Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017
tưởng niệm 10 năm nhạc sĩ lê mộng bảo qua đời [2007 -- 2017] / bài viết: [đinh] nhật thịnh -- source: đặc trưng
nhạc sĩ lê mộng bảo [ 1923- usa 2007] -- (ảnh: internet)
-- sinh trong một gia đình gốc Phúc kiến [Trung quốc]. Từng là phóng viên báo
Tiếng dân/ Huỳnh thúc Kháng ; ở tuổi 17.
-- thụ giáo nhạc lý với các nhạc sĩ Đặng thế Phong+ Nguyễn văn Thương.
-- 1948, được Tăng Duyệt, gíam đốc nxb nhạc Tinh Hoa mời làm phụ tá điều hành,
chọn ca khúc xuất bản
-- năm [1952] trở thành giám đốc nxb nhạc Tinh Hoa Miền Nam (VNCH].
-- 1973, chính phủ VNCH giao phụ trách lớp Nhạc lý, thuộc Viện Khoa học.
-- 1974- 1975, là chuyên viên Báo chí, làm phụ tá thứ tưởng Thông tin-Dân vận-Chiêu hồi.
-- sau 30/4/ 1975, bị tập trung cải tạo dài hạn (6 năm).
-- 1981, được trả tự do về Saigon, với đôi mắt bị thương tật.
-- 1993 sang Mỹ theo diện H.O. sống ở San Jose; cho tới khi qua đời,vào ngày 8/10/2007.
(theo wikipedia )
tưởng niệm 10 năm
nhạc sĩ lê mộng bảo qua đời
bài viết: [đinh] nhật thịnh
Cali Today News -- ... [Có] một tựa đề nhạc phẩm của Lê mộng Bảo sáng tác vào năm 1972; ký Tùng Vân-Tuyết Sơn (Boléro chậm) -- tác giả coi như tâm đắc với ca khúc này, được Bạch Yến+ Thương Hà trình bày; ... với một giọng ca nữ mượt mà, khỏe khoắn, đã lột tả trọn vẹn những gì [nhạc sĩ] ngầm ký thác.
[Đó là] một câu chuyện tình lỡ; đôi thanh niên nam nữ yêu nhau, thề nguyện gắn bó trọn đời. Nàng động viên chàng lên tỉnh học nhạc; tới hồi chàng thành công trở về, người xưa đã vắng bóng, xa chàng; [bỏ theo] một hình bóng khác. Chàng thất vọng, đau khổ; đập vỡ cây đàn xưa [đã làm] chàng tan nát cõi lòng:
" Đập vỡ cây đàn giận đời đập vỡ cây đàn/ Người ơi người ơi, Tình ơi tình ơi/ Đập vỡ cây đàn, giận đời bạc trắng như vôi, giận người điên đảo quên lời/ Đập vỡ cây đàn, giành người con gái yêu đàn/ Buồn ơi buồn ơi! Làm sao để nguôi/ Đập vỡ cây đàn, giận người đổi trắng thay đen, giận đời trở như bàn tay..."
Đây gần như [là] tâm trạng Lê mộng Bảo, sau những năm tháng tù đày khổ nhục học tập cải tạo trở về; bởi một sự ngộ nhận không đâu -- người bạn đường năm nào của Lê mộng Bảo đã cắt đứt tình chồng vợ khăng khít bấy lâu nay.
Hương lửa êm ấm dĩ vãng, giờ đây chỉ còn [là] đống tro tàn nguội lạnh; trong những đêm buốt lạnh làm khô héo tâm hồn cằn cỗi; bởi những nhăn nhíu của đời+ những trận thù hằn của những ngày tháng đi tù.
Từ 20 năm nay, họ sống ly thân trong một căn nhà (được trợ cấp/ housing) nhìn nhau không một lời thưa thốt; không ăn cùng mâm ăn+ 2 người con -- một mới từ Việt nam sang, hiện đang theo học nghề; và, một bị thất nghiệp từ tháng 10/2001 ... -- Lê mộng Bảo sống cô đơn -- [đang] khi bà vợ lo tụ họp bạn bè chơi cho tàn thời giờ, trong một căn phòng 25 m2 ở Milpitas. (bắc California).
Báo chí, đĩa nhạc+ hình ảnh tràn ngập trên kệ, trên bàn; không lấy gì làm rộng rãi cho lắm+ một chiếc giường do một hội từ thiện cung cấp. Dưới gậm bàn; la liệt những thùng mí gói+sữa bột+ đồ hộp [do] các cơ sở xã hội+ tôn giáo phân phát. Dưới gậm bàn; bỏ la liệt thùng mì gói, sữa bột, đồ hộp của các cơ sở xã hội+ tôn giáo phân phát. Xé một gói mì, mở một hộp thực phẩm -- bất cứ thứ gì -- thả vào [bát], cắm điện nấu; [rồi] ăn hỗn tạp, bất kể ngon, dở; miễn xong bữa, no bụng. Ngày 2 bữa không sao khác, vẫn cảm nhận thấy ngon; [vẫn vui khi còn] có người không quên bỏ, thương mến.
Mà ai quê nổi một người [xưa kia từng] có lối sống đôn hậu; không gây phiền muộn, phê [phán] một ai sau lưng . Đâu còn chiếc xe hơi Madza di chuyển ngang dọc ngày nào; khi đất nước chưa thay tên, đổi chủ. [Phải thừa] nhận nơi đầu óc+ sức làm việc của ông trong những ngày còn hoa niên, để lớp sau trông vào đó; ngẫm suy.[chủ nhà xuất bản nhạc Tinh Hoa miền Nam ở Saigon đã mấy chục năm].
Từ một chiếc xe đạp thời áo trắng học trò; Lê mộng Bảo bước lên chiếc Solex đen thui, đầu xe máy nặng chịch; tới chiếc Mobylette màu vàng cam; [tiến] xa hơn một bước , [là] chiếc xe Dauphine/hãng Renault -- và, cuối cùng, trước khi rơi xuống sự đau thương đời người; [là] chiếc xe hơi Madza/ Nhật bản -- đó là mộng ước trong thập niên 70s của nhiều người giàu có [ở] miền Nam].
Đi tù CS 6 năm, sau ngày 30-4-1975; được thả về năm 1981 -- mắt bị thương tật-- qua tỵ nạn ở Hoa Kỳ vào cuối 1993 cho tới nay, Lê mộng Bảo thường xuyên làm bạn cùng xe buýt; không dám nghĩ đến [gọi] điện thoại đường dài , e tốn kém -- [bởi] trợ cấp có giới hạn; không thể thiếu suy tính. Hơn nữa; còn phải trich một số tiền nhỏ [để] đóng góp vào quỹ tương tế (kề từ 1994); phòng khi ra đi, còn có nơi chốn an táng; không đến nỗi phải bó chiếu (lời cổ nhân dạy) -- mà chẳng mấy ai không được nghe nhắc tới trong đời một lần.
Dường như Lê mộng Bảo đã linh cảm thấy: 'một ngày nào đó mình không thể ngự trên đỉnh vàng son'; dù ở hoàn cảnh nào, vẫn luôn luôn tỏ ra yêu đời, vững tin; khi sáng tác [ca khúc] Phận nghèo. (1971):" Em ơi nghèo khó có gì là tội phải không em, hãy trả lời anh đi/ Đừng nhẫn tâm làm thinh".
Vào thời kỳ đó, các nhà xuất bản coi như hái ra bạc; vượt hẳn giới sáng tác + trình diễn. (nhận định này [được] nhiều nhạc sĩ+ ca sĩ đồng quan điểm).
Cụ thể, năm 1948; khi Lê mộng Bảo [làm] đại diện nxb nhạc Tinh Hoa [gíam đốc: Tăng Duyệt] -- chuyên xuất bản+ phát hành những sáng tác mới, cũ của các nhạc sĩ lên tới nghìn bản; phổ cập hoá tân nhạc về tới nông thôn -- bản quyền ấn định là 1.000 đồng/ 3000 ấn bản in đợt đầu; tái bản tính thêm -- đại để trong số đó, có những tác phẩm của các nhạc sĩ: Phạm Duy, Dương thiệu Tước, Hoàng Trọng, Hoàng thi Thơ, Nguyễn hữu Thiết, Anh-Việt-Thu, Phạm đình Chương, Trầm-Tử-Thiêng, Phạm mạnh Cương, Đan Thọ, Từ công Phụng, Y Vân, Văn Phụng, Minh Kỳ, Đỗ Lễ, Nguyễn văn Đông, Trường Hải, Châu Kỳ, Phan huỳnh Điểu, Trần Thiện Thanh, Anh Bằng, Hoàng Giác, Trịnh-Lâm-Ngân, Lê hoàng Long ...
Và, kể từ 1970; nhà xuất bản Tinh hoa Miền Nam chỉ trả bản quyền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng.
Tới khi miền Nam sụp đổ; trong nhà Lê mộng Bảo có tới 100 cây vàng [đem] gửi gấm người thân, tới khi đi tù về; coi như trắng tay.
Cuộc đời tuột dốc thê thảm từ đấy; tiếp tới những ngày sống trên đất tạm dung.(Hoa Kỳ].
Ngay số phận của mấy căn phố lầu giữa trung tâm đo thành hoa lệ năm xưa [51 đường Trần hưng Đạo, Saigon 1). cũng đã cất cánh bay xa. Đời bi thảm; tới mức Lê mộng Bảo không có nổi một ly cà -phê đen đắng, pha bằng bắp rang cháy; để đãi những người thân quen lui tới thăm hỏi.
Lê mộng Bảo chưa xuất hiện một lần trên sân khấu trước 1975; nay, tình thế bắt buộc phải đi hát dạo; sống lây lất với nhóm Phi Thoàn- Khả Năng.
Sau, Khả Năng vượt biên, mất tích; Lê mộng Bảo rời khỏi nhóm; sống lây lất cho tới ngày sang Hoa Kỳ.
Còn chăng một con người thể chất gầy mòn; ngày ngày đi lang thang tựa kẻ mất trí -- không may gặp một cái cưa từ trên gác cao một nhà nọ, rơi trúng đầu -- may có Tô Như kịp đưa vào bệnh viện; nếu không, đã trút hơi thở dọc đường. Hậu quả bi thảm tai ương nọ; khiến đôi mắt Lê mộng Bảo ngày một thêm lu mờ. Trong cảnh khốn cùng đới người; Thượng đếlại như trớ trêu đưa đẩy tới cho Lê mộng Bảo một giai nhân tuyệt sắc, trở thành tri âm, tri kỷ; tạo cho Lê mộng Bảo một thế giới mới, tạm quên đi những phiền lụy. Thế nhưng -- vẫn chư nhưng quái ác của định mệnh; từ xưa tới nay người đời kinh hoàng lẩn tránh-- [thì cái cô 'mỹ nhân' kia' đã một lần rũ bỏ áo dạng xa lìa Lê mộng Bảo; đem theo một 'giọt máu rơi của người tình tài hoa một thuở' sang Âu châu sống. [Câu chuyện được] kể lại; theo lời [thi sĩ] Thanh Thanh quen biết Lê mộng Bảo, từ tuổi 14.]
Ngày 6/8/ 2000; nhận thấy Lê mộng Bảo đã dâng hiến đời cho nghệ thuật; nay bởi tình hình chính trị; [khiến anh ta bị] bệnh hoạn+ nỗi buồn riêng sâu xé tâm hồn xô đẩy vào cơn chán nản triền miên; biến [anh ta] từ một người hoạt động xã hội có tinh thần' Hướng đạo' cao như Lê mộng Bảo [ trở]thành một nạn nhân tuyệt vọng của thời thế; tạo một cái 'giá cho Lê mộng Bảo'; trước tuổi hoàng hôn .
[Nên có] một nhóm dăm ba người đứng ra tổ chưc '50 năm âm nhạc Lê mộng Bảo' tại rạp Le Petit Trianon) .
Thoạt đầu; chương trình đề ra gồm:
- việc xuất bản một tập kỷ yếu gồm sự nghiệp+ hình ảnh tác giả+ tất cả nhạc phẩm Lê mộng Bảo+ một buổi trình diễn ca nhạc, quy tụ những ca sỉ nổi danh một thời trình diễn ca nhạc; quy tụ những ca sĩ đã một thời trình diễn nhạc phẩm của tác giả -- một lưu niệm quý giá dành cho nhạc sĩ + một số tiền bảo trợ của các Mạnh thường quân+ tiền bán vé còn lại --trừ chi phí; phần còn lại dành cho nhạc sĩ [Lê mộng Bảo].
[Nhưng] kết quả đã trái ngược một cách phũ phàng; chỉ đạt được một phần[ tài chính] rất khiêm nhường. (...) Nhiều khi nghĩ lại[ đối với] trường hợp này, thật đáng buồn! (...)
---
* ... + (...) --tạm lược một số chứ; có thể ít, hoặc nhiều. (Bt)
***
Năm 1952, Lê mộng Bảo lập cơ sở TINH HOA MIỀN NAM -- và; nhà xuất bản Tinh Hoa/ Tăng Duyệt ở Huế đình chỉ hoạt động.
Lê Mộng Bảo nắm lấy thời cơ mở nhà xuất bản nhạc riêng cho mình; ở địa chỉ 51 đường Trần hưng Đạo, Saigon 1-- sau này, nhà xuất bản nhạc TINH HOA MIỀN NAM đã được ghi danh trong cuốn tự điển, [có tựa sách' WORLDWIDE MUSIC TRADE DIRECTORY (Catalogue Mondial Profession) gồm 5 thứ tiếng, xuất bản tại Thuỵ điển. (...)
Lê mộng Bảo ngoài tính cách là nhạc sĩ chân tài; còn là một nhà truyền giáo âm nhạc tài ba thời đại. Nhờ vậy mà nhiều ca khúc của các nhạc sĩ sáng tác; trong khoảng thời gian, [từ] 1950 đến 1975. (...).
Trên báo Bách khoa;[ Lê ngộ Châu chủ trương]; khi trả lời cuộc phỏng vấn của Nguiễn Ngu Í, Lê mộng Bảo cho rằng:
"... Người mua nhạc; thích những lời [nay: ca từ] thuộc loại tâm tình, gợi lại một kỷ niệm êm, buồn. Và, nhạc điệu đứng rắc rối; mà giản dị -- cho nên anh [Ngiuễn Ngu Í] thấy nhiều bài hát 'có tiếng' được ưa chuộng; đều có một điệu nhạc tương tự. Điệu nhạc có 'bà con' với nhau; thì người chơi nhạc mới dễ đàn, người học hát mới hát mau ." (...)
Lê mộng Bảo không những nắm bắt đượcnhu cầu người thưởng ngoạn; [còn] biết rõ từng giai đoạn cho một loại nhạc -- ngay tới giai đoạn 'nặng' mang sắc thái chính trị -- chẳng hạn [ở] thời kỳ kêu gọi 'quân dịch'; phát động chính sách 'chiêu hồi'-- phải làm sao đạt được cả 2 mặt 'đấu tranh+ nghệ thuật'. [Và], Lê mộng Bảo đã đẩy mạnh TINH HOA MIỀN NAM phát triển sâu rộng nền tân nhạc trong mọi giai tầng xã hội. (...). Lê mộng bảo đã nhiều năm lăn lộn trong nghề; hiểu rõ mọi thương đau vấn đề; có nhiều kinh nghiệm:
"Một bản nhạc đã được Hội đồng Kiểm duyệt trung ương ( thuộcTổng nha Thông tin) cấp phép để xuất bản; mà ban Kiểm duyệt ở đài Phát thanh lại không cho phổ biến qua làn sóng điện -- ngược lại; có bài hát được phép hát ở đài Phát thanh; khi xuất bản lại không được Tổng nha Thông tin cấp phép. Lại còn có trường hợp; 'một bài được đài Phát thanh [Quốc gia] cho phép hát ; nhưng đài 'Tiếng nói Quân đội' lại kiểm duyệt không cho phép hát; hoặc, ngược lại. Sự không đồng tâm nhất trí này của các cơ quan hữu trách nói trên, gây thắc mắc không ít trong giới sáng tác+ giới xuất bản tân nhạc ." (...)
Lê mộng Bảo vẫn mong ước được xuất bản tập nhạc 'Những tình ca việt trên lưng ngựa hoang' tại Hoa Kỳ -- gồm 50 phụ bản chân dung các ca nhạc sĩ; đã một thời sinh hoạt+ hợp tác với Lê mộng Bảo -- kể từ trước năm 1954 [Hà nội] đến [30/4/] 1975 tại miền Nam. [VNCH] .
[Nhưng] Lê mộng Bảo nay ở' tuổi hoàng hôn đời người'; thể lực mỏi mòn, bởi những năm tháng miệt mài lao động+ chiến tranh+ tù đày đã cướp mất đôi mắt tinh anh sáng tác thuở nào-- cũng đã [từng] lưu lại nhiều ca khúc tình tự dân tộc+ chất ngất yêu đương+ những buổi trình làng ca khúc+ sách thơ, nhạc+ những buổi trình diễn nhạc+ các buổi tiếp tân bạn bè văn nghệ sĩ từ phương xa tới.
Lê mộngBbảo ]với một tâm hồn nghệ sĩ phóng khoáng+ tình cảm nối kết; [nhạc sĩ] đã cống hiến cho nghệ thuật những bông hoa tươi thắm -- và, dành cho tình đời nét son thắm đượm nhân-bản-tính của con người luôn mãi nở trên môi; không biết héo phai. []
[đinh] nhật thịnh
Jan.07, 2005
( trích lại từ 'T.Vấn& Bạn hữu' -- http://t-van.net/?p=30584
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét