Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

hội thảo 20 năm văn học miền Nam 1954- 1975 / tường thuật: đặng phú phong -- nhật báo việt báo

HỘI THẢO 20 NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975
Đặng Phú Phong

(Phần Hội Thảo 20 Năm Văn Học Miền Nam 1975-1975 tại Hội Trường Nhật Báo Việt Báo, Westminster, vào ngày 7/12/14)


blank
Hình ảnh trong Hội Thảo Văn Học Miền Nam 1954-1975.

blank

(Hình ảnh trong 'Hội Thảo Văn Học Miền Nam 1954-1975.)

Buổi hội thảo được tiếp thục vào ngày 7/12/14 tại hội trường Việt Báo. Chủ tọa là hai nhà phê bình Nguyễn hưng Quốc và Hoàng ngọc Tuấn đến từ Úc . Diễn giả đầu tiên là nhà biên khào, lý luận văn học Đinh Từ Bích Thúy với chủ đề:
Trách Nhiệm của Người Trí Thức Trong Môi Trường Đa Nguyên của Miền Nam Trước 1975: Đọc (truyện Vừa) Khi Từ Thức Về Trần của Bình Nguyên Lộc”

Nhà biên khảo Đinh Từ Bích Thúy.

Tiểu sử:  Đinh Từ Bích Thúy là biên tập viên tạp chí văn chương mạng Da Màu, chuyên về lãnh vực phê bình, dịch thuật và biên khảo. Tốt nghiệp ngành Luật và cử nhân danh dự môn văn chương Anh/Pháp từ University of Virginia. Ngoài Da Màu, cũng từng cộng tác với Việt Báo, Hợp Lưu, Diacritics, Amerasia Journal, Manoa và Rain Taxi Review of Books.

Nhà biên khảo Đinh Từ Bích Thuý (ĐTBT) giải thích tại sao chọn đề tài thuyết trình truyện vừa “Khi Từ Thức Về Trần” của Bình-Nguyên Lộc trong 'Hội thảo Văn học Miền Nam': “Ông là một tác giả vừa đặc thù vừa tiêu biểu cho nền văn học miền Nam Việt Nam. Văn nghiệp ông phong phú, có thể nói rằng không gian văn chương của Bình-Nguyên Lộc rất rộng, rất đa nguyên, nó bao gồm lịch sử, văn hóa, và bản sắc dân tộc. Văn chương của ông quan tâm về nhận thức học (epistemology), vì nhận thức học đi liền với khái niệm về bản sắc và truyền thống văn hóa. Bài khảo cứu của ông về nguồn gốc địa danh thành phố Sàigòn cũng là một câu chuyện rất thú vị về lịch sử di dân và nền tảng văn hóa của người dân miền Nam. Cái tên Sàigòn có phải từ gốc tiếng Miên là Prây Kor (Rừng Bò), hoặc từ tiếng Tàu, trước được phiên âm là Thầy Gòn, Sài Gòng, Xì Cống hay Sài Côn? Văn chương của Bình-Nguyên Lộc có sự nối kết giữa các thời đại, nhưng cũng cho ta thấy những đặc điểm về phong tục, tâm lý, và ngôn ngữ của một chặng điểm nhất định trong lịch sử miền Nam.”

       Tiểu sử +văn nghiệp của Nhà văn Bình Nguyên Lộc được giới thiệu như sau (tóm lược): Tên thật là Tô văn Tuấn sanh ngày 7-3-1915 tại làng Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa, thuộc Đồng Bằng sông Đồng Nai, Nam Việt.  Từ năm 1919-1920 ông theo học chữ nho. Sau đó ông học trường Tiểu học ở Tân Uyên (1921-1927).  Năm 1929 ông học trường Trung học Pétrus Ký ở Sàigòn, và đậu bằng Thành Chung vào năm 1933. Rời trường Pétrus Ký ông thi vào ngạch thơ ký hành chánh.  Ban đầu ông phục vụ tại Kho Bạc Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, rồi sau đó thuyên chuyển xuống Kho Bạc Sàigòn, sau nầy được gọi là Tổng Ngân Khố.  Năm 1944, Bình-Nguyên Lộc viện lý do mắc bệnh thần kinh nên rời nghề công chức. Vào năm 1945 ông theo kháng chiến chống Pháp và tản cư về Thủ Dầu Một.
         Vào khoảng năm 1948, ông xuống Sàigòn và cư ngụ hẳn ở đó tới năm 1985, sinh sống về nghề viết văn, làm báo. Tháng 10 năm 1985 ông được xuất ngoại theo chương trình đoàn tụ gia đình.  Ông sang Mỹ định cư tại miền Bắc California, và từ trần ở đó ngày 7-3-1987 vì bệnh huyết áp cao.
         Từ năm 1956 Bình-Nguyên Lộc bắt đầu viết feuilleton có cốt truyện phiêu lưu, tình cảm, và ký bút hiệu Bình-Nguyên Lộc. Vào khoảng thời gian 1957-1958, ông cộng tác với các tạp chí Bách Khoa, Văn Hóa Ngày Nay (của Nhất Linh) và làm chủ nhiệm tuần báo Vui Sống năm 1959. Năm 1960-1963 ông phụ trách trang văn nghệ của báo Tiếng Chuông, rồi năm 1964-1965 làm chủ biên nhật báo Tin Sớm.
        Theo những dữ liệu đã thu thập được, Bình-Nguyên Lộc có khoảng 50 tiểu thuyết, 1000 truyện ngắn và bốn quyển sách nghiên cứu, trong đó quyển Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam là một công trình biên khảo cực kỳ công phu và đồ sộ, nhưng chỉ được in phần đầu. Tiểu thuyết Đò dọc, xuất bản năm 1959, được Giải thưởng Văn chương Toàn quốc.
Các truyện ngắn và tùy bút đặc sắc của ông nằm trong các tập truyện Nhốt gió (1950), Ký thác (1960), Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc (1966), Tình đất (1966), Thầm lặng (1967), Cuống rún chưa lìa (1969).

     ĐTBT  phân tích truyện “Khi Từ Thức Về Trần”: “ ...là một truyện cô đọng hóa những đề tài lớn của Bình-Nguyên Lộc, hình như đã tiên đoán được những gì sẽ xảy ra cho người miền Nam sau biến cố 75. Tại sao nhân vật trong truyền thuyết lại có tên là Từ Thức? Có phải vì ông từ chối sự thức tỉnh? Và thế nào là thức? Thế nào là “không tỉnh”? “Không tỉnh” có phải là ngủ mê? Như vậy truyện Từ Thức có liên hệ đến truyện Trang Tử nằm mơ thấy bướm? Cả hai Từ Thức và Trang Tử đều đánh dấu hỏi, “Tôi là ai”?”
     Sau khi đưa ra những dẫn chứng thật chặt chẽ bà cho rằng : “Bình Nguyên Lộc đề cao khuynh hướng giao lưu văn hóa. Khuynh hướng này phát xuất từ lịch sử di dân của nguồn tộc Việt cùng ảnh hưởng bị ngoại bang đô hộ. Song song với khuynh hướng này là tinh thần sáng tạo của nhà văn trong cách tổng hợp và hiện đại hóa các ảnh hưởng văn chương trong và ngoài Việt Nam. Truyện “Khi Từ Thức Về Trần” lấy điển tích Từ Thức làm phông chính, nhưng trong cái phông này là cả một kho tàng văn học nhân loại mà kinh nghiệm của tác giả.”
     Khi Từ Thức Về Trần” là truyện anh tài xế lái tắc xi gặp nạn trong lúc chở khách trong xe, lúc tỉnh ra thì mới biết thật ra anh trước đây là một thương gia gia giàu có tên Ngô Văn Sở, một hôm đi chơi ở Đà Lạt, đã trượt chân rơi xuống thác, rồi đập đầu vào vách đá và sau đó bị mất trí nhớ (mà Bình Nguyên Lộc gọi là chứng bệnh kiện vong (amnesia)). Khi Sở leo lên bờ thì thấy có bộ quần áo có kèm lý lịch của một người tên Nguyễn Văn Phi, giai cấp thợ thuyền, thì tưởng đó là lý lịch của mình, rồi từ đó đã dùng lý lịch của người này để sinh sống, sau đó lập gia đình với một cô gái quá thì, là con một người chủ tiệm tạp hóa trong một xóm lao động. Phi sau đó làm nghề lái tắc xi, và khi bị một tên cướp dùng vật nặng đập lên đầu thì cơn sốc này đã giúp Phi phục hồi lại trí nhớ, cùng những kỷ niệm của cuộc đời cũ, khi chàng là một chủ nhà buôn nhập cảnh xe gắn máy hiệu Thần Tốc. Lúc này Phi/Sở nhận thức rằng mình có hai cảnh đời đối nghịch, hai gia đình riêng rẽ. Thử thách của chàng nằm trong sự chọn lựa. Chọn lựa nào, trong cảnh đời nào, là một chọn lựa đúng?
    Từ những diễn biến của truyện ĐTBT đã rọi chiếu ra sự liên hệ giữa nhân vật Sở và Bình Nguyên Lộc. Từ hoàn cảnh lịch sử, mốc thời gian, diễn biến chính trị, bà đã khơi dậy những ẩn dụ của tác giả giúp cử tọa hiểu những vấn đề tưởng như không có tương quan lại có sự nối kết một cách mạnh mẽ.

       Kết luận cho bài viết, ĐTBT đã cho cử tọa một lời kết thú vị và lạc quan trong vấn đề làm sống dậy nền VHMN: “Có thể nói, những điều quan tâm của Bình Nguyên Lộc rất đáng được nghiên cứu và phân tích trong thời kỳ internet. Dù lúc sinh thời ông lo lắng rằng nhiều tác phẩm, mà số đông viết theo thể feuilleton cho các nhật báo, qua những thời điểm loạn lạc chiến tranh ở Việt Nam, đã bị “thất bổn,” ngày nay, nhờ các trang mạng với sứ mệnh phục hồi Văn Chương Miền Nam như Việt Nam Thư Quán, http://vnthuquan.net/truyen/tacpham.aspx?tacgiaid=40, Viet Messenger, http://vietmessenger.com/books/?author=binhnguyenloc, và trang mạng Bình Nguyên Lộc, http://www.binhnguyenloc.de/main.html (thực hiện bởi các vị Vinh Lan, Phan Tấn Tài và Trang Quan Sen ở Đức, bao gồm nhiều tài liệu quý cung cấp bởi con trai tác giả là Tô Hòa Dương, nhà giáo Nguyễn Văn Đông, nhà biên khảo Nguyễn Vy-Khanh, tiến sĩ Nguyễn Hữu Phước và họa sĩ Lê Tài Điển), chúng ta đã có một tủ sách, mặc dù chưa hoàn tất, nhưng cũng khá đáng kể về văn nghiệp Bình Nguyên Lộc. 

                                                            Nhà văn Đặng Thơ Thơ

                         
     Diễn giả thứ hai là nhà văn  Đặng Thơ Thơ với đề tài: Khái Niệm Mẹ và Di Sản Cho Con trong Cuộc Chiến" (qua các truyện của Dương Nghiễm Mậu, Viên Linh, Minh Quân, Nhã Ca, và Trùng Dương.)

  Tiểu sử: Đặng Thơ Thơ, sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Định cư tại Hoa Kỳ năm 1992. Cộng tác với các tạp chí Văn Học, Văn, Hợp Lưu, Thế Kỷ 21, Gió Văn, Chủ Đề. Thành viên trong ban biên tâp Tạp Chí Hợp Lưu từ 2003-2005. Đồng-Sáng Lập Viên tạp chí văn chương mạng Da Màu (damau.org) từ tháng 8/2006 cùng với Đỗlê Anhđào và Phùng Nguyễn. Chủ Biên đầu tiên của Da Màu từ 2006-2008.
              Tác phẩm đã xuất bản: Phòng Triển Lãm Mùa Đông- tuyển tập truyện ngắn (Văn Mới 2002) và Khả Thể- tuyển tập truyện ngắn (NgườiViệtBooks, 2014).
              Hiện là biên tập viên mục sáng tác văn xuôi trên Da Màu và làm việc cho Học Khu Giáo Dục Garden Grove – California.

          Mở đầu cho bài thuyết trình của mình nhà văn Đặng Thơ Thơ (ĐTT) đã dùng một đoạn ca từ  trong bản nhạc  Gia Tài Của Mẹ của Trịnh Công Sơn  như muốn báo hiệu cho cử tọa một bài diễn thuyết dài, xuyên suốt  5 tác giả, để có một kết luận về  Khái Niệm Mẹ và Di Sản Cho Con trong Cuộc Chiến.
          Bà nói:” Phần trình bày của tôi là một cố gắng nhằm tìm hiểu quan điểm về màu da, giới tính, chủng tộc, và giai cấp như một thứ di sản của MNVN. Bài viết này là một cách đọc lại TTMĐ của Viên Linh trong ý niệm về Mẹ/ Cái Chết của Mẹ/ Sự Ám Ảnh của Hồn Ma Mẹ/và tất nhiên trong một bao trùm lên tất cả, là cách những người con của dân tộc kế thừa Gia Tài của Mẹ ra sao. Vì chủ đề của bài viết này khởi đi từ việc đọc TTMĐ, những tác phẩm khác đề cập trong bài, tùy theo mức độ nhiêu hay ít, đều nằm trong tương quan đối chiếu với TTMĐ, và những tác phẩm này bao gồm: truyện dài Gia Tài Người Mẹ của DNM, truyện dài Đêm Nghe Tiếng Đại Bác của Nhã  Ca và hai truyện  ngắn “Người Con Gái Tuổi Mèo” của Trùng Dương và “Ăn Chịu Thử Một Lần” của Minh Quân. Bài viết sẽ tìm cách mở rộng những câu hỏi về căn cước Việt Nam trong cuộc “tranh chấp tương tàn” như Dương Nghiễm Mậu đã nêu ra, câu hỏi về tương lai của đất nước trong bối cảnh hậu thuộc địa và ý thức hệ nội chiến, dự cảm của Văn Học Miền Nam đứng vào thời điểm năm 1963 khi Viên Linh viết TTMĐ và DNM viết GTNM,.”
Sau đó bà lần lượt là lần lượt diễn giải 4 vấn đề nêu ra:
1- Di Sản Giai Cấp và Ý Thức Hệ của những người con Miền Nam:  Trước khi đi vào  Thị Trấn Miền Đông của Viên Linh, tác phẩm  được đề cập nhiều nhất, ĐTT  giải thích những khái niệm của bà trong bài nói chuyện :” Gia tài theo định nghĩa thông thường là một thứ cụ thể, có thể chia chác, là nguyên nhân tranh chấp, ganh ghét, giết chóc. Là thứ có thể sở hữu, chiến đoạt, làm chủ. Là thứ đương nhiên có quyền hưởng trong tư cách là con cái. Là thứ chỉ có thể tận hưởng sau khi Mẹ chết đi.
Mẹ: là nguồn yêu thương, nuôi dưỡng, bảo bọc. Là sự hỗ trợ tinh thần và hy sinh vô điều kiện. Là nguồn kết nối các anh chị em trong gia đình. Mẹ cũng là biểu tượng của quê hương đất nước.
Anh chị em: những người cùng mẹ, cùng lớn lên trong một gia đình, cùng chia xẻ quá khứ và có sự hiểu biết thông cảm dựa trên quá khứ chung. Những người sẵn sàng lắng nghe và nâng đỡ.
Quê hương đất nước: nơi sinh trưởng, niềm tự hào, hãnh diện, với lịch sử và niềm tin vào hiện tại cũng như tương lai.”.
     ĐTT đi sâu vào TTMĐ gồm có các chương: Thế Hệ Cuối Cùng, Nhà Trí Thức, Nhà Cách Mạng, Bản Di chúc, Cỗ Áo Quan, Thi Hài Trở Lại, Người Mẹ, và Thế Hệ Lên Đường. Mở đầu truyện, những người con trở về Tây Phố khi nhận được tin mẹ mất. Họ về để lo ma chay và để nhận gia tài. Người mẹ- bà Thịnh Phước-  là một nhân vật có thế lực của Tây Phố. Thế lực này đang bị lung lay bởi những tranh chấp quyền lực trong Tây Phố mà đại diện là ông Hội Đồng và những phần tử kinh doanh mới.
    Toàn truyện xoay quanh việc an táng mẹ. Những người con Hiệp, Liên, Sĩ lần lượt từng người về nhà, người gia nhân trung thành biến mất, thấy cửa vào nhà đã mở sẵn, trừ căn phòng có ổ khóa bằng đồng đặc. Người này tưởng người kia phải ở nhà và an táng mẹ. Họ dường như không cần biết thi hài mẹ quàn ở đâu, họ bận đấu khẩu với nhau bằng một ngôn ngữ thẳng băng, tàn nhẫn, cố tình gây thương tích. Học anh cả là người cuối cùng xuất hiện cùng lão gia nhân.            Đến chương bốn chúng ta biết được lão gia nhân đã quàn thi hài người mẹ trong căn phòng có ổ khóa đồng đặc trước khi bỏ đi tìm Học. Nhưng khi lão gia nhân, người duy nhất giữ chìa khóa, mở cửa phòng thì cỗ quan tài đã biến mất.
     Trong chương kế tiếp, những người con bàn xem có nên cải táng mẹ ở đỉnh đồi như tâm nguyện bà vẫn nói lúc còn sống. Tuy nhiên các nhân vật hầu như không làm gì cụ thể cho việc an táng me, họ bận tranh luận và đấu khấu, có bất đồng giữa Sĩ và Liên, có bạo lực xảy ra giữa Sĩ với Liên và Hiệp. Cuối cùng, bị cô lập, Sĩ bỏ đi mang theo tấm chân dung của bà TP. Quan hệ anh chị em giữa họ là để “thanh toán” những di sản quá khứ, không phải để tưởng niệm hay hàn gắn
Cách nhìn về quê hương đã thay đổi, tùy theo thế hệ:
    - Liên nhìn Tây Phố và thấy “những mặt nhà ngô nghê,” “những ruộng muối bằng phẳng từng bậc” về mé biển. Quê hương trong TTMĐ là một “mô hình bằng giấy bìa”” tẻ nhạt, một “quê hương không phải nhà ở, không phải cửa hàng, lưng chừng sự nghèo nàn tiều tụy và sự đảm đang muộn màng” (Viên Linh 10).
   - Quê hương là một thị trấn “xác xơ âm thầm trong những cơn mưa nhạt nhẽo” (Viên Linh 10). Và kiến trúc nổi bật nhất từ trong chuyến xe đò nhìn ra là “Đài tử sĩ ở giữa tỉnh nhô cao hơn tất cả” (10). Với đài tử sĩ, quê hương bây giờ mang nặng dấu vết của chiến tranh. Quê hương bây giờ đồng nghĩa với một quá khứ buồn tênh.
    Viên Linh đã lưu ý người đọc về cái “tàn tích lỗi thời” và rất dễ nhận ra đó là một quá khứ gần, nhưng đã thuộc về một giai đoạn lịch sử khác. Tàn tích lỗi thời vào thời điểm năm 1963 ở miền Nam là bóng tối của “100 năm đô hộ giặc Tây” và những di sản hậu thuộc địa mà DNM đã chất vấn trong GTNM.”


       2- Di Sản Hậu Thuộc Địa : Trong phần này Nhà văn ĐTT  đã dùng Gia Tài Người Mẹ  của Dương Nghiễm Mậu để diễn đạt. ĐTT dùng nhận định của nhà phê bình Thụy Khuê :
« Tiểu thuyết Gia tài người mẹ trình bày cục diện một dân tộc trước những xâu xé đớn đau gây ra bởi chính những đứa con thoát thai trong lòng dân tộc ấy : Gia tài người mẹ, của Mậu, không chỉ là nước Việt buồn, mà là một đất nước trống rỗng, anh em giằng xé, tranh quyền làm chủ. Trong cái gia đình thoái hóa tồi tệ ấy, mỗi người xướng lên một thoại.. Đó là hình ảnh bầm tím, khốn cùng của mẹ Việt Nam. Cái gia tài tàn mạt ấy, còn bị cưỡng bách thông gia với những gia tài khốn khổ hơn của một loạt những dân tộc nhược tiểu khác » Và, phần nhận định của mình :
    “ Trong di sản của « nhược tiểu, đói khổ, kỳ thị, dốt nát » mỗi nhân vật của GTNM đều dành cái quyền được làm người duy nhất đau khổ, hoặc người chịu nhiều đau khổ nhất, quyền làm nạn nhân, để phủ nhận nỗi đau của người khác, để giữ gia tài về phía mình. Họ đau khổ vì dòng máu trong người họ. Các nhân vật sống dưới cái nhìn đầy thiên kiến về màu da, sự tranh chấp của các thứ chủ nghĩa, sự hung bạo của di sản thuộc địa. Trong GTNM có một thứ một thứ gia tài khác nổi trội trong liên quan đến thân phận đất nước, đó là di sản của màu da và giới tính- sản phẩm của chủ nghĩa thuộc địa sau 100 năm thống trị của Pháp ở Việt Nam. Nếu quan hệ mẹ con trong TTMĐ có thể đọc như một ẩn dụ của quyền lực và áp chế trong mọi cấu trúc xã hội, thì trong GTNM với sự có mặt của Nhẫn trong truyện như một “vết nhơ” của lịch sử, quan hệ mẹ con và những nỗ lực thoát ly khỏi gia đình của những người con trở thành biểu tượng của một tinh thần dân tộc muốn phủ nhận quá khứ bị trị và những di sản của chế độ thực dân. Trong cả hai truyện GTNM và TTMĐ, quan hệ mẹ-con là một quan hệ phức tạp, lẫn lộn nhiều thứ tình cảm  xung đột- một quan hệ tương tự giữa nước thuộc địa và nước bảo hộ, nước thống trị và nước bị trị, một đế quốc với những quốc gia nhược tiểu rơi vào vòng kiểm soát kinh tế, quân sự, chính trị của đế quốc đó. Đó là xung đột khi mẫu quốc muốn nước thuộc địa là một hình ảnh nối dài của chính nó, và mâu thuẫn khi nước thuộc địa tìm cách thoát ly khỏi ảnh hưởng của mẫu quốc để khẳng định bản sắc và sự độc lập của mình
     Dương Nghiễm Mậu đã dùng người mẹ như ẩn dụ về dân tộc qua những lần “kết hôn” với những thể chế khác nhau: chế độ thuộc địa (qua ẩn dụ bị cưỡng bức), ý thức hệ cộng sản chủ nghĩa và lý tưởng tự do của miền Nam (qua ẩn dụ nhiều đời chồng)… Nhưng ngay tại thời điểm 2014 này, GTNM lại đưa ra một chiều kích lịch sử khác. Cuối truyện GTNM là cảnh bóng tối bao trùm và những người con ngồi nghe tiếng chân của những kẻ lạ mặt tiến lại gần. Vào thời điểm đó DNM muốn ngụ ý những thế lực quốc tế của hai khối cộng sản và thế giới tự do đang tranh giành ảnh hưởng trên phần đất gia tài của Mẹ. Hơn 30 năm sau, chúng ta không thể nào không liên tưởng đến tình trạng đất nước ngày hôm nay với sự có mặt của những kẻ lạ đã hiện diện ngay trên chính quê hương.”

         3- Di Sản của Căn Cước Dị Hóa (Xa Lạ Hóa): Di Sản của Căn Cước Dị Hóa (Xa Lạ Hóa): 

     Trong phần này ĐTT nói thêm về GTNM  và trích dẫn  tiểu thuyết Đêm Nghe Tiếng Đại Bác của Nhã Ca , hai truyện  ngắn “Người Con Gái Tuổi Mèo” của Trùng Dương và “Ăn Chịu Thử Một Lần” của Minh Quân  để phân tích, diễn giải.. Từ những xung đột với xã hội , mâu thuẫn , xa lạ với chính họ những nhân vật trong GTNM  như Nhẫn (quyết định tự tử vì không biết hình dung sao khi mất mẹ) . Như Thạch, Tuấn  không thể dàn xếp được xung đột giữa cách họ nhìn chính họ và cách họ bị nhìn nhận dựa trên liên hệ với mẹ và gia đình  để cho bà nhận định:”Di sản hậu thuộc địa là một đòn giáng nặng nề, đến bây giờ những quốc gia Phi Châu, châu Mỹ La tinh, những nước bị trị của thế giới thứ ba như Haiti, và Việt Nam, vẫn chưa thể nào hồi phục.”
     Trong ĂCTML của Minh Quân, bé Tâm, lai Mỹ đen, mồ côi mẹ, bảy tuổi, làm con ở không công cho gia đình cậu. Tâm bị bỏ đói, bị ngược đãi, bị mắng chửi, bị hành hạ đánh đập. Tâm ở vị trí hạng bét trong nhà, thấp hơn cả u già, cả chị bếp, vì màu da của nó. Khi khách đến chơi Tâm không có quyền bưng nước trà lên nhà trên mời. Tâm là một vết nhơ cần phải chối bỏ. Trong “Người Con Gái Tuổi Mèo” của Trùng Dương. Bích muốn sống như kẻ xa lạ của Albert Camus, Tuấn của DNM trong cơn hoang tưởng đã cầm dao giết người và khi tỉnh lại anh nhận ra người bị giết chính là mình, mình đã giết chính mình. Còn những người con của TTMĐ - khi trở về Tây Phố- nhận ra họ mới chính là người lạ mặt ở ngay trong lòng quê hương, người lạ ngay trong căn nhà của Mẹ- bởi họ trở về như khách mời trước mắt dân Tây phố.
    “ Với một di sản đã bị xa lạ hóa, việc tham dự vào trò chơi gia tài của Mẹ đẩy quá trình lạ hóa tăng tốc. Quan hệ mẹ-con cũng là một di sản bị lạ hóa, đi qua nhiều giai đoạn từ khi con còn thơ dại cho đến khi con trưởng thành. Người mẹ chứng kiến sự thay đổi của những đứa con và cùng lúc tự thay đổi hay bị thay đổi trong cách con cái nhìn lại mình. Mối liên hệ mẹ-con đã biến dạng, đã hư hao, trước khi cái chết đến. Trong cả GTNM lẫn TTMĐ, giới tính nữ đã bị lạ hóa trong môi trường gia đình toàn những người con trai. Giới tính nữ luôn bị đẩy về phía phải khuất phục, chịu đựng, thiệt thòi, ngay cả khi người mẹ bị hiếp dâm thì xã hội lại quay trở lại hành tội chính nạn nhân (trích GTNM). Giới tính nữ bị phân biệt đối xử nhất khi họ rơi vào những thân phận bất hạnh bên lề. Khi hiện hữu của họ bị coi là phản quy ước, không đồng bộ, thì sự trừng phạt xảy ra, nói chung, vì họ khác mọi người, vì họ là họ. Sự trùng hợp ở đây là những nhân vật này đều mang giới tính nữ, đều ở vị trí không chính thống, như con ghẻ, hay con mồ côi, và/hay con lai da đen, con bị từ khước, và trùng với đáp án rằng giới tính nữ là một yếu tố xa lạ, cũng như yếu tố chủng tộc/ màu da, và giai cấp đã nói ở trên.
     Riêng trong Đêm Nghe Tiếng Đại Bác (ĐNTĐB) của Nhã Ca thì khác. Như Nguyễn Mạnh Côn đã viết trong phần mở đầu, quan hệ anh chị em và cha mẹ-con cái ở đây thật lý tưởng, tất cả quan tâm và yêu thương nhau.
     Con người bằng cách tụ họp thành những đơn vị lớn hơn, đang chống trả thắng lợi với ý chí tiêu diệt của chiến tranh – ngoại cảnh.”

     Những nhân vật của ĐNTĐB nhìn họ như một phần tử của gia đình, họ nhìn chính mình qua tương quan với nhau, một tương quan hòa hợp, khác với TTMĐ hay GTNM. Có thể cho rằng khác biệt này một phần đến từ giới tính của người viết, hay đúng hơn là vai trò gia đình/xã hội mà giới tính nữ đảm nhiệm đã ăn vào tâm thức và thể hiện qua trang viết. Nhã Ca nhìn chiến tranh từ góc độ người phụ nữ, người mẹ, người em, người tình trong vai trò nuôi dưỡng, chăm sóc, đan áo, thêu khăn, nấu nướng, đi ủy lạo những người cô quả Gia tài của Mẹ ở đây không là vật chất mà là sự nuôi dưỡng và bồi đắp

  4- Định Nghĩa lại Gia Tài: 

Từ những phân tích khái niệm của các tác giả  qua các nhân vật: Truyện ngắn “Người Con Gái Tuổi Mèo” của Trùng Dương đưa ra một cách nhìn siêu hình hơn về gia tài của Mẹ. Người mẹ của Bích đã qua đời nhưng bà xuất hiện trong truyện bằng sự vắng mặt của mình Ở đây Bích đã biến thành Ma, Bích đã trở nên giống Mẹ. Đó là một quá trình đẩy tới tận cùng ý niệm về Mẹ, từ hấp hối (GTNM),  đến tự vẫn (TTMĐ), và trở thành một hồn ma không siêu thoát được, mà lại là một hồn ma còn sống nữa (trong NCGTM). Nhà văn ĐTT muốn đưa ra một Định Nghĩa lại Gia Tài (người mẹ) như là một đề nghị, một dấu hỏi:
  ” Như vậy để định nghĩa lại gia tài, có phải đó là một sự mồ côi cả về tinh thần lẫn vật chất như trong ĂCMLT của Minh Quân? Đó có phải là sự tranh giành và khẳng định tính chính thống của chủng tộc trong GTNM của Dương Nghiễm Mậu? Hay đó là một bữa tiệc mà nhân vật được mời không xuất hiện như trong ĐNTĐB của Nhã Ca? Và vắng một người là vắng tất cả?

           Phần Kết: Giải Pháp nào cho Gia Tài và Bóng Ma của Mẹ

     Nhà văn ĐTT đã nối kết từ những quan hệ phức tạp giữa Mẹ và con đầy ẩn dụ, trong những tác phẩm đã dẫn  để đưa ra phần kết như sau: “Mẹ và di sản của Mẹ là một dự cảm rất sớm của những người viết miền Nam giai đoạn 54-75 về sự tồn tại của một nền văn học hai mươi năm, chết rất trẻ, và giữ trong nó tất cả chất tươi mới, đột phá, sáng tạo, của một thế hệ viết trong tự do và viết trong ý thức rạch ròi về trách nhiệm xã hội của người viết. Nếu chúng ta đã viết cho dòng VHMN, nếu chúng ta đã đọc những tác phẩm của VHMN, nếu chúng ta đã từng là nhân chứng/ nhân vật sống cho những tác phẩm của VHMN, thì chúng ta là người đã tạo ra những hồn ma đó, và chúng ta chịu trách nhiệm phải cư xử thế nào cho phải đối với những bóng ma của Mẹ. Đó là công việc của người làm văn học để lưu truyền những di sản tinh thần cho những thế hệ tiếp theo. Vả để nhắc nhở rằng hồn ma của Mẹ là gia tài đích thực của các con.”

     Diễn giả thứ 4, người cuối cùng của buổi sáng là nhà thơ Đỗ Quý Toàn với đề tài“Tưởng Nhớ Phạm Quỳnh”

Nhà thơ Đỗ quý Toàn

Tiểu sử: Sinh năm 1939 tại Bắc Ninh
Bút hiệu:  Vương Hữu Bột, Chân Văn
Cựu giáo sư ngành Tài chánh Xí nghiệp tại Đại học Quebec, Canada.
Chủ bút tạp chí Thế Kỷ 21.

Tác phẩm đã xuất bản:
-  Nàng - Thơ, 1965
-  Đêm Việt Nam - Tho, 1966
-  Yêu Con Dạy Con Nên Người Việt - 1988
-  Cỏ và Tuyết - Thơ, 1989
-  Đổi Mới Kinh Tế
-  Tìm Thơ Trong Tiếng Nói - 1992.

             Trước khi nói về tiểu sử Nguyễn đức Quỳnh, nhà thơ Đỗ Quý Toàn đã nói rằng : Nhà văn Nguyễn đức Quỳnh là một nhà văn đáng nhắc tới vì ông có một thế đứng đặc biệt, độc lập, nhưng ông tạo được ảnh hưởng trên rất nhiều nhà văn thuộc thế hệ sau. Nhưng Nguyễn Đức Quỳnh không ảnh hưởng trên phong cách viết, cũng không trên đề tài viết của những người từng gặp ông, vì ông luôn chủ trương tự do văn học, nghệ thuật. Ảnh hưởng của ông là trên quan điểm chính trị, nhưng điều đó cũng không quan trọng bằng ảnh hưởng trên nếp suy nghĩ, trên thái độ của các nhà văn, nhà thơ và cả nhà báo về sứ mạng của mình , hoặc dùng một chữ như ông thường nói , là ý thức về than phận nhược tiểu của mình những người văn nghệ trong xã hội, trong một dân tộc gọi là “ nhược tiểu”. Nhiều nhà văn , thi sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ và các ký giả, tiếp xúc với Nguyễn đức Quỳnh rồi vì ảnh hưởng của ông đã tin tưởng rằng người văn nghệ phải giữ vai trò độc lập trước các thế lực chính trị, kinh tế.”. Và có lẽ, những lời trên chính là lý do nhà thơ Đỗ quý Toàn chọn đề tài Nguyễn đức Quỳnh.

              Nguyễn đức Quỳnh sinh ngày 20/11/1909 tại Trà Bồ, Phù Cư, Hưng Yên, lớn lên sang Pháp, học về kỹ thuật ngành truyền tin, về nước  làm việc trong ngành địa chính. Năm 1931 bắt đầu viết. Theo tài liệu của nhà văn Thế Phong, Nguyễn đức Quỳnh đã in từ năm 1920 hằng chục tác phẩm có khuynh hướng giáo dục đại chúng các vấn đề khoa học, kỹ thuật, dân tộc học và đặc biệt là về lịch sữ loài người và một số sách về văn chương như:

Mình với Ta ( thơ, 1930) và các tiểu thuyết:
Bốn biển không nhà (1930)
Những kẻ lạc đường (kịch, giải thưởng Les Amis de l’Art Sài Gòn, 1939)
Thằng Cu So (1941)
Thằng Phượng (1941))
Thằng Kình (1942)
Sắt đã vào lò (1943).v.v...

    Ngoài ra ông là người nghiên cứu chủ nghĩa Marx rất thâm sâu, ông đã dịch bộ Tư Bản (Das Kapital) từ tiếng Pháp.
    Năm 1946, Nguyễn đức Quỳnh tham gia kháng chiến chống Pháp, trở thành bạn của Phạm Duy, Mai Thảo, Thái Tuấn, những người vượt tuyến, bỏ Cộng Sản về vùng Quốc Gia.
     Năm 1952, Nguyễn Đức Quỳnh về Hà nội, sau đó vào Huế, rồi vào Sài Gòn, tham gia , cọng tác với nhiều tờ báo như: Đời Mới, Người Việt, lập nhóm Quan điểm. Khoảng năm 59; Nguyễn đức Quỳnh lập Đàm Trường Viễn Kiến, tại đây tất cả mọi người được yêu cầu gọi nhau  là an hem dù cách xa tuổi tác. Rất nhiều nhà thơ nhà văn tập họp nơi đây: Dương Nghiễm Mậu, Trần Dạ Từ, Viên Linh , Đỗ ngọc Yến, Nguyễn thụy Long, Trần tuấn Kiệt, Nguyễn khắc Giảng, Đào mộng Nam, Nguyễn Nghiệp Nhượng, Hà thế Ruyệt, Nguyễn nhật Duật, các nhà chính trị rất thân với  Nguyễn đức Quỳnh như Phạm xuân Thái, Ngô trọng Hiếu.
Mối quan tâm của Nguyễn đức Quỳnh là vượt Marx, không quan tâm đến Hồ Chí Minh hay Ngô đình Diệm.
                Nhà thơ Đỗ quý Toàn đặc biệt nhắc đến cuốn truyện “ Ai có qua cầu” của Nguyễn đức Quỳnh với cả một sự trân trọng. Tuy đã sắp hết giờ nhưng cử tọa nhao nhao đề nghị ông đọc lại một phần câu truyện của hai cái bóng.
                Bằng sự hóm hỉnh, và nắm rõ vấn đề nên phần nói chuyện của nhà thơ Đỗ quý Toàn đã làm được việc hòa nhập giữa diễn giả và cử tọa khiến không khí hội trường vui vẻ lên.

                                                        Luật sư Trần thanh Hiệp

      Sau giờ nghỉ trưa, nhà văn Bùi Bích Hà được mời giữ vai trò chủ tọa.  Luật Sư Trần thanh Hiệp là diễn giả đầu tiên của buổi chiều với đề tài :” Về nhóm Sáng Tạo”.

          Tiểu sử: Luật sư Trần thanh Hiệp sinh năm 1927 tại Hà Tĩnh. Ông tốt nghiệp Cao Đẳng Công Pháp, Đại Học Aix Marseille và Cao Đẳng Chính Trị Học, Đại Học Paris II. Ông từng là luật sư Tòa Thượng Thẩm Saigon và Tòa Thượng Thẩm Paris.
Sau năm 1975, ông định cư tại Pháp, và từng là chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Hải Ngoại trong nhiều năm. Trong vai trò này ông đã cùng Văn Bút Quốc Tế đấu tranh để cho nhiều văn nghệ sĩ được trả tự do. Luật sư Trần Thanh Hiệp mô tả công việc mà ông đang thực hiện với tư cách là chủ Tịch Trung Tâm Nghiên Cứu Việt Nam về Nhân Quyền có trụ sở tại Paris.

              Ls Trần Thanh Hiệp, tuổi tác đã khá cao (87 t.) nhưng với giọng nói rất  khỏe, ông minh định là không soạn thành bài viết hẵn hòi, ông lên đây để cùng tâm tình với cử tọa về những điều mà ông đã từng gắn bó với “nhóm” Sáng Tạo. Ông cho biết có nên gọi là “ Nhóm Sáng Tạo” hay không vì thực sự nó không phải là một nhóm, nhưng gọi sao cũng được. Tuy nhiên, thực sự có một Tạp chí Sáng Tạo. Về sự thành lập của Tạp chí Sáng Tạo , ông cho biết: “Tạp chí Sáng Tạo ra đời vào một thời điểm đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Đó là bối cảnh pháp-lý-chính-trị đất nước bị Hiệp Định Geneva 1954 chia đôi, với mục đích tạm chấm dứt chiến sự, trong khi chờ đợi tìm được giải pháp chính trị thống nhất nước Việt Nam. Sự áp dụng Hiệp Định Geneva 1954 đã dẫn tới việc dồn quân, dồn dân thành hai miền khác nhau, lấy sông Bến Hải làm ranh giới. Miền Bắc là vùng tập trung của phần dân chúng thuộc quyền cai trị của chính quyền Cộng Sản. Miền Nam, phần lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 trở xuống tới mũi Cà Mau là vùng thống thuộc chính quyền xuất phát từ thực tế quân viễn chinh chiếm đóng mà Pháp trao trả lại cho quốc gia Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Đại. Một cuộc tổng tuyển cử đã được dự liệu sẽ tổ chức vào năm 1956. Cuộc tổng tuyển cử này đã không diễn ra, trong khi lại có hơn một triệu người ồ ạt di cư từ Bắc vô Nam.

           Trước bối cảnh đó, chúng tôi dăm ba người gốc miền Bắc, miền Trung, miền Nam, tuổi khác nhau trên dưới 30 nhưng không quá cách biệt, vì tình cờ do chiến tranh và cuộc di cư hơn một triệu người nói trên, đã gặp nhau vào một một nơi không định trước là Sài Gòn. Chúng tôi, Nguyễn sỹ Tế, Doãn quốc Sĩ, Trần thanh Hiệp và Thanh Tâm Tuyền gặp nhau vì cùng hoạt động văn hóa, quen dần nhau qua mấy số báo Lửa Việt, “đồng ý cần có một tờ báo của mình để viết cho sướng tay, để may ra đóng góp được cái gì cho công việc chung” (nhận xét riêng của Thanh Tâm Tuyền). Chúng tôi nhận hợp tác với nhật báo Hòa Bình của anh Vũ ngọc Các, làm trang Văn Nghệ hàng tuần cho tờ báo này. Nhờ đó mà chúng tôi gặp thêm bạn. Mai Thảo, người chúng tôi chưa hề quen biết, gửi đến cho chúng tôi xấp bản thảo Đêm Giã Từ Hà Nội do anh sáng tác. Gặp Mai Thảo, anh em chúng tôi, đông thêm nhiều người mới, với Quách Thoại, Thái Tuấn, Duy Thanh, Ngọc Dũng, Cung Trầm Tưởng, Hoàng Anh Tuấn, Cung Tiến, Dương Nghiễm Mậu, Tô Thùy Yên. v.v... cho ra đời tạp chí Sáng Tạo.”.  Ông còn cho biết thêm sự hình thành Tạp chí sáng Tạo chỉ là sự ngẫu nhiên của các bạn văn chương, coi Sài Gòn là thủ đô văn hóa của Việt Nam.

          Trả lời một cử tọa về vấn đề tạp chí Sáng tạo có nhận trợ cấp hay không, ông cho biết :  Tạp chí Sáng Tạo được tòa đại sứ Mỹ mua dài hạn, mỗi tháng là 400 Đô la, và người quản trị là nhà văn Mai Thảo và một người nữa nhận số tiền để lo việc in ấn, chi phí cho tờ báo. Ngoài ra ông và những người viết đều không nhận thù lao và không hề nghe bất cứ một yêu cầu nên viết như thế nào.  Cho nên ông chắc chắn là Tạp chí Sáng tạo không có nhận viện trợ từ Mỹ.


                             Diễn giả tiếp theo là nhà văn, họa sĩ TRƯƠNG VŨ trong đề tài:

 Vai trò của Sáng Tạo trong việc phát triển văn học Miền Nam sau 1954
Nhà văn, Họa sĩ Trương Vũ
Tiểu sử: Tên thật Trương Hồng Sơn, Tiến Sĩ Khoa Học. Tốt nghiệp Đại Học Sài Gòn, University of Pennsylvania, và The George Washington University về toán, vật lý hạt nhân, và kỹ sư điện trong kỹ thuật không gian. Dạy toán tại Đại Học Duyên Hải Nha Trang trước 1975. Vượt biển và định cư tại Hoa Kỳ từ 1976. Chuyên gia nghiên cứu cho NASA từ 1980 cho đến khi nghỉ hưu, năm 2006.
Nguyên đồng chủ biên tập san Việt học The Vietnam Review, đồng chủ biên tuyển tập văn chương chiến tranh The Other Side of Heaven (do Curbstone Press xuất bản, 1995), và chủ bút tạp chí Đối Thoại (1994-1995). Hiện cư ngụ tại Maryland, USA, chú tâm vào vẽ và viết.

          Nhà văn Trương Vũ cho rằng những ảnh hưởng của các biến cố chính trị toàn cầu : (Hiệp đnh Geneve ( tháng7/54, Đi hi CS ln th 20 ca Nga, (2/56),chính ph MN tuyên b ( Hoàng Sa , Trường Sa thuc ch quyn VN tháng 6/56) Th thuyn Ba lan biu tình bạo động ( tháng 6) , Quc hu hóa kênh đào Suez (tháng &) tháng 10 cuc chiến ai cp Do Thái và Anh Pháp xy ra...) đã ảnh hưởng đến các tâm tư giới trí thức trẻ miền Nam đặc biệt là thành phần mới di cư từ miển Bắc
       Về lãnh vực VHNTBC, miền Nam có một hụt hẫng rõ rệt: Báo ĐỜI MỚI của nhóm Trần văn Ân , Hồ Hữu Tường, Nguyễn Đức Quỳnh bị đóng cửa ( vì có liên hệ với nhóm Bình Xuyên) , mà thật ra cũng không còn thích hợp với những suy nghĩ mới của quần chúng. Vũ Anh Khanh thì tập kết ra Bắc , Nhất Linh thì hoàn toàn im lặng... Chảng có sinh hoạt hay sáng tácvăn học nào đáng kể.
      Trong bối cảnh ấy, tạp chí Sáng Tạo (ST) ra đời, khao khát đưa nghệ thuật vươn tới trước.

     Những khuôn mặt chính của ST như Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Duy Thanh, Ngọc Dũng Tô Thùy Yên , Doãn quốc Sĩ v.v... đã tạo một vị trí khá đặc biệt trong vn học và nghệ thuật  ở Miền Nam ; Duy Thanh , Ngọc Dũng đã tổ chức nhiều cuộc triễn lãm hội họa ,Mai Thảo với Đêm Giã Từ Hà Nội,Thanh Tâm Tuyền với Tôi Không Còn Cô Độc xuất hiện như là một hiện tượng của thi ca “đột ngột, vừa phũ phàng vừa hấp dẫn.”

“…tôi thèm giết tôi
loài sát nhân muôn đời
tôi gào tên tôi thảm thiết
thanh tâm tuy
n
bóp cổ tôi chết gc
để tôi được phc sinh…”
(TTT, Phục sinh)

    Doãn quốc Sĩ vốn là một nhà giáo , nhà văn nên thế giới văn chương của ông đầy nhân hậu , quyết liệt với cái xấu nhưng vô cùng độ lượng
Tô Thùy Yên khác TTT, thơ tự do của ông ko khó hiểu ( hay ko cố tình làm ra vẻ khó hiểu) ngang tàng cô đơn và rất dễ len vào hồn người
“Tôi mang hình hài những vết bng
Đi su
t hoàng hôn không hi chào ai”
( TTY, Tội đồ)

    Quách Thoại cũng là một tài hoa trong nhóm, thơ ông rất gần với thơ cổ điển
“Ta thức mt đêm trng
T
 tình vi trăng hoa
Ta ch
ết nm liêu vng
Không bóng ng
ười đi qua”
(QT, Liêu vắng)

   Cách xuất hiện của ST đầy màu sắc sáng tạo. Theo nhà văn Võ Phiến : Cuộc " cách mạng " của ST như vậy động chạm đến sự có mặt đầy uy tín của một dĩ vãng : NHẤT LINH. Sau đó 2 năm , Nhất Linh "xuống núi ".  Sáng Tạo được xem là nét đổi hướng của VHMN. Lúc đó miền Bắc chứng kiến sự bùng nổ của Nhân Văn Giai Phẩm.

     Như vậy , từ sự góp mặt của ST, miền Nam chứng kiến 2 vận động đối nghịch nhau, hai quan điểm , hai tâm tình khác nhau của quần chúng thưởng ngoạn.

    Sau biến cố 75, ST có nhiều người ở tù và ở tù rất lâu như DQS, TTY , TTT , đặc biệt họ vẫn tiếp tục sáng tác ở trong tù, và sau đó...Điều đáng ghi nhận là văn chương của họ không mang chút oán hờn nhỏ bé .

    Kết thúc cho bài nói mình, nhà văn Trương Vũ đã đặt một câu hỏi: “ Đất nước chúng ta trải qua gần 40 năm thanh bình ( ở cái nghĩa không bắn giết nhau bằng súng đạn) Qua thời gian dài đăng đảng ấy, văn học chúng ta ở trong hay ngoài nước đã vượt đi tới chặng đường nào???”

                                                        Nhà văn Ngự Thuyết

     Người kế tiếp lên diễn đàn để nói về đề tài:” Thanh Tâm Tuyền, nhà thơ tiên phong” là nhà văn Ngự Thuyết.

Tiểu sử: Sinh tại Huế. Học tại Đà Lạt, Huế, Sài Gòn. Nhập ngũ theo lệnh động viên, dạy học tại Trường Sinh Ngữ Quân Đội, Sài Gòn, biệt phái làm việc cho Công Ty Dầu Hỏa Esso, Sài Gòn. Tù cải tạo sau biến cố 1975. Dạy học tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm Sài Gòn và các Trung Tâm Sinh Ngữ khác.

Sau khi định cư tại Nam California, Hoa Kỳ, cuối năm 1990, làm việc cho cơ quan Tìm Việc Làm cho Người Tỵ Nạn. Và bắt đầu viết, cộng tác với các tạp chí văn học như Văn Học, Văn, Thế Kỷ 21, Chủ Đề... và các báo mạng Tiền Vệ, Diễn Đàn Thế Kỷ, Da Màu.

Tác phẩm đã xuất bản: Sóng Trôi, Đào Thoát, Lưu Đày và Quê Nhà, Dấu Chân I, Dấu Chân II, Tuyển Tập Ngự Thuyết, Bắc Hành và Những Truyện Khác.

          Trước hết nhà văn Ngự Thuyết giới thiệu tiểu sử Thanh Tâm Tuyền :”Thanh Tâm Tuyền (TTT) tên thật là Dzư Văn Tâm, sinh ngày 13/3/1936 tại Vinh, Nghệ An, viết văn, làm thơ, thỉnh thoảng viết về phê bình, và lý luận văn học khi còn rất trẻ. Tập thơ Tôi Không Còn Cô Độc (TKCCĐ), xuất bản năm 1956 tại Sài Gòn khi TTT mới 20 tuổi. Tám năm sau, năm 1964, Liên, Đêm, Mặt Trời Tìm Thấy (LĐMTTT) ra đời. Theo lệnh động viên, ông nhập ngũ năm 1962. Sau khi Miền Nam mất năm 1975, ông ở tù bảy năm dưới chế độ Cộng Sản. Năm 1990, theo diện HO, ông sang định cư tại Hoa Kỳ, cho in tập thơ cuối cùng, Thơ Ở Đâu Xa (TỞĐX). Ông qua đời ngày 22/3/2006 tại Minnesota , Hoa Kỳ”
Nhà văn Ngự Thuyết cho rằng hai chữ “tiên phong” trong bối cảnh Văn Học Việt Nam. “Nó không có nghĩa là “avant-garde” như trong thuật ngữ tiếng Pháp, mà là “xông xáo, đi trước” so với tính cách “dè dặt, thủ cựu.”  Từ năm 1954 đến năm 1975, chỉ 21 năm, văn học Miền Nam phát triển rầm rộ, nhanh chóng, nhất là thơ. Ngoài những nhà thơ đã nổi tiếng từ thời tiền chiến như Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, rất nhiều nhà thơ lỗi lạc khác chen nhau xuất hiện như Bùi Giáng, Tô Thùy Yên, Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng, Du Tử Lê, Nhã Ca, Trần Dạ Từ v.v., trong đó một khuôn mặt độc đáo nhất, mạnh mẽ nhất, táo bạo nhất, cách tân nhất, đó là Thanh Tâm Tuyền”.    
Ông đưa cử tọa trở lại với trích đoạn của bài Chim , mà ông  cho rằng :”Nó hoàn toàn xa lạ. Nó không phải là một tiếp nối quá khứ, mà là một đột phá tận cùng, một đoạn tuyệt với truyền thống. Xin trích đoạn đầu của bài thơ ấy:
          “Đêm giao thừa thế kỷ mưa rơi sao
          mái sáng đường nằm chiêm bao biển giận dỗi
          bàn tay mây mắt trăng môi nhiệt đới
          chiến tranh còn những khoảng đất hoang
          cửa sổ đập lên cao cánh chim én mùa xuân
            ôm vào lòng bãi cỏ vườn hoa bầy sao rụng”.”
    Nhưng tiếp theo sau Ngự Thuyết đã xoay qua một cách nhìn khác về thơ TTT. : “ Nhưng thơ TTT có phải luôn luôn “xa lạ” như thế hay không? Câu trả lời là không. Trái lại là đằng khác.” Ông đưa ra 2 lý do:

    Thứ nhất, có nhiều đoạn, nhiều bài vô cùng giản dị, không chút màu mè, không tô điểm, không tu từ, không thể nào đơn giản hơn nữa, nằm rải rác trong cả hai tập thơ đầu:“Nếu đã đi từ Hà Nội xuống Hải Phòng hay sang Bắc Ninh/Nếu đã đi từ Sài Gòn xuống Vĩnh Long hay lên Thủ Dầu Một” (Bao Giờ)..
.
   Thứ hai, TTT không đả phá vần điệu. Nếu Thơ Lục Bát luôn luôn gieo vần âm bằng, thơ 7 chữ, Thơ Mới v.v...cũng thường gieo vần âm bằng, thì trong thơ TTT vần và nhịp điệu hết sức đa dạng, sáng tạo, kín đáo, bằng trắc đều có, và nhiều khi những chữ vần được đặt cách xa nhau. Vần âm bằng rất nhiều, âm trắc hoặc bằng trắc xen kẽ cũng thường gặp, nhưng rất mới lạ, TTT còn cho bằng vần với trắc như trong bài Tình Cờ chẳng hạn:

          Hai người yêu nhau rất tình cờ  
          như trên cùng một toa xe lửa
          tàu chạy qua cầu nghe tiếng sắt và tiếng nước trôi mau
          nhìn về đốm lửa yếu thành phố trên sông
          thành phố trẻ thơ tiêu điều ru dưới những bầu trời xấu ...

          Theo ông thơ TTT mở rộng ra nhiều lãnh vực của cuộc sống. Ông đề cập đến tình yêu nam nữ; tình bằng hữu; tình yêu quê hương, đất nước; những khát vọng về tự do; những quan tâm đến cách mạng, đến tình hình ở nhiều nơi trên thế giới, đến những thành phố còn sống trong ngục tù Cộng Sản; những ưu tư về thân phận con người, những băn khoăn siêu hình; những truy lùng tiềm thức, vô thức. Có thể nói rằng Thơ TTT là phối hợp của Truyền Thống Dân Tộc và Chủ Nghĩa Hiện Đại củaTây Phương.

      Một điều đáng chú ý là TTT không tả cảnh. Thiên nhiên chỉ được nhắc đến rất vắn tắt khi cần minh họa cho những dòng ý thức. Thời còn rất trẻ, dưới 20 tuổi,TTT viết: “Tôi không ca ngợi tình yêu, tôi nguyền rủa tình yêu (Nổi buồn trong thơ  hôm nay 1955). Đấy chẳng qua là cái sôi nổi, bồng bột của tuổi trẻ.

    Ở tập thơ thứ hai Liên, Đêm, Mặt Trời Tìm Thấy tình yêu vẫn còn, khá tươi sáng, trong Bài Ca Ngợi Tình Yêu:
          Em là lá biếc là mây cao là tiếng hát
          sớm mai khua thức nhiều nhớ thương
          em là cánh hoa là khói sóng
          đêm màu hồng
Nói chung, Thơ TTT không dễ đọc.
          Bài Phục Sinhbài thơ đầu tiên trong Tôi Không Còn Cô Độc là một ví dụ của những dòng ý thức, của những tra vấn, trăn trở về thân phận con người. Ta thử xem khổ thứ nhất:
Tôi buồn khóc như buồn nôn
ngoài phố
nắng thủy tinh
tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ
thanh tâm tuyền
buổi chiều sao vỡ vào chuông giáo đường
tôi xin một chỗ quỳ thầm kín
cho đứa trẻ linh hồn
sợ chó dữ
con chó đói không màu
tôi buồn chết như buồn ngủ
dù tôi đang đứng bên bờ sông
nước đen sâu thao thức
     Chữ nghĩa mới lạ là một trong những đặc điểm nổi bật của thơ ông.       
Thơ TTT, do đó, đòi hỏi sự tham gia của người đọc. Sự tham gia ấy sẽ phát hiện ý nghĩa và giá trị của văn bản. Về sau, khi cuộc chiến khốc liệt vượt lên trên mọi nỗi băn khoăn, khắc khoải  của thời đại, Thơ TTT lại chuyển biến:
          Ta nhớ sau lưng núi thanh thản
Biếc mây như lệ của đêm điên
Ta nhớ rằng ta không nhớ nữa
Như cây trơ trụi mùa hưu miên

Như phiến gỗ nặng thả theo nước
          Bập bềnh trôi nổi ta về xuôi
          Như lau lách mọc chen bờ bãi
          Phất phơ tóc bạc lả theo trời
               (Đỉnh Non Xa, Giai PhẩmVăn 9/1974)
          Ông kết thúc bài nói chuyện bằng đánh giá :” Những đóng góp của TTT cho văn học Việt Nam thật lớn lao. Ông  là nhà thơ tiên phong mở ra những chân trời mới lạ cho thơ Việt Nam, mang lại nhiều khám phá độc đáo, và đạt được những thành quả ít ai sánh kịp. Trong thời kỳ cực thịnh của văn học Việt Nam, TTT vượt lên như một trong những đỉnh cao nhất. Có thể nói rằng TTT là một trong một số ít nhà thơ lớn nhất không phải chỉ riêng đối với Miền Nam mà cho cả nước”. 

                                                            Nhà văn Phùng Nguyễn

    Nhà văn Phùng Nguyễn là diễn giả kế tiếp với đề tài:” Văn học Miền Nam 1954-75: Đường về gian nan”.

Tiểu sử: Tên thật Nguyễn đức Phùng. Lính Cộng hòa từ năm 1968. Giải ngũ 1974 với cấp độ tàn phế 60%. Đến Hoa Kỳ năm 1984.
Tốt nghiệp Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh và Tin Học (California State University). Làm việc trong ngành tin học từ năm 1990
Bắt đầu viết từ năm 1994, đã cộng tác với các tạp chí Văn, Văn Học, Hợp Lưu, Việt, Thế Kỷ 21, VHNT Liên Mạng, talawas.org, tienve.org, damau.org…
Chủ bút tạp chí Hợp Lưu (năm 2002)
Chủ trương tạp chí mạng Da Màu http://damau.org (năm 2006) cùng với Đặng Thơ Thơ & Đỗ Lê Anhdao.

    Nhà văn Phùng Nguyễn kể lại việc đi thu thập tài liệu về nhà văn Nguyễn xuân Hoàng, ông mới chợt xót xa khi thấy rằng những người xây dựng văn nghiệp của mình trong giai đoạn 54-75, chưa có thì giờ để được đánh giá một cách đầy đủ , thì đã bị chết tức tưởi vào tháng Tư năm 1975.  Trong số những người này, có kẻ không bao giờ có cơ hội cầm bút trở lại. Có những người, sau khi ra tù cố gắng (một cách rất khó khăn) để được trở lại với chữ nghĩa.  Một số thoát được ra ngoại quốc thì “ nguyên khí” đã bị tiêu hao, đặc biệt là giới phê bình không còn bao nhiêu. Dù về sau có một số trẻ tuổi tiếp tục công việc, nhưng vẫn còn quá ít. Do  đó việc nhìn lại các tác giả , tác phẩm thời 54-75  là một việc rất khó khăn ở hải ngoại. Trong nước, dĩ nhiên là không thể.  Do vậy, những người tha thiết đến nền VHMN, muốn vãn hồi nền văn học bị bứ tử này đã có những công trình lớn , nhỏ chẳng hạn như cuộc thảo luận hôm nay. Ông nói:”  Hơn thế nữa,  họ còn mong muốn nó được công khai trở về với tổ quốc, được đặt vào một vị trí xứng đáng với tầm vóc của mình trong dòng lịch sử của văn học dân tộc. Tuy nhiên, đường về của VHMN 54-75 nói chung và của mỗi tác giả/tác phẩm thuộc giai đoạn này nói riêng là con đường gian nan, đầy những chông gai. Những chướng ngại trên con đường về, theo tôi,  trực tiếp hoặc gián tiếp đến từ chính sách bôi nhọ,  trù dập,  khủng bố của chính quyền CS trong nhiều thập kỷ qua. Trong bài nói chuyện hôm nay, tôi xin phép điểm qua một số các chướng ngại này cùng với các sự kiện văn học có liên quan đến chúng.”.
    Ông đánh giá CS VN đã cố triệt tiêu các nền văn học “không Cộng sản” để dòng văn học miền Bắc (dòng văn học cách mạng) đương nhiên trở thành dòng văn học chính thống của cả nước. Với tư thế múa gậy vườn hoang, mặc cảm tự tôn đã trở thành tâm lý chung của những người làm văn học “ chính thống”.Ai cũng nhận thấy điều ấy, nhất là những người gốc gác miền Nam . Ông đã nghe từ họ những cụm từ “ thú vị” để diễn tả “ hội chứng “ này:
  1. “Dĩ Bắc vi trung (tâm)” và
  2. một cách rắc rối hơn, “Bắc kỳ chủ nghĩa"
  Trong tiểu mục Xung đột của những thế giới bịa đặt nhà văn Phùng Nguyễn tố cáo sự hủy diệt VHMN không phải có sau 1975 mà nó đã xảy ra từ thập niên 50. Ông kể lại việc nhà thơ trong nước , mới gần đây , đã mời nhà văn Nhật Tiến ( và một số cây bút của VHMN ở hải ngoại) tham gia trên trang mạng của họ tiết mc mi có tên là :” Văn học Đô thị miền Nam 1954-1975”. Nhà văn Nhật Tiến đã phản ứng một cách mạnh mẽ.(trích điện thư trả lời của Nhật Tiến: “Qua cái từ ngữ được quý anh sử dụng “Văn Học Đô thị Miền Nam”, chúng tôi như đã bị đánh thức dậy bởi cái mùi vị khinh bỉ, miệt thị, kể cả những hận thù do chính rất nhiều thành phần có tính cách văn hóa đến từ miền Bắc mang lại…”).

    Nhà văn Phùng Nguyễn cũng chỉ ra một số sách trong nước đã bôi nhọ, xuyên tạc nền VHMN như:
  • Văn hóa văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ ngụy – nhiều tác giả, NXB Văn hóa Hà Nội, tập I,1977.
  • Nọc độc văn học thực dân mới Mỹ – Trần Trọng Đăng Đàn, NXB TP. HCM, 1983.
  • Cuộc xâm lăng về văn hóa và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam- Lữ Phương, NXB Văn hóa, Hà Nội, (lần 1, 1981), (lần 2, 1985).
  • Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận văn hóa tư tưởng – Nhiều tác giả, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1980.
Ông  nói thêm về vụ  giữa Văn đoàn Độc lập trong mước và nhà văn Nhật Tiến như sau để kết thúc bài thuyết trình: “Xin nói thêm là vđ Độc lập sau đó đã phản ứng một cách tích cực, hai chữ “Đô thị” trong mục “Văn học Đô thị miền Nam” được gỡ bỏ để chính thức trở thành “Văn học miền Nam 1954-1975” trên trang mạng của văn đoàn này. Đây là một điều đáng khích lệ, nhưng một con én khó làm thành cùa Xuân. Ảnh hưởng tiêu cực của chính sách bôi nhọ VHMN của nhà  nước CS, cho đến nay,  vẫn xuất hiện nhan nhản trong các sinh hoạt văn hóa và giáo dục trong nước. “.



Diễn giả cuối cùng của cuộc hội thảo là nhà văn TRANGĐÀI GLASSEY-TRẦNGUYỄN

Đề tài: 40 năm Văn Học Miền Nam Thất Thủ: Thế hệ Hậu Chiến khước từ Thân phận mồ côi

Tiểu sử: Trangđài Glassey-Trầnguyễn, một chuyên gia nghiên cứu về Cộng đồng người Việt hải ngoại, là học giả duy nhất trên thế giới đã thực hiện hàng trăm cuộc phỏng vấn lịch sử truyền khẩu với người Việt ở cả bốn châu lục: Á, u, Úc, và Mỹ. Một tác giả song ngữ đoạt nhiều giải thưởng, Trangđài tiên phong ghi lại lịch sử của người Việt tại Quận Cam qua Dự án Vietnamese American Project từ thập niên 1990 bằng chính student loans của mình, và đoạt giải quán quân tại cuộc tranh tài nghiên cứu của CSU năm 2004 với bài viết “Quận Cam, Sử Vàng.” Cô là người Việt duy nhất được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cấp học bổng Fulbright tòan phần, bậc tối ưu, để nghiên cứu về người Việt tại Thụy Điển. Cô tốt nghiệp 4 cử nhân cùng lúc, là thủ khoa 2 ngành và cũng tốt nghiệp cao học Sử Học với hai giải thủ khoa tại CSUF. Trangđài tốt nghiệp Cao học ngành Nhân chủng học tại Đại học Stanford, và hiện đang hoàn tất chương trình tiến sĩ.

                  Nhà văn Trangđài Glassey-Trầnguyễn (TGT) là người thực hiện việc nghiên cứu về người Việt hải ngoại từ đầu thập niên '90s. Bà cho biết phần trình bày của bà  mang tính bắc cầu, không thuần tuý chỉ nói về giai đoạn văn học hai-mươi-mốt-năm này, mà hướng tới ảnh hưởng của nó đối với những thế hệ sáng tác sau đó tại hải ngoại. Bà sẽ bàn đến căn tính di dân và căn tính sắc tộc của người Việt. Vì không có đủ tài liệu để tham khảo nên bà tin tưởng sẽ có một thư khố VHMN và bà sẽ bổ túc cho phần nghiên cứu, trích dẫn.
Bài  thuyết trình của nhà văn TGT có 4 phần:
1- 40 năm Văn học miền Nam thất thủ từ cái nhìn của thế hệ hậu chiến
2- Một số hệ quả văn học và ngôn ngữ đối với thế hệ hậu chiến;
3- Chúng tôi từng mồ côi, nhưng không chấp nhận mồ côi;
4- Đưa ra một vài gợi ý về căn tính sắc tộc trong sáng tác của những thế hệ ngoại biên, nhất là tương quan của họ với tiếng Mẹ đẻ trong quá trình sáng tạo.

    1- 40 năm Văn học miền Nam thất thủ từ cái nhìn của thế hệ hậu chiến:  Nhà văn TGT gọi nền văn học miền Nam 1954-1975 là nền văn học thất thủ. TGT giả thích:
          “ Thất  thủ không có nghĩa là bị huỷ diệt, mà ngược lại, chính trong sự bức chế đó, mà những mầm sống mới vượt lên, một mùa văn học mới đâm chồi, nẩy lộc.Cho nên hai chữ ‘thất thủ' chính là tiền đề cho một cuộc đổi đời, một khởi đi tang thương nhưng trên một lộ trình nhiều hy vọng và vận hội. Đâu là những vận hội? Tôi xin nhắc qua khía cạnh văn hóa. Cộng đồng chúng ta may mắn đã đến Mỹ trong một thời điểm thuận lợi cho việc duy trì văn hoá và ngôn ngữ gốc. 50 năm trước đó, người dân thiểu số ở Mỹ, chẳng hạn như người Nhật, không có quyền sở hữu bất động sản và không được nói tiếng mẹ đẻ. Ngay cả trẻ em gốc Mễ Tây Cơ cũng bị phạt khi nói tiếng Tây Ban Nha tại trường. Nhờ phong trào tranh đấu dân quyền của thập niên 50s, 60s, và nhờ vào trào lưu đa văn hoá (dù có những giới hạn của nó), mà khi người Việt tỵ nạn đặt chân đến Mỹ, chúng ta có nhiều ưu đãi so với các sắc dân thiểu số khác khi họ mới định cư tại Hoa Kỳ trước đó. Chẳng hạn như ngay từ những ngày đầu, học sinh Việt Nam được hướng dẫn song ngữ trong các lớp học, vân vân.”.

      Bà dẫn chứng theo chiều dài lịch sử thì dân Việt đã có căn tính di dân từ lâu, nhưng nó chỉ phạm vi trong nước, nên năm 1975, căn tính di dân của người Việt mang một ý nghĩa mới, vì người Việt đã thực sự lưu vong. Thực sự mất quê hương, văn hoá Việt trở thành văn hoá di dân, văn hoá sắc tộc, văn hoá thiểu số, phải chịu sự chi phối của văn hoá chính ở đất nước tạm dung. Trong bối cảnh lịch sử Việt Nam cận đại, nếu chúng ta nhìn vào năm 1954 và 1968 như là khởi điểm cho cuộc xuất hành năm 1975, thì có một sự tiếp nối của căn tính di dân khởi đi từ giữa thế kỷ hai mươi từ trong nước, và mở rộng ra thế giới năm 1975. Vì sự tiếp nối này, nền văn học miền Nam 1954-1975 là điểm bắt đầu cần thiết cho bất cứ ai muốn tìm hiểu về người Việt hải ngoại.

      Bà so sánh nỗi đau đớn chia lìa Hà nội của Phượng trong Đêm giã từ Hà nội của Mai Thảo ,nhưng ra đi với tâm trạng đầy hy vọng, đi về vùng sáng, đi về miền tự do, thì người Việt ly hương năm 1975 đã ra đi - vẫn đi tìm tự do - nhưng với tâm trạng ly hương, mất mát khôn cùng. Khi người Việt rời miền Nam để đi vào thế giới, thì tuy họ cũng đi tìm “một chân trời có không khí và ánh sáng,” nhưng nỗi đau chia lìa quê hương đã phủ lấp bất cứ một vùng ánh sáng nào.

           2- Một số hệ quả văn học và ngôn ngữ đối với thế hệ hậu chiến:

     Lấy những bất hạnh của đời mình để minh chứng, TGT sanh ra mới bốn tuần, mẹ bà bị điều đi về vùng kinh tế mới để dạy học, còn ba của bà đã đi cải tạo mấy tháng trước đó. Bà bùi ngùi kể:”  Chuyện tôi chào đời không cha là chuyện tôi biết từ nhỏ, vì tôi cũng lớn lên không cha đến năm 19 tuổi. Nhưng chuyện mà tôi là một đứa trẻ sơ sinh không mẹ là chuyện làm tôi ngạc nhiên và phẫn nộ. Đối với tôi, một đứa trẻ có quyền được ở bên mẹ nó khi mới chào đời. Mẹ tôi phải dứt sữa tôi khi tôi chưa được đầy tháng. Có lẽ đó là một trong những lý do mà trong cả cuộc đời, tôi luôn cảm thấy một lỗ trống trong tâm tư, dù tôi cảm kích tình thương và sự hy sinh mà mẹ tôi dành cho chị em chúng tôi, và cả con cái chúng tôi nữa. Tôi không chỉ bị dứt sữa cách oan ức lúc chưa đầy tháng, mà quan trọng hơn hết, tôi bị tước đoạt cái quyền của một đứa bé được mẹ ôm ẵm, vỗ về, nâng niu, chăm sóc khi còn đỏ hỏn.”.
     Thời trẻ bà cũng đã học trong chương trình cải cách nhồi sọ của  văn học sau 75. Do đó, về mặt ngôn ngữ, thế hệ hậu chiến không chỉ phải ăn bo bo, mà còn phải ăn cả khoai mì độc. Mà vì nền văn học miền Nam đã thất thủ và đã đi lưu vong, nên những thế hệ hậu chiến hoàn toàn mù tịt về nền văn học đó, và không biết rằng, mình đang sử dụng một thứ tiếng Việt đã bị nhiễm độc và nhồi sọ. Cho  ra hải ngoại, bà mới tiếp cận được những tác phẩm của VHMN.

    Nhà văn TGT cho biết :”Trong một bài nghiên cứu chuyên đề, tôi đã lập luận rằng nền văn học (và nghệ thuật) theo chủ đề tỵ nạn và di dân ở hải ngoại được xây dựng trên bệ phóng vững vàng của nền văn học miền Nam 1954-1975. Khi đọc “Đêm Giã Từ Hà Nội” của nhà văn Mai Thảo, tôi nhận ra rằng, tác giả đã là người tỵ nạn, đã ly hương trước khi ông rời Hà Nội. Cái quyết định ra đi vốn dĩ đã là một sự cách ngăn lớn lao, dù chỉ đi về phương Nam, vẫn còn thuộc về mảnh đất Việt Nam, nhưng là “vùng ánh sáng, miền tự do.” Đọc “Giải Khăn Sô cho Huế” của nhà văn Nhã Ca, thì rõ ràng, sự bất an và bất định trong đời sống của người dân thời loạn đã biến đời sống hằng ngày thành đời sống tỵ nạn với những dời đổi, sống chết, còn mất của nó.”.

          3- Chúng tôi đã từng mồ côi, nhưng không chấp nhận mồ côi:

    Cử tọa đã vỗ tay thật nhiều khi nghe nhà văn Trangđài nói với một giọng hùng hồn và đầy xúc động :
” Thế hệ chúng tôi sinh ra mồ côi, vì cha thì đi cải tạo, mẹ thì đi kinh tế mới, văn học thì bị chôn sống. Nhưng sau bốn thập niên, chúng tôi đã đoàn tụ với cha mẹ, đã truy ra được những manh mối để đòi lại di sản văn học mà chúng tôi bị tịch thu. Chúng tôi khước từ làm kẻ mồ côi trong gia đình chữ nghĩa của Việt Nam và của thế giới. “.
     Trangđài  tiếp:
    “Tôi may mắn được sống nửa cuộc đời ở Việt Nam và nửa cuộc đời ở Mỹ. Nhưng tôi không may mắn khi rơi vào lớp đầu tiên trong chương trình cải cách giáo dục của chính quyền hậu 1975. Như đã nói, điều này cũng có nghĩa là tôi biết rất ít hoặc không biết gì về nền văn học của miền Nam trong giai đoạn trước khi tôi chào đời. Trong bài nói ngắn này, tôi sẽ không nói đến những người trẻ cầm bút viết bằng Tiếng Việt. Tôi nghĩ, ở nhiều cách, cái quan hệ huyết thống giữa những thế hệ sáng tác trước 1975 tại miền Nam và những thế hệ ngoại biên tại hải ngoại sáng tác bằng Việt ngữ đã là điều rõ ràng. Ở đây, tôi xin mạo hiểm và nhìn vào thế hệ gốc Việt sáng tác bằng Anh ngữ là chính, và nhận định rằng, cho dù họ không trực tiếp thừa hưởng nền văn học miền Nam 1954-1975, thì họ vẫn chịu ảnh hưởng của nền văn học này qua chính kinh nghiệm sống và môi trường cộng đồng.”

    Nhà văn Trangđài  đưa ra một số lý do để giải thích nhận định trên: Một điều hiển nhiên là nền văn học miền Nam trước 1975 chính là nền tảng vững vàng cho văn học và truyền thông Việt ngữ tại hải ngoại trong suốt 40 năm qua. Bà  thiết tha muốn nhận cái di sản từ giai đoạn văn học này vì  bà cho rằng nếu không có được di sản này, thế hệ của bà và các thế hệ sau sẽ là những cái cây không có rễ, với những cái gốc ghép nối từ giống toàn cầu hay địa phương mà thiếu đi cái căn tính Việt. Thêm vào đó, nền văn học miền Nam là nguồn tư tưởng và ngôn ngữ gần nhất đối với thế hệ hậu chiến về mặt thời gian, và có thể trực tiếp khai mở cho thế hệ sau về xã hội miền Nam về những thế hệ ngay trước. Đây là nhịp cầu cần thiết để các thế hệ sau  biết về quá khứ của cộng đồng và gia đình, hiểu thêm mình đã đến từ đâu và đến như thế nào. Việc hiểu về lịch sử cá nhân và cộng đồng có ảnh hưởng quan trọng đối với nhân diện và tâm lý của một người.

      Bà nhắc đến tác phẩm "Bụi và Rác," của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đã ghi lại những cái vi tế trong cuộc thảm sát chữ nghĩa, mà bà cho rằng là một cuộc cải cách không tên được thực hiện rốt ráo ngay từ sau ngày Hồng quân Bắc Việt tiến chiếm miền Nam.. Tiếng Việt đã bị nô lệ hóa và bần cùng hóa, để những thế hệ hậu chiến không chỉ còi cọt về thể chất vì ăn độn bo bo, mà còm cõi vật vờ về chữ nghĩa vì bị trúng độc. Khổ nỗi, chính thế hệ này không biết mình trúng độc, cho đến khi không còn sống trong môi trường nhiễm độc nữa. Để giải độc, phải ý thức và chấp nhận cắt bỏ những phần cơ thể bị trúng độc của mình, như một người bị ung thư phải giải phẫu để bỏ đi những gì đã bị hư thối.

   Bà cũng đưa ra vài ví dụ cụ thể về những em thuộc thế hệ thứ 2 đã tiếp nối di sản  VHMN.

    4-  Vài gợi ý về căn tính sắc tộc trong sáng tác của những thế hệ ngoại biên, nhất là tương quan của         họ với tiếng Mẹ đẻ trong quá trình sáng tạo:

    Trong phần này Trangđài đã bằng vào thực chứng trước sự giới hạn của ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Việt  của các em sinh ở hải ngoại và cả tiếng của nước mới định cư cho các em vừa mới đến, để mô tả những khó khăn trong việc kế tục nền VHMN. Tuy nhiên bằng vào thành tựu của những em trong địa hạt văn chương và cả những lãnh vực khác như âm nhạc, hội họa , bà đề nghị: “ Để nền văn học tiếng Việt hải ngoại thực sự thăng hoa, thì các thế hệ cầm bút hậu 1975 cần nhận được di sản từ nền văn học trước 1975 để tiếp tục sáng tạo bằng tiếng mẹ đẻ, để họ nhận chân được nền tảng của những sinh hoạt mà họ vẫn tham gia một cách thấu đáo và có hệ thống. Muốn có một văn khố lưu giữ tinh hoa nền văn học miền Nam trước 1975, thì chỉ những ‘người trong cuộc' mới làm công việc này đến nơi đến chốn. Giới trẻ cầm bút tại hải ngoại có bắt được nhịp cầu với quá khứ để tiếp tục bồi thố cho văn chương Việt trong thế kỷ 21 trên thế giới hay không, còn tuỳ thuộc vào những thừa kế văn chương cụ thể mà họ nhận được từ thế hệ đi trước. Xin hãy trao Văn Học Miền Nam cho Giới Trẻ Việt Nam toàn cầu.”.

     Trong phần thảo luận với nhà văn Trangđài khá sôi nổi khi có một cử tọa đưa ra hai vấn đề:
1/ Xin so sánh căn tính di dân cùa người Việt  và căn tính di dân của người Do Thái. Có gì tương đồng và dị biệt.

     2/ Những nhà văn trẻ gốc Việt Nam đang và sẽ viết bằng một thứ ngôn ngữ khác thì tác phẩm của họ có thuộc nền  văn chương Việt ?

Sau phần thuyết trình của nhà văn Trangđài  Glassey-Trầnguyễn , nhà văn Bùi  Bích Hà tóm lược và tổng kết cá bài nói chuyện của các diễn giả trong phần bà  là chủ tọa. Tiếp theo là nhà báo , nhà văn Phan Tấn Hải với  tư cách là chủ bút Việt Báo lên tuyên bố bế mạc cuộc hội thảo. Ông đã cảm ơn ban tổ chức , cử tọa tham dự và nhất là các diễn giả đã giúp cho ông được hiểu biết nhiều hơn về 20 năm VHMN.

                                                  Vài ý kiến, đề nghị cho cuộc hội thảo:

Trước hết, người ghi chép rất hoan nghênh cuộc hội thảo lớn lao chưa từng có này. Đây là một sự kiện lớn về văn học trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Đây là sự biểu tỏ lòng tha thiết đối với  nền VHMN , một nền văn học nếu bỏ đi thì có thể nói rằng  nền văn học Việt Nam  sẽ có một lỗ hổng từ 1954 đến 1975.
          Mười sáu diễn giả , có người từ thật xa như Úc, Canada hay các tiểu bang miền Đông Hoa Kỳ và những người ở gần khu Little Sài Gòn, đã hội tụ về đây chỉ vì tấm lòng đối với văn chương chữ nghĩa.
       Trong hai ngày 6 và 7 /12/14 ở hai hội trường Người Việt và Việt Báo, ngày nào cử tọa cũng đông nghẹt chăm chú theo dõi thuyết trình đến hết giờ, chứng tỏ cuộc hội thảo có sự thu hút mạnh mẽ. Quả là một điểm son, một nén hương, một ngọn lửa. Một điểm son cho cộng đồng Việt hải ngoại. Một nén hương để nhớ đến công lao của bao nhà văn nhà thơ, nhà văn hóa đã khuất, nhất là những văn nghệ sĩ đã bị CS giết chóc , tù đày. Một ngọn lửa đốt lên để dẫn đường cho các thế hệ sau tiếp bước.
    Người ghi chép xin có một đề nghị. Trong tương lai cố gắng tiếp tục mở thêm những cuộc hội thảo, lớn hay nhỏ là tùy theo hoàn cảnh, nhưng nên giới hạn chủ đề. Chẳng hạn như chỉ về một khuynh hướng sáng tác hay  về một tạp chí, một tác giả…. Như vậy (theo chủ quan) để diễn giả và người nghe cùng có thời gian thảo luận, đi sâu vào chủ đề hơn.
     Cuối cùng, trong bài ghi chép cuộc hội thảo này chắc chắn cũng có những sai sót. Xin độc giả, nhất là quý diễn giả vui lòng đánh chữ đại xá cho.

     Đặng Phú Phong.

    -----------------------

     (trÍch  'NHẬT BÁO VIỆT BÁO')

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét