ký ức tháng tư
ban mai
ban mai
Quy Nhơn, những ngày cuối tháng 3-1975.
Trường Nữ Trung Học Ngô Chi Lan, lớp 6, nghịch như quỷ sứ. Biển Quy Nhơn những ngày sau Tết se lạnh. Con bé nào cũng chanh chua, đáo để. Áo dài trắng lần đầu tiên mặc trong đời cứ xăn trên đầu gối để ra biển nhảy sóng, trò chơi của trẻ con vùng biển. Ngôi trường nằm đối diện bờ biển, cạnh thư viện thành phố. Hàng chè, kem, ổi, cóc, xoài hai bên bờ biển món khoái khẩu của tụi con gái. Nhỏ nào cũng có biệt danh: Trâm “điệu”, Mai “mít ướt”, Huệ “chà và”, Lan “nhí”, Đào “búp bê”, Thúy “công chúa”… Tôi còn nhớ mùa xuân năm đó, sóng biển thật to, ùn lên những bờ cát dốc thẳng, tụi tôi thích trượt trên những bờ cát và chạy dọc bờ biển đuổi bắt những con còng gió bé tí teo.
Huệ “chà và” nghịch như con trai – ba nó là người Ấn có sạp vải ở đường Gia Long, khu người Hoa sinh sống – tôi sợ nhất trò chơi lén cột áo dài hai đứa với nhau của nó. Có một lần tôi khóc như mưa vì nó làm rách áo tôi, bứt tung cả cúc áo. Sợ tôi giận, hôm sau nó làm lành bằng cách mua một mớ me non còn xẹp lép đem mắm ruốc lên chấm, cả lớp được một bữa nhâm nhi.
Cả tuần nay, lớp tôi bỗng trầm hẳn. Giờ Kim văn, tổ 1 chúng tôi thuyết trình tác phẩm “Nhà mẹ Lê” của Thạch Lam không đứa nào thèm phát biểu. Nhỏ Trâm “điệu” không còn lén ghi bậy trên giấy rồi dán trên áo bạn phía trước để tụi nó chí choé cãi nhau rồi đổ lỗi lung tung. Sáng nay, nó bồn chồn, mắt nó sưng mọng đỏ hoe. Tụi tôi biết ba nó – sĩ quan sư đoàn 22 – mất tích mấy hôm nay. Lan “nhí” – ba thiếu tá phi công – nghỉ học từ hôm qua. Lớp càng ngày càng vắng teo, lác đác chỉ còn vài đứa. Chiến sự căng thẳng đang len lỏi trong từng mái nhà…
Cả tuần nay, lớp tôi bỗng trầm hẳn. Giờ Kim văn, tổ 1 chúng tôi thuyết trình tác phẩm “Nhà mẹ Lê” của Thạch Lam không đứa nào thèm phát biểu. Nhỏ Trâm “điệu” không còn lén ghi bậy trên giấy rồi dán trên áo bạn phía trước để tụi nó chí choé cãi nhau rồi đổ lỗi lung tung. Sáng nay, nó bồn chồn, mắt nó sưng mọng đỏ hoe. Tụi tôi biết ba nó – sĩ quan sư đoàn 22 – mất tích mấy hôm nay. Lan “nhí” – ba thiếu tá phi công – nghỉ học từ hôm qua. Lớp càng ngày càng vắng teo, lác đác chỉ còn vài đứa. Chiến sự căng thẳng đang len lỏi trong từng mái nhà…
Sáng 28-03-1975.
Ba tuyên bố: Các con chuẩn bị nghỉ học đi “dã ngoại” vào Sài Gòn.
Chị em chúng tôi háo hức cho một chuyến đi xa. Mẹ gói ghém đồ đạc cho các con, mỗi đứa một túi vải đeo vai gồm vài bộ quần áo, một ít thức ăn sẵn và một quyển sổ nhỏ ghi địa chỉ, lý lịch gia đình. Ba tôi là người phòng xa và làm việc rất khoa học, mọi việc trong nhà ba lên kế hoạch rồi quyết định.
Chị em chúng tôi háo hức cho một chuyến đi xa. Mẹ gói ghém đồ đạc cho các con, mỗi đứa một túi vải đeo vai gồm vài bộ quần áo, một ít thức ăn sẵn và một quyển sổ nhỏ ghi địa chỉ, lý lịch gia đình. Ba tôi là người phòng xa và làm việc rất khoa học, mọi việc trong nhà ba lên kế hoạch rồi quyết định.
Chị Vân hỏi: Sao giống đi chạy giặc vào Nha Trang năm 72 vậy ba?
Tôi thích thú, nhớ lại “mùa hè đỏ lửa” năm 72, ba chở cả nhà chạy vào Nha Trang, ở tại trường Võ Tánh. Buổi tối các anh chị hướng đạo sinh tập chúng tôi ca hát. Và tôi rất thích những buổi trưa nắng nóng, lũ trẻ chúng tôi lang thang hái đầy hoa tigôn mọc phía sau trường. Con bé vô tư, tung tăng trên những đụn cát mọc đầy hoa dại.
Tôi thích thú, nhớ lại “mùa hè đỏ lửa” năm 72, ba chở cả nhà chạy vào Nha Trang, ở tại trường Võ Tánh. Buổi tối các anh chị hướng đạo sinh tập chúng tôi ca hát. Và tôi rất thích những buổi trưa nắng nóng, lũ trẻ chúng tôi lang thang hái đầy hoa tigôn mọc phía sau trường. Con bé vô tư, tung tăng trên những đụn cát mọc đầy hoa dại.
Sáng 29-03-1975, cả nhà thức dậy rất sớm, mẹ nấu sẵn cơm nắm, luộc trứng gà, giã đậu phộng đem theo. Ba ở lại gói gém đồ đạc để gởi, đồ của bác Phó biện lý toà án tầng trên, đồ của chú Luật sư Sinh tầng dưới, và ngổn ngang đồ đạc của gia đình tôi.
Tôi níu tay ba, sao không đi luôn ba, ba chỉ im lặng dẫn cả nhà đến nhà con Tuyết “hí” – xe khách Tiến Thành – trên đường Võ Tánh, họ đã đợi sẵn. Trời còn tối mù, khoảng 3 – 4 giờ sáng gì đó, nhưng sao đường phố nhộn nhịp khác thường, nhà hai bên đường đèn bật sáng, họ cũng đang sửa soạn khăn gói ra đi. Cả thành phố phải bỏ chạy? Tại sao? Con bé vừa tròn 11 tuổi cảm nhận có một điều gì đó hệ trọng. Tiếng súng ì ầm từ xa vọng về thành phố ngày một rõ hơn, dồn dập hơn. Mẹ với tay ba: “Em vào Nha Trang đợi anh ở nhà sư cô Minh Liễu – gần Tháp Bà, chiều anh đi liền nghen, kẻo không kịp”. Ba chỉ ậm ừ, dặn dò chúng tôi phải ngoan nghe lời mẹ. Chiếc xe lăn bánh, nhìn mẹ lo âu, lòng tôi thấp thỏm. Ba đứng trên đường nhìn chiếc xe xa khuất.
Tôi níu tay ba, sao không đi luôn ba, ba chỉ im lặng dẫn cả nhà đến nhà con Tuyết “hí” – xe khách Tiến Thành – trên đường Võ Tánh, họ đã đợi sẵn. Trời còn tối mù, khoảng 3 – 4 giờ sáng gì đó, nhưng sao đường phố nhộn nhịp khác thường, nhà hai bên đường đèn bật sáng, họ cũng đang sửa soạn khăn gói ra đi. Cả thành phố phải bỏ chạy? Tại sao? Con bé vừa tròn 11 tuổi cảm nhận có một điều gì đó hệ trọng. Tiếng súng ì ầm từ xa vọng về thành phố ngày một rõ hơn, dồn dập hơn. Mẹ với tay ba: “Em vào Nha Trang đợi anh ở nhà sư cô Minh Liễu – gần Tháp Bà, chiều anh đi liền nghen, kẻo không kịp”. Ba chỉ ậm ừ, dặn dò chúng tôi phải ngoan nghe lời mẹ. Chiếc xe lăn bánh, nhìn mẹ lo âu, lòng tôi thấp thỏm. Ba đứng trên đường nhìn chiếc xe xa khuất.
Nha Trang, tối 01-4-1975.
Mẹ khóc, sao giờ ba chưa vô, Quy Nhơn đã thất thủ rồi.
Ngoài sân nhà sư cô Minh Liễu, ngổn ngang người di tản. Đèn ở đây sao mờ dữ vậy, tôi không thấy cái gì rõ cả. Đã ba ngày rồi gia đình tôi ở lại chờ đợi ba, lẽ ra giờ này chúng tôi đang ở Sài Gòn với anh hai tôi, ba sẽ đưa chị em tôi đến Thảo Cầm Viên như đã hứa.
Nửa đêm, ba ùa vào như cơn lốc, nồng mùi biển cả, ba không đi đường bộ. Ba nói với mẹ: “Bắn nhau tử thủ – căn cứ sư đoàn bộ binh 22 đóng ở Quy Nhơn – dân di tản chạy đường bộ chết như rạ, anh theo ghe đi đường biển. Không thể ở đây được nữa, có lẽ vĩ tuyến 17 sẽ được chia ở đường biên Cam Ranh, phải chạy thoát ra khỏi Nha Trang ngay – họ đang tiến công như vũ bão. Không còn kịp nữa.” Ba lo lắng, chị Vinh – đang học Đại học Sư phạm Huế có kịp bay vào Sài Gòn như ba đã dặn, anh Hai ở Sài Gòn có kịp ra đón chị, ” Tụi nó có chờ cả nhà vào, hay lại nghe tụi bạn đi trước, thất lạc hết.” Mẹ nói “Có lẽ cậu Tám sẽ giữ tụi nó.” Tôi nhớ ông Tám – Giáo sư dạy Lý-Hoá trường Lasan Taberd, người cao to nghiêm nghị.
Nửa đêm, ba ùa vào như cơn lốc, nồng mùi biển cả, ba không đi đường bộ. Ba nói với mẹ: “Bắn nhau tử thủ – căn cứ sư đoàn bộ binh 22 đóng ở Quy Nhơn – dân di tản chạy đường bộ chết như rạ, anh theo ghe đi đường biển. Không thể ở đây được nữa, có lẽ vĩ tuyến 17 sẽ được chia ở đường biên Cam Ranh, phải chạy thoát ra khỏi Nha Trang ngay – họ đang tiến công như vũ bão. Không còn kịp nữa.” Ba lo lắng, chị Vinh – đang học Đại học Sư phạm Huế có kịp bay vào Sài Gòn như ba đã dặn, anh Hai ở Sài Gòn có kịp ra đón chị, ” Tụi nó có chờ cả nhà vào, hay lại nghe tụi bạn đi trước, thất lạc hết.” Mẹ nói “Có lẽ cậu Tám sẽ giữ tụi nó.” Tôi nhớ ông Tám – Giáo sư dạy Lý-Hoá trường Lasan Taberd, người cao to nghiêm nghị.
Tôi không biết bằng cách nào ba lo cho cả nhà theo một chiếc xe Balua vào Sài Gòn; đến Cam Ranh bắn nhau dữ quá, chúng tôi mắc kẹt giữa hai lằn đạn. Ba kiếm đâu ra một căn nhà bỏ hoang trên đường gần kho gạo, cả nhà vào tá túc. Gạo sấy đem theo đã hết. Chúng tôi sắp đói. Cả một đại gia đình. Lớn nhất chị Vân 16 tuổi, út Thơ 4 tuổi. Ba nói tôi và chị Vân theo ba. Đường phố vắng ngắt. Chúng tôi đến một cửa hàng nhưng không có ai cả. Tôi lấy thịt hộp của Mỹ, chị Vân khiêng thùng bánh quy của Đại Hàn. Ba đi đâu đó trở về với bịch gạo. Chúng tôi ở đó vài ngày, rồi súng nổ dữ dội, ba nói trong thị xã không an toàn phải chạy ra ngoại ô thôi. Buổi chiều hôm đó, tôi thấy các anh lính Cộng Hoà gương mặt thất thần, mặt bê bết máu, cởi bỏ quân phục vứt đầy đường, tôi thấy họ cũng còn rất trẻ như anh Hai tôi. Tôi biết họ đang đau khổ, họ muốn về với gia đình. Tôi chợt lo lắng anh ba Nghiêm con cô năm cũng đi lính, anh năm Khoa con bác bảy cũng đi lính, bây giờ các anh đang trôi dạt nơi nào – chắc là cô tôi, bác tôi cũng đang mỏi mắt chờ mong. Chị em chúng tôi chết sững khi một người lính gõ cửa xin quần áo, tôi luýnh quýnh lôi đồ của ba đưa cho anh ta. Chị Vân tấm tức khóc: “Lính Cộng Hoà đào ngũ hết rồi, mình sẽ ra sao?” Tôi nhìn chị linh cảm có điều chẳng lành.
Cam Ranh, quốc lộ 1 cây số 13.
Cả nhà dắt díu nhau chạy bộ ra ngoại ô, buổi sáng xanh ngắt, súng nổ đầy trời. Nắng Miền Trung chói loà. Tôi khát nước, cháy nắng. Dân di tản chạy đầy hai bên đường. Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang đều mắc kẹt ở chiến tuyến Cam Ranh.
Ba cõng bé Thơ, dúi tôi ngã nháo nhào dưới cống vệ đường – bom nổ, bom đang rơi. Phi cơ của mình sao lại ném bom vậy ba, chết mình sao ba. Tôi thấy bom bi rải đầy trời, hai ba phi cơ đang lượn trước mặt. Ba nói quân Miền Nam chặt cầu cho quân Miền Bắc không tiến sang. Tiếng súng bắn máy bay xối xả từ trong những vườn xoài bắn trả. Chúng tôi lạc vào chiến tuyến. Tôi chạy trên những xác người. Tôi chạy trong những gào thét. Những người lính Miền Bắc đang hành quân chạy song song cùng tôi. Tôi thấy họ cũng còn rất trẻ, cũng giống anh mình. Họ cũng vừa chạy vừa hét những người dân di tản nằm xuống tránh đạn.
Ba đếm từng đứa con, ba là ông tướng xung trận che chở, điều khiển từng bước chân các con. Tiếng ba thét, Tiến nằm xuống, chạy qua bên kia bờ, Vân lùi lại kéo em. Hai bên đường dân di tản bồng xách chạy hỗn loạn. Tôi chạy và chạy, đầu óc tôi trống rỗng. Tiếng rít đinh tai của đường đạn, tiếng nổ buốt óc của bom rơi. Khói lửa cháy ngập trời. Một sự hoảng loạn man rợ quanh tôi. Trời ơi! Tôi rợn cả người – những bước chân non tơ của chị em chúng tôi ngập đầy máu. Máu của dân tộc tôi, máu của đất nước tôi, máu của người dân nước Việt chảy dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau dọc theo đường quốc lộ – một sáng tháng tư.
Thật kỳ lạ, ơn trời – cả nhà tôi may mắn thoát qua vòng chiến tuyến mà không hề hấn gì, mẹ nói chắc ông bà ngoại phù hộ.
Đêm đến, chúng tôi vào trú một chòi canh ven đường.
Và ở đó bao lâu tôi không nhớ. Chị em tôi ngã bệnh, những cơn sốt nắng và những chấn thương. May thay, mẹ tôi là y tá, bà đã quá quen việc chăm sóc người bệnh. Ba lại lặn lội vào thị xã Cam Ranh, trở về với một bao gạo nhỏ trên chiếc xe đạp lọc cọc của ai. Gương mặt ba hốc hác, ba thoát chết, khi những núi gạo đỗ ập xuống người dân di tản. Ba chỉ bị thương nhẹ. Sáng, mẹ nấu một nồi cháo trắng, không muối, không đường, không có gì cả. Một rổ củ mì nhổ ở bên chòi. Chúng tôi đi nhổ củ lang, củ dền. Mẹ nói chị Vân ra con suối sau chòi xem có đu đủ hái về cho mẹ. Chị em tôi chạy theo chị. Con suối trong veo, hai bên um tùm hoa dại tím ngát. Có cả sim sim, dủ dẻ, có cả chuối già hương nữa, nhưng còn non quá. Chị la không cho hái. Bươm bướm nhiều ơi là nhiều. Chúng tôi cười vang chạy theo những con chuồn chuồn kim, dọc bờ suối, nô đùa vô tư. Tôi nói giống đi picnic quá chị Vân há, chị cười gượng nhìn tôi rớm nước mắt.
Và ở đó bao lâu tôi không nhớ. Chị em tôi ngã bệnh, những cơn sốt nắng và những chấn thương. May thay, mẹ tôi là y tá, bà đã quá quen việc chăm sóc người bệnh. Ba lại lặn lội vào thị xã Cam Ranh, trở về với một bao gạo nhỏ trên chiếc xe đạp lọc cọc của ai. Gương mặt ba hốc hác, ba thoát chết, khi những núi gạo đỗ ập xuống người dân di tản. Ba chỉ bị thương nhẹ. Sáng, mẹ nấu một nồi cháo trắng, không muối, không đường, không có gì cả. Một rổ củ mì nhổ ở bên chòi. Chúng tôi đi nhổ củ lang, củ dền. Mẹ nói chị Vân ra con suối sau chòi xem có đu đủ hái về cho mẹ. Chị em tôi chạy theo chị. Con suối trong veo, hai bên um tùm hoa dại tím ngát. Có cả sim sim, dủ dẻ, có cả chuối già hương nữa, nhưng còn non quá. Chị la không cho hái. Bươm bướm nhiều ơi là nhiều. Chúng tôi cười vang chạy theo những con chuồn chuồn kim, dọc bờ suối, nô đùa vô tư. Tôi nói giống đi picnic quá chị Vân há, chị cười gượng nhìn tôi rớm nước mắt.
Đu đủ xanh mẹ xắt tưa nhỏ, ngâm nước vo gạo làm trộn cho chúng tôi ăn. Hạt đu đủ non trắng lóng lánh dưới nắng trưa như ngọc trai. Cơm trắng không muối, không nước mắm. Bé Thơ khóc, cu Tiến khóc – đòi uống sữa. Vàng, nữ trang mẹ đem theo không mua được sữa, tiền đã hết theo mấy chuyến xe. Mặt mẹ bơ phờ, mắt ba đăm chiêu.
Sáng hôm sau, ba cặm cụi đi đâu từ sớm, lúc trở về với chiếc xe đạp cà tàng chạy kêu long tong, ốc vít rơ hết, lủng lẳng hai túi đu đủ vàng ươm. Ba nói, Thúy lên ba chở. Lần đầu tiên trong chuyến “dã ngoại” ba âu yếm gọi tôi. Chiếc xe nhảy cà tưng cà tưng trên đường, tôi hỏi đi đâu ba. Ba nói đi chợ làng quê cho biết. Tôi thắc mắc nhưng không dám hỏi. Trên mép cỏ con đường quốc lộ lúp xúp vài ba quán tranh, người ta ngồi bệt trên cỏ bày hàng dưới đất, nói là chợ cho oai chứ khoảng dăm người bán. Ba dựng xe bên lề, lúng túng trãi tờ báo Tia Sáng xuống vạt cỏ, bày đu đủ ra. Rồi ba nói, ngồi đây bán nghen con. Bây giờ tôi mới hiểu.
Nắng tháng tư oi nồng, chiếu rát cả mặt, ba lấy tờ báo che đầu tôi. Bóng ba đứng trùm lên bóng tôi. Ngồi lâu ơi là lâu, mặt tôi bắt đầu bỏng rát. Nắng Cam Ranh chói chang, đổ lửa. Mồ hôi tôi túa đầm đìa. Ba cúi xuống lau mồ hôi trên mặt tôi đỏ ửng, ba luôn miệng vỗ về – nắng quá hả con. Tôi thấy thương ba quá, tôi muốn khóc. Một người đàn bà nhà quê, gương mặt phúc hậu hỏi tôi – dân tản cư hả, ở đâu vậy con. Tôi nói con ở Quy Nhơn. Đu đủ này giá bao nhiêu con. Tôi ngơ ngác, dạ con không biết. Ba tôi đỡ lời, chúng tôi muốn đổi lấy một ít nước mắm, muối và sữa. Người đàn bà cỡ trạc ba tôi, dẫn tôi đến một góc quán nhỏ, nói đứng đó chờ. Bà đem ra lon sữa ông Thọ và một chai nước mắm. Tôi mừng rỡ, vòng tay cảm ơn bà rồi chạy đến bên ba. Chiếc xe nhảy cà tưng cà tưng trên đường về, ngoái lại tôi còn nhìn thấy người đàn bà nhà quê nhìn theo đầy ái ngại. Trời ơi, ba kiêu hãnh của tôi, phó Thanh tra Ty XX … bước một bước có xe đưa đón, đi công tác có trực thăng bốc đi.
Những ngày cuối tháng 4.
Không có xe vào Sài Gòn, Quy Nhơn thì thất thủ, biết làm sao bây giờ. Giữa đồng không, nhà trống. Đi bộ vào Sài Gòn đi ba, chị em tôi nói – anh Hai và chị Vinh đang trông ngóng. Cả nhà thất thểu đi trên đường quốc lộ, lương khô mẹ đã chuẩn bị, cơm nắm, nước uống trong bi đông cho mấy ngày đường. Một chiếc xe ben chở gỗ đi ngang, ba chặn lối. Cả nhà vắt vẻo quá giang được một đoạn đường.
Phan Rang.
Buổi chiều trên xứ lạ buồn thê lương. Tiếng gào của ai đó như xé nát hồn tôi. Chị em tôi thu mình ngồi nhìn mặt trời lặn trên cánh đồng xơ xác, bóng tối đang bắt đầu ập đến. Những bóng người di tản nhập nhoà đang đi trên đường. Trời chạng vạng, một người đàn bà tiều tuỵ, bơ phờ lê bước kiếm ai trên đường vắng, bà không nhìn thấy ai, bà luôn miệng gọi Cu tí, cu tí núp mô rứa con, ra đi. Me đây. Cu tí, cu tí núp mô rứa con, ra đi. Me đây. Giọng Huế của bà khản đặc, vô hồn, nói như là không nói, đi như là không đi. Tôi ngồi nhìn theo người đàn bà điên nước mắt trào dâng.
Đêm, giữa cánh đồng tối đen đầy bất trắc, thỉnh thoảng từ xa vẳng lại những tiếng nổ ì ầm, khuấy động không gian yên tĩnh, như nhắc nhở chúng tôi về cuộc chiến vẫn đang rình rập xung quanh. Ánh sáng duy nhất mà tôi nhìn thấy là lũ đom đóm bay lập loè trong đêm. Chúng đang múa những vũ điệu nghê thường. Và lũ muỗi khoái trá bỗng bất ngờ chộp được miếng mồi ngon – chị em tôi.
Ước gì, giờ này gia đình tôi đang quây quần bên mâm cơm trong ngôi nhà thân yêu, ngát nồng mùi hương biển. Ước gì, giờ này chị em tôi đang ngồi trong căn phòng ngập tràn ánh sáng, học bài cho ngày mai đến lớp. Ước gì! Ước gì!
Tại sao đêm nay chị em tôi phải ngồi bên vệ đường ướt đẫm sương đêm, đói khát như kẻ hành khất? Thức ăn của chúng tôi những ngày qua chỉ là những củ khoai mỡ, khoai mì đào vội trên cánh đồng, ven những nương rẫy của người nông dân.
Tại sao đêm nay chị em tôi phải ngồi bên vệ đường ướt đẫm sương đêm, đói khát như kẻ hành khất? Thức ăn của chúng tôi những ngày qua chỉ là những củ khoai mỡ, khoai mì đào vội trên cánh đồng, ven những nương rẫy của người nông dân.
Tại sao gia đình tôi và những người dân Miền Trung hớt hơ hớt hải, bỏ nhà bỏ cửa, bỏ cả sự nghiệp cuống cuồng chạy xuôi về Nam lánh nạn. Tại sao và tại sao?
Trời ơi! Phan Rí, Phan Thiết, Bình Thuận nắng, khô, nóng, khát.
Tôi khát nước, tôi thèm có nước. Chúng tôi sẽ chết vì không có nước. Tôi không biết mình đang ở đâu, nhưng tôi biết gần Sài Gòn lắm rồi, lũ trẻ chúng tôi đã quá mệt mỏi, chỉ chờ nghỉ ngơi. Mẹ chắt từng hạt nước trong một đầm lầy nhỏ mà tôi thấy có đầy phân bò, tôi háo hức hớp và nôn. Tôi khóc, con muốn uống nước. Mẹ tôi cố nén dỗ dành con.
Đêm chúng tôi nằm trên thảm cỏ, bầu trời nhiều sao quá. Gió mát lạnh, những lá cọ ve vuốt chúng tôi, mẹ nói: “Vùng này dân đói khổ lắm, nghề của họ là đan chiếu, chằm nón, ở đây quanh năm thiếu nước. Đồng ruộng khô cằn, đói kém liên miên. Dân Chàm ở đây rất nhiều. Da họ đen cháy.” Giọng mẹ trầm ấm ru chị em tôi vào giấc ngủ.
Đêm, hàng đêm ngủ trên cánh đồng ven đường quốc lộ, tôi luôn giật mình, run rẩy vì tiếng xe tăng hành quân chạy rần rần rung chuyển mặt đất. Những sợi dây xích sắt nghiến trên đường nhựa nghe ghê người. Những lá cờ xa lạ được gắn trên xe tôi thấy lần đầu – nửa đỏ, nửa xanh chính giữa là ngôi sao vàng năm cánh. Những người lính Miền Bắc lá nguỵ trang đầy mình bước đi rầm rập trên đường.
Đêm, hàng đêm ngủ trên cánh đồng ven đường quốc lộ, tôi luôn giật mình, run rẩy vì tiếng xe tăng hành quân chạy rần rần rung chuyển mặt đất. Những sợi dây xích sắt nghiến trên đường nhựa nghe ghê người. Những lá cờ xa lạ được gắn trên xe tôi thấy lần đầu – nửa đỏ, nửa xanh chính giữa là ngôi sao vàng năm cánh. Những người lính Miền Bắc lá nguỵ trang đầy mình bước đi rầm rập trên đường.
Có những đêm họ nghỉ gần chúng tôi. Tôi nghe tiếng người nói lao xao, tiếng kèn Ácmônica trong đêm khuya vẳng lại.
Giữa đêm vắng, ba mẹ bồn chồn, thao thức, đứng ngồi không yên.
Vô tình, nhịp tiến của gia đình tôi lại trùng với nhịp tiến công vào Sài Gòn của họ. Ba chạy đôn chạy đáo trên đường tìm xe, mong cho bước chân mình nhanh hơn, nhanh hơn. Ba rất giỏi, cuối cùng ba cũng thương lượng được một chiếc xe Ba lua trên đường đi giá nào cũng trả, mẹ đỗ hết vòng vàng, nữ trang. Chỉ một ước muốn duy nhất – cả nhà nhanh chóng, an toàn đến Sài Gòn.
Vô tình, nhịp tiến của gia đình tôi lại trùng với nhịp tiến công vào Sài Gòn của họ. Ba chạy đôn chạy đáo trên đường tìm xe, mong cho bước chân mình nhanh hơn, nhanh hơn. Ba rất giỏi, cuối cùng ba cũng thương lượng được một chiếc xe Ba lua trên đường đi giá nào cũng trả, mẹ đỗ hết vòng vàng, nữ trang. Chỉ một ước muốn duy nhất – cả nhà nhanh chóng, an toàn đến Sài Gòn.
Sài Gòn 30-4-1975.
Sài Gòn! Sài Gòn! Lũ trẻ chúng tôi náo nức vì biết rằng mình sắp nghỉ ngơi sau một chuyến hành trình kinh hoàng và khổ ải. Sài Gòn! Sài Gòn! Niềm mong ngóng của ba mẹ, nơi nương náu an toàn cùng bạn bè trong thủ phủ Miền Nam. Gia đình tôi sắp chạm đến bến bờ hy vọng.
Xe Ba lua mở banh cửa sau, gió lồng mát rợi, chỉ có một sợi dây xích sắt khổng lồ vắt ngang, ba và mẹ ngồi ở hai đầu canh chúng tôi ngả nghiêng ngủ. Tôi choàng dậy, khi tiếng người nói, tiếng loa phóng thanh, tiếng xe cộ dày đặc, kẹt xe trên cầu Sài Gòn. Quân Miền Bắc đã vào sáng nay, chiếc xe cũng vừa vào đúng lúc. Hai bên đường người dân đông nghẹt, họ đón ai vậy, điều gì đã xảy ra? Thật trớ trêu, khi bước chân rong ruổi của gia đình tôi vừa chạm đến bến bờ hy vọng cũng là lúc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Niềm tin tưởng được chở che trong thủ phủ Miền Nam đã vỡ nát.
Ba chết lặng trên xe, ngồi im không nói một lời.
Mẹ sợ hãi, bật khóc nức nở ngày Miền Nam sụp đỗ.
Chị em chúng tôi ngơ ngác nhìn bầu trời Sài Gòn ngày 30/4.
Một thời đại khác đã đến.
Việt Nam, tháng tư 2008.
Đến bây giờ, tôi vẫn không tin chuyến hành trình từ Quy Nhơn đến Sài Gòn gần 700 km – chúng tôi phải mất 1 tháng 2 ngày – phải vượt qua bao chiến tuyến, phải vượt qua bao hiểm nguy mà vẫn nguyên vẹn. Trong cuộc chiến đẫm máu này, có bao gia đình Việt Nam may mắn như chúng tôi? Có bao gia đình Việt Nam phải mãi mãi nằm xuống? Có bao gia đình Việt Nam phải mãi mãi phân ly?
Đất nước tôi! Đất nước tôi! Đất nước tôi!
Ba mươi ba năm đã trôi qua, chuyến hành trình ngày xưa của ba giờ đã kết thúc, nhưng chuyến hành trình của tôi vẫn còn phía trước.
Tình ca
Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi
Mẹ hiền ru những câu xa vời
À à ơi! Tiếng ru muôn đời
Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi…(1)
Lâu lắm rồi, tình cờ nghe lại bài hát xưa, lòng tôi buồn quay quắt. Giai điệu cũ, gợi trong tôi bao kỷ niệm của một thời thơ ấu. Bài hát làm tôi nhớ những đêm giao thừa của thuở còn để tóc bum bê, nhảy lò cò trước sân cùng tụi bạn hàng xóm.
Những ngày cận Tết, cả nhà dọn dẹp, lau chùi, đánh bóng lư đồng để đón khách và đón anh hai, chị tư tôi đi học xa trở về. Tôi nhớ, tôi hãy còn nhỏ lắm, tôi và em kề được mẹ sai lau các cửa kính rồi rửa bộ tách trà mời khách. Mẹ dặn kỹ bộ trà Nhật dễ bể, mấy đứa nhẹ tay thôi. Vậy mà cũng không xong. Tôi cũng không hiểu vì sao bình trà vỡ toang. Con em mặt xanh lét, sợ mẹ la, nó đỗ thừa cho tôi. Tôi đứng chết trân nhìn con em run như cầy sấy. Mẹ xót của la một trận tơi bời vì tính cẩu thả, tôi giận nó khóc vùi đêm đưa ông Táo về trời.
Áp Tết, chị em tôi xúm ra ngoài ngõ ngồi châu đầu bên nồi bánh tét để nghe anh hai kể chuyện ma. Đêm khuya trời lập xuân se lạnh, đứa nào cũng run lập cập. Nhìn cả dãy phố nhà nào cũng giống nhà tôi. Dọc con đường bập bùng ánh lửa thơm mùi nếp chín, nhấp nhô đầu người. Trẻ con lăng xăng chạy qua chạy lại. Mấy ông bà lão ngồi trên vỉa hè nhai trầu, nói chuyện râm ran.
Năm nào cũng vậy, ba mua một nhành mai lớn cắm giữa phòng khách, chị em tôi xúm xít treo thiệp chúc xuân, anh tôi giăng những vòng đèn nhấp nháy. Mẹ tôi thích chưng hoa cúc đại đóa, hoa hướng dương. Chị tôi lại thích hồng nhung. Còn tôi cũng để một chậu chân chim bé xíu trên bàn học. Bàn thờ Phật phải là hoa sen trắng, bàn thờ ông bà là hoa huệ. Nhà tôi tràn ngập các loài hoa đủ màu.
Chiều ba mươi Tết, sau khi dọn dẹp nhà cửa, chị em tôi tắm gội tẩy trần. Bé út như mèo sợ nước cũng khoái chí ngâm mình trong làn nước ấm. Nồi nước tắm thơm mùi lá chanh, lá bưởi chị tôi mua sẵn ngoài chợ lúc chiều. Như một nghi lễ, ai cũng muốn thân thể mình trong sạch đón năm mới. Những đêm giao thừa, chúng tôi chen lấn trên cái giường đôi khá lớn xem ti vi, chờ giờ khắc thiêng liêng. Ba mẹ chuẩn bị bàn thờ cúng rước ông bà và mâm ngũ quả cúng giữa nhà, cả cái giếng ở góc sân ba cũng bày một mâm cúng hà bá. Mùi nhang trầm lan tỏa khắp nhà. Tôi hỏi ông hà bá mà cũng biết ăn hở ba. Ba la, nói tùm bậy, con nít không nên vô lễ với trên trước. Tôi không hiểu tại sao lại như vậy.
Anh hai tôi có trọng trách đốt pháo, mấy chị em chạy theo anh lên sân thượng, nhìn anh treo những phong pháo nối dài. Tí tửng vỗ tay, sau đó tranh nhau chạy xuống cầu thang, nép mình bên nhau hồi hộp chờ tiếng pháo nổ. Những tràng pháo nổ giòn vang nối tiếp từ nhà này sang nhà khác, mang niềm hân hoan đến cho mọi người. Thỉnh thoảng những cái pháo tống to tổ bố nổ đùng đùng, ù cả tai. Khói pháo mù mịt tràn ngập thành phố. Cu út bao giờ cũng lăng quăng chạy mò xác pháo, tìm xem có cái pháo đẹt nào chưa nổ để nó châm ngòi. Những cái pháo đẹt ấy, chỉ xịt ra một chút lửa, cu cậu đã thích chí la toáng lên rồi. Trong cái se lạnh của năm mới, lòng ai cũng lâng lâng một niềm vui khó tả. Tôi thích dậy sớm sáng mồng một để mặc đồ mới, sắp hàng chờ mẹ lì xì và chờ những lời chúc Tết của ba. “Năm mới thêm một tuổi các con phải ngoan, học giỏi.” Ba tôi luôn giữ nếp nhà. Nhưng nếp nhà của ba, liệu sẽ ra sao khi đàn con khôn lớn, khi xã hội đổi thay?
Tôi còn nhớ, mồng một Tết mẹ thường căn dặn chị em tôi không được chạy qua hàng xóm xông đất, người ta cữ. Có chuyện gì cả năm họ đổ thừa. Xác pháo đỏ thắm tung đầy sân, mẹ cũng chờ xong ba ngày Tết, chúng tôi mới được quét dọn. Sáng sớm mồng một, cả nhà đi chùa lễ Phật, hái lộc đầu xuân, xin xăm, rồi đi chúc tết ông bà.
Tôi còn giữ tấm hình cả nhà chụp chung Tết năm 75 như một báu vật. Ba mẹ tôi đứng giữa mỉm cười hạnh phúc, đàn con xếp lớp đứng theo thứ tự toét miệng cười tươi. Tấm hình đó giữ hộ cho chúng tôi tất cả sự yên lành của một thời niên thiếu.
Rồi thời đại thay đổi. Hoàn cảnh gia đình tôi cũng đổi thay.
Tôi nhớ những năm đầu hòa bình, cuộc sống gia đình tôi chừng như đảo ngược. Ba mẹ tất tả ngược xuôi. Tôi không hiểu gì cả. Ba “không được lưu dụng.” Cũng như cậu, dượng cũng “không được lưu dụng,” dù họ tài hoa. Cậu, dượng về quê cày cuốc kiếm sống. Thơ phú, hội họa gác trên chái nhà. Đêm đêm làm bạn với chiếc radio nghe lén thời sự nước ngoài. Riêng ba tôi vẫn ở lại thành phố, ông nỗ lực tự làm việc theo cách riêng của mình. Những công việc trước đây ba không hề nghĩ đến. Tôi vẫn nhớ tiếng cửa sắt ken két lúc nữa đêm ba lách mình ra khỏi nhà lên rừng mua song mây hay làm thủy lợi, trồng rừng… cho dù mưa hay nắng, cho dù trời lạnh như cắt da. Ba nói ba khổ cực chỉ mong các con học thành người, sau này không ai ăn hiếp. Ba dạy chúng tôi làm người không được sống quỳ. Tôi biết chị em tôi đã may mắn lắm. Mấy đứa bạn tôi, tan tác khắp nơi. Có đứa bỏ học nữa chừng theo nhà đi kinh tế mới, dù ba nó đi cải tạo chưa về. Có đứa thi đậu đại học mấy lần, mà lần nào cũng không được đi học vì lý lịch “quá đen.” Trong lớp, nhìn qua nhìn lại tự dưng thấy thưa dần, tụi nó biến mất trong im lặng.
Đã hết rồi những tiếng cười trong như pha lê của lũ bạn tôi vang vang trên bờ biển vắng. Đã hết rồi những ước mơ ngông cuồng làm nhà du hành vũ trụ, nhà bác học tài ba.
Con người như mầm cây luôn cần không khí và ánh sáng, tự dưng bị chụp kín bốn bề. Mầm cây muốn sống phải vươn ra ngoài ánh sáng cho dù bị bầm dập đau đớn hay bị đứt gãy nữa chừng. Đó là quy luật của cuộc sống không gì ngăn cản được
Sau này tôi mới hiểu vì sao trong giai đoạn đó, ba luôn luôn nói thích ăn cơm cháy.
Nhà đông con, cơm trộn mì vẫn không đủ bữa ăn. Ba luôn nhường nhịn cho con mình ăn trước, và cứ nói ba thích ăn cơm cháy. Mỗi lần nghĩ lại tôi muốn ứa nước mắt. Trước đây ba tôi có bao giờ thích cơm cháy đâu. Nhà có người làm, nhưng mẹ vẫn thích tự lo cơm nước tươm tất cho ba. Tôi nhớ, nhà ưa đãi tiệc, ba thường dẫn đi ăn tiệm cuối tuần. Chưa bao giờ chúng tôi tưởng tượng có ngày phải ăn cơm trộn khoai mì.
Xưa kia, mẹ làm y tá. Ở nhà mở tiệm thuốc Tây bán theo toa bác sĩ. Bây giờ phải lén lút bán thuốc chữa bệnh như đi ăn trộm, sợ công an đến hỏi thăm bất ngờ.
Ba bực bõ nhất quyết không chịu thua. Ba tìm cách mở quầy bán sách cho mẹ trông và cũng có sách cho con mình đọc. Tôi nhớ sách thời đó, toàn là sách của Liên xô gáy cứng giấy trắng in đẹp. Không hiểu tại sao, được vài năm nhà tôi bị kiểm kê không cho bán sách nữa.
Tôi thích đọc Bông Hồng Vàng của Pautôpxki, Cánh Buồm Trắng của Aimatôp, Chiến tranh và Hòa bình của L. Tônxtôi… còn sách của Việt Nam, Hà Nội in giấy vàng xỉn, đen thui, toàn là Chị Út Tịch, anh hùng Nguyễn Văn Trỗi… tụi tôi đọc chán ngắt. Tôi cứ tiếc tủ sách Tuổi Hoa tôi thường đọc ngày trước nào là hoa xanh, hoa đỏ, hoa tím, tạp chí Thiếu Nhi của Nhật Tiến, Ngàn Thông của Duyên Anh, với những hình vẽ của họa sĩ Vi Vi mà cả thảy chúng tôi đều yêu thích…rồi truyện tranh Tin Tin, Phan Tân – Sỹ Phú, Lữ Hân – Phi Lục, Lucky Luke, Astérix – Obélix, truyện dịch, tủ sách Tự lực văn đoàn, tủ sách học làm người của Nguyễn Hiến Lê… những quyển sách lý thú một thời tôi say mê, không hiểu sao nhà nước lại tịch thu.
Tôi nhớ những đêm khuya ba ngồi canh chị em tôi học thi, mẹ đem cho chúng tôi từng ly sữa. Nhiều hôm học mệt lười biếng tôi ngủ. Bỗng thức giấc khi thấy ba bỏ mùng, hay đập tôi dậy vì ngủ gục.
Nếp nhà của ba mẹ, chị em tôi luôn cố gìn giữ. Cho dù mỗi người một cuộc đời thăng trầm với nhiều chí hướng.
Ngôi nhà ngày xưa nay không còn nữa, nó đã thuộc về một người chủ khác. Ba tôi cũng đã mất rồi. Nhưng những kỷ niệm của gia đình tôi trong mái nhà xưa mãi là điều thiêng liêng mà chị em tôi vẫn luôn gìn giữ. Tận trong sâu thẳm chúng tôi biết ngôi nhà cũ mãi mãi toả sáng, nó luôn trở về trong giấc mơ tôi.
Tôi nhớ những cánh mai vàng nở sớm, rung chậm rãi trong không gian hiu hắt của đêm, những cánh mai nhỏ xinh xắn vẫn còn vàng lịm trong trí nhớ tuổi thơ tôi.
Tôi nhớ căn nhà bên rẻo biển của mình, những đêm khuya gió thổi rào rạt, hương muối mặn nồng. Tôi nghe rõ tiếng sóng vỗ vào bờ cát, như tiếng ru êm của mẹ vỗ vễ giấc khuya. Tôi nhớ tiếng ghe thuyền đánh cá, tiếng í ới của các ngư dân ra khơi sớm và cả tiếng con thằn lằn tặc lưỡi trên bức vách đầu đêm.
Nhớ ơi là nhớ cầu thang ba làm ngoài trời để đón gió biển, tôi thường ngồi lặng hàng giờ để ngắm mặt trời lên hay ngắm mặt biển dát vàng những đêm trăng sáng.
Có ai trong cuộc đời không một lần ao ước trở về thời bé dại:
Cho tôi lại ngày nào
Trăng lên bằng ngọn cau
Me tôi ngồi khâu áo
Bên cây đèn dầu hao
Cha tôi ngồi xem báo
Phố xá vắng hiu hiu…(2)
Nhưng những ao ước trở về của chúng tôi vượt qua giấc mơ tuổi nhỏ, vượt qua nỗi ham muốn trở về với quá khứ tuổi hoa niên, chỉ giản dị là ước muốn trở về với một xã hội đạo đức, lương thiện, nồng ấm tình người.
Cuộc sống, tôi biết, là những vòng quay, rồi có lúc con người cũng trở về nơi chốn cũ. Có những sự trở về thật tình cờ trong tâm tưởng, bất chợt từ một giai điệu bài hát, một hình ảnh thân quen hay một mùi vị gợi nhớ… giúp ý thức những mất mát của thời đã qua. Cũng có sự trở về như những chuyến hành hương để được tắm trong nỗi buồn vui được mất của kiếp người cùng màu da, ngôn ngữ.
Nhưng, cũng có sự trở về đầy khó khăn, trăn trở trong ước muốn thầm lặng mà quay quắt, cùng nhau xây lại ngôi nhà mà cha ông đã gây dựng. Dù biết chắc con đường phía trước vẫn còn nhiều chông gai, con người vẫn muốn trở về.
Về, để không bội ước.
Về để ước mơ trên chính quê hương mình.
Biết đâu nguồn cội
Tàu đêm đến ga Sài Gòn vào lúc rạng sáng, thành phố vẫn chưa thức. Không gian thật yên tĩnh. Nhưng lòng tôi không yên tĩnh. Có một điều gì đó đang trào dâng trong tôi. Có phải tôi đang đi tìm bản thể của chính tôi. Tôi gọi điện cho Hương báo tin mình đã đến. Taxi dừng trước khách sạn. Cánh cửa cuốn được kéo lên. Một thiếu phụ thanh mảnh, tóc ngắn, dáng trí thức, đang đứng dưới tiền sảnh chờ đợi. Tôi nghĩ, có lẽ là Hương. Hương chào tôi với câu hỏi giản dị: “Có phải Mai không?” Tôi nhìn Hương mỉm cười. Một cảm giác thân quen xâm chiếm lấy tôi như chúng tôi đã từng gặp ở đâu rồi. Hương đỡ va li và kéo tôi vào thang máy. – Mai đến sớm quá, chắc là Hương mất ngủ? – Không sao đâu, Hương thức lâu rồi, nằm đọc truyện không ngủ được. Múi giờ thay đổi nên mình chưa quen. “Vào đi Mai”. Hương mở cửa, kéo vali đến cạnh tủ. “Mai treo đồ trong tủ mình, rồi nghĩ một tí đi, chắc mệt phải không?”.
Căn phòng xinh, trang nhã với hai chiếc giường đôi khá lớn so với tôi và Hương. Bên cạnh khung cửa sổ bằng kính, choán hết một mặt phòng là một bộ bàn ghế bằng mây đan. Ngoài trời mưa đang rơi. Tôi vào phòng tắm ngâm mình trong nước ấm, xua tan những suy nghĩ cứ mải miết chao lượn trong trí óc mình. Tại sao mình lại đến đây? Hương và tôi hoàn toàn xa lạ. Nhưng tại sao cả hai đều mong muốn gặp nhau. Điều gì đã thôi thúc chúng tôi như vậy? Chúng tôi biết nhau cách đây không lâu, khi cả hai cùng có bài đăng trên một tạp chí. Đọc xong tạp chí, rất băn khoăn về nhiều vấn đề, tôi phản hồi trong một lá thư, mong muốn cùng đối thoại. Rồi cả hai hẹn gặp khi Hương về Việt Nam lo chổ ở cho mẹ. Mẹ Hương cuối đời muốn sống ở quê nhà. Coi thi xong tại Nha Trang, tôi ra Hà Nội dự một lớp tập huấn, chỉ có một ngày nghỉ ngơi. Tôi gọi điện cho Hương, ngày mai mình sẽ đến.
Giống như những khách sạn khác, phòng tắm cũng để sẵn những thứ cần dùng. Tôi giữ ý, không muốn thay đổi trật tự của Hương. Tôi dùng khăn tắm, dầu gội và sữa tắm đem theo của mình. Tôi không muốn chạm vào đồ của người khác. Đêm qua Hương mất ngủ, múi giờ thay đổi làm Hương cứ dật dờ. Hai hôm nay cứ nằm mơ đâu đâu. Lần này trở về, Hương phải xuống Vũng Tàu tìm người chăm sóc mẹ. Sài Gòn mùa này buổi sáng lạnh, trời xám, giống như Cali những ngày đầu tiên ra khỏi trại tị nạn và định cư vào cuối thu năm 75. Trời cũng như thế này. Nhưng Sài Gòn không có sương mù và gió từ sa mạc thổi ra như lửa táp. Tôi nói quê miền Trung của Mai cũng có gió Lào thổi như lửa táp. Đêm qua Hương lại nằm mơ thấy đang dọn dẹp nhà cho mẹ ở Cali, bao nhiêu thứ góp nhặt trong 30 năm, một đoạn đời, một cuộc đời di dân. Những dấu vết xóa đi không còn gì. Như mẹ chưa từng đến, làm những công việc nặng nhọc, nhìn con cái lớn lên ở xứ này. Đến một lúc nào mình cũng không còn có mặt, không còn dấu vết. Cuộc đời của những người di dân như diễn ra để làm nổi bật quá trình biến mất của một con người. Hương nghĩ, rồi sẽ tới phiên mình. Đã tới phiên mình. Tôi và Hương ngồi cách nhau một cái bàn, hướng mặt ra khung kính nhìn mưa vần vũ ngoài trời. Mưa thật to. Miền Bắc đang bão lớn. Miền Trung đang lũ lụt. Đất nước này nhỏ bé như một bàn tay, chỉ cần một sự biến động của thời tiết là cả ba miền đều chịu ảnh hưởng. Huống gì chiến tranh?
Sài Gòn mưa ào ạt, xối xả. Sài Gòn cái gì cũng nhanh, gọn đến chóng mặt, mưa cũng vậy. Chợt nắng, chợt mưa. Đến rồi đi bất ngờ, không dấu vết. Hương nói lần nào về cũng ở khách sạn này, quen với ông chủ rồi, nên khi đặt phòng người ta để dành phòng này. Căn phòng nhìn qua khoảng sân thượng nhỏ nhà trước mặt có vài chậu cây cảnh không người chăm sóc, mọc vu vơ, hoang dại. Khoảng sân buồn, cô độc như cuộc đời một con người thầm lặng không ai quan tâm. – Cuộc sống bên đó ra sao Hương? Tôi hỏi. Hai đứa im lặng ngồi đọc sách, hỏi chuyện bâng quơ. Và kể cho nhau nghe về cuộc đời mình. Tôi biết, Hương cũng như tôi đang lật từng trang sách nhưng không đọc được gì. Thỉnh thoảng, tôi nhìn Hương qua mái tóc của mình và Hương cũng đang nhìn tôi như vậy. Hương là người Việt Nam nhưng không còn là người Việt Nam nữa. Xa quê hương 30 năm, hơn nữa đời người. Ra đi khi còn thơ dại giờ đã là một thiếu phụ trầm tĩnh, chín chắn. Hương hiện đang giảng dạy tại một trường Đại học ở Cali, cuộc sống tương đối thành đạt đối với người xa xứ. Hương nói, tâm hồn mình ảnh hưởng nhiều nơi xứ sở mình cư ngụ. Quan niệm, tình cảm, phong cách sống không còn là người Việt nũa, chỉ còn lịch sử của chúng ta là chung. Tôi hiểu điều Hương muốn nói. Đã bao người trở về, và hầu như ai cũng luôn trăn trở về căn cước của mình. Có lần, một người bạn phương xa tâm sự: “Trở về”. Suốt bao nhiêu năm chỉ mong ước duy nhất điều này. Trở về đất Mẹ. Trở về với tất cả sung sướng xúc động trong lòng. Nhưng rồi, giống tất cả người Việt sống ngoài tổ quốc, mình bất ngờ khi chứng kiến mình không được đối xử như người Việt, không được xem là người Việt, mà là Việt Kiều! Giá gấp đôi, mọi thứ đối đãi phân biệt… Đây là nỗi đau lớn nhất. Hai chữ “Việt Kiều” chưa bao giờ hiện diện ở hải ngoại từ sau tháng 4/1975, đột ngột hiện ra ở trên chính quê nhà”. Về quê hương nhưng không được coi là người của quê hương, ở xứ người thì cũng không phải là dân của họ. Vậy mình là ai? Hương nói, Hương mệt mỏi lắm rồi khi phải suy nghĩ mình là ai. Mình biết rằng trên xứ Mỹ chắc chắn mình không phải là dân Mỹ, nhưng mình nghĩ mình như là dân Mỹ. Tôi hiểu điều Hương muốn vượt thoát, đó cũng là tâm trạng chung của những người di dân. Tôi nhớ đến hình tượng độc đáo “chiếc bào thai đôi” của nhà văn Linda Lê đã từng ám chỉ nỗi khổ của những người ly hương. Đó không những là nỗi khổ của sự chuyển di về thể xác mà còn là sự đổi thay về tâm lý, những tra vấn tinh thần. Hương nói: Thư Mai viết cho mình đầy băn khoăn, mình hiểu những điều Mai khao khát, vậy ước mơ của Mai là gì? Ước mơ của tôi là gì? Tôi cười buồn bã, đã có thời tôi khao khát vượt thoát và cống hiến. Nhưng giờ đây, tôi chỉ mơ ước làm một người bình thường, sống hết mình cho cuộc đời để đi trọn một kiếp người. Nghĩ là vậy, nhưng thâm tâm sao tôi vẫn luôn thấy lòng đau đớn và dường như trong tôi lúc nào cũng như đang trông đợi điều gì. – …Còn những giấc mơ thì sao? Mai thường thấy gì? Những giấc mơ của tôi, tôi luôn muốn giải mã những giấc mơ, nhưng bao giờ cũng vậy tôi không sao giải thích nổi. Tôi thường thấy mình lênh đênh trên mặt nước, sóng biển thật to vồ chụp lấy tôi. Có hôm lại mơ thấy mình ngồi trên một căn nhà bằng tre, bềnh bồng trên mặt nước. Tôi đang bồng một trẻ sơ sinh bụ bẫm, sáng ngời. Đứa bé trần truồng, run lạnh không một mảnh vải che thân. Nhưng lần nào cũng vậy, tôi chưa bao giờ nhìn thấy mặt. Chỉ là cảm giác. Lại có hôm mơ thấy đi tìm ba. Ngày xưa, ba dạy tôi làm người phải có chí khí. Thời đại nào cũng vậy, người ta đều trọng người có tri thức và nhân cách. Cùng lòng nhân ái và vị tha. Tôi đã nghe lời. Tôi luôn nghe lời. Nhưng cuộc đời có vậy đâu ba? Thời đại mà tôi đang sống có phải là thời đại của loài người? Thời đại gì mà tất cả mọi người đều phải sống bằng lý lịch. Tri thức và nhân cách là mặt hàng ế phẩm. Thời đại gì mà con người đều không có quyền nói, quyền suy nghĩ. Không có cả quyền được quyết định yêu thương. Tất cả đều đã được định sẵn. Tôi đi tìm ba, trong tiềm thức tôi biết tôi đang đi tìm thời đại của ba. Tôi lang thang, lang thang qua những con đường, hẹp, nhỏ. Mờ mờ, sương khói. Giống như một cuốn phim quay chậm, tôi thấy mình đang bay bãng lãng trên những bậc cấp dẫn xuống lòng đất, không khí u ám như dưới âm ti. Một cảm giác lạnh lẽo, rờn rợn và cô độc bao trùm lấy hồn tôi.Tôi bước vào một hầm mộ, ánh sáng yếu ớt của ánh trăng mờ, làm tôi không nhận ra ba. Ba đang nằm trên một phiến đá. Không một mảnh vải che thân. Người ba khô đét. Mà sao ai lại xích ba vào phiến đá. Thấy tôi, ba như muốn chồm dậy, nhưng phiến đá đã kiềm giữ ba. Trong tiềm thức mà tôi lại bật khóc. Hãy trả lời cho con, con đang sống ở thời đại nào vậy ba? Tôi đang bơi và chới với, nước cuộn xiết, cuộn xiết. Tôi đang bị cuốn vào dòng xoáy. Tôi ngộp thở, tôi không thở được nữa. Người ta nói ma và người hơn nhau ở hơi thở. Tôi không còn hơi thở, tôi đã là ma sao? tôi chuẩn bị biến thành hồn ma. Có phải, tôi đã là hồn ma? Đúng. Tôi có sống đâu, tôi chỉ mới tồn tại sinh vật. Hương rất hiểu, mọi việc không bao giờ như mình nghĩ. Chỉ mới hôm nào những sôi nổi muốn thay đổi đời sống chung quanh, bây giờ chỉ leo lét, chớp tắt. Không hy vọng, không trong mong. Dạo này Hương cũng nằm mơ lung tung. Thấy những thành phố lạ, bạn bè tụ họp, những người bạn đã tan tác. Và thấy đường phố Việt Nam, một thành phố nhỏ, ngập lụt nước. Hương đạp xe đèo chị ngồi sau, chạy đi tìm những con đường cũ. Lúc lại thấy dắt một bé gái trên ghi-đông, và chở theo một con chó nhỏ lông đen trắng. Nước càng lúc càng dâng cao, và không có cách gì tìm ra con đường cũ. Tôi nói, tụi mình sao hay nằm mơ, không biết sau này có còn mơ gì nữa không? … Buổi tối, tôi và Hương không muốn đi chơi, trời mưa tầm tã. Hai đứa nằm trong phòng. Hương thu mình ngồi bên khung cửa, tôi nằm trên giường úp mặt vào gối, nghe tiếng mưa đang rì rào ngoài trời đêm. Tôi biết Hương đang nhìn tôi trong ánh sáng mờ của bóng đèn ngủ. Cả hai đều cảm nhận nỗi buồn, cả hai đều đang nghe rõ tiếng động tích tắc của thời gian. Chúng tôi im lặng. Tôi và Hương đều đang chìm trong suy tuởng của riêng mình. Có phải, Hương đang tìm kiếm bóng hình Hương trên thân xác tôi. Và tôi đang tìm kiếm tâm hồn tôi qua ánh mắt Hương? Nếu như cách đây 30 năm, gia đình tôi không lỡ nhịp, thì hôm nay tôi cũng như Hương. Vững vàng và mạnh mẽ. Nhưng, liệu tôi sẽ sống ra sao, khi phải luôn day dứt với tâm trạng làm người Việt nơi đất khách quê người. Tôi và Hương đã từng có chung một tuổi thơ, có chung một nền giáo dục. Nhưng, giờ đây, đã khác, khác xưa lắm rồi. Khoảng cách 30 năm, một khoảng cách quá dài của cuộc đời một con người. Có phải đó là điều mà cả hai vừa cảm thấy thân thương vừa cảm thấy xa lạ. Hương nghĩ, Mai rất lành, cái lành của phụ nữ Việt Nam, cô ấy như một vệt sáng. Nếu như ngày xưa mình không đi, có lẽ cuộc đời mình cũng sẽ như Mai. Nhưng, nếu như mình ở lại, mình có sống nổi không trong bầu không khí nghẹt thở và thiếu tự do này. Liệu mình có đủ nhẫn nhục và chịu đựng như Mai trong một xã hội toàn trị đầy nghịch lý. Số phận con người thật kỳ lạ, nó có thể được định đoạt chỉ trong một tấc gang. Quá khứ – hiện tại – tương lai của một con người, của một dân tộc, tất cả đều có thể thay đổi, hoán chuyển trong một giờ khắc định mệnh. Đã 10h30, trễ giờ ra ga rồi Hương, tôi nói. Và chuẩn bị vali. Hương im lặng nhìn tôi. Tự dưng cả hai không nói được lời nào cho đến khi xuống dưới tiền sảnh. Chiếc taxi trờ đến. -Tội Mai quá đi, sáng ở trên tàu rồi tối cũng ở trên tàu, chịu nổi không. -Không sao đâu, mình lên tàu chỉ ngủ thôi mà. Cả hai đều muốn nói một điều gì nhưng lại nhìn nhau rồi im lặng. Tôi biết Hương muốn chạm vào người tôi, bàn tay Hương xoa nhẹ trên lưng tôi. Tôi quay mặt đi bước vào taxi, cố kiềm nén lòng mình. Tôi biết những khoảnh khắc này sẽ không bao giờ lập lại. – Hương vào đi, mưa ướt hết đó. Đến nơi mình sẽ nhắn tin. Bất chợt, tôi muốn chạm vào làn da Hương như một lời từ biệt, nhưng xe đã chạy. Tôi im lặng khóc lặng lẽ trên đường đến sân ga. Tôi cũng không hiểu vì sao mình lại khóc. Lần đầu tiên trong đời, tôi đi chuyến tàu đêm xuyên Việt – một mình – băng qua đất nước tôi với một tâm hồn nặng trĩu. Thân xác tôi đang băng băng cùng nhịp con tàu. Nhưng tôi biết còn một cái bóng khác của mình đang lưu lạc ở nơi xa. Tôi thầm tự hỏi, khi nào cái bóng ấy sẽ nhập cùng tôi trên một chuyến tàu? Đến khi nào những cái bóng của đất nước tôi mới có thể nhập vào với dân tộc tôi?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét