp, sửa chữa và bổ sung những đoạn bỏ sót trong bản dịch cũ...
            'NGƯỜI DỊCH', tr. 7/ Việt nam thảm kịch Đông dương, Nxb CNND 2004).

- theo kiểu nói của tác gỉa Louis Roubaud: "Répétez la même chose dix fois, ma...au... le...ên".
  
  []

ĐƯỜNG BÁ BỔN





                                                                      - theo kiểu nói của tác giả Louis Roubaud, 
                                                         " Répétez la même chose dix fois. mau...au ... le...ên".
                                                                            
---
* bài tu chỉnh/ ĐBB chú thích ngày 16/12/2011).



2 nhận xét:

Thiên lý: 11.32 Ngày 16 tháng 9 năm 2013

Thật khoái khi thấy cụ Thế Phong còn khỏe mạnh và cũng chơi 'blog' như lớp trẻ.

Trước có đọc trên mạng nước ngoài, tưởng cụ đã sang Mỹ; , mất ở bên đó, hoá ra cụ vẫn phong
độ; còn mình thì mắt toét, lai thêm hồ đồ.

Còn về  bản A, in ronéo, phát hành tuy ít; nhưng vẫn có bản 'photo' ở một vài người yêu sách, nhất là sách cũ, bác Giao ạ.

Nhà xuất bản Thanh niên nó có đấy, năm 2005 Nxb Thanh niên tái bản cuốn này; lấy đúng tên cũ( Bi thảm' chứ không phải' thảm kịch'  ghi rõ tên người dịch là Đường Bá Bổn, (riêng chỗ' Tout Saigon'... được dịch là ...' giới thượng khách Pháp đều có mặt tại bến sông Saigon'. 

Trả lời


Trả lời

Giao   14.46 Ngày 17 tháng 09 năm 2013

Há há, bản in năm 2005 là dạng như in đền cụ Thế Phong đấy!  Dĩ nhiên al2 bản dịch chu đáo rồi; quay đi, trở lại suốt từ thời 1960 s, đến tận bây giờ mới xong.  Giữa chừng, bỗng từ đâu xuất hiện 2 chàng háo nhuận sắc và hiệu đính cho.  May mà cụ nhà văn vẫn còn tráng kiện; chứ không thì, không có ai lên tiếng thay cho cụ được. 

Chuyện bản in cũ, mình đã hiểu nhé !


    https://giaovn.blogspot.com/2013/09/dich-gia-uong-ba-bon-tung-khieu-nai.html



-----------------


  related article



 'một cuốn sách, một bút danh ... đều có một sphận' 
 đường bá bổn  

 http://newvietart.com/index371.html



nguyệt san 'văn hóa á châu' 
chủ nhiệm: nguyễn đăng thục
chủ bút: lê xuân khoa
báo do cơ quan tải trợ Asia Foundation (Hoa Kỳ)
địa chỉ tòa soạn: 291 Lê văn Duyệt, Saigon 3. 


                                                           giáo sư lê xuânkhoa từng là chủ bút một thời
                                                                               của tạp chí 'Văn hoáÁ châu'
                                                            (ảnh: internet-- giáo sư Khoa hiện  ở Hoa Kỳ). 

Hình như mỗi cuốn sách đều có một số phận đều có một số phận; cả đến bút danh tác giả cũng không khác hơn. Với tôi, bút danh Đường Bá Bổn xuất hiện lần đầu ở Saigon từ 1957, ký dưới bài viết lên án Hoàng trọng Miên, soạn giả Việtnam văn học toàn thư (tập 1) đã sao chép, đạo văn Nguyễn đổng Chi (Hànội) qua Lưc khảo về thần thoại Việt nam. (Hànội, 1956).

Bài báo ra mắt độc giả, người viết điểm sách bị mất việc; [cònchủ bút tạp chí 'Văn hóa Á châu' , giáo sư Lê xuân Khoa bị thay thế; riêng Nguyễn mạnh Côn mất chức chủ bút nguyệt san 'Văn hữu', vì bênh vực Hoàng trọng Miên, không hoàn tất nhiệm vụ được giao.

 Sau, Nguyễn  mạnh Côn phải nhờ văn sĩ Đỗ Tốn (trong 'Tự lực văn đoàn') , tác giả 'Hoa vông vang' đến xin gặp Đường Bá Bổn ở nhà hàng Thiên Thai (trên đường Lê Lợi) để xin lỗi  bằng lời trước; tiếp theo, bằng chữ viết , qua một bài phỏng vấn của tạp chí Bách khoa. [Cuộc trả lời phỏng vấn / Nguiễn Ngu Í, Bách khoa số 122, ngày 1-2- 1962]. 

"Tôi, Nguyễn mạnh Côn nghĩ mình đã có lỗi, mình xin lỗi xong thì nhẹ hẳn tâm hồn đi, chứ sao lại cãi bừa đi; nhưng rút cuộc vẫn bị người đời biết rằng lỗi ở mình ..." 



                                            "... riêng nguyễn mạnh Côn [ảnh trên] mất chức
                                                              chủ bút nguyệt san Văn hữu, vì bênh vực Hoàng
                                                                               trọng Miên không kết quả ..."
                                                        (ảnh: Tập thơ truyện Không quân thời chiến/ Saigon 1974)


                                              " Hoàng trọng Miên [ảnh trên] đã sao chép đạo văn                                                  Nguyễn đổng Chi (Hànội) qua 'Lược khảo về thần thoại Việt nam."

Ông  Nguyễn mạnh Côn tự khoe, là giỏi tiếng Pháp; và, từng chỉ trích bài viết của tôi (ĐBBổn) có nhiều câu sai văn phạm; đưa ra thí dụ: 'một thái độ không thể dung tha thứ được!' .  

Đáp lễ, tôi trả lời 'Cette attitude est impardonnable!'; còn chua thêm, 'Nguyễn mạnh Côn hệt tên lính lệ, thích khoe giỏi tiếng Tây hơn quan huyện' -- bài này được đăng trên tạp chí Sinh lực (Võ văn Trưng: chủ nhiệm -- thư ký tòa soạn: Uyên Thao)-- báo chỉ phát hành được ít ngày. bô Thông tin tuyên truyền VNCH yêu cầu chủ nhiệm sa thi thư ký tòa soạn. (mặc dầu Võ văn Trưng, bạn rất thân thiết với bộ trưởng Thông tin, Trần chánh Thành). 

Bút danh Đường Bá Bổn còn ký trên sách dịch Việt nam bi thảm Đông dương (Saigon tháng 8/1963 , in ronéo) từng gây cuộc tranh luận sôi nổi ồn ào trong báo chí, văn giới.   Tay kiểm duyệt viên sừng sỏ Đoàn thế Nhơn (viết văn, ký Võ Phiến) báo cáo lên trên 'cấm xuất bản tác phẩm dịch thuật này'-- cuối năm 1964, chế độ Ngô đình Diệm bị lật đổ; đến năm 1964, tôi xin phép lại; sách được xuất bản vào 1965.

  Tay kiểm duyệt viên  Võ Phiến (giấu mặt) thông đồng với thư ký tòa sọạn nguyệt san Văn (chủ nhiệm: Nguyễn đình Vượng) viết bài đả kích thậm tệ (có một phần thù oán riêng tư giữa Trần Phong Giao+ Đường bá Bổn; giữa Võ Phiến với dịch giả Việt nam bi thảm Đông dương) -- thế là, Mõ làng Văn hạ địch thủ đo ván; với câu cú đầy sự hậm hực+ giọng 'ba que sỏ lá'; trích một câu dịch giả dịch sai; rồi bù lu, bù loa :

" dịch giả từng là thông ngôn cho lính Viễn chinh Pháp, dốt tiếng Phũ lãng sa, là đúng rồi!". 

Và, 40 năm sau, Nxb Công an nhân dân (giám đốc : đại tá CA Trần Diễn) cho tái bản Việtnam thảm kịch Đông dương; không xin phép; có bài giới thiệu, hiệu đính của 2 ông Chương Thâu+ Phan trọng Báu-- cuối bài; 2 ông  nhập nhằng ký NGƯỜI DỊCH. (cứ làm như bản dịch ấy của 2 ông).  

Ngoài sự chê bai bản dịch Đường bá Bổn là bản dịch 'việt ngữ kém trong sáng' cần hiệu đính, bổ sung dịch một số đoạn -- tuy nhiên ,có một điều quan trọng nhất là: 'bản dịch cũ có một câu dịch sai 'Chiếc Tout Saigon của Pháp đậu ở bến sông'; thì2 ông hiệu đính vẫn giữ nguyên không 'hiệu đính'.
(mặc dầu bản cũ tái bản vào 1965, dịch giả đã nhận có sai; đã sửa lại 'các khách thượng lưu Saigon đều có mặt ở bến sông")

Một nữ nhà văn, biên tập viên của nxb Công an nhân dân, gửi thư cho tôi:

" ... Cháu đã tìm được nguyên bản tiếng Pháp, tác phẩm của Louis Roubaud. vì [cháu] không biết tiếng Pháp; và, cũng vì bản dịch 'Việt nam bi thảm Đông dương' đã được thực hiện khá lâu rồi (1963); nên, cháu đã mời học giả Chương Thâu và ông Phan trọng Báu hiệu đính bản dịch, và giới thiệu tác phẩm. Hai ông đã đối chiếu với bản tiếng Pháp của L.R.; và, thấy bản dịch của Đường Bá Bổn bị bỏ sót một số đoạn; mà, các ông hiểu rằng:'do công bố vào một hoàn cảnh lịch sử bất lợi; nên những đoạn nói về hoạt động của những tổ chức có xu hướng cộng sản; và, đặc biệt là của Nguyễn Ái Quốc bị bỏ từng đoạn; thậm chí từng trang, mà trên bản in ra, ta chỉ thấy những dấu chấm lửng '(...)  
  Do không có trong tay bản việt ngữ của dịch giả Đường Bá Bổn in năm 1963 --(bác gọi là bản A ) ( bản in lần đầu rô-nê-ô năm 1963, không xin kiểm duyệt, in đấy đủ/ ĐBBổn chú thích) -- nên cháu cũng như người hiệu đính đã không thể biết rằng: 'những đoạn đó thực sự đã được dịch giả Đường Bá Bổn dịch rồi'. Chính vì lẽ đó, 2 ông Chương Thâu và Phan trọng Báu đã dịch những đoạn bổ sung thiếu sót; và, sửa chữa một số câu, chữ; trong bản in năm 1965 của Đường bá Bổn'.  Hai ông cũng đổi tựa đề 'Việt nam bi thảm Đông dương' thành  'Việt nam thảmkịch Đông dương'.
      (cháu gửi kèm đây bản sửa chữa có bút tích của 2 ông Chương Thâu và Phan trọng Báu).

Do uy tín của học giả Chương Thâu, nên cháu cũng như Nxb đã tin tưởng vào chất liệu hiệu đính; vì vậy,'không biết bản hiệu đính có những điểm sai sót quan trọng như dịch giả Đường Bá Bổn đã vạch ra.' (...)  

Riêng chi tiết cuối 'Lời giới thiệu' , hai ông Chương Thâu và Phan trọng Báu (đã đứng tên hiệu đính, sửa chữa, bổ sung; và giới thiệu ở phần đầu sách, lại đề tên 'NGƯỜI DỊCH/ Hà nội ngày đấu xuân Quý mùi, 2003' -- cháu xin giải thích như sau:

 'Thực tế không phải 2 ông Chương Thâu và Phan trọng Báu có ý nhập nhằng vai trò 'hiệu đính, sửa chữa, bổ sung, giới thiệu'; sang vai trò 'NGƯỜI DỊCH'.  

Đây là lỗi thuần túy về kỹ thuật; mà cháu, ở vai trò một biên tập viên, đã sơ suất, không kiểm soát; và, không sửa chữa trong 'bản in thử'.  

Cháu xin lỗi dịch giả Đường Bá Bổn! (...). Vì, không  có thông tin về dịch giả, nên cháu không biết rằng bản việt ngữ ' Việt nam bi thảm Đông dương' ; cũng như bản sách khác của bác đã được hợp đồng xuất bản, với một công ty văn hóa . 

              (thư của Biên tập viên nxb Công an nhân dân gửi từ Hà nội,  đề ngày 08-06-2004).


                                                                                                                             ***


Và câu chuyện đạo văn, tái bản sách không xin phép; vẫn tiếp tục xảy ra, đối với tác giả, là chủ sở hữu có tên thật Đỗ mạnh Tường.  



                                                         hàn mặc tử- nhà thơ siêu thoátthế phong
                                                                            (nxb đồng nai tái bản, 2002)
  
Báo Pháp luật  (cơ quan chủ quản: bộ Tư pháp)  -- số ra ngày 11-04- 200 --; đăng bài viết nhà báo Hoàng Hoài Sơn, :

'Một nhà văn khiếu nại 2 nhà xuất bản, trong tuần tháng 3 vừa qua; nhà văn Đỗ mạnh Tường, hiện cư ngụ tại ... đường Trần khắc Chân, quận 1, tp. HCM -- đã cùng khiếu nại Nxb Văn hóa- thông tin và Nxb Giáo dục'.   Ông Mạnh Tường cho rằng cả 2 nhà xuất bản này đã vi phạm Luật xuất bản.  Vậy thực hư câu chuyện ra sao?' 

" Trong đơn khiếu nại gủi ông Cục trưởng cục Bản quyền tác giả, ông Ngô trần Ái (giám đốc nxb Giáo dục) ông Mạnh Tường nêu rõ; 

" Trong tác phẩm HÀN MẶC TỬ VỀ TÁC GIẢ TÁC PHẨM, do ông Phan cự Đệ+ Nguyễn toàn Thắng tuyển chọn và giới thiệu. (nxb Giáo dục in xong và nộp lưu chiếu, tháng 7/2002. Số xb: 1749/ 123/01, số in: 4197) có trích nguyên 'chương 4: NỮ SĨ MAI ĐÌNH' (trong tác phẩm HÀN MẶC TỬ/ NHÀ THƠ SIÊU THOÁT của Thế Phong / nxb Đồng nai, 2002). 

Tuy vẫn đề tên Thế Phong trong tuyển chọn; nhưng ông Đệ và ông Thắng, cũng như nxb Giáo dục không xin phép trước khi in trọn chương 4 nệu trên.  Ông Mạnh Tường nói:

 " Hành vi này vi phạm Luật Xuất bản, tiếm đoạt trắng trợn tác phẩm người bị hại."

Đáng chú ý là, ngay sau khi biết được chuyện này; lúc ấy ông Mạnh Tường đã làm đơn khiếu nại, yêu cầu nxb Giáo dục thanh toán nhuận bút + sách tặng. 

 Sau một thời gian chờ đợi, ông Tường không nhận được hồi âm của nxb Giáo dục; mà, chỉ nhận được một cuốn 'Hàn Mặc Tử và tác gia + tác phẩm' do ông Nguyễn toàn Thắng gửi qua, từ bưu điện.  (không một lời phúc đáp + trả nhuận bút bản quyền); ông Mạnh Tường cũng tặc lưỡi cho qua luôn.

 Thế nhưng mới đây; ông Mạnh Tường lại phát hiện cuốn HÀN MẶC TỬ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM  lại được nxb Giáo dục tái bản lần thứ nhất .(Qđxb 949/  QLXB . Số Xb 189/240-03, in xong và nộp lưu chiếu, quý III/2003). 

Trong lần in này xnb Giáo dục tái phạm lỗi sơ đẳng nhất 'cũng không xin phép tác giả Mạnh Tường'

 Và đây là giọt nước tràn ly; ông Tường lại làm đơn kiện lần 2 như trên.  Như vây, nxb Giáo dục đã 2 lần vi phạm LXB, đối với một tác phẩm.  Được biết: sau khi nhận đơn khiếu nại lần 2, nxb Giáo dục đề nghị trả 167.000 Vnđ, tiên nhuận bút cho ông Tường; nhưng ông đã không chấp nhận giải pháp này. 

 Luật sư của ông Tường là ông Nguyễn đình Phùng, cho biết: 

" Sở dĩ có tình trạng như vậy; là do ông Tường đã chuẩn bị cho tái bản HÀN MẶC TỬ /NHÀ THƠ SIÊU THOÁT; nhưng nxb Giáo dục cho tái bản cuốn sách trên; đã trực tiếp gây phương hại đến công tác in ấn+ phát hành của ông Tường.  Nghĩa là, nếu ông Tường in sách ra; tất khó bán.  Điều này sẽ dẫn đến những thiệt hại  lớn thời kinh tế.  Đấy là chưa kể đến tổn hại về mặt tinh thần.    Không loại trừ khả băng ông Tường sẽ khởi kiện vụ việc này. Ông Mạnh Tường có lẽ là cá nhân duy nhất khiếu nại nxb Giáo dục; còn trường hợp như ông là khá nhiều."  (...) 

Mới đây 1, 2 năm , cuốn sách kia lại tái bản lần thứ 3; in tại một nhà in ở Đà nẵng.  Có gọi điện thoại cho nxb Giáo dục ở Hànội, cô trưởng phòng trả lời:

"- 1 trong 2 soạn giả;  giáo sư Phan cự Đệ đã qua đời.
- ông Nguyễn toàn Thắng hiện đang làm việc tại Học viện Nguyễn Ái Quốc.
- tiền vản quyền và sách; thì, ông Thắng đã nhận đủ, yêu cầu liên hệ thẳng với ông Nguyễn toàn Thắng. "

vậy là; áp dụng kiểu 'đánh bùng sang ao' -- bây giờ nhiều nxb được coi như cái ao lớn; có rất nhiều bùn để đổ vấy. -- riêng nxb Giáo dục thì việc 'đánh bùn sang ao' chẳng bao giờ cạn.

Tôi bèn đọc lại điều 17 Luật Xb/ 7/7/1993:

" Việc xuất bản, tái bản, nhân bản những văn kiện: tài liệu ,sách giáo khoa, giáo trình, đĩa âm thanh, băng hình của tác giả; tổ chức nào phải được tác giả, tổ chức đó đồng ý ." 

thật tình, tôi không biết luật XB này có còn hiệu lực không; hoặc, đã được Quốc hội thay thế bằng luật Xuất bản mới ?  

Thôi thì cứ 'xí bùm bum( từ của Lý văn Sâm dùng, ám chỉ  'bỏ đi, Tám'); thì, cứ coi không hay, không biết, không thấy, không cần phải nói chuyện tiếp với ông Nguyễn TOÀN THẮNG  nữa cho 'mất thì giờ' -- như cô trưởng phòng đại diện nxb Giáo dục đề nghị. 

  Ấy là, nói vế HÀN MẶC TỬ VỀ TÁC GIÀ VÀ TÁC PHẨM (tái bản lần thứ 3) của 2 ông Phạn CỰ ĐỆ + Nguyễn TOÀN THẮNG sưu soạn; giá 150.000 Vnđ/ cuốn;-- hiện , tôi bắt gặp bày trên kệ sách Nhà sách Thăng Long, tại tp. HCM. 

 Ngẫm lại bút danh ĐƯỜNG BÁ BỔN  trên 2 cuốn sách 'có số phận' thật. ( bởi, Đường BÁ BỔN, nếu nói lái kiểu người Nam bộ; thì 'tên họ Đường này có tới BỐN BẢ (bà) lận' .?  Còn nói theo kiểu 'coi tử vi'; cái tên họ ĐƯỜNG phải cưới vợ, ở tuổi trên 30; thì mới'chắc cứu là 1 vợ mà thôi' --; riêng tôi rất ghét bói toán, tử vi; tôi coi khoa này là con cháu ' quỷ Phi- tôn'.(lời Kinh thánh đấy!)

Nhớ lại, một lần nói chuyện với học giả (thứ thiệt, chứ không phải 'học giả-giả) Nguyễn hiến Lê; lúc này ông ta ở 12/ C Kỳ Đồng, Saigon 3  - ông hỏi tôi,

 " ... tại sao anh lấy bút hiệu ĐƯỜNG BÁ BỔN'?"

 ấy là, vào thời kỳ báo chí Saigon đang ồn ào về chuyện ĐƯỜNG BÁ BỔN (tên này họ Đường, đích thị  là' lai  Ba Tàu )  viết điểm sách trên tạp chí Văn hoá Á châu, lên án Hoàng Trọng Miên 'đạo văn' -- lúc đầu Nguyễn mạnh Côn bênh vực hết mình, sau mất chức chủ bút nguyệt san Văn hữu; lại đảo chiều 'xin lỗi Đường bá Bổn, và thừa nhận Hoàng trọng Miên đạo sách Nguyễn đổng Chi là có thật'). 

tôi trả lời ông Nguyễn hiến Lê, 

"  anh cùng ông Nguyễn hữu Văn ( bút hiệu Giản Chi) là đồng tác giả một bộ sách khảo luận  triết + văn Trung hoa; bộ sách này được giải văn chương Tổng thống VNCH- - vậy anh không còn nhớ, trong sử Trung hoa, có một tay  tên ĐƯỜNG BÁ HỔ (tự DẤN, một bàn tay có 6 NGÓN) giống hệt ĐƯỜNG BÁ BỔN (tự BỐN (bà)'; tên này cũng có 6 NGÓN TAY ở bàn tay phải; như Tạ Tỵ viết trong sách ' Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay' sao? 

  Thế rồi, ông Lê cười cười, lảng sang chuyện khác; hỏi tiếp về nhà văn tiền chiến Nguyễn đức Quỳnh (tức Hà Việt Phương/  tuần báo 'Đời mới') -- anh Lê có ý muốn 'nhờ tôi đưa anh lại thăm tay lãnh tụ nhóm Hàn Thuyên xưa kia, nay lãnh đạo 'Đàm trường viễn kiến'-- và, lý do nào khiến tôi phải viết 'Nhận diện vóc dáng Nguyễn đức Quỳnh' ( ấn bản đầu in rô-nê-ô không giấy phép vào tháng 5/ 1963) ; mà báo chí Saigon từng lên tiếng; 'chỉ in 100 bản mà làm náo loạn dư luận,  ai ai gặp nhau cũng hỏi mượn cuốn này náo loạn cả lên' ( Phan Nghị/  nhật báo MỚI)


trái qua: thi sĩ quách tấn -- vương hồng sển -- nguyễn hiến lê [1912- 1984 ] --  x.... 
   (ảnh: hoangkimlong.wordpress.com)  

nguyễn đức  quỳnh [ hưng yên 1945-   06/06/1974 saigon]
chủ soái nhóm Hàn Thuyên ( tiền chiến) + Đàm trường viễn kiến ( Saigon / VNCH) 
được tôn vinh như;" ngôi sao bắc đầu' trong  lịch sử văn chương VN"  ( báo Người Việt /USA)
    (tư liệu ảnh: TP)



 Tôi trả lời ông Nguyễn hiến Lê, 'anh và anh Nguyễn đức Quỳnh khác hẳn nhau về lập trường tả phái + viết lách; anh gặp anh  ấy chẳng có lợi gì đâu?'   

. Ông Nguyễn hiến Lê gật đầu, chuyển sang chuyện khác, 

"  anh là người biên soạn cuốn MUỐN HIỂU CHÍNH TRỊ được ông  Hà Việt Phương đề tựa; vậy có lần nào anh được nghe ông Quỳnh kể chuyện 'gặp gỡ chủ tịch nước VNDCCH chưa'?"

 Tôi lắc đầu, thầm nghĩ trong đầu, 'vậy là ông Lê đã đọc bài trên tạp chí TRI TÂN ( số 205/  tháng 9- 1945)-- và bắt tay trước khi về, có nói,

 " anh là nhà văn học đúng nghĩa; thì, không nên gặp một nhà văn hóa tả phái như ông Quỳnh; nếu anh vẫn muốn gặp ; thì, tôi sẽ hẹn, ngày giờ đưa anh đến gặp ông ta." 


 Và, sau  ngày giải phóng 1975; chỉ mới hơn 1 tháng đây thôi -- đài Truyền thanh + Truyền hình Đồng nai mời tôi + giáo sư Trần hữu Tá lên đài (có Bùi quang Huy, giám đốc nxb Đồng nai tham dự) -- ở buổi trả lời phát sóng vế' nhà văn Bình Nguyên Lộc'.

 Ở dọc đường về, giáo sư Trần hữu Tá cũng hỏi tôi, " tại sao lấy bút danh THẾ PHONG, rồi  ĐƯỜNG BÁ BỔN ". 

 bèn trả lời,

 " Đường BÁ BỔN  kiểu người Nam bộ nói , là 'có một tên họ Đường . một bàn tay 6 NGÓN, tên BÁ BỔN,nói lái làBỐN BẢ (bà)'.  Nhưng Thế Phong hay Đường Bá Bổn; anh ta đến bây giờ, trên dưới 5 chục năm ' chỉ có một BẢ (bà) mà thôi'-- thưa giáo sư Trần hữu Tá: 'ý Chúa được nên', bởi tôi là tín hữu TIN LÀNH."  []

* trước khi in thành sách, những bài viết về HÀN MẶC TỬ/ NHÀ THƠ SIÊU THOÁT, đăng trên tạp chí 'Văn hóa Á châu', ký bút danh ĐƯỜNG BÁ BỔN

    đường bá bổn

    http://newvietart.com/index371.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét