về nữ nhà văn phạm thị hoài
phạm thị hoài [ 1960 - ] - tỉnh Hải dương/ Bắc bộ
nhà văn - nhà báo- dịch giả/ người sáng lập diễn đàn mạng TALAWAS
(epaint by phan nguyên)
tác phẩm đã xuất bàn:
Thiên sứ
tiểu thuyết
Nxb Trẻ 1988
được xuất bản tại Hànội; nhưng sau đó bị cấm lưu hành tại Việt Nam
Thiên Sứ
đã được dịch sang tiếng
Anh, Pháp, Ý, Đức, Tây Ban Nha và Hà Lan
Bản tiếng Đức đã đoạt giải:
"Tiểu Thuyết Nước Ngoài Hay Nhất"
(Frankfurter Liberaturpreis) 1993
bản tiếng Anh đã đoạt giải: Dinny O'Hearn
(thể loại văn học dịch) 2000
bản tiếng Pháp
La Messagère De Cristal
Dịch giả Phan Huy Đường chuyển ngữ
Editions des Femmes 1990
bản tiếng Ý
Il Messaggero Celeste
Nxb Marietti 1991
Mê lộ
tập truyện ngắn
Nxb tổng hợp Phú Khánh 1989
167 trang
từ Man Nương đến AK và những tiểu luận
Nxb Hợp Lưu Hoa kỳ 1993
Phạm Thị Hoài,
trên sinh lộ mới của văn học
Sau Thiên Sứ xuất bản năm 1989, Mê lộ, năm 90, Từ Man Nương đến AK và Những tiểu luận, (nxb Hợp Lưu, 1993, Hoa Kỳ) là một tác phẩm quan trọng trong tiến trình văn học của Phạm thị Hoài và văn học Việt nam hiện đại, xác định chủ đích đổi mới văn chương mà Phạm thị Hoài đã mở đường bằng Thiên sứ và Mê lộ. Phong cách khai quang ấy xuất hiện dưới hai hình thức:
- Cập nhật hóa tản văn với ngôn ngữ các ngành nghệ thuật đương đại như điện ảnh, hội họa, âm nhạc...
- Từ chối lối kể chuyện một chiều theo trật tự cổ điển, tác giả soi cái nhìn hai chiều vào một hiện tượng: đi từ ngoại cảnh đến nội tâm, hoặc ngược lại. Lối nhìn mới ấy cho phép độc giả tiếp nhận một lúc cả hai khía cạnh: khía cạnh khách quan (nhìn từ bên ngoài của người viết) và khía cạnh chủ quan (nhìn từ bên trong của chính hiện tượng vừa được viết ra).
Ðó là lối viết flash (nói kiểu điện ảnh) hoặc lập thể (nói kiểu hội họa), cắt đứt mạch tư tưởng bằng những gros plan thoáng qua trong đầu. Ðiều này thường xảy ra trong trí óc chúng ta (đang nghĩ chuyện này nhảy sang chuyện khác): ý nọ nhằng ý kia (chữ của Nguyễn Tuân). Nhưng chính sự "nhằng nhịt" ấy mới là tư tưởng trong trạng thái tinh chất.
*
Sự chuyển mình của Phạm thị Hoài hình thành qua cách đặt câu hỏi: Trước hết, viết là gì?
Viết, theo Phạm thị Hoài, là một cách ứng xử với bản thân và ứng xử với môi trường.
Như thế nghĩa là thế nào? Nghĩa là Phạm thị Hoài không viết về một cái gì, không hề thuật chuyện, không hề kể chuyện. Mà Hoài chọn cách thuật, cách kể, cách thể hiện chữ nghĩa để nói lên tư tưởng của mình. Và chính cái tư tưởng ấy cũng không có tham vọng "giải quyết" gì cả: Ðọc xong 'câu chuyện' không những' vấn đề"'vẫn còn nguyên, mà nó còn đưa đến trăm ngàn 'vấn đề"'khác rối rắm hơn. Phạm thị Hoài sử dụng ngôn ngữ như một chất liệu. Ngôn ngữ ở đây không có tác dụng 'tiêu thụ' của những ký hiệu. Ở điểm này, Hoài gần gũi với các họa sĩ, nhà thơ, điện ảnh gia, kịch tác gia hơn là các tiểu thuyết gia kể chuyện theo lối cổ điển.
Như thế nghĩa là thế nào? Nghĩa là Phạm thị Hoài không viết về một cái gì, không hề thuật chuyện, không hề kể chuyện. Mà Hoài chọn cách thuật, cách kể, cách thể hiện chữ nghĩa để nói lên tư tưởng của mình. Và chính cái tư tưởng ấy cũng không có tham vọng "giải quyết" gì cả: Ðọc xong 'câu chuyện' không những' vấn đề"'vẫn còn nguyên, mà nó còn đưa đến trăm ngàn 'vấn đề"'khác rối rắm hơn. Phạm thị Hoài sử dụng ngôn ngữ như một chất liệu. Ngôn ngữ ở đây không có tác dụng 'tiêu thụ' của những ký hiệu. Ở điểm này, Hoài gần gũi với các họa sĩ, nhà thơ, điện ảnh gia, kịch tác gia hơn là các tiểu thuyết gia kể chuyện theo lối cổ điển.
*
Tác phẩm Từ Man nương Ðến AK và Những tiểu luận được chia làm năm phần. Xuyên qua năm phần ấy, ngôn ngữ giữ những chức năng khác nhau:
Phần I: 'gồm hai tùy bút, thật ra là hai bản giao hưởng: giữa ngôn ngữ và tình yêu (trong 'Man nương'), giữa ngôn ngữ và những kỷ niệm một đời phong trần (trong 'Kiêm Ái').
Phần II: Gồm một bài tường thuật và một bài tham luận: 'Cuộc đến thăm của ngài thanh tra Chính phủ" và "Nền Cộng hòa của các Nhà Thơ". Hai bài này viết theo lối ngụy biện và phản chứng.
Phần III: Gồm hai truyện ngắn, vừa có tính cách siêu thực: pha trộn dĩ vãng và thực tại, thực tại và ảo giác; vừa có tính cách cực thực: phá vỡ mọi ảo tưởng về cuộc đời, với tựa đề "Một anh hùng" và "Những con búp bê của Bà Cụ".
Phần IV: Truyện ngắn 'Thuế Biển' dạo đầu cho tiểu truyện "Thày AK, Kẻ sĩ Hà thành", tác phẩm then chốt của Phạm thị Hoài.
Phần V: Gồm ba tiểu luận. 'Viết như một phép Ứng xử"' bàn về quan niệm viết của tác giả. 'Một trò chơi vô Tăm tích": Nói về chức năng của văn chương và 'Văn học và Xã hội Việt nam"'luận về cách sử dụng văn học trong đời sống Việt nam.
Những phân đoạn trên đây có vẻ như không liên lạc gì với nhau nhưng toàn bộ tổng hợp chặt chẽ chủ trương đổi mới bút pháp và cách thị sát con người của Phạm thị Hoài. Trong năm phần, chỉ có phần thứ nhì và phần thứ năm; [Phạm thị] Hoài dùng ngôn ngữ như một ký hiệu thông thường để dẫn giải và lý luận. Những phần còn lại, ngôn ngữ giữ địa vị chất liệu phản ánh tư tưởng trong trạng thái nguyên thủy, chưa pha trộn màu mè, chưa được sắp xếp thứ tự như khi đã phát âm ra ngoài thành tiếng nói, và lại càng không phải là thứ ngôn ngữ mà nhà văn đã dàn xếp với những quy luật, xảo thuật, lớp lang, với hằng hà sa số hư từ, liên từ, giới từ, chấm, phẩy, rườm và cộm để bao bọc chữ nghĩa.
Gọt cái vỏ ngoài đi, Phạm thị Hoài làm hiện hình 'ngôn ngữ nguyên chất': sắc, thô, gai góc, và thể hiện nó dưới một quan niệm mỹ học khác, dựa trên những điểm:
Gọt cái vỏ ngoài đi, Phạm thị Hoài làm hiện hình 'ngôn ngữ nguyên chất': sắc, thô, gai góc, và thể hiện nó dưới một quan niệm mỹ học khác, dựa trên những điểm:
- gợi nhạc trong âm điệu thầm của các thanh âm.- gợi hình trực tiếp bằng từ vựng chiến lược, hoặc gián tiếp qua ẩn dụ công phá.- phô bày một lúc hai lớp lang: vừa hiện tượng (qua cách tả), vừa bản chất (qua cách luận), cả hai phong cách xen kẽ nhau, trùng hợp nhau, làm nên một hợp chất cô đọng, súc tích, nhiều hình ảnh, châm biếm, chua cay, mà cũng thấm đậm, đau đời.
Ngôn ngữ Phạm thị Hoài do đó vừa gọn, sắc và có chất thơ đối với người đồng điệu, vừa khó hiểu đối với người không cùng độ nhạy cảm và quan điểm thẩm mỹ. Ngôn ngữ ấy cần sự cộng tác của người đọc. Ðộc giả không đọc Phạm thị Hoài như đọc một câu chuyện kể theo mạch cổ điển, đọc đâu hiểu đấy, mà vừa đọc vừa khám phá, vừa phải 'nhai lại 'những điều vừa đọc, đối thoại với chính mình và đối thoại với tác giả. Nói cách khác: đọc Hoài cũng là một cách ứng xử, với mình, với tác giả và với môi trường. Ðọc như thế đòi hỏi một phong cách trí thức, trí thức trong nghĩa biết suy nghĩ mà nhà văn hay những người có bằng cấp cao không hẳn là một phạm trù.
*
Man nương, tại sao lại Man nương? Man nương có liên quan gì đến người con gái trong truyền thuyết 'truyện Man nương' ghi trong Lĩnh Nam Chích Quái? Hay là người con gái thổ dân miền sông Ðà, núi Tản, xưa gọi là Man, nay là Mán? Chắc là có. Man còn là một biến tự (anagramme) của Nam - tên thật Phạm thị Hoài. Nhưng những điều ấy không mấy quan trọng, Man nương vừa là bản giao hưởng của tình yêu, vừa chứng minh một thử nghiệm bút pháp. Mạch văn ở đây diễn tả trực tiếp tư tưởng lóe ra trong đầu với cường độ nhanh, chậm, đứt khúc, ghềnh, thác của một dòng sông. Nói như một nhà âm nhạc: 'dòng nhạc chảy trong đầu tôi' thì Man nương chính là 'dòng tư tưởng chảy trong đầu người tình' từ khi người yêu đến cho đến lúc nàng đi, mỗi buổi chiều từ hai giờ đến bốn giờ, trong căn phòng xanh lơ, vuông vắn (4m x 4m5) và chiều cao standard 2m 8: kích thước 'tiêu chuẩn' của một đời sống bình thường. Và tình yêu cũng bình thường, trần trụi không màu mè, son phấn như trong các tiểu thuyết bán chạy, giữa một người đàn ông 'khẳng khiu, nhan nhản xương' với một người đàn bà có'khuôn mặt và mái tóc không cùng ê-kíp Man nương' là sự tiếp xúc trực tiếp bằng thị giác, thính giác, xúc giác và tâm linh giữa hai cá thể. Man nương là lưu lượng chan hòa của tình yêu trong nhịp đập thiết tha và dồn dập nhất: bản giao hưởng nhẹ tấu lên khi Man nương se sẽ bước vào phòng:
"Man Nương, tôi gọi em như vậy những buổi chiều bốn mét nhân bốn mét rưỡi nhân hai mét tám màu xanh lơ trong căn phòng trống rỗng tầng ba có hai nhành xanh một thứ cây nào đó tôi không bao giờ biết tên.
Man Nương, em không rón rén nhưng cũng không thật đàng hoàng băng qua một hành lang dài bếp dầu hôi chậu và guốc dép vãi như kẹo trước mỗi cửa phòng phòng nào cũng bốm mét rưỡi nhân hai mét tám màu xanh lơ." (trang 10)
Thử đọc to lên, chúng ta mới thấy văn trong Man nương không thể đọc vì sự phát ngôn không bắt kịp nhịp chữ và lượng chữ dài hơn lượng thở. Ngôn ngữ ở đây là những 'tiếng thầm' biến tấu trong đầu khi dồn dập, khi xô lệch, khi cao, khi thấp, khi buông, khi thả, tùy theo động tác thể xác hay suy tưởng tâm linh. Chức năng ngôn ngữ ở đây là gợi hình, biểu cảm, môi giới cho cảm xúc giữa hai người tình. Những hình ảnh nhấp nhô không chỉ là những hình ảnh đẹp mà còn xen lẫn những góc cạnh méo mó, lệch lạc của đời thực: đã bao lần em gắng thu xếp một tư thế lý tưởng nào đó lúc thì giấu giếm ngực lúc xua đuổi hai cái xương chậu và chủ yếu là thủ tiêu những đường cong ngược, ôi Man nương! (trang 11)
Man nương không phải là bản giao hưởng du dương trầm bổng trong không khí lãng mạn 'tiểu thuyết' mà là một bản nhạc khác thường, hiện đại, cực thực, với những sần sùi, gai góc, những 'đường cong ngược'.. trên thân thể và tâm hồn con người ngay trong phút giây cực lạc. Ngòi bút sắc và đôi mắt sáng của Hoài không ở đó để ghi lại khía cạnh đặc dị (singularité) của đời sống mà để khai quật, mổ xẻ, lột mặt nạ (démasquer) khía cạnh bình thường dưới nhiều lăng kính, nhiều góc độ khác nhau. Nếu văn cổ điển dùng sự thành thực làm chuẩn thì văn của Phạm thị Hoài dùng sự thực làm chuẩn. Ðiểm khác nhau và cái mới là ở chỗ đó.
*
Ðối với Phạm thị Hoài, mẹ Việt Nam không phải là hình ảnh những bà mẹ Âu Cơ, đẻ ra trăm trứng, trứng rồng, trứng tiên. Cũng không phải là những bà mẹ kháng chiến huyễn hoặc và thần thoại trong thơ Tố Hữu. Mẹ Việt Nam của Phạm Thị Hoài là bà mẹ giang hồ 'Kiêm Ái', sống trong những căn buồng cũng giang hồ như những ga tàu treo, cái gì cũng chuẩn bị nhổ neo, những bà mẹ bán trôn nuôi miệng, bán tấm thân trần hình cong chữ S, sần sùi ở bờ biển vĩ độ mười hai mười ba, để mua về những kỷ niệm rách nát, treo lủng lẳng trên tường. Những bà mẹ bị những đứa con khôn sớm nhìn sõi vào từng vết tích kệch cỡm, chiếu kính hiển vi vào từng sợi dây thần kinh nhàu nát của cuộc đời phong trần, trụy lạc, càng ngày càng nhão mãi ra. Những đứa con ấy còn nhẫn tâm khai quật quá khứ, cả những tầng 'người người lớp lớp' đã chôn sâu dưới lòng đất mà mùi xú uế còn không ngớt xông lên. Những đứa con quật mồ ấy không nhân nhượng với quá khứ gian dối của cha và hiện tại giang hồ của mẹ. Cũng phải.
Mẹ Việt Nam của Phạm thị Hoài còn là những bà cụ mũi nhăn nheo như một quả chuối khô giữa mặt ngồi bên bờ hồ, bán những con búp bê, những đứa con do chính bà sản xuất ra. Những đứa con gái ấy có vóc dáng như thế này: Một con áo cộc tay chấm đỏ, vạt sa, quần cháo lòng ống sớ, đi hài thun đỏ đế trắng. Một con mặc bộ ca-rô xanh nhợt, cổ viền valide nâu, ủng trắng mềm lót đế giả da nâu. Một con áo chẽn vải bạt, ve to vàng nhạt, quần lửng cũng vàng nhạt và đôi hài đế vàng... ('Những con búp bê của Bà Cụ')
Những dáng vóc "rệu rạo bán ba mươi đồng không ai thèm mua" ấy được Phạm thị Hoài sinh động hóa thành những thiếu nữ Việt nam -- không phải là những người con gái da vàng, yêu quê hương như yêu người yếu kém trong nhạc Trịnh công Sơn- người thiếu nữ Việt nam của Phạm thị Hoài, ngày hôm nay là những con bé nhà hàng xóm bên phải đang cầm chặt chiếc tích-kê trong tay chờ nạo thai lần thứ ba trong vòng một năm rưỡi. Bạn đừng hình dung nó là đứa con gái trơ tráo nhảy tót lên bàn nạo xong rồi phủi đít trèo xuống. Lần nào nó cũng khóc mùi mẫn đủ ba mươi phút tiêu chuẩn trước khi phải nhường giường cho người tiếp theo. Ðáng lẽ phải khóc cho cái tình yêu vừa bị vét ra bằng hết thì nó lại chỉ khóc vì bị bác sĩ chửi mắng, làm như nếu được đối xử nhẹ nhàng hơn thì nó còn năng lui tới đây hơn [...]
Trong khi đó thì con bé nhà hàng xóm bên trái đã hoàn thành thêm một chùm thơ mới toanh, dĩ nhiên nói về tình yêu là cái nó chưa hề nhấp thử một giọt [...]. Nó viết những bài thơ giống như của các thi sĩ nổi tiếng phương Ðông, những người chỉ ưa tiêu diêu du, thơ nó có nước sông Hoàng tuôn từng dòng lớn từ trên trời xuống, có núi Thiên Mụ, có bến Tầm Dương, có những tâm sự đột ngột xuống hàng [...] Phố tôi lại khoái những cảm xúc bịa rất dở của nó, người nào không thấy hay thì vỗ tay đen đét vào trán tự trách mình không đủ trình độ thưởng thức [...]. Con bé bèn làm thêm những bài thơ vạch trần tội ác xã hội mà nó đọc được trong đống báo cũ mua về để gói cà [...]
Những vại cà được bảo trợ bắt đầu đóng váng mà con bé không hay biết, nó còn đang ở trong thời quá khứ, cái gì cũng khắc biến thành dĩ vãng liêu xiêu, vẫn bịa dở như bao giờ. Tôi đến huơ huơ đồng bạc trước mắt nó và bảo, hai trăm này, hai trăm này, để nhấc nó ra khỏi cái quá khứ không hề có, nước sông Hoàng chảy như thế là nhiều rồi. (trang 95, 96, 97, 98).
Trong khi đó thì con bé nhà hàng xóm bên trái đã hoàn thành thêm một chùm thơ mới toanh, dĩ nhiên nói về tình yêu là cái nó chưa hề nhấp thử một giọt [...]. Nó viết những bài thơ giống như của các thi sĩ nổi tiếng phương Ðông, những người chỉ ưa tiêu diêu du, thơ nó có nước sông Hoàng tuôn từng dòng lớn từ trên trời xuống, có núi Thiên Mụ, có bến Tầm Dương, có những tâm sự đột ngột xuống hàng [...] Phố tôi lại khoái những cảm xúc bịa rất dở của nó, người nào không thấy hay thì vỗ tay đen đét vào trán tự trách mình không đủ trình độ thưởng thức [...]. Con bé bèn làm thêm những bài thơ vạch trần tội ác xã hội mà nó đọc được trong đống báo cũ mua về để gói cà [...]
Những vại cà được bảo trợ bắt đầu đóng váng mà con bé không hay biết, nó còn đang ở trong thời quá khứ, cái gì cũng khắc biến thành dĩ vãng liêu xiêu, vẫn bịa dở như bao giờ. Tôi đến huơ huơ đồng bạc trước mắt nó và bảo, hai trăm này, hai trăm này, để nhấc nó ra khỏi cái quá khứ không hề có, nước sông Hoàng chảy như thế là nhiều rồi. (trang 95, 96, 97, 98).
Sự nhẫn tâm của tác giả lúc nào cũng chờ đợi và sẵn sàng chọc thủng bất cứ màng lưới nào chắn che sự thật kèm thêm việc sử dụng ẩn dụ công phá để sai khiến hình ảnh về hùa, phóng ra những tấm portrait, những nhận xét, hay những cảnh huống, khi thì hài hước, khi thì nên thơ, khi cay đắng, tàn nhẫn đến lạnh người:
"Một bên mi giả của nàng sắp rơi và hai quả đồi non trên ngực nàng so le nhau, mỗi quả ở một độ cao, có lẽ do đắp vội " (trang 92)"Kỷ niệm còn là những vết thủng trên tường bê-tông... một đồ đạc treo nặng tình nghĩa nào đó đã sơ tán... Mẹ con em sống kiểu thời chiến, kỷ niệm cũng ngụy trang, vội vội vàng vàng." (trang 22)"Nửa Nam đất nước thì nhuốm màu cải lương, nửa Bắc tỉ tê em chã." (trang 113)
"Văn sĩ và họa sĩ là hai thứ duy nhất ở Hà Nội có thể sánh với phù sa sông Hồng, dày đặc và vô tận." (trang 127)"Tượng là những hình khối cực kỳ tiên tiến của tâm linh, đứng giữa cuộc giao hoan tưng bừng của các thời đại đá đồng gốm sắt ấy ta mới được biết tâm linh của chúng ta vón cục như thế nào, rỗ chằng rỗ chịt như thế nào." (trang 129)
Phạm thị Hoài tạo ra một thế giới đa diện: vừa có thực, cực thực vừa mộng ảo, siêu thực. Tác dụng của ẩn dụ biến những hình hài cụ thể trở thành trừu tượng và những ý niệm trừu tượng trở thành cụ thể để Hoài vẽ -- một hiện tượng-- với ít nhất một ảnh thật, một ảnh ảo và một ảo ảnh, với lượng chữ nhỏ nhất. Nếu trước Hoài người ta vung vít chữ nghĩa thì tới Hoài, chữ nghĩa đã được tiêu xài dè sẻn, nếu không muốn nói là tiết kiệm tới độ tối đa.
*
Những bài viết trong phần hai, có tựa là 'Làng Ðinh"' đứng riêng một thể loại khác, gồm một bài tự thuật và một bài tham luận. Bài thứ nhất, "Cuộc đến thăm của ngài thanh tra Chính phủ" là lời của một "dân làng" vừa "tâm sự" vừa "giải thích" lý do tại sao làng Ðinh vắng bóng nhiều thứ như: khoa học, triết học, thi ca v.v... Tóm lại, những thứ đó đối với họ đều "phù phiếm" cả. Tay ấy lý luận như thế này: sở dĩ chúng tôi không có các nhà thơ, vì chúng tôi không coi việc bầu trời xanh trong mắt một người đàn bà là một nội dung ra hồn, bầu trời quê tôi xanh hay không, điều đó phụ thuộc vào thời tiết và được phản ánh trung thực trong mắt tất cả một ngàn nhân khẩu, hơn hai trăm hộ... chứ đâu phải độc quyền miêu tả của riêng ai... (trang 41). Chúng tôi không có triết học bởi vì các triết gia thuộc loại ưa giật dây kẻ khác, làm lũng đoạn xã hội, khi họ còn sống đã đành, mà ngay cả khi họ đã yên phận đâu đó ở thế giới bên kia, họ vẫn tiếp tục già mồm triết lý. Cho nên, họ chính là những kẻ đầu têu nguy hiểm nhất. (trang 43)
Cái lối lý luận gàn này gồm thâu cả ngụy biện lẫn phản chứng cứ từ từ dẫm lên những thực trạng -mà bình thường ta gọi là thảm trạng- bằng thứ ngôn ngữ hóm hỉnh, hài hước, đánh đu với phi lý, khiến người đọc càng nghiền ngẫm càng thú vị và cái thú vị càng cao thì cái chua cay càng lớn. Phạm thị Hoài từ chối loại "cảm xúc" dễ dàng trực tiếp. Hoài lựa chọn gián tiếp: muốn khóc phải cười trước đã.
Bài tường thuật kết thúc trong chủ ý: Anh đã lường gạt dân quá nhiều lần, thì lần cuối anh có muốn nói thật, muốn đổi mới thật, họ cũng chẳng tin.
Bài tường thuật kết thúc trong chủ ý: Anh đã lường gạt dân quá nhiều lần, thì lần cuối anh có muốn nói thật, muốn đổi mới thật, họ cũng chẳng tin.
Làng Ðinh với bốn bức cổng chào, phải chăng là hình ảnh nước Việt trường thiên bế quan tỏa cảng, cóc cần đến các thứ triết học, thi ca phù phiếm, "văn minh văn hiến" mà vẫn chiến thắng khơi khơi, thì ngày nay, ích gì mà phải đổi mới?
Ðối lập với tiếng nói của "nhân dân" là bài tham luận của một ông quan văn tựa đề "Nền Cộng hoà của các Nhà Thơ", trong đó diễn giả mô tả một nền cộng hòa văn học chỉ đạo mà đội ngũ nhà thơ được tổ chức theo phạm trù quân sự: gồm thi sĩ thường và sĩ quan thơ ca. Sĩ quan thơ ca lại có ngạch trật: dự bị, úy, tá, tướng và nguyên soái, với một ban tham mưu, một bộ tư lệnh và hai tổng tư lệnh toàn cõi thơ: Về toàn cục, lực lượng thơ ca sẽ được tổ chức thành thi đoàn, gồm các nhà thơ chủ lực, và thi khu của các thi sĩ địa phương [...] Chúng ta sẽ có các bộ phận thơ chỉ huy, hậu cần, phòng không, văn công, đặc nhiệm, đại bác, cảm tử, thiết giáp... nói chung rất là phong phú. Một tòa án đặc biệt chuyên ngành, vâng, tòa án binh, sẽ tập trung xét xử những vi phạm đẳng cấp và nghi thức trong nội bộ đội ngũ các nhà thơ - chiến sĩ [...] Cái đẹp loại một, loại hai, cho chí cái đẹp hạng bét không còn pha trộn tùm lum như trong thùng nước mắm mậu dịch. " (trang 66, 67).
Cái cười ở đây xác nhận tâm cảm bi quan tột độ của Phạm thị Hoài trước xã hội Việt nam hiện tại.
Hai bài viết trong phần "Làng Ðinh" đã là lý do chính khiến tác phẩm không thể xuất bản được ở trong nước.
*
Những bài viết trong ba phần đầu cho chúng ta khái niệm tổng quát về con người và xã hội Việt Nam. Nhìn sâu, từ người mẹ giang hồ trong Kiêm Ái đến Những con búp bê của Bà Cụ hay những anh hùng chỉ là nạn nhân của xã hội. Ngay cả ông quan văn sáng chế ra cái nền cộng hòa bất hủ của các nhà thơ cũng chỉ là thứ sản phẩm tất yếu của một xã hội thượng thừa quy chế quân luật và bao cấp.
Phần thứ tư với truyện ngắn Thuế Biển, tác giả đưa ra một mô hình "thủ phạm", để dẫn tới phần thứ năm, thầy AK, điển hình cho các khuôn mặt thủ phạm khác đã cấu tạo nên cái xã hội ấy. Người đàn ông trong Thuế Biển mới chỉ là nét phác, sơ đồ của một thứ "lương tâm" luôn luôn được đánh bóng mạ kền, thứ ngườibiết trọng danh dự, trọng chữ nhân tâm, một loại đức Chúa hằng sáng, đức Phật từ bi. Những "đức tính" ấy (của người đàn ông) làm nên "cái diện mạo tinh thần của cả một cộng đồng."
Và tất cả những cố gắng li ti làm vừa lòng kẻ khác của ông khi đi chơi với gái:ngôn từ, ngôn từ, rồi lại ngôn từ... làm liên tưởng tới Pandora (1) và dẫn đến cái acte gratuit (chữ của André Gide), hành động vô cố cuối cùng và lạnh lùng của người con gái: "Tôi giơ tay ra, rất nhẹ, và nhìn theo cho đến khi mái tóc tóc người da đỏ của ông ta mất hút giữa những làn sóng biển. Dưới đó không có bảo hiểm. Sau lưng tôi là tiếng rú của một ni cô. Tiếp theo là a di đà phật." (trang 117)
Và tất cả những cố gắng li ti làm vừa lòng kẻ khác của ông khi đi chơi với gái:ngôn từ, ngôn từ, rồi lại ngôn từ... làm liên tưởng tới Pandora (1) và dẫn đến cái acte gratuit (chữ của André Gide), hành động vô cố cuối cùng và lạnh lùng của người con gái: "Tôi giơ tay ra, rất nhẹ, và nhìn theo cho đến khi mái tóc tóc người da đỏ của ông ta mất hút giữa những làn sóng biển. Dưới đó không có bảo hiểm. Sau lưng tôi là tiếng rú của một ni cô. Tiếp theo là a di đà phật." (trang 117)
Thuế Biển với kết từ dứt khoát và lạnh lùng: lương tâm thật (người con gái) loại trừ lương tâm giả (người đàn ông), mới chỉ là khúc nhạc dạo đầu cho tiểu truyệnThầy AK, Kẻ sĩ Hà thành, trong phần thứ năm.
Phần tối thượng trong tác phẩm, Phạm thị Hoài dành riêng cho giới trí thức văn nghệ sĩ với tiểu truyện "Thầy AK, Kẻ sĩ Hà thành" bằng ngòi bút biếm tuyệt.
Thầy AK, một thứ thầy đời, một kẻ sĩ chính diện, AK gồm thâu toàn bộ đức tính mười hai đệ tử của chàng:
- Kẻ sĩ thứ nhất ưa dự án, phác họa và đề cương.
- Kẻ sĩ thứ nhì: có thể viết ngàn trang sách mà không cần hiểu nghệ thuật là gì.
- Kẻ sĩ thứ ba: vừa là họa sĩ kiêm điêu khắc, tác phẩm lổn nhổn nhữngnỗi đau xoắn vặn mù mịt vào nhau, những nỗi đau rỗng và láo toét như những khẩu hiệu chính trị.
- Kẻ sĩ thứ tư thuộc loại mình tự xỉ vả mình: bao nhiêu điều xấu trên đời tôi nhận hết - tôi cầu kinh sám hối.
- Kẻ sĩ thứ năm: bao nhiêu xấu xa thuộc người khác, chúng nó khốn nạn thật, chúng nó dạo này làm căng, chúng nó không để cho mình yên đâu...
- Kẻ sĩ thứ sáu: Chuyên xưng tụng những khuôn mặt sống nổi danh nhất ở đất Hà thành. Qua họ, chàng nhận ánh hào quang ké và phản xạ lại: chàng sáng hơn họ.
- Kẻ sĩ thứ bảy: thuộc lòng các vĩ nhân đã chết. Voltaire nói thế này, Goethe nói thế kia...
- Kẻ sĩ thứ tám: Là đấng học sĩ chính qui, phó tiến sĩ, phó viện trưởng, phó giáo sư, hiên ngang quẳng những danh giá văn bằng vào sọt rác mà chúng ta ngẩn ngơ nhặt lên và tiếc của.
- Kẻ sĩ thứ chín: là một anh nhà quê, hiền lành ngồi nghe và chu đáo trả tiền khi tất cả đều bước ra khỏi quán.
- Kẻ sĩ thứ mười: là một nhà phê bình nghệ thuật tuyệt đối tránh dùng thể khẳng định mà chỉ ưa những "phải chăng, có phải, có lẽ, dường như, nếu như, đâu như..."
Mười vị đó cộng thêm cô học trò Kiều Mai và một đệ tử thứ mười hai, vẽ nên toàn diện các khuôn mặt sĩ phu Bắc hà.
*
Trong lối công phá những sâu mọt xã hội, Phạm thị Hoài không thèm đếm xỉa đến những thứ mà mọi người chờ đợi. Chính quyền nếu có xuất hiện trong tác phẩm chỉ là thứ chính phủ mà người dân không thèm biết nằm ở đâu, ở hướng nào dưới gầm trời mênh mông này (trang 46) hoặc ám chỉ mông lung: bây giờ chúng ta đang ở trong một ngôi miếu thờ Ông Rắn mà dân bản xứ công kích gọi là Người (trang 146). Chữ Người viết hoa.
Ðối tượng của Phạm thị Hoài, ở đây, là những bộ mặt trí thức văn nghệ sĩ, xúc không hết, có thể so sánh với phù sa sông Hồng dày đặc và vô tận. Và thầy AK là một biểu tượng. AK là tên một khẩu súng, biểu tượng phá hoại? AK là AQ của Lỗ Tấn và K của Kafka(2) ghép lại? Nếu AQ điển hình cho bộ mặt bần cố Trung Hoa thời Lỗ Tấn thì AK là khuôn mặt trí thức điển hình mà Phạm thị Hoài chọn lựa cho xã hội Việt Nam ngày nay.
Phạm thị Hoài mở đầu bằng hình ảnh hóa thân mà Kafka bày ra trong La Métamorphose: anh chàng Gregor Samsa sáng dậy tự nhiên thấy mình biến dạng thành một con bọ khổng lồ. Sự thoát xác của nhân vật trong truyện Kafka, cuốn sách thày AK vừa đọc, nhưng không hiểu và gán cho nó ý nghĩa "luân hồi" chỉ là vấn đề "trình độ" của người trí thức và mở đầu cho cuộc phiêu lưu mang hình thức thánh giáo của hai thầy trò AK, trong một môi trường mà đạo đức xã hội đã bị thầy trò AK làm ô nhiễm đến tận xương tủy.
Nếu AQ của Lỗ Tấn, là nạn nhân của xã hội Trung hoa thời đầu thế kỷ thì AK của Phạm thị Hoài là thủ phạm đã ô nhiễm xã hội Việt nam hiện nay. AK là ai? AK là những người giả hiền, mang mặt Chúa, Phật đi truyền giáo. Những trí thức ấy lừa bịp bản thân và lừa bịp quần chúng. Họ là những nhà văn tự lừa đảo trong văn phong, trong tư tưởng... họ sát nhân bằng ngôn ngữ, bằng ngòi bút. Họ là những thầy thuốc chữa bách bệnh bằng dầu cù là. Họ là những thầy giáo dạy học trò bằng lộng ngôn và ngoa ngữ. Họ là những con bù nhìn chính trị, suốt đời chỉ biết nhai lại độc một bản diễn văn. Họ là những thi sĩ làm thơ bằng cảm xúc bịa. Họ là những họa sĩ, điêu khắc gia sáng chế những quằn quại giả tưởng... Không khí trào lộng và hý lộng trong cuộc thánh du của hai thầy trò AK càng cao thì bản cáo trạng càng dài.
Nếu AQ của Lỗ Tấn, là nạn nhân của xã hội Trung hoa thời đầu thế kỷ thì AK của Phạm thị Hoài là thủ phạm đã ô nhiễm xã hội Việt nam hiện nay. AK là ai? AK là những người giả hiền, mang mặt Chúa, Phật đi truyền giáo. Những trí thức ấy lừa bịp bản thân và lừa bịp quần chúng. Họ là những nhà văn tự lừa đảo trong văn phong, trong tư tưởng... họ sát nhân bằng ngôn ngữ, bằng ngòi bút. Họ là những thầy thuốc chữa bách bệnh bằng dầu cù là. Họ là những thầy giáo dạy học trò bằng lộng ngôn và ngoa ngữ. Họ là những con bù nhìn chính trị, suốt đời chỉ biết nhai lại độc một bản diễn văn. Họ là những thi sĩ làm thơ bằng cảm xúc bịa. Họ là những họa sĩ, điêu khắc gia sáng chế những quằn quại giả tưởng... Không khí trào lộng và hý lộng trong cuộc thánh du của hai thầy trò AK càng cao thì bản cáo trạng càng dài.
Phạm thị Hoài là một người trí thức công khai nhìn nhận trách nhiệm của trí thức. Trách nhiệm trước tiên đối với bản thân, sau đó với chữ nghĩa và sau cùng với người đồng loại.
Paris 17-4-1993
Chú thích
(1)Người đàn bà đầu tiên trên trái đất, trong thần thoại Hy Lạp, trách nhiệm đem cái xấu đến cho nhân loại.
(2) K là nhân vật chính của Kafka trong hai tác phẩm Vụ Án (Le procès) và Lâu đài (Le Château)
© 1991-1998 Thụy Khuê
Tập truyện ngắn
Nxb Hà Nội 1995
Man nương
Man Nương, tôi gọi em như vậy những buổi chiều bốn mét nhân bốn mét rưỡi nhân hai mét tám màu xanh lơ trong căn phòng trống rỗng tầng ba có hai nhành xanh một thứ cây nào đó tôi không bao giờ biết tên.
Man Nương, em không rón rén nhưng cũng không thật đàng hoàng băng qua một hành lang dài bếp dầu xô chậu và guốc dép vãi như kẹo trước mỗi cửa phòng nào cũng bốn mét nhân bốn mét rưỡi nhân hai mét tám màu xanh lơ.
Trước cửa phòng tôi chỉ có một đôi dép nhựa tái sinh nâu thô kệch cở bốn mươi sáu là ít nhất. Ðộng tác đầu tiên của em là cúi nhón đôi giày tràn trề nữ tính vừa trút ngoài cửa vào theo, đặt chính xác ở góc càng mở cửa càng là tàng hình. Rồi mới úp mặt vào ngực tôi mở sẳn, rồi hai bàn chân trần tìm trèo lên hai chân tôi cũng đã mở sẳn em có thêm năm centimet bệ đỡ để nhích úp mặt vào cổ tôi, rồi hai cánh tay tìm ghì lên vai tôi để em đu úp mặt vào mặt tôi, thế là tới đích.
Man Nương, những buổi chiều từ hai giờ đến bốn giờ tôi gọi em như vậy, từ hai giờ đến bốn giờ nắng quái ác tôi chỉ có một chiếc quạt ba mươi nhăm đồng cực kỳ tế nhị muốn đặt kiểu gì nó cũng tự xoay mặt vào tường, hơn nữa từ hai giờ đến bốn giờ thành phố chưa có điện. Tôi đóng tất cả cửa sổ, mong ánh sáng cũng được tế nhị như cái quạt. Vì sao? Man Nương, em và tôi chúng ta không phải nhân vật chính trong tiểu thuyết bán chạy nhất. Ðiều đó đã rõ ràng. Tôi là một người đàn ông chỉ có chiều cao là chiều cao không gỡ lại được gì. Khẳng khiu, nhan nhản xương, đốt nọ đốt kia, nhiều tới mức chính tôi cũng chẳng buồn xem chúng có được một hài hoà trật tự nào đó chăng. Chúng không có. Em đã nhìn thấy. Em còn nhìn thấy chỗ khuỷu tay tôi chỗ bẹn chỗ hai tai chảy xuống toàn là nhăn nhó. Còn chỗ ấy là một cục xám nâu thảm hại không đáng một cái liếc mắt của trường phái nạ giòng âm thầm từng trải. Ngực thì mỏng tanh. Móng tay móng chân không cắt theo đường lối. Quần áo tầm thường. Người đàn ông này cũng không tỏa hương thèm khát ở môi ở các ngón tay dù ngón run run rờ trên em. Run run thật. Vì làm sao tôi tin được đây là không gian ái tình. Tôi cũng đã nhìn thấy em không phải một trang mỹ nữ với đùi dài thẳng tắp với ngực vênh vểnh và tóc xõa xõa. Man nương, em chẳng có gì giống thế. Ðã bao lần em đứng trước gương không biết nên trách khuôn mặt hay trách mái tóc hai thứ nhất định không cùng êkíp. Rồi cả hai lại hoàn toàn độc lập với những gì còn lại. Ðã bao lần em gắng thu xếp một tư thế lý tưởng nào đó lúc thì giấu giếm ngực lúc xua đuổi hai cái xương chậu và chủ yếu là thủ tiêu những đường cong ngược, ôi Man Nương!
Em úp mặt vào mặt tôi. Chúng mình không biết hôn một cách chuyên nghiệp. Tôi nghe nói người ta dùng lưỡi tách hai hàm răng. Em hẳn cũng nghe nói người ta xoay nghiêng mặt một góc bốn mươi lăm độ.
Nghe nói phải từ từ gỡ hai khuy áo trên. Phải sững sờ vài giây trước điều kỳ diệu thấp thoáng rồi có hai cách, hoặc vừa dịu dàng cúi xuống đặt môi vừa khe khẽ ngắm như thể đấy làm bằng pha lê bằng sứ Tàu bằng ngọc lan bằng hai giọt sương khổng lồ, hoặc tay phải bao giờ cũng là tay phải có một nhà văn đã nói về nỗi bất hạnh của những kẻ thuận tay trái cuống cuồng mơn nắn vò xé từ bên này qua bên kia từ bên kia qua bên này như thể chẳng kịp như thể nó sắp đột ngột vượt lên thách thức như một dải Hoàng Liên Sơn hay sắp biến mất sau trận động đất, cách hai là cách như dại cách một là cách như ngây. Còn em, em phải cong người ra phía sau cong mãi cong mãi con tôm của tôi chiếc lạt của tôi. Tôi mãi muốn làm mái vòm linh động rủ theo em. Che cái nắng quái ác cái nắng thiếu hẳn đức tế nhị.
Nhưng nghe nói phải diễn biến tiếp.
Bây giờ cũng có hai cách.
Cách một tôi vẫn áo quần nguyên nhè nhẹ trải em ra gấm của tôi vóc của tôi có hai con mắt và một ngón tay. Em thì mắt khép đùi khép còn lại lồ lộ run từng cơn thụ động. Cho đến khi em phải lật mình sang nghiêng, e lệ dốc thèm muốn xuống một bên lườn, một nửa sổ xương sườn thấp thỏm. Tôi mới liếm phơn phớt hai vành tai làm bằng nhung the và hai nhũ đầu có mùi táo tàu. Ðừng anh làm gì, em phải nói với khăn trải giường như thế câu ấy là bắt buộc. Nếu không chúng ta là phường đồi trụy. Một câu nói có sứ mệnh tổng vệ sinh tích cực thân thể xú uế của chúng ta. Rồi chúng ta lại bốc mùi đã khử trùng của hành lang bệnh viện.
Cách hai nghe nói phải oanh liệt hơn. Như thể hai dòng sông đã sốt ruột chảy và chảy qua bao nhiêu phong cảnh qua những bè gỗ thả những áo quần giặt đùm đụp những đập thủy điện xây vội những vô bê tần ngần, để bây giờ đổ ập vào nhau. Không có tôi trước hay em trước. Không có sĩ diện và những chùm tiết hạnh khả phong treo hoài phòng khách. Tôi phải ồn ào giải phóng em khỏi lớp trong lớp ngoài lớp lịch sự lớp văn minh giải phóng em khỏi lòng tự trọng quá sâu sắc. Tất cả sẽ rơi là tà hoặc cuộn thành mả thành đụn vô chủ như trên mặt trăng. Rất gợi cảm. Rồi tôi cũng hùng hổ lộn vèo qua đầu chiếc sơ mi trong khi một tay lần này tay trái vẫn giữ em. Dòng sông của tôi đừng chảy ra biển. Rồi chúng ta phải gầm gừ. Ở cách hai này gầm gừ là bắt buộc. Lẽ ra tôi dùng thêm từ rên rỉ. Nhưng trong tai tôi từ ấy xấu xí như chiếc cà vạt phải đeo đúng cách vào các dịp nào đó. Em không có cơ hội nói một câu gì vì tôi bịt kín miệng em tôi lấp hết các cửa ngõ ngay từ đầu tôi ào ào đánh phá bằng nhiều tốc độ vừa đánh vừa kìm. Cứ như ý tôi thì thành lũy này cho phép trọn vẹn hai tiếng đồng hồ từ hai giờ đến bốn giờ. Cho đến khi mỗi đứa đều băng qua điểm ích kỷ tuyệt vời chỉ còn đủ sức thán phục nhau bằng cách thiếp đi năm phút trong khi tay nắm tay nhau. Nếu không chúng ta là phường bạc bẽo.
Vẫn hoặc là như dại hoặc như ngây.
Nhưng đã xác định, tôi và em chúng ta không ở trong tiểu thuyết bán chạy nhất. Nghe nói thì thế đấy. Nghe nói thì người ta yêu nhau cứ như thế một sự kiện. Cứ như thể tiệc tùng. Cứ như thể Niết Bàn. Tôi không có ý chống lại các superlatives như hồi vị thành niên, nhưng đã từng lên khỏi một vài tiệc lớn nơi quý ông quý bà mỗi người một chiếc ly trong tay xoay hoay trình bày một phong độ. Tôi đã quẳng chiếc ly của mình vào một lùm cây gần nhất rồi chuồn. Và cũng từng chuồn khỏi một vài Niết Bàn nơi các quý vị nâu sồng lườm nguýt nhau vì xôi oản và chứng chỉ phong di tích lịch sử. Ðã được xếp hạng.
Nghĩa là tôi rất yên tâm vì những buổi chiều màu xanh lơ ấy không giống như nghe nói.
Giống làm sao được. Tôi cứ nhìn kỹ vào cuộc sống của mình, soi đi soi lại, như tự nghiện, như rắp tâm viết hồi ký, thì thấy rõ. Không có sự kiện đáng bàn tít lớn nào xảy ra với tôi. Hồi nhỏ chắc tôi cũng đã lên sởi, đã mấy lần gãy tay và mắc chứng táo bón, chứng bỏ học, chứng lười đánh răng. Tất cả những chuyện đó thật đáng yêu nhưng chúng chẳng cho phép tôi thành chú bé khác thường. Tôi cũng đã là cái giá áo cho những trang phục hiếu chiến nhất là suốt một tuổi vị thành niên. Hồi ấy mỗi ngày tôi búng ngón tay và nhổ nước miếng mấy trăm lần. Từng cái lông chân của thiên hạ đều khiến tôi giận dữ và kinh tởm. Sau khi thấy thế chỉ tổ cho bà con khu phố được giải trí không mất tiền, tôi chuyển qua trầm ngâm. Ngay từ hồi ấy tôi đã hiểu thấu đáo ý nghĩa của việc lặng ngồi nhấm nháp một tách trà ở ngã tư Hòa Mã, nơi cứ hai tuần tàu điện lại chẹt chết ai đó. Ngay từ hồi ấy tôi đã tập dượt những ý nghĩ bao quát về số phận. Tôi nghĩ ngợi về sự cẩu thả không thể tin được của con người trong cái cách họ im im đóng cửa cãi lộn hoặc an ủi nhau tất cả thường diễn ra quanh mâm cơm người này gắp thêm một miếng cho người kia người khác thì hất nước mắm ra chiếu, trong cái cách họ lê dép đi ra đường hoặc dính chặt vào yên xe đạp, trong cái cách họ chào nhau bằng những câu xoi mói, họ vén quần đái giữa phố một cách khiêu dâm, họ ngồi chồm hổm ở khắp mọi nơi như những con khỉ vui sống, họ tỏ tình không ý nhị gì cho lắm, họ sực nức mùi cá biển cắt ô toàn thành phố trong cùng một ngày. Tôi nghĩ ngợi rất nhiều về tương lai. Tương lai khi ấy đối với tôi vẫn còn là ngôi sao treo khuất ở đâu đó. Tôi cũng bỏ công lên đường tìm kiếm những kẻ giống mình, nghĩa là những kẻ trầm tư chĩa mắt vào cuộc đời mà họ chưa từng sống. Nhưng đấy là nhận định bây giờ. Thưở ấy tất nhiên tôi lang thang đi tìm tri âm như một kẻ đã sống quá đủ kể cả đời sống tình ái. Có một cô tên Lan hơn tôi mấy tuổi chịu trách nhiệm về điều đó. Chúng tôi ngồi ở công viên Pasteur rồi chạy tuốt lên đường Lê Phụng Hiếu trốn công an và hai dân vệ. Cuối cùng ở con dốc gần lò mổ tôi mới biết cô nàng là nạn nhân của bệnh đậu mùa và hôi rình ở miệng ở nách còn những chỗ khác tôi hoàn toàn lú lẫn. Thế là quá đủ. Tôi cặp kè sống chết với Vũ và Lâm. Vũ là một đứa lẻo khoẻo thích đội mũ phớt biết kéo vĩ cầm xuất thân giáo sư cả bố lẫn mẹ. Trên thế gian này không có ai đáng cho nó nói chuyện dù chỉ là câu thế nào khỏe chứ. Vì thế sự trầm ngâm của tôi là hợp cách. Lâm lại là hình ảnh của rất muốn dùng bạo lực. Vì lý do tổng quát, nó bị ám ảnh bởi ý nghĩ rằng chỉ riêng sự có mặt của nó trên đường phố đã đủ là lời tuyên án trực tiếp nhất nếu không muốn nói là sự khủng bố đầy hân hoan với tất cả những gì còn lại, nó với bộ râu quai nón tương lai với cặp mắt chứa chan tình cảm và đôi môi cố mím để khỏi mếu mếu cười cười. Rút cục chúng tôi cũng chỉ là một bộ ba phổ biến bao giờ người ta cũng ưa chuộng con số ba. Làm như nhân ba thì phấn chấn hơn nhân bốn. Tất cả những chuyện ấy cũng thật đáng yêu thật đáng nhớ lại kể lại với gia thêm một chút bột canh Việt Trì. Nhưng sòng phẳng mà nói những sóng gió tuổi choai choai ấy đến một lúc nào đó bỗng nhiên đi đâu hết. Tôi chẳng biết bây giờ Vũ đã đội chiếc mũ phớt bao nhiêu trong cuộc đời. Lâm đã lầm bầm nguyền rủa bao nhiêu lưỡi dao cạo. Một ngày nào đó gần đây tôi chợt nhìn thấy Vũ dắt chiếc một linh ba mặt mũi đầy tự trong kiểu trí thức thuộc địa và theo sau một quãng nghi binh là một nàng đeo kính cố tách khỏi môi trường. Tóc nàng để rất dụng ý. Khóe miệng thì chán chường căng thẳng. Những phụ nữ hạng siêu việt này chỉ có một mục đích trong cuộc đời là săn tìm một người đàn ông có thể hiểu mình được. Họ quá là không đơn giản chút nào. Tôi mừng cho Vũ từ đằng sau. Thế mà nó đã tìm được ai đó đáng cho nó nói chuyện. Thế mà nó trưởng thành, đã có một đời sống xã hội thật rồi cứ nhìn cách nó chọn xe pháo thì biết. Còn Lâm đôi ba lần lướt qua ngay sát mũi tôi nhưng tôi chẳng kịp đánh hơi xem nó là ai. Mà tôi chắc cũng không dậy mùi VIP khiến nó phải miễn cưỡng ngoảnh lại. Nó đã quệt vỡ cái đèn xi-nhan bên trái của tôi để lách lên chui qua chiếc chân tàu ở đầu đường Khâm Thiên, nó tỏ ra biết quý thời gian ở tình huống chắn tàu như phần lớn người Hà Nội hiện đại và cũng giống như phần lớn người Hà Nội hiện đại nó không xin lỗi. Thế cũng là một trưởng thành.
Man Nương, chẳng bao giờ em cật vấn tôi tôi cật vấn em xem chúng ta có đáng một hàng tít lớn nào không. Cứ thử nghĩ xem khi người ta đẹp khi người ta cường tráng người ta nổi tiếng và giàu có mà lại còn yêu nhau và yêu nhau hợp đạo lý thì có gì mà nói nữa. Hoặc khi người ta bị xô vào nhau như Chí Phèo Thị Nở thì cũng chỉ cần nói một lần trong sách vở là đủ. Chúng ta chẳng có gì giống thế.
Tôi rất mừng thấy em không phải hạng phụ nữ siêu việt như trên vì tôi không thích là mục đích của đời em. Nếu như thế tôi sẽ bứt rứt tôi sẽ gồng lên và một lúc nào đó cái không gian ái tình màu xanh lơ nóng hầm hập trơ trụi của chúng mình dứt khoát sẽ biến thành vũ đài. Tôi sẽ vung vẩy hò hét ở đó trên cơ sở cặp mắt sáng rực của em. Không, vì tôi biết tới gần giây phút sung sướng thực nhất có một màn mây mỏng đùng đục kéo qua mắt em, trông em đau đớn thất thần như trong cơn vượt cạn, rồi ở cái điểm ích kỷ tuyệt vời ấy em lờ đờ nhắm mắt khẽ trào ra một hai giọt lệ, còn tôi thì khụt khịt như bị ngạt mũi. Theo thẩm mỹ riêng của tôi như thế đáng cảm động hơn vũ đài.
Tôi cũng rất mừng thấy em không phải hạng phụ nữ nổi loạn muộn mằn. Em không có một quá khứ dại dột nào để bây giờ phải cân bằng. Em cũng không hầm như chúng mình trong nhiệt độ cao của những tâm hồn bây giờ mớt biết bốc cháy. Em lại càng không xoa dịu lương tâm bằng cái cách phổ biến là vò xé nó. Không phức tạp, không riết róng, không ồn ào. Nếu cần nói về em, tôi luôn chỉ biết em không như thế nào. Cứ trử dần đi trử dần đi, có thể còn lại là em, ôi Man Nương !
Tôi thường hết lòng ngắm em vào lúc hai giờ năm phút và bốn giờ kém năm phút. Hai giờ năm phút em gỡ tóc ra và chải. Bốn giờ kém năm phút em chải và búi tóc lên. Bao giờ cũng là cái lược ấy, cũng nhựa tái sinh, cũng màu xanh lơ, bán rất nhiều ở các mẹt hàng xén ngoài chợ. Tôi không thể hình dung em với một cái lượt khác. Ðến nỗi buổi chiều cuối cùng tôi đã hỏi xem em cái lược ấy. Em nhẹ nhàng bảo như thế có xúc phạm vợ anh không. Tôi cười trừ và bỏ ngay ý định. tôi không cho phép ai cho phép cái gì xúc phạm vợ tôi ngoài chính tôi. Nàng cũng biết thế và nàng không đau đớn quá mức cần thiết.
Ở khoảng giữa hai lần chải đầu, tất cả diễn ra đều đều, trật tự. Tôi đã nói rồi, không có sự kiện. Ðầu tiên em lơ đãng liếc qua một hai mẩu báo rơi chểnh mảng trên sàn tôi thường mua bánh mì kẹp trong giấy báo. Trong khi đó, tôi kiểm tra một lần nữa các cửa sổ rồi rót nước lọc cho vào cái nắp phích. Tôi tới ngồi bệt trên sàn cạnh em, quạt quạt bằng bia tờ phụ san thể thao văn hóa. Có Madonna và Maradona. Chẳng bao giờ tôi đưa ra một nhận xét tích cực về áo quần và mùi hương của em vì với em tôi không nỡ nịnh. Em trang phục theo lối tổng thể không thay đổi nên mọi nhận xét về biến cách của chi tiết một cái cổ áo dăm ba cái cúc mấy đường chít chít lượn lượn đều vô ích. Chỉ có một lần em giắt thêm hoa ngọc lan trong nịt vú. Ðấy không còn là biến cách mà là một phá cách đàng hoàng. Nhưng chỉ một lần em không lặp lại chẳng hiểu vì sao tôi cũng không hỏi.
Rồi lượng chừng mẩu báo đã dẫn luận xong, tôi đỡ em nằm xuống, vẫn ngay trên sàn nhà chỉ thêm hai chiếc gối chứ chẳng giường chiếu khăn khiếc trải gì hết. Hai chiếc gối bọc cùng loại vải kê ô cùng một đường may như đôi quần đùi của tôi. Em sẽ không nói gì với khăn trải giường, phải rồi, đấy là một tất yếu. Trong cái ánh sáng khó tả đã được tôi dàn xếp trước, trên nền gạch vàng nhờ nhợ và từ góc nhìn chênh chếch xuống trông em thật tươi. Mi mắt sẫm hơn, vành môi rõ ràng hơn, gò má thanh thoát hơn. Tôi ôm em một lúc vừa ôm vừa quạt vẫn phẩy đi là Madonna phẩy về là Maradona. Ðược khoảng trăm cái tôi mỏi tay em cũng tự động nhích ra. Ðến lượt những câu chuyện bâng quơ. Có gì mới không em. Có gì mới không anh, hai câu hỏi và hai cái lắc đầu thế là hết năm phút. Ðấy là tốc độ sống bình thường, tôi biết có những người còn chậm hơn. Chúng ta đào đâu ra từ bốn giờ chiều hôm trước đến hai giờ chiều hôm sau những thông tin túi bụi. Tôi với em chúng ta thuộc loại chưa từng gửi đi đâu một bức điện khẩn. May lắm mỗi người trong chúng ta có được một hai quyết định tạm gọi là quan trọng trong cuộc đời. Trong cả cuộc đời, tôi muốn nhấn mạnh. Hai mươi hai tiếng đồng hồ chỉ vừa xoẳn cho ta tự nhiên già đi một chút không nhận thấy, tự nhiên quên đi một cái gì không rõ, tự nhiên ra ra vào vào thêm mấy lượt ở ngay cửa nhà ta mà thôi. Nghe thì chán nhưng thực ra tất cả những chuyện ấy cũng thật đáng yêu. Vì thế tôi vẫn đầy hứng khởi theo sát những chuyện không mới của em. Hôm nay con bé hàm em lại nhất định không chịu đi nhà trẻ. Hôm nay em gặp chị ấy chị ấy ở đầu chợ. Hôm lâu lắm không gặp trông có vẻ béo ra. Lý tưởng thẩm mỹ của em là béo tôi có thể hiểu được. Hôm nay hôm nay hôm nay. Tôi không có khả năng miêu tả cuộc đời mình giản dị sinh động như thế, nên lòng dâng tràn âu yếm. Và bắt đầu run run rở trên em. Làm sao tôi tin được đây là không gian ái tình.
Em nhổm dậy, xoay lưng cởi áo, tôi cũng nhốm dậy xoay lưng. Bên nào ra bên ấy không có cảnh ngổn ngang vô chủ. Trung thành với truyền thống mảnh trong vẫn ở trong mảnh ngoài vẫn ở ngoài ngăn nắp trên sàn. Em không hề biết trên đời này có cái gọi là hiệu ứng đồ lót. Còn tôi cũng không hề biết cách nâng niu những thiên thể bé nhỏ ấy tôi sợ chúng tuột qua kẽ ngón tay. Rồi chúng ta cùng quay nhanh lại cùng trườn vội vào lòng nhau cùng nhìn sâu vào mắt nhau thết là mắt khỏi chạm vào những chỗ khác. Tay cũng thế môi cũng thế nói chung cái nào vào cái ấy rồi tất cả cùng trật tự đi tới đích, hoặc thỉnh thoảng cũng không đi tới đích. Tinh thần chung là không sáng tạo. Có thể tôi luôn tỏ ra sung sướng hơn tình cảm thực một chút. Có thể tôi tìm cách giấu giếm một vài cố gắng. Và có thể em một đôi lần cùng nhẫn nại nằm đó cho cái tình yêu thật kém điêu luyện này có chỗ mà đậu vào. Có thể như vậy. Ðấy không là những động tác giả. Ðấy chỉ là để thay thế những xin lỗi cám ơn tương kính như trong hội nghị mà chúng ta chẳng thể du dương cất lên.
Sau đó đến lượt em quạt, quạt mãi quạt mãi. Vài chục nghìn chiếc tôi đếm không chính xác vì lần nào cũng thể đúng lúc ấy hai nhành xanh một thứ cây nào đó tôi không bao giờ biết ten đột ngột lách qua một khe cửa sổ nhòm vào. Như một nụ cười hiền. Nhân chứng duy nhất đây, kẻ khích lệ duy nhất đấy. Tôi quên bẳng những đốt xương nhan nhản của mình, quên sự trầm tư, quên rằng bên cạnh tôi em đã thu xếp được một tư thế lý tưởng từ lâu; tôi nháy mắt và đánh lưỡi với một con thạch sùng treo lặng phắc trên trần: tôi ư ử trong cổ họng: Man nương ơi man nương. Không bao giờ em biết tôi gọi em như thế.
Buổi chiều cuối cùng đợi em búi tóc xong tôi đã bẻ một trong hai nhành xanh ấy trao cho em. Em chớp chớp mắt ngạc nhiên rồi bỏ nó vào chiếc túi cán bộ thường đeo kéo phécmơtuya thật chặt. Một nửa nụ cười hiền nhàu nát theo em vượt qua lại một hành lang dài bếp dầu xô chậu và guốc dép vãi như kẹo...
Tôi định bụng đem theo nốt nhành xanh còn lại sớm hôm sau khi giả từ Hà Nộị Nhưng việc ra đi bận rộn khiến tôi quên đi mất. Căn phòng của tôi đã bán.
phạm thị hoài
phạm thị hoài
phạm thị hoài [1960- tĩnh hải dương/ bắc bộ]
hiện sống ở Đức quốc
(trích từ blog phan nguyên)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét