Giáo sư Trần ngọc Ninh ra mắt 3 cuốn sách dạy tiếng Việt cho trẻ em [ở Mỹ]
Quốc Dũng/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) – “Phải làm gì để tuổi trẻ hải ngoại thấy ham thích cái học về nguồn mà không phải bận tâm lo học chữ Việt?” Giải đáp mối trăn trở này, giáo sư Trần ngọc Ninh mới xuất bản ba quyển sách, “Dạy Ðọc Dạy Viết Tiếng Việt,” “Ngữ Vựng Tiếng Việt Ðầu Tiên Cho Tuổi 5 Năm-15 Năm,” và “Ngữ Pháp Việt Nam.” Buổi ra mắt sách tổ chức tại Viện Việt Học, Westminster, hôm Chủ Nhật, 14 Tháng Năm.
Giáo sư Trần ngọc Ninh nói: “Tôi gửi lại cho tuổi trẻ Việt Nam ở khắp năm châu.”
trần ngọc ninh [1922- ]
"... tháng 8/1977, giáo sư Trần ngọc Ninh vượt biên ... vài ngày sau đến đảo Pulau Besan, Malaysia... Mùa hè 2008, tôi có dịp đến thăm thầy[Trần ngọc Ninh] và tặng ông, sách TỪ BÀN VIẾT hOUSTON. Ông tặng[lại] tôi 3 cuốn sách của ông, cuốn 'CƠ CẤU VIỆT NGỮ'... Tôi nhìn mái tóc thầy đã bạc như tuyết -- đến thăm thầy, [bữa ấy] có nhà báo Đỗ quý Toàn+ vợ tôi, Quỳnh Giao. .."
(trích từ 'Thầy tôi giáo sư Trần ngọc Ninh/ VIỆT NGUYỄN')-- (nhật báo 'Người Việt').
Trong phần giới thiệu ba tác phẩm, giáo sư Ðàm trung Phán, tiến sĩ ngữ học, đã ca ngợi công phu tự nghiên cứu về ngữ học của giáo sư Trần ngọc Ninh, người đã giảng dạy nhiều năm tại Ðại Học Y Khoa Sài Gòn. Ông Trần ngọc Ninh đã thấu hiểu lý thuyết cơ cấu luận trong ngữ học, đặc biệt về lý thuyết của Noan Chomsky, người chủ trương rằng con người bẩm sinh đã khả năng dùng tiếng nói, hơn các sinh vật khác, đã khai phá khảo hướng mới trong ngữ học trong thế kỷ 20.Ông thố lộ:
“Người Việt Nam phải biết đọc, biết viết tiếng Việt Nam để có thể trở về với gốc nguồn trong sáng của dân tộc Việt Nam, hòa mình vào cái đại ngã của dân tộc và hy vọng rằng để lại được một dấu vết nhỏ nhoi trong lòng người. Và hơn nữa, nếu có thể, trong dòng lịch sử Việt Nam.”
Với những hiểu biết mới đó, Giáo Sư Trần ngọc Ninh nói:
“Tôi nghĩ rằng những phương pháp giáo dục cũ, trong đó có cả phép đánh vần và học mặt chữ Việt ngữ, phải được đánh giá lại theo những hiểu biết đương thời về tâm lý trẻ con và về đường lối sư phạm.”
“Tôi nghĩ rằng những phương pháp giáo dục cũ, trong đó có cả phép đánh vần và học mặt chữ Việt ngữ, phải được đánh giá lại theo những hiểu biết đương thời về tâm lý trẻ con và về đường lối sư phạm.”
Theo ông, cuốn “Dạy Ðọc Dạy Viết Tiếng Việt” là để bãi bỏ phương pháp “đánh vần” cổ hủ, không còn nước nào dùng ngoài nước ta, và thay thế bằng một phương pháp mới, theo khoa học hiện đại.
“Cuốn ‘Ngữ Pháp Việt Nam,’ ông cho biết, viết cho tuổi trẻ và không giới hạn, tức là các cháu ở đại học cũng có điều để học được.
“Công việc nghiên cứu của tôi là một đóng góp nhỏ, qua một ngữ thuộc dòng Thái Nam Á, vào sự xây dựng một ngữ pháp hoàn vũ phong phú và đầy đủ hơn....” -- ông nói.
“Công việc nghiên cứu của tôi là một đóng góp nhỏ, qua một ngữ thuộc dòng Thái Nam Á, vào sự xây dựng một ngữ pháp hoàn vũ phong phú và đầy đủ hơn....” -- ông nói.
“Cuốn ‘Ngữ Vựng Tiếng Việt Ðầu Tiên Cho Tuổi 5 Năm-15 Năm’ có thêm tiếng Anh và tiếng Pháp nhưng chỉ để gợi ý mà không phải là dịch hay giải. Người học tiếng thì lúc đầu phải thấy nghĩa và thu nhận ngữ pháp như đứa trẻ sơ sinh tập nói khi được gần một tuổi,” -- ông cho hay.
“Cuốn ngữ vựng đầu tiên này là một cuốn sách sư phạm đầu tiên trên thế giới được viết ra bằng Việt Ngữ, để trình bày và áp dụng những phát kiến mới nhất về tâm lý trẻ con và những khám phá cuối cùng của ngữ lý họ,” --ông nhấn mạnh.
Giáo Sư Nguyễn- phúc Bửu Tập, cư dân Garden Grove, ca ngợi:
“Tôi hết sức cảm động vì giáo sư Trần ngọc Ninh đã 95 tuổi và đang bệnh nhưng vẫn dốc một lòng với công trình nghiên cứu này, để tân tiến hóa nền giáo dục tiểu, trung học ở nước ngoài cũng như trong nước.”
“Tôi hết sức cảm động vì giáo sư Trần ngọc Ninh đã 95 tuổi và đang bệnh nhưng vẫn dốc một lòng với công trình nghiên cứu này, để tân tiến hóa nền giáo dục tiểu, trung học ở nước ngoài cũng như trong nước.”
Từng theo học y khoa tại Hà Nội, sang Pháp tiếp tục học và đỗ [đậu] thạc sĩ y khoa tại Pháp; năm 1961 về nước, Giáo sư Trần ngọc Ninh đã mở nhiều bộ môn mới trong học trình đại học y khoa như môn giải phẫu tiểu nhi. Ngoài ra ông còn dạy Văn hóa và Văn minh đại cương tại Viện Ðại Học Vạn Hạnh và viết sách về Phật giáo. Ông đã giữ chức tổng trưởng Văn hóa Xã hội, đặc trách giáo dục, trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa . (1966-1967).
Năm 1978, ông cùng gia đình vượt biên sang tị nạn tại Hoa Kỳ. Ngoài việc hành nghề y sĩ, ông vẫn tiếp tục khảo cứu về văn hóa. Năm 2000, ông tham gia ban cố vấn Viện Việt Học, và từ 2003 đến 2008, ông làm viện trưởng.
Giáo sư Trần ngọc Ninh cho biết,
“Bản thảo các cuốn sách đã hoàn thành vào cuối năm 2015, nhưng tôi đột nhiên ngã bệnh nặng, phải ngưng. May nhờ giáo sư Ðàm trung Pháp nhận lời làm công việc duyệt sách và sửa chữa những sai lầm chi tiết trong sách.”
“Bản thảo các cuốn sách đã hoàn thành vào cuối năm 2015, nhưng tôi đột nhiên ngã bệnh nặng, phải ngưng. May nhờ giáo sư Ðàm trung Pháp nhận lời làm công việc duyệt sách và sửa chữa những sai lầm chi tiết trong sách.”
Việc xuất bản ba cuốn sách được hoàn tất nhờ các bác sĩ cựu sinh viên trường Y Khoa Ðại Học Sài Gòn trong các khóa từ 1969 đến 1976.
Bác Sĩ Hoàng kim Huy, cư dân Westminster, nhận xét:
“Sách của thầy tốt cho cả nền văn hóa Việt Nam, cần có trong tủ sách gia đình để truyền lại cho con cháu ngôn ngữ của dân tộc. Anh em chúng tôi chung tay giúp thầy in sách, và khi sách in ra thì tiếp tay với Cơ Sở Xuất Bản Viện Việt Học bằng cách mua lại để phổ biến.”
“Sách của thầy tốt cho cả nền văn hóa Việt Nam, cần có trong tủ sách gia đình để truyền lại cho con cháu ngôn ngữ của dân tộc. Anh em chúng tôi chung tay giúp thầy in sách, và khi sách in ra thì tiếp tay với Cơ Sở Xuất Bản Viện Việt Học bằng cách mua lại để phổ biến.”
Các bác sĩ Nguyễn bích Ðào, Nguyễn việt Cường, Nguyễn tấn Lộc đã góp phần kêu gọi đồng môn khắp nơi chung vốn in ba cuốn sách bìa cứng này. Tổng số chi phí khoảng $50,000, sách hiện được bán tại Viện Việt Học từng cuốn, hoặc ba quyển, $98.
Anh Nguyễn văn Quyền, cư dân Santa Ana, tới dự buổi ra mắt sách, vì:
“Tôi chỉ mới sang Mỹ định cư hồi Tháng Giêng năm nay, nhưng sợ con tôi, một cháu lớp Một, một cháu lớp Bốn, mất gốc nên đến đây để tìm mua sách của giáo sư. Tôi muốn dù sống ở xứ người nhưng con tôi vẫn cần phải biết tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ.”
“Tôi chỉ mới sang Mỹ định cư hồi Tháng Giêng năm nay, nhưng sợ con tôi, một cháu lớp Một, một cháu lớp Bốn, mất gốc nên đến đây để tìm mua sách của giáo sư. Tôi muốn dù sống ở xứ người nhưng con tôi vẫn cần phải biết tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ.”
Bà Trần- thị Vĩnh Tường, cư dân Westminster, mắt ngấn lệ nói:
“Nếu tôi không đến thì lỡ dịp của lịch sử, sợ không còn dịp để tham dự được, bởi vì thầy năm nay đã 95 tuổi và sức khỏe đã suy giảm ít nhiều. Uy tín của thầy, kiến thức của thầy là điều mà tôi nghĩ mỗi người chúng ta cần học hỏi.”
“Nếu tôi không đến thì lỡ dịp của lịch sử, sợ không còn dịp để tham dự được, bởi vì thầy năm nay đã 95 tuổi và sức khỏe đã suy giảm ít nhiều. Uy tín của thầy, kiến thức của thầy là điều mà tôi nghĩ mỗi người chúng ta cần học hỏi.”
Trong số người tham dự có rất nhiều môn sinh cũ của giáo sư Trần ngọc Ninh tại Ðại Học Y Khoa Sài Gòn từ xa bay về, như Bác Sĩ Ðặng phú Ân, Montreal, Canada; bác sĩ Trần xuân Ninh[tự 'Ninh con'(khác với thầy là 'Ninh lớn' rất giỏi về mổ xương ở VN trước 1975), Chicago, Illinois; bác sĩ Nguyễn đức Tuệ, Houston, Texas,…
Giáo sư Trần ngọc Ninh đã đóng góp cho ngôn ngữ Việt Nam từ hơn 70 năm, kể lại:
“Suốt từ khi thầy tôi, giáo sư Hoàng xuân Hãn, làm quyển 'Danh Từ Khoa Học Việt Nam', thì tôi ở trường thuốc mới ra, nhưng cũng nghĩ rằng mình là học trò của thầy nên phải giúp thầy trong việc soạn những danh từ y học.”
“Suốt từ khi thầy tôi, giáo sư Hoàng xuân Hãn, làm quyển 'Danh Từ Khoa Học Việt Nam', thì tôi ở trường thuốc mới ra, nhưng cũng nghĩ rằng mình là học trò của thầy nên phải giúp thầy trong việc soạn những danh từ y học.”
Về sau ông còn tham dự soạn thảo danh từ y khoa trong Ủy Ban Soạn Thảo Danh Từ Chuyên Môn; mà giáo sư Lê văn Thới, khoa trưởng Ðại Học Khoa Học làm chủ tịch.
“Những nguyên tắc của ủy ban rất hợp lý; chúng tôi làm việc không phải để ủng hộ chính quyền nào, mà để cho toàn dân Việt Nam. Nhưng tiếc rằng hơn 20 năm trời cuối cùng bị những người khác cầm quyền đã chôn sống các công trình đó, cùng với nhiều báo chí và sách vở khác của Việt Nam Cộng Hòa...”-- ông kể thêm. []
nhật báo Người Việt
—————-------------------------------------------
- liên lạc tác giả: truong.dung@nguoi-viet.com
------------------------------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét