trên bàn viết ... thếphong
panait istrati (biography) -- wikipedia
"... tôi nhìn lên bàn viết [của tôi] cũng có 1 cuốn kyra kyralina/p. istrati
(gần chiếc đèn bàn có chụp) đang nằm song hành với cuốn La Rose
du petit prince/ Consulo de St. Exupéry ..." --thế phong
kyra kyralina / panait istrati (éditions gallimard, 1968)
thủ bút + chữ ký tobia martha (tr. 3 kyra kyralina)
tobia martha (trái)+ song nam
thủ bút+ chữ ký song nam
kyra kyralina/ panait istrati
trên bàn viết ... thế phong
thế phong
Vào thập niên 90s (thế kỷ XX); có một nhà báo 'tài tử', cựu gốc Hải quân Quốc gia Việt nam từ thời Pháp chưa trao trả cho VN làm chủ -- anh thường lui tới thăm tôi, ở 'thời bao cấp'. Đợi tôi xuống ca (làm phụ xe của đội 4/ Công ty xe khách thành); nhà báo 'tài tử' ấy là Song Nam; đang là chủ nhiệm một hợp tác xã X ....-- xu hào rủng rỉnh đãi tôi ăn uống.
Phải nói thật lòng: 'bao tử của tôi bữa ấy được nuông chiều quá xá cỡ'.
Anh cũng là người đến thăm tôi đúng vào 'những ngày sinh nhật 10/7 ' -- của anh chàng lơ xe buýt Saigon Thủ đức quần quật trên 10 tiếng đồng hồ/ ngày-- xuống ca, túi chỉ có 5, 7 đồng; hí hửng đưa cho vợ đong gạo nuôi gia đình; sao dám nghĩ viển vông, là 'tổ chức mừng sinh nhật mỗi năm của Thằng Phái Gió.
Song Nam kể chuyện 'thiếu tá nữ quân nhân CMN' đi học tập về; cùng làm với Song Nam ở Viện Y học Dân tộc. Song Nam nhấn mạnh, "cái tay viện trưởng là một y sĩ thiếu tá VNCH 'nằm vùng'; nên thâu dụng khá nhiều cựu quân nhân VNCH có chuyên môn ngành y vào làm." Anh hỏi tôi có gặp cô nàng CMN không? '--" chúng ta đều là 'kẻ bại trận'; còn sống là may lắm rồi; sao lại không tìm gặp nhau, kia chứ?"-- anh nói vậy.
Rồi có một buổi, anh đưa anh TOBIE MORTHA (quốc tịch Anh) hiện đang học việc tại Viện Y học Dân tộc-- anh chàng còn giỏi cả tiếng Pháp; rất thích đọc sách Thế Phong; rất muốn được gặp mặt tác giả 'Thephong: the Writer, the Work & the Life '-- autobiography; -- và rất muốn mua cuốn ấy+ chữ ký tác giả. Tay Tobie này còn biết tác giả Thế Phong rất thích đọc một tác giả Pháp (gốc Roumanie) là Panait ... gì đó -- anh Tobie hứa sẽ đem tặng T.P. cuốn Kyra Kyralina của Panait ... gì gì ấy nữa.
Từ 1992 tôi đã xin nghỉ hưu non ở Công ty xe khách thành, gần 15 năm thâm niên; tôi lãnh tiền hưu một lần. Bởi lẽ, họa sĩ 'tài tử' Phan Diên ở Mỹ giới thiệu một mục sư Tin lành bằng lòng bảo đảm cho gia đình tôi xuất cảnh. Tôi gặp vị mục sư này một lần ở Sài gòn; đưa hồ sơ cho ông đem về Mỹ; nhưng sau không có kết quả; tôi đành bỏ cuộc.
Năm 1992, con trai thứ 2 của tôi đang học trường Y (năm thứ 4) bị tai nạn giao thông; do một thanh niên uống rượu say lái Vespa đụng ở mạn Dakao. Vợ tôi không còn tiếp tục bán mũ nón nữa; nàng được giới thiệu đi làm 'bồi bếp' cho một gia đình người Pháp, có vợ là người Thái Lan.
Hàng ngày tôi đạp xe đạp qua cầu Sài gòn đưa nàng đi làm; 6 giờ chiều đón về. Tôi nhớ lại bữa đầu tiên đưa nàng đến phỏng vấn; bà vợ người Pháp nói tiếng Pháp không sõi; tôi đành quay sang giao dịch bằng tiếng anh; bà ta bằng lòng nhận vợ tôi vào làm.
Thế là gia đình tôi có tiền trả phí nằm bệnh viện cho đứa con thứ 2; sau đó , nó tiếp tục học cho tới lúc ra trường vào năm 1994. Muốn được nhận thực tập ở bệnh viện công; phải chi 5 cây vàng; hàng tháng được lĩnh'cái gọi là lương bổng tượng trưng'; đâu đó khoảng 100 ngàn đồng -- con tôi đành đi làm thuê ở một công ty xây dựng; sau đó được tuyển dụng vào làm ở một Công ty Dược Hoa Kỳ, có văn phòng giao dịch ở Sài gòn.
Ngoài việc đưa vợ đi làm 2 buổi; thời gian rảnh tôi đi ký gửi sách đã xuất bản; cuốn bán chạy nhất vẫn là TTKH NÀNG LÀ AI? Ban đầu họ bằng lòng cho ký gửi 5 cuốn, bán hết vèo; họ đòi 10 cuốn; rồi 20 cuốn; 50 cuốn ... thì tôi hết sách giao; nên in 'nối bản'; không thông qua nhà xuất bản.
Thời gian này tôicòn làm gia sư tiếng Pháp cho một nữ giám đốc, trưởng chi nhánh một nhà xuất bản trung ương có văn phòng tại tp.HCM+ dạy đàm thoại anh ngữ; để cô bé[ con một nhà báo quen] thi tuyển vào làm cho một công ty điện thoại Singapore, có văn phòng tại Sài gòn.
Cả 2 nơi dạy tư kiếm được 800 ngàn đồng; cho tới khi cô bé kia đậu phỏng vấn -- còn cô nữ giám đốc học tiếng Pháp, được bộ Ngoại giao Pháp mời sang Pháp dự hội nghị văn chương; thì cũng ngưng học luôn.
Tôi lại tiếp tục in sách của tôi đem đi ký gửi. Không thể ngờ cuốn thơ Nếu anh có em là vợ tái bản; lại bán rất chạy; Công ty phát hnàh sách Khu vực 2 nhận 1000 cuốn ký gửi, huê hồng 20 %; mỗi lần đến thu tiền, trường phòng kinh doanh Thu đùa,
" anh nói với tác giả đến gặp; để tôi biết mặt; thì mới thanh toàn tiền sách nhé. Tập hơ này bán được lắm, nhất là ở ngoài Bắc."
Lần ấy có anh bạn Song Nam đi cùng; thu tiền xong; tôi rủ anh đi cà-phê cà- pháo -- bỗng, anh chìa ra một tấm ảnh . Nhìn qua thấy một người nước ngoài đang khoác bả vai anh. Song Nam nói:
"tay này quốc tịch Anh, viết + đọc tiếng Pháp tốt; có đọc sách của anh, nên muốn mua ít cuốn. Tên anh ta là Tobie Martha, hiện đang theo học Massage tại Viện Y học Dân tộc. Tôi đưa ảnh để anhb iết mặt độc giả này nhé."
rồi anh viết ngay mấy dòng. ở sau tấm ảnh:
"Xin gửi anh Thế Phong để anh biết mặt Tobie Martha, người Ăng-lê hiện học về Massagae tại Viện Y học Dân tộc"./ ký tên SONG NAM.
Một buổi sáng tháng 3/ 1998; anh Song Nam + người Ăng- lê Tobie Martha đến nhà tôi. Chúng tôi trò chuyện hồi lâu; sách tiếng Anh tôi chỉ còn 2 cuốn: The Rubbish Tip Outside the City and Other Stories + Asian Morning Western Music.
Tôi ký tặng Tobie; và Song Nam bảo anh ta đưa tôi 20 usd.
Lúc đầu tôi hơi ngần ngại; nghĩ thầm ,'họ mua sách trả tiền, sao lại do dự; mà mình cũng đang cần cơ mà. Vả lại đây là 'đồng tiền sạch'.
Anh Tobie Martha đưa cuốn sách Kyra Kyralina/ Panait Istrati; nơi trang 3; anh viết:
"Pour Thế Phong, Ca [C+ cédille] a été un grand honneur de vous rencontrer et d' avoir la chance de lire quelque de vos oeuvres. Je vous remercie pour tout ce que vous m' avez appris sur votre culture et sur vos pensées. Affectueusement / TOBIE MARTHE (signé)
Sau đó, tôi tiễn khách ra cửa; xiết tay chặt cảm ơn anh Song Nam + Tobie Marthe. (chữ ký là MARTHE/ khác với anh Song Nam , là TOBIE MARTHA.
Song Nam đã qua đời tại tư thất ở gần xóm đạo Tân Sa Châu (Lăng Cha Cả) -- còn chàng độc giả người Anh, TOBIE MARTHE; thì gặp một lần ấy thôi -- chàng đã mua 2 cuốn The Rubbish Tip outside the City + Asian Morning, Western music; trả 20 usd+ tặng TP cuốn sách Kyra Kyralina/Panait Istrati) -- hiện còn trên bàn viết của tôi.
***
cho tới sáng nay (20-01-2017) tôi cho post bài của Nhị Linh (Blog Nhị Linh/ Cao việt Dũng) bài viết 'Nguyễn Tuân đọc sách' -- bài viết in kèm bìa sách Kyra Kyralina/Panait Istrati.
có đoạn:
" ... Chuyển sang Một chuyến đi, ấn bản đầu tiên 1941 của nhà Tân dân -- cụ thể hơn,trong Tủ sách Tao Đàn'(xem thêm ở kia) ; cuốn sách có dòng để tặng ngậm ngùi 'hoài niệm HOÀNG TÍCH CHU' . (về Hoàng tích Chu vắn số, xem ở kia; đặc biệt cước chú số 3).
Trong cái tương tự với 'lời đầu sách' hay 'tự tự' ; có một chi tiết đối với tôi [Nhị Linh] là vô cùng ý nghĩa:
'Nước Lỗ Ma Ni [Roumanie] có một trẻ hoang tàng.
Đứa trẻ 'ma-cà-bông' ấy lại là một nhà văn trứ danh nữa.
Lúc Panait Istrati bõ Lỗ sang Ý, đi tầu lậu vé. Lần đầu của Phiêu lưu! Khá không! Rồi từ Ý, Panait Istrati mới lần qua Ai cập, cũng lại lậu vé. Trong cuốn 'Mes Départs', Istrati thuật lại cái đoạn lẻn xuống chiếc 'Hohenzollern' và đã phải bán chiếc Roskopf đi; để lấy cái mà trả tiền đò cho chú lái chở mình từ bến ra tới chiếc tầu khổng lồ đỗ ở ngoài xa.
Người ấy đã lìa chiếc Rpskopf và từ phút không còn chiếc đồng hồ thân yêu nữa; thi chàng là một người đại lữ khách của cuộc đời to rộng. Hình như phải mất cái máy con con kia, không còn được chút ý niệm về thời gian nữa; thì người ấy lấy luôn không gian mà đo cái quãng đời mình vậy.
Đứng trên boong tầu 'King Chow', một buổi chiều khởi hành xam xịt [sic]; lòng tôi nao nao, hồi hộp, rất có thể ngang với lòng cái người đã đứng trên boong một chiếc 'Hohenzollern'; để từ đấy đánh d ấu cái tên Panait Istrati vào thế kỷ, vào những đá bên đường đời."
Nguyễn Tuân đang nói tới một nhà văn Rumani; trong tiếng Pháp được gọi là Panait Istrati. Đây là một nhân vật rất lớn trong 'dòng-ma-cà-bông'. Rõ ràng là Nguyễn Tuân đọc không ít Istrati.
(in bìa sách KYRA KYRALINA/ Panait Istrati)
Cuộc đời Istrati là một cuộc đời phiêu bạt liên miên. Năm ấy, Istrati dạt tới Pháp; thế nào mà lại được nhà văn Romain Rolland (chính là tác giả Jean- Christophe) rất quan tâm. Và rất không ngờ; Istrati viết văn bằng tiếng Pháp, với sự khuyến khích của Rolland; không phải tiếng mẹ đẻ, nhưng đó là một thứ tiếng Pháp tuyệt hảo. Ở Pháp, có một bộ tuyển tập tác phẩm Istrati gồm nhiều tập; người thực hiện bộ sách ấy, chính là Linda Lê; cho nhà xuất bản Phébus. (...) -- NHỊ LINH
chính vì nhìn thấy bìa sách Kyra Kyralina/ Panait Istrati ; tôi nhìn lên bàn viết (ở phìa trên) cũng có một cuốn Kyra Kyralina/ Panait Istrai; đang nằm song hành với cuốn La Rose du petit prince/ Consulo de Saint- Exupéry,
tôi bèn lúi hùi viết ngay bài cỏn con này.
THẾ PHONG
Jan. 20, 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét