Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2017

THƯ CỦA MỘT THI SĨ ĐÀNH CỰ TUYỆT TÊN MÌNH / thế phong ( tuần báo đời/ chu tử + uyên thao chủ trương (số 59 / saigon 1970)

thư của một thi sĩ đành cự tuyệt tên mình / thế phong (1+2)
tuần báo đời số 59 (saigon, 1970)


                                                      thư ca mt thi sĩ 
                          đành c tuyt tên mình
                                                                       thế phong


                                        Thư của một thi sĩ đành cự tuyệt tên mình/ Thế Phong  (Lá thư thứ nhất)
                                                                  (Tản mạn văn chương -- viết từ 1952 đến 1975)
THẾ PHONG NHÀ VĂN TÁC PHẨM CUỘC ĐỜI  (tr. 2+3)
(bên trái: Thế Phong dưới mắt  NGY CAO UYÊN/ Saigon 1963)
(bản tái bản in ty-pô ở Sài gòn.( năm 1964) 
                                                         bìa sách THẾ PHONG NHÀ VĂN TÁC PHẨM 
                                                             (tái bản in ty-pô lần 1 do Đại Nam Văn Hiến xb, Saigon 1964)
                                                        THẾ PHONG NHÀ VĂN TÁC PHẨM CUỘC ĐỜI -- bìa NGHIÊU ĐỀ
                                                                              (Đại Ngã tái bản lần 2, Saigon 1970)
                                                                 
                                                                    THEPHONG: THE WRITER THE WORK THE LIFE --autobiography
                                                                                      bản USED do BIBLIO rao bán trên mạng.
"... đó là giáo sư Nguyễn Trần-Huân cộng tác với  giáo sư M.M. Durand,
soạn giả' Introduction à la littérature vietnamienne'. .. nhắc đến Thế Phong, 
tác giả Tình sơn nữ + Lươc sử văn nghệ Việt nam 1900-1956(phê bình)
+tiểu sử khá hoàn chỉnh vào năm 1969."





                                                                LÁ THƯ THỨ NHẤT



Ngày này của 18 năm về trước; tôi chỉ mới khởi sự viết, bắt đầu bằng những bài văn nhỏ -- bài đầu tiên đăng trên nhất báo Tia sáng (Phụ trang HỌC SINH & THỂ THAO) do Đỗ trọng Quỳnh, bút danh HIỀN NHÂN phu trách.

18 năm sau, hơn 10 tác phẩm đủ loại xuất bản, bằng tiếng mẹ đẻ+ tiếng nước ngòi đều có -- tự nhiện tôi có ý định cự tuyệt mang bút hiệu THẾ PHONG. 

Một giáo sư trưởng khoa Anh ngữ Đại học Malaya, Lloyd  Fernando viết thành chữ trong tạp chí TENGGARA:
"tôi và nhà thơ Indonesia, Taufiq Ismail có những trang tuyệt bút của Đông Nam Á trong thi ca". 
(xem ở chú thích (*)

một giáo sư có quốc tịch Pháp, sinh ở Hà nội; hiện nay trong giới khoa bảng ở Đại học Sorbonne (Pháp); không mấy ai là không biết phương danh -- đó là giáo sư Nguyễn-Trần HUÂN cộng tác với giáo sư M.M. DURAND , soạn giả Introduction à la littérature vietnamienne (1); khi đề cập văn chương Việtnam bây giờ cũng nhắc đến trường hợp THẾ PHONG, tiểu thuyết gia, tác giả Tình sơn nữ +  Lược sử văn nghệ Việt nam 1900-1956 (phê bình)+ tiểu sử khá hoàn chỉnh vào năm 1969. 

Cũng vẫn sau 18 năm cầm bút; một cuốn tự-sự kể  THẾ PHONG: NHÀ VĂN, TÁC PHẨM CUỘC ĐỜI, bản anh ngữ:THEPHONG: THE WRITER, THE WORK & THE LIFE -- autobiography (Đại Nam văn hiến, Saigon xuất bản và năm 1970 nxb Đại Ngã tái bản bản việt ngữ) -- nhà văn Nguyên Vũ cho đăng nguyên 1 trang quảng cáo trên tạp chí Thời nay'; đại khái:
 " hãy tìm đọc TP/NV-TP-CĐ để biết' thầy dạy văn chương của nhà văn nhà báo VĂN QUANG ra sao?".
(bởi lẽ Nguyên Vũ + nhà văn Văn Quang có chuyện xích mích về văn chương, và tiện dịp; Nguyên Vũ muốn hạ  địch thủ --chuyện này đã tạo nên cơn sốt văn chương trong giới báo giới+ văn chương Sài gòn.)

Văn sĩ Chu Tử, chủ nhật báo Sống đọc xong;  bèn mở lời mời tôi viết loạt bài nối tiếp NHÀ VĂN TÁC PHẨM CUỘC ĐỜI; anh hứa sẽ cho đăng ngay trên tuần báo Đời. 
(Chu Tử thuê manchette của nữ chủ nhiệm Trần thị Anh Minh/ vợ nhà báo quan chức Phạm xuân Ninh/ Hà Thượng Nhân -- tuy là Chu Tử chủ trương , nhưng đã  giao cho 2 nhà báo Uyên Thao+ Đỗ quý Toàn phụ trách tòa soạn.)  

Tôi trả lời:
"...  xin khất vào dịp khác thuận tiện hơn, thưa anh Chu Tử; vì cuốn kia (NV-TP-CĐ) cũng đủ làm bọn' văn chương gia-nô' phát điên lên hàng chục năm rồi. Anh cho tôi suy nghĩ thêm nhé; tuy nhiên tôi đồng ý trên nguyên tắc."

Tất nhiên 'cái bọn văn chương gia-nô kia' là tôi ám chỉ bọn làm văn chương đón gió, bọn 'Sáng tạo Hư sinh' (chữ : Nguyễn đức Quỳnh) chính là bọn đâm thuê, chém mướn trong chữ nghĩa; bọn hót hay như chim cúc-cu trên Cầu Bông-Dakao. (ám chỉ cuốn truyện phóng tác từ phim 'Ánh sáng miền Nam' do USIS thuê Mai Thảo viết; để ca tụng sự phồn vinh no ấm của VNCH dưới thời đệ I Cộng hòa/ Ngô đình Diệm, được Mỹ đứng sau ủng hộ) .

 thế mà có độc giả không hay biết, tưởng là có con chim thiệt, nó đang vỗ cánh hót thiệt hay trên cầu Bông/ Dakao; vào một áng đẹp rời của miền Nam phồn thịnh, no ấm!

Bọn này có nhiều danh xưng:
bọn 'philistin' giá áo túi cơm, nịnh trên nạt dưới ;  là bọn có trái tim chưa bằng hột gạo, lại hay nói đến trái tim vĩ đại nhân loại;  là bọn người-vật 2 chân chạy bon bon như xe 4 bánh;  là bọn phi cầm phi thú viễn mơ; đón gió đầu cơ; nô lệ bản thân hèn hạ tim óc; luôn muốn được bán mình cho ngoại nhân (Mỹ) sai bảo; để có tiền bảo kê đào tơ, kép độc trong gánh hát tuồng vọng cổ, đang được mùa ...'

bọn ấy chẳng bao giờ có thể hiểu nổi chân giá trị của chiếc ghế cao được xưng tụng là nhà văn, nhà thơ có lương tâm nhân loại, soi sáng tối tăm đồng chủng;cũng chưa thể là một người bình thường biết ý thức, chịu cảnh khổ chung đồng loại; mà tự bản thân phải ý thức chống bệnh trưởng giả; để khỏi sa vào sự mua chuộc của bọn 'mưa quỷ, gió ma'; rồi bán đứng lương tâm của người cầm bút có ý thức. 

bọn ấy thích nhận tiền ngoại nhân (Mỹ); tự nguyện làm tay sai gia-nô; có nhiều tiền lại hay phung phí vào sa đọa; lại luôn luôn bẻm mép 'ta đây chân chính, cao đẹp, sáng giá'. Như kiểu một nàng làm đĩ hạng sang  (Tây Phú lãng sa gọi là poule de luxe) tiền nhiều bạc lắm; bề ngoài mong xưng tụng là mệnh phụ phu nhân chính chuyên -- bọn chúng kéo bè, lập phe đảng trong làng báo chí, văn chương, tung hô lẫn nhau; để dễ bề thao túng.  

bọn nó chưa có cái gương sáng, tựa nhà báo Nguyễn văn Vĩnh -- người được Tây Phú lãng sa bỏ tiền mua chuộc, cuối đời bỏ mình vì đồng tiền; khi  phải sang Lào đào vàng -- can đảm khước từ món tiền kếch sù của viên toàn quyền Đông dương muốn đài thọ; để thêm một lần 'cho tiền trước, sai bảo sau'.   Mặc dầu khi ấy, ai cũng biết ông Nguyễn văn Vĩnh từng là tay nhận tiền đầu tiên (cùng Phạm Quỳnh/ báo Nam Phong )của chính phủ bảo hộ Tây Phú lãng sa; để phổ biến văn hóa Pháp, qua báo chí, sách dịch .

  Trở lại 'ông bố' Nguyễn văn Vĩnh từng gửi đứa con trai học ở Pháp; mang tên là Nguyễn Nhược Pháp (nhược:  làm Pháp suy nhược) .  Có nhận chân được sự nhục nhã; vẫn còn đôi chút sĩ khí; 'ông bố của đứa con Nhược Pháp' biết từ chối đồng tiền bảo hộ; rồi tự kiếm đồng tiền sạch; sau bỏ thân ở Lào, quả thật là bi thảm !  

với ông Nguyễn văn Vĩnh; đây là giọt nước trong như thủy tinh của sự từ chối (lần sau) làm nô lệ đồng tiền chính phủ chủ bảo hộ Pháp đầy quyền lực; để không tự rước sự nhục nhã vào mình.

Riêng tôi, cũng đã từng im lặng trong khoảng 10 năm trời.  Không viết báo, không giao tiếp với bạn bè; cũng không nhắc tên bọn gia-nô ấy trong sách viết ra. Nhưng, hình như càng ngày; bọn gia nô văn chương này càng đông, tác quái càng dữ dội; coi sân văn chương là 'nơi buôn bán, đầu cơ độc quyền'.

Cuốn 'Thư của một thi sĩ cự tuyệt tên mình' -- mong sẽ được là gạch nói tiếp theo NHÀ VĂN, TÁC PHẨM CUỘC ĐỜI . Nhưng có lời thưa với bạn đọc trước -- lối viết+ giọng văn sẽ vẫn không khác cuốn trước là bao!

Xưa; tôi đem nỗi hằn học của tuổi trẻ nói lên sự nhụa nhầy; để chống bọn văn chương trưởng già; thì nay tôi nêu lên thái độ, hành động bỉ ổi dưới một lăng kính thương sót-- bì  bọn họ chỉ là một bằng chứng  được chưng ra cho người đến sau nhận chân; chứ không phải để rủa sả họ là mục đích chính.  

Hẳn với nhiều độ lượng, ở tuổi đời người viết; không cần phải đưa bọn họ ra, chỉ với mục đích bêu xấu không thôi, mục đích chính là viết cho kẻ đến sau biết ý hướng cầm bút có ý nghĩa hơn; làm chủ ngòi bút mình hơn là là tự nguyện  dùng văn chương gia nô, bồi bếp; làm tay sai cho Mỹ sai khiến. .  

trong một cuốn sách khác:  NHÀ VĂN, TÁC PHẨM, CUỘC ĐỜI; tôi đề cập về trường hợp nhà thơ Evtouchenko :
"... ông [Evtouchenko] còn đưa ra ý kiến; với ông chỉ có 'tốt+ xấu'-- thì ông đứng về phiá người tố,t để đấu tranh cho số người tốt tăng lên; hẳn là người xấu sẽ giảm đi . Song, chúng tôi [TP] quan niệm thế này: 3 vạn năm nữa; người được gọi là xấu vẫn chưa thể hết; nhưng không vì thế mà chúng ta đành bó tay.  Chúng ta biết thế mà vẫn tiếp tục công việc làm cho người xấu ít hơn đi -- người xấu sẽ bị người tốt của thế hệ sau làm giảm.  Đó là bổn phận của đến sau ..." 

và cuốn THƯ CỦA MỘT THI SĨ ĐÀNH CỰ TUYỆT TÊN MÌNH còn để tạ ơn đối với MỘT NGƯỜI NỮ; cô nàng muốn tôi kể về cuộc đời cầm bút của tôi như thế nào?  Đó là một nữ giáo sư, có tên tắt K.D. ở Dalat. 

 còn nữa --  một cô học sinh ban trung học, ký tên LÊ CHÂU-HUYỀN THOẠI cũng muốn biết thêm những gỉ' gọi là kinh nghiệm cầm bút của tôi --điều nào nên tránh, nên làm '-- mà cô tin rằng,
 '18 năm trời cầm bút trôi nổi với văn chương; từ thiếu thốn vật chất lẫn tinh thần (có thể trừ hiện tại) không lẽ bác lại từ chối một đứa con văn nghệ đã tới; để thu nhận lại từ bác những hiểu biết +kinh nghiệm [văn chương] hay sao?... Cổ nhân đã dạy;' biết mà không nói là bất nhân' .(2)

Kể ra cũng hơi quá; bởi tôi không nhận một riêng ai là thầy văn chương; tất nhiên cũng không muốn làm thầy văn chương cho bất cứ ai -- tới nay tôi vẫn chỉ là 'đứa -bé-già- văn-chương'-- bởi lẽ; tôi rất thích khi đọc câu này của André Gide:" Je reste toujours un viel enfant".

Này cô bé có tên LÊ CHÂU-HUYỀN THOẠI ơi, cô chính là 'kẻ đối diện của lương tâm tôi hiện giờ'-- bởi từ vài năm nay tôi muốn chối bỏ 'con-người-tôi-đã-thành ...'  

nói như văn chương lưu đày Saint-John Perse,
"và đến giờ, ôi thi sĩ [ta] đành cự tuyệt mang tên mình, cả nơi sinh trưởng+ dòng giống ... 

 chẳng lẽ tôi bây giờ, như nhà thơ S.J.Perse đang sống vất vưởng ở Luân đôn  (những năm xảy ra đại chiến thứ 2, ông Perse giã từ Pháp, sang lánh nạn tại đây) -- nay lại chính là tôi đang lêu bêu trên chính quê hương mình đang khói lửa; hay sao? 

cũng còn phải cảm ơn thêm một người nữa; đó là HIỀN NỘI, một người chung với tôi sự đau đớn im lìm từ bấy lâu nay (từ ngày cưới nàng ở Dalat vào 30-01-1966) ; mà chưa một lần nhìn thấy khoảng sáng; trong đám mây đen nghìn nghịt.  

Trước khi khởi sự viết bài này; thì sáng nay có một viên chức Hoa Kỳ mời tôi đến văn phòng bà ta ở 8 đường Lê quý Đôn (Saigon 3). Họ mời tôi đến để trả lời việc 'có chấp nhận không; khi được mời sang Hoa Kỳ tham dự hội thảo văn chương ở Iowa'. (International Writing Program )

viên chức người Mỹ hỏi tôi: 'trường hợp nào tôi được biết thi sĩ Paul Engle, chairman of International Program  ở Iowa'? 

Tôi đáp,
" ... đó vào là cuối năm 1966, chủ tịch Asia Foundation ở Saigon, ông Leonard Overton có nhờ họa sĩ Thái Tuấn chuyển lời mời tôi đến văn phòng ông tại 36 Đoàn thị Điểm." (Saigon 3).

   Ông Leonard Overton,  người đã đăng đàn diễn thuyết ở Saigon về vấn đề viện trợ Mỹ; đại để là 'kiếm tiền thì dễ, nhưng cách cho tiền mới thật là khó' .  

Trong hội trường Hội Lion Club; tiếng vỗ tay rào rào; bởi  diễn gỉa từng là người có nhiều trải nghiệm về vấn đề chi viện trợ Mỹ ở các nước thứ 3 .  Và, ông này đã đọc Thephong: the Writer, the Work & the Life --autobiography;  rồi tự đặt câu hỏi trong đầu, 'tại sao lại có một nhà văn ở Saigon chịu đói 2 ngày ròng rã; điều này có là thật sao ' ? [nhất là  trong một xã hội phồn vinh, đời sống sung túc; dưới chế độ  dân chủ tự do của chế độ Ngô đình Diệm; được Mỹ đứng  sau chi viện?].

gặp tôi, ông Overton đặt ngay câu hỏi đó -- tôi trả lời.
" ...ông là một công dân nước Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có địa vị vững chắc, may mắn là không bị đói bao giờ;  nên ông không thể hiểu được?" (dịch giả Đàm xuân Cận cùng đi với tôi làm thông dịch)

 Thế là ông Overton khuyên tôi, 'nên gửi sách dịch sang anh ngữ tặng International Writing Program ở Iowa ; mà  Paul Engle là chairman --đó là sự khởi đầu cho sự được mời này' -- tôi trả lời đồng ý, với viên chức Hoa Kỳ này.

Đâu đó, vào năm 1968, học giả Pierre Đỗ Đình làm việc tại Thư viện Abraham Lincoln,ở đường Lê quý Đôn, (Saigon 3) viết thư mời tôi tới báo tin, 'có một tin văn hoá muốn mời tôi tham dự'.

  Khi ấy, anh Đàm xuân Cận, người dịch sách tôi sang anh ngữ còn đang dạy việt ngữ cho Trường Không quân Hoàng gia Úc (RAAF SCHOOL) ở Sydney; bây giờ không có ai giúp tôi việc thông dịch-- tôi trả lời ông Pierre Đỗ Đình là tôi sẽ tới; khi dịch giả Đàm xuân cận ở Sydney về lại Saigon. (sau này tôi mới biết ông Pierre Đỗ Đình là một dịch giả nổi tiếng, lại từng viết sách bằng pháp ngữ, xuất bản ở Paris). 

Thế rồi năm 1969, anh Đàm xuân Cận về Saigon; tôi+ anh Cận đến gặp ông Đỗ Đình. Ông cho biết là cô Helen E.Beko, phụ trách văn hóa JUSPAO có ý muốn mời tôi đi Huê Kỳ, dự hội thảo văn chương. 

Tai hại nhất là: vốn anh ngữ của tôi rất 'tồi'; nên cô Beko khuyên nên theo học một khóa dạy anh văn (academic) Staff Development Center; sau đó sẽ làm thủ tục đi cũng kịp. 

 Bữa sau, tôi vào bộ tư lệnh Không quân, trình diện đại úy Bùi hoàng Khải, trưởng phòng Kế hoạch+ chính huấn/ Khối Chiến tranh chính trị bộ tư lệnh Không quân[VNCH] -- nói lý do muốn được theo học lớp anh văn ở Staff Development Center. (4 tiếng/ ngày/ tuần ) . Vậy tôi phải làm đơn xin phép ra sao? 

Đại úy Khải cười nửa miệng, chỉ thị,
 " anh không cần phải làm đơn điếc gì cả; tôi cho phép là được. Vậy là buổi chiều anh đi học suốt buổi, thì buổi sáng vào sở làm việc; nhưng trực gác, nhất định phải tuân thủ 100% đầy đủ."  

Cầm giấy giới thiệu của Thư viện Abraham Lincoln; tôi xin ghi danh vào học tại Staff Development Center,ở 39 Sương nguyệt Anh. (Saigon 1). 

Ông giám đốc Ziegler cho tôi thi xếp lớp; được vào học lớp 2/ 6. Hết lớp 6 là xong khoá học. 

Nghe tiếng anh như 'vịt nghe sấm'; tuy nhiên chữ viết trên bảng thì hiểu nghĩa; bởi ở Hànội xưa; tôi học ở ban trung học, có vài giờ học tiếng anh, qua cuốn L'Anglais vivant. (bleu).

Tôi vừa mừng vừa lo buồn. Lo buồn là tôi chưa có đủ vốn chữ nghĩa tiếng Anh; để diễn đạt ý nghĩ+ viết trôi chảy được điều mình muốn bày tỏ -- ngay giờ đầu tiên nhìn lên bảng treo trước lớp ENGLISH SPOKEN ; tôi bị 
'mót' đi tiểu; lại không biết nói tiếng anh ra sao để xin phép ra ngoài.  Bèn khai thật với một tên bạn học ngồi cạnh; tôi vẫn đùa:  'cụ Vĩnh Lai, ông vua cuối cuối cùng tương lai dòng vua họ Nguyễn ' -- cụ bèn bắt tôi xòe tay ra,  viết hàng chữ' MAY I GO OUT, TEACHER' -- tôi mạnh dạn lên bàn cô giáo, vừa nói vừa liếc nhìn vào bàn tay-- khiến cô giáo 'bực cười' gật đầu. 

  Và, tự khuyên bản thân: phải rán học để đến 'môt nơi yên ổn, không có sự nghi kỵ để sáng tác+ làm giàu 'túi khôn nhân loại' cho bản thân' -- lời cô Helen H. Beko, trưởng thư viện Abraham Lincoln nói với tôi bữa nào. 

THƯ CỦA MỘT THI SĨ ĐÀNH CỰ TUYỆT TÊN MÌNH tới lúc rồi; đó là hành trang bên tôi; ở trong hay ngoài nước đây? -- dầu sao đi nữa, nó vẫn là những lá thư bày tỏ về văn chương chữ nghĩa riêng tôi; đến với bạn đọc hàng tuần trên báo này. (a)


Chào gặp gỡ
Thephong

---
a) đăng trên tuần báo Đời (chủ nhiệm: Trần thị Anh Minh-- trên thực tế, Chu Tử thuê manchette; giao cho  các nhà báo Uyên Thao+ Đỗ quý Toàn phụ trách tòa soạn).  


---
(*) ... In looking for the best work by Southeast Asian writers, TENGGARA plays it quite literary by ear. The 1967 volume was much enhanced by, among such as other excellent works the tragic simplicity Taufiq Ismail' s  poems.  Readers of that issue will know how Taufiq's poems
 are obtained. For the present isue, we were fortunate again in discovering the English translation of a book by Vietnamese poet The Phong.  The selection we published here is a moving reminder of the spriritual devastion and waste his country has undergone for twenty years without respite. We hope to publish more of The Phong' s work in the near future ..." 
   
                                                         (TENGGARA DIARY (TENGGARA Volume IIi. Number I, 1968,
                                                                        April 968, Kuala Lumpur Malaysia).    
                                                  một bài thơ của thế phong in ngoài bìa tạp chí TENGGARA  6/
                                                        Dept. of English/ Univ. of Malaya/ Malaysia phát hành ở thập niên 60s. 

(tạm dịch)
Đi tìm những tác phẩm xuất sắc nhất của các nhà văn Đông Nam Á, TENGGARA chỉ hoàn toàn  được nghe mà thôi. Tạp chí [TENGGARA] xuất bản vào 1967 đã nổi bật hẳn lên qua những tác phẩm tuyệt vời, nói lên bi thảm, nhưng giản dị ấy của Taufiq Ismail. Độc giả đọc rõ số báo ấy và cảm nhận được, qua thơ của Taufiq Ismail đã được chấp nhận.  Bây giờ, trong số này; chúng tôi có cơ may khám ph1 được tập thơ dịch sang Anh ngữ của một nhà thơ việt nam là Thế Phong.  Tuyển thơ chọn đăng trong số báo này, gợi cho ta nhớ lại sự tàn phá, làm băng hoại tinh thần của đất nước đã trải qua 2 thập niên [chiến tranh] ròng rã.  Chúng tôi hy vọng những ngày gần đây còn được đăng những tác phẩm của Thế Phong ..." 

(1) Ed. La Rose et Maisonneuve, Paris 1969. (Collection UNESCO)
(2) thư riêng đề ngày 11-10-1970 của LÊ CHÂU- HUYỀN THOẠI. 





                                                                      LÁ THƯ THỨ 2

                           

một nhà văn học, Hồ hữu Tường thì phải -- [ông ta] đưa ra nhận định về kiến thức về văn hoá+ kinh nghiệm bản thân người làm văn hóa:  'cái thước đo lường'.  

Kể ra đây là một ý nghĩ tương đối hợp lý, hợp tình đáng ghi nhận.  Cũng như nói đến kinh nghiệm [của] bản thận, [của] nhân loại là gì?  Nếu không là của kẻ bây giờ truyền lại; làm sao trẻ thơ đến sau này cảm thấy được rằng lửa sẽ còn cháy; làm cho tin tưởng sâu xa hơn vào sức mạnh lửa thi ca trong văn chương.  

Thưa, đó là nói về trường hợp thi nhân thi hữu hạng Maiakovski. Cả một nền thi ca Nga; người ta có thể quên đi Pouckhine; cũng chưa thiệt hại bằng thiếu sót không nói về văn thơ rực lửa Maxime Gorki, truyền lại cho Maiakovski ... 

Cũng như có thể quên Tourgueniev; nhưng chớ bỏ qua Léon Tolstoi

 Hoặc vào những năm đầu của văn chương Xô-viết; người ta không thể không biết đến một nhà văn khác, cũng là Tolstoi; nhưng là Alexis Tolstoi.

 Tôi đọc đến 3 lần tác phẩm rất mỏng, có [tựa] dịch sang Pháp ngữ là Écrit sur la guerreSự chiến đấu với lòng quả cảm rực lửa của người chiến sĩ, dưới ngòi bút của Alexis thật cảm động; và, làm cho người đọc nhớ mãi.  Đó cũng là lửa [được] truyền lại qua văn chương cho kẻ đến sau.

  Hoặc; những ai từng làm quen với nền thi ca Đức quốc; người ta nhớ tới Goethe hơn là Holderlin; hoặc đến Rainier Maria Rilke nhiều hơn.  Hoặc; một nhà văn Đức (gốc Áo) khác là Stephan Zweig, cho rằng: 
"... thế giới Holderlin nằm trong định đề Empédocle; hoặc chăng, có vượt lên tiền bối cùng đường; là thơ có mầm sống sinh động+ tư tưởng được biến chế thành cảm nghĩ sống thật.  Nên thơ của Holderlin vượt hơn Goethe; vì thơ Goethe mới chỉ là 'phân số cuộc đời -- còn Holderlin là 'nhu cầu thiết yếu trọng đại của loài người; một thứ tôn giáo thi ca nằm trong tôn giáo thi ca nhân loại'."  

Hoặc, nói về Rilke thì sao? 

 Thi sĩ Rilke không những chỉ hiểu về nhân sinh; mà, còn thuộc cả đường chim bay tuyệt vời trên không trung; đến cuộc sống phức tạp của loài ong, cái kiến. [Còn] cuộc đời con người; [thì] thi sĩ này đã nắm trong tay chìa khóa của tâm hồn con người+ cả loài vật, cả những nơi mà ông đặt chân tới. [Cũng vì lẽ đó,] nhà văn nổi danh của Pháp, André Malraux [tuy] nhận mình là người Pháp thật; [nhưng thú nhận rằng] chưa chắc đã biết rõ nước Pháp; bằng gót chân giang hồ của Rainier Maria Rilke đã trải qua.   Tác phẩm của Rilke không chỉ in bằng tiếng Đức; [mà] cả nơi nào ông đặt chân tới, là có thơ xuất bản tại địa phương đó.  Sự nghiệp thơ của Rilke-- có thể nói -- đó là sự gom góp tất cả những bài thơ rải rác trên mảnh đất nào đó của thế giới này; mà thi sĩ đã đặt chân tới. 

  Vì thế, người thi nhân có tên [Rainier Maria Rilke] qua đời rồi, vẫn còn được nhân loại là người thương nhớ mãi mãi!

Như vậy, chẳng phải là Rilke muốn tìm hiểu một tâm hồn rất riêng tư nào đó;  ít ra hiểu được họ chỉ là ông -- mà không ai khác nhìn thấy chân giá trị ấy.

  Rilke biểu lô như thế này: 
"... Tôi muốn hiểu ít nhất một tâm hồn; mà trong khi đó, mọi người không hiểu giá trị của tôi...".

  Tuy câu nói hơi mai mỉa; [nhưng] bản chất để hiểu được [một] tâm hồn lớn, tất phải có tâm hồn lớn.  Cuộc sống thường nhật của thi sĩ phải chấp nhận sự đa tạp cuộc đời.  Nếu luật phố thị dạy cho Evtouchenko biết rằng: 'không nên sợ bất cứ điều gì' -- điều này dạy cho ông hiểu được rằng [mục đích] chính yếu của đời sống ấy, có ông ờ trong đó; thì, [bản thân] phải tự thắng mình trong sự sợ hãi; càng mạnh hơn càng tốt.

Evtouchenko trung thành với quan niệm này; sau đó ông thắng được bọn du đãng, khi chúng chặn ông lại để  cướp tiền.  Nên ông định nghĩa về thi ca 'như là có giản dị hay phức tạp đi nữa; nó vẫn phải mang cốt cách 'cần thiết cho người đọc'

 Giá trị đích thực của thơ không phải như chiếc xe hơi thể thao, dùng [để] chạy xung quanh một vòng tròn bắt buộc.  Nếu đem thi ca so sánh với chiếc xe cứu thương đang lao vào trong các khu phố cứu cấp một nạn nhân nào đó, cần được đưa tới nhà thương; thi sẽ đúng hơn.  Sự liêm sỉ tối thiểu nhất [đối với] ông [là]:
 'vào một lần [tác giả] biết xé đồng tiền; [rồi] vứt xuống dòng nước dưới cầu; vào một chiều lộng gió '-- khi ông nhận ra rằng bản quyền cuốn thơ kia không có giá trị đích thực riêng -- mà tập thơ chỉ là làm theo phiếu đặt hàng thi ca của Nhà nước.

Ít ra; khi nhớ đến đây; tôi muốn khen Nguyên Sa, một câu: [bút danh của giáo sư Trần bích Lan-- người tự nhận' mình là hạt cát, lấy bút danh NGUYÊN SA.]
 "Anh là nhà giáo phản tỉnh đúng lúc; [ở] loạt bài tấn công bọn văn chương viễn mơ đầu cơ, đón gió; có tiền ngoại nhập mới làm được văn chương [tốt] hơn.  Rõ hơn là ám chỉ 'Sáng tạo' của Mai Thảo.'

 Nguyên Sa đem kinh nghiệm bản thân; để dạy dỗ chính mình 'xưa' cũng như 'bây giờ' -- [còn cả] đối với bọn cố chấp, vô liêm sỉ triền miên vào giấc ngủ dài [ăn chơi trác táng] chưa thức giấc. 

  Đó là loạt bài [mà] Nguyên Sa viết có tựa đề Những năm 60 mươi đăng trên tạp chí Đất nước [chủ nhiệm; Nguyễn văn Trung/tổng thư ký tòa soạn: Thế Nguyên] vào đầu thập niên 70s.

Thật là khó; khi tôi nghĩ đến: 'làm sao cho họ hiểu+ nhận được rằng trong Les Éclaireurs de l' Avenir' (bản dịch pháp ngữ) tác giả vẫn là Evtouchenko -- muốn bày tỏ rằng tập thơ Ánh sáng tương lai của ông chỉ là sản phẩm đặt hàng của Nhà nước -- tập thơ được trả bản quyền hậu hĩnh.

 [rồi] tiền bản quyền rất lớn của tập thơ có nhan đề thật vĩ đại; mà nội dung rất tầm thường-- [tác giả] cầm số tiền bản quyền vừa nhận xong, đành phải ném xuống dòng sông nước cuồn cuộn chảy.

  Eugène Evtouchenko ví [von rằng]: 'tập thơ của ông' như chiếc xe thể thao chỉ để chạy vòng vòng trong một vòng tròn bó buộc; nay đã được giải tỏa trên cầu con sông ở Moscova'.  

Tôi cũng mong rằng một ngày nào đó; [thì ]Nguyên Sa cũng hài lòng với chính bản thân;' về sự dạy dỗ kinh nghiệm; không chỉ cho 'bọn đầu cơ đoán gió ngoại bang'-- như  một tập truyện được phỏng theo phim tuyên truyền Ánh sáng miền Nam [được USIS thuê] Mai Thảo phóng tác -- có câu ca tụng 'miền Nam no ấm phồn vinh như một con chim đã cất tiếng hót thật hay, vang vang trên cầu Bông Dakao' [của Saigon, dưới triều đại Ngô đình Diệm mới được Hoa Kỳ gầy dựng].

   hình ảnh ấy ít ra cũng làm mê hoặc được một anh chiến sĩ ngây thơ nào đó đang cầm súng ngoài mặt trận gìn giữ biên cương; rồi tưởng thật là:  'miền Nam phồn thịnh, no ấm; đúng như 'tay phóng tác truyện phim Ánh sáng miền Nam -- rằng  'có tiếng con chim hót thật hay vang vang ở trên cầu Bông/ Dakao/ Saigon, dưới 'sự lãnh đạo anh minh của Ngô tổng thống' thật sự '!.

nhưng tiếng hót thật hay của con chim kia, chính là tiếng chim hót [không có thật]trong văn chương đặt hàng của USIS đã thuê:  ''dziết[viết] văn buộc con chim hót hay trong văn chương 'Ánh sáng miền Nam.' 

 Sự dạy dỗ của của Nguyên Sa [đối] với bọn ấy; không phải chỉ cho kẻ đã làm thuê như Mai Thảo; mà còn [là] điều răn thức tỉnh cho bọn đến sau đang mon men đi vào con đường làm thuê, đánh mướn trong chữ viết, được gọi là văn chương chim hót hay ở trong 'lồng viện trợ Mỹ'. 

Hai cuốn bút ký Dấu binh lửa+ Dọc đường số 1 của Phan Nhật Nam ra đời; hình như chỉ có một trọng tài duy nhất nhận ra văn chương lửa -- người đó là Đỗ quý Toàn viết một bài giới thiệu, bài được đăng trên tạp chí Diễn đàn; vào năm 1969. (Mặc Đỗ+ Mai Thảo chủ trương).

 hình ảnh chiến tranh nhân bản trong 2 cuốn bút ký kia; khiến tôi nghĩ về văn chương lửa/ Phan Nhật Nam. Đó là một thứ lửa được truyền lại cho đến đến sau.   Không vây sao được; khi chỉ một hình ảnh nhỏ mà tác giả tả lại: ấy là có một trung đội nhảy dù cho ông chỉ huy hành quân trong một làng ở tỉnh Kiến hòa [nay: Bến tre]-- một anh lính trẻ bắt gặp một thiếu nữ đáng tuổi bậc chị; quá sợ hãi ; vì đã được nghe lính  Nhảy dù Quốc gia; mỗi khi đi hành quân;  gặp người nữ trẻ, là 'hãm hiếp liền' -- chị ta bèn cởi nút áo bật tung ,hiển hiện bầu ngực no tròn; như tự dâng hiến ..

và cảnh này, sau được anh lính nhảy dù Phan Nhật Nam viết lại:
" ... Chúng tôi đâu phải một thứ lính Tây trên quê hương.  Một thứ người ngoại cuộc của những tàn phá kinh tởm do chiến tranh này.  Chúng tôi có lòng nào hưởng cảm giác trên thân xác một người đàn bà Việtnam; trong cơn vỡ nát kinh hoàng đau đớn.  Khổ lắm, người đàn bà trong tỉnh Kiến hòa nào đâu có biết rằng ngọn lửa oan uổng thiêu đốt căn nhà bình yên như giấc mơ của chị. Và những mảnh vàng đó, thân thể của chị đây; nào có ai can đảm để giang tay ra cướp phá và xâm phạm. Tôi muốn đưa tay lên gài những nút áo đã bật tung lộ liễu, muốn lau nước mắt trên mặt chị; nhưng chân tay cứng ngắc và hổ thẹn; và [kể cả] chị nữa.  Người đàn bà quê thật tội nghiệp. Đời sống nào đã đưa chị vào cơn sợ hãi mê muội; để dẫn dắt cho những ngón tay cởi tung hàng nút áo sẵn sàng hiến dâng cho một tên lính trẻ tuổi, chỉ bằng em út; trong  khi nước mắt chan hòa trên khuôn mặt đôn hậu đầy kinh hãi..."

Đoạn văn trên trích trong Dọc đường số 1 của Phan Nhật Nam; đó là một thứ văn chương nhân bản. [bây giờ:  nhân văn]

Tôi muốn đem hình ảnh này diễn dịch cho người ngoại quốc; khi bàn đến văn chương Việtnam-- với ý định làm cho họ hiểu không chỉ một lần; và còn nhiều lần hơn nữa. 

 Có lẽ vậy; nên ở phía bìa 4 của cuốn sách tái bản; ông trích dẫn mấy câu viết của tôi;  so sánh những trang viết của ông về chiến tranh Việt nam, với Écrit sur la guerre/Alexis Tolstoi. (theo bản dịch sang pháp ngữ)

Như vậy, không cần thêm lời bình luận nào; bởi chính tự thân tác phẩm của tác giả Phan Nhật Nam đã soi sáng chói lòa 'một thứ văn chương lửa trong cuộc chiến Việt nam với một thời văn chương lửa khác trong chiến tranh Xô viết của Alexis Tolstoi rồi.'  

Giả dụ tôi đây: một tên trưởng giả giàu sang, khi đọc tới đoạn văn này; đã tự ý thức được, 'trong sự giàu sang này là không xứng đáng' -- nói như Friedrich Nietzsche, khi chàng ta xáp tới gần nàng Malwida; thi đã 'rút ra ngay được ý nghĩa sống đích thực của đời là thế nào rồi!'

Hỡi những tên bồi bút,  tụi bay đã hót trong văn chương Việt nam rằng: 'con chim đang vỗ cánh cất cao tiếng hót  tự do trên cầu Bông/ Dakao sớm sớm, chiều chiều', ca tụng miền Nam phồn thịnh, đời sống vinh vang, no ấm chan hòa' . [dưới triều đại tự do no ấm của Ngô tổng thống) . 
(Ánh sáng miền Nam/ Mai Thảo phóng tác theo phim cùng tên). 

có bao giờ; chỉ trong tíc-tắc thôi; khi đọc câu văn trích dẫn trên kia (tất nhiên dòng chữ trong ngoặc do tôi thêm vào) khiến người đọc cảm động, tin là 'văn hay đích thực' không? 

  Tất nhiên là không rồi.

 Văn chương phải mang một vóc dáng đại nghĩa; nếu không thế; cũng đừng đem 'văn chương làm phương tiện kiếm cơm; chỉ cốt cho vinh thân những tên bồi bút; mà tự thân chữ viết kia không phản ánh thực điều 'nó' nghĩ' -- vậy thứ 'văn chương này tất sẽ không làm mất lòng ai; văn của đứa con hoang của một bà mẹ chót dan díu với nhiều ông bố sở khanh'. 

Tóm lại, vậy thì văn chương đích thực là 'có cái gì bất tử iết ra mà không rút ra từ hồi cảm trải nghiệm đâu?' nhưmột nhận xét một một nhân vật trong tiểu thuyết Andre Malraux.  

Thêm một vài dòng tặng bồi bút bút nhé,
 'vậy thi mi có đem theo xuống mồ cả trăm ngàn điều chưa thể nói thực; của một phần ngàn mà mi cảm nghĩ. Mi đã khép kín nó lại; bưng bít ý nghĩa đích thực văn chương --  đây là sự cần thiết cho người đọc; thi mi đã không một mảy may đưa kinh nghiệm trải nghiệm giãi bày.  Như một lần lội suối, chèo đèo; dẵm phải cọc; mi lạibắt chước 'văn sĩ anh hùng rơm' Lê văn Trương (thời kháng chiến chống Pháp) há hếch miệng ra cười, như không có gì; với mục đích đánh lừa kẻ đi sau lại vấp bị nạn. Tại sao mi không kêu lên rằng 'mi đã dẵm phải cọc; kẻ đi sau nên tránh được  một cọc làm vấp chân; đó là mi đã níu lại sự tiến hóa; làm chậm cho kẻ đi sau mất thời gian, mà đáng lẽ không phải mất!'. 

Hỡi tên hót như chim trong văn chương đặt hàng,'chữ nghĩa ấy chỉ là câu văn  biền ngẫu gọt rũa, đẽo gọt, nịnh  bợ; kiêu bạc hão; chỉ là một cách che lấp sợ người khác chê khinh'.  

 Tên hót như chim kia chưa có can đảm để nhìn rõ thân phận mình; để tự cố liêm sỉ, biết khinh mình; chỉ làm vậy thì mới khá được; thì sẽ không còn làm đầy tớ viết thuê [nhà báo kỳ cựu Nguyễn văn Vĩnh đã từ chối lần sau; khi viên toàn quyền Đông dương dụ khị], đánh mướn cho bọn chủ da trắng lắm tiền , nhiều của; chỉ tay 5 ngón sai bảo.   Vậy thì tên hót như chim kia; tất không thể hiểu được tâm hồn cô đơn biển cả của Ernest Hemingway trả lời phỏng vấn báo Actualité Littéraire (1948):

"... Khi mới viết văn; tôi thích viết rối rắm, khó hiểu; là cố ra vẻ làm cho khác người. Nổi tiếng rồi; như vậy là bản thân đã trưởng thành; không còn viết như lúc ban đầu nữa. Văn càng giản dị, trong sáng bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Hãy coi như tôi đây' làm văn chương như đang làm tình vậy; đầy rồi lại vơi; vơi rồi thì làm đấy trở lại ..." 

Người bình thường còn cần phải có liêm sỉ, biết hướng thượng để làm đẹp đời sống mỗi ngày-- huống hồ những kẻ đã đẻ ra chữ viết , lại chưa bao giờ làm chủ mình; chỉ xun xoe mong được làm đầy tớ, miễn là chủ  chi tiền+ sai bảo; là không ngớt lời ca tụng, làm chủ vừa lòng; đúng đường lối chủ muốn.' 

Không cần phải lên án tụi bay làm gì;  bọn 'làm văn nghệ đầu cơ, đón gió văn chương; ấy là bọn' phi cầm phi thú làm 'văn chương viễn mơ' -- như  chủ soái Đàm trường viễn kiến, Nguyễn đức Quỳnh gọi bọn ấy là 'Sáng tạo Hư sinh' .  

Cũng tựa hồ như bậc tiền bối David Strauss; mà Friedrich Nietzsche gọi là bọn philistin -- thật ra David Strauss cũng chưa tận cùng bất cố vô liêm sỉ; 'bán mình để làm văn chương viễn mơ' như bọn 'Sáng tạo Hư sinh' ; hiện đang kết bè, kéo cánh làm  huê, đánh mướn trong văn chương, -- chính là tên đầu sõ đã viết câu," có con chim đang vỗ cánh cất cao tiếng hót Tư do trên Cầu Bông/ Dakao sớm sớm chiều chiều, ca tụng miền Nam phồn thịnh, đời sống vinh vang, no ấm chan hòa ..."

Nhớ lại nhà thơ Essenine từng rủ:
" Uống với ta, con chó cái đau khổ kia ơi" -- nói lên sự cô đơn tột cùng của thế giới người là người mà không còn người để làm bạn'. 

Ông Essenine ơi!  ngày Nô- En 24 tháng 12 năm 1925; bài thơ cuối cùng giã từ cuộc đời, có dòng chữ sau cùng  giã từ cuộc sống thật rồi: "Au Revoir, my friend, au revoir.!" 

những câu chót bài thơ có 8 dòng kia-- ở 2 dòng cuối có nhắc-- đại ý rằng, "chết đi chẳng có gì là mới, sống chẳng có gì mới; hẳn chết cũng chưa là cũ đâu?" .(*)

Chào gặp gỡ, 
Thếphong

                                                                     (HẾT)                 

---
* đã đăng trên tuần báo 'Đời' số 59 ra ngày 19-11-1970. (chủ nhiệm: Trần thị Anh Minh/ do Chu Tử chủ trương)--  tạm coi như khởi sự viết cuốn sách tiếp nối 'Nhà văn, tác phẩm, cuộc đời' ; sách mới chỉ có 2 lá thư; thì đã mệnh một rồi. 
'Hỡi ôi!  nhà văn+ chủ báo Chu Tử ; bởi tôi chỉ mới viết được 2 lá thư (không có bài thứ 3 + ... )-- lẽ là: sau khi đến nhận nhuận bút; lại chẳng thấy người chủ trương nhắc đưa  bài tiếp; nên không viết tiếp nữa. "-- mãi cho tới  mấy chục năm sau mới có' Hồi ký ngoài văn chương' in ở California, do họa sĩ 'tài tử' Phan Diên cầm về Mỹ, trao cho 'thầy Từ Mẫn/Lá Bối xưa'; hiện, giám đốc nhà sách Văn nghệ ở Bolsa in ấn, phát hành.  Có lời cảm ơn 'thầy Từ Mẫn/ Lá Bối xưa' + họa sĩ'tài tử' Phan Diên + Kq Phat Nguyên sửa morasse.  (TP chú thích).  



                                                                        

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét