tựa chính,' huyền chi; tác giả bí ẩn của ca từ 'thuyền viễn xứ '... / phạm công luận
báo tuổi trẻ tp. hcm
huyền chi: tác giả bí ẩn bài thơ
'thuyền viễn xứ'/ phạm duy phổ nhạc
phạm công luận
nữ thi sĩ huyền chi [i.e. hồ thị ngọc bút 1935- ]
(ảnh chụp năm 1967)
nữ thi sĩ Huyền Chi+ phu quân
(tư liệu ảnh gia đình -- đăng kèm bài viết)
(...)
Tôi gặp bà Hồ thị Ngọc Bút tại quận 2; trước giờ bà dạy tiếng Anh tại nhà. Không thể nghĩ rằng bà đã 82 tuổi, trước mặt tôi, [bà] là một phụ nữ trắng trẻo, vóc dáng cao, khỏe mạnh.
Bà Hồ thị Ngọc Bút chính là nhà thơ Huyền Chi của những năm đầu thập niên 50s.
Đầu thập niên 30s, một kỹ sư hỏa xa Hồ văn Ánh (Ingénieur adjoint), từng được đào tạo tại Pháp.
Năm 1940, ông làm giám đốc hỏa xa các tỉnh Phan thiết+ Phan Rang + Nha Trang; [là] chủ sở hữu một ngôi nhà riêng ở Phan thiết + một 'wagon' riêng trên tàu hỏa đặc biệt [dành riêng] cho gia đình tùy nghi sử dụng miễn phí. ...
Vì công việc di chuyển [qua] nhiều tỉnh; vợ ông lần lượt sinh 6 con ở các nơi trên đường công tác.
[Vợ ông] bà Hồ thị Ngọc Bút, sinh ra tại Sài gòn; khi ông làm tại đây -- và, khi đến Phan thiết; vợ ông theo học tại Trường Nữ tiểu học Phan thiết. (...)
[Còn] mẹ cô mở sạp vải tại cửa Nam (chợ Bến thành)-- cô ở với mẹ, vừa đi học vừa dọn hàng giúp mẹ.
Trong thời gian 2 miền Nam Bắc tự do thông thương vào năm 1954; mẹ cô đã trở về Bắc với cha cô -- còn 4 người con vẫn ở lại miền Nam; [riêng] cô sắp kết hôn. (...)
***
Năm 1952, cô Hồ thị Ngọc Bút đến nhà in báo Sống chung (đường Galliéni/ nay Trần hưng Đạo) xem tập thơ vừa in xong. Tập thơ Cởi mở gồm 22 bài thơ; cô viết từ năm 16 tuổi.
Lúc đó, cô mới 18, cô đã tham gia biên tập thơ báo Phụ nữ [chủ nhiệm: bà Nguyễn thị Lan Phương)-- và, gia nhập nhóm thơ-văn- nhạc Chim Việt. Những bài thơ trong tập đã được đăng rải rắc trên một số báo; cô dùng bút danh Khánh Ngọc -- sau [mới là] là Huyền Chi.
[Có một] buổi, nhạc sĩ Phạm Duy đến nhà in; được bà Đào chủ nhà in giới thiệu về cô -- Phạm Duy khi ấy mới 32 tuổi, đã rất nổi tiếng. (...)
Biết cô là tác giả tập thơ mới in xong; nhạc sĩ mượn xem; và, xin cô một cuốn -- "có bài nào hay, thì xin được phổ thành ca khúc. " -- lời Phạm Duy.
Một thời gian sau, cô được nghe ca khúc Thuyền viễn xứ, do nhạc sĩ Phạm Duy phổ; từ [một] bài lục bát-- sau đó ít lâu cô thấy ca khúc này được in thành bản nhạc(khổ lớn) rất thịnh hành-- lúc đó do 2 nhà xuất bản Tinh hoa [miền Nam] + nhà xuất bản Á châu ấn hành.
[Bản nhạc 'Thuyền viễn xứ'] ghi rõ: nhạc Phạm Duy/ ý thơ Huyền Chi. (...)
[Lập gia đình rồi], cô rời khỏi công việc biên tập thơ cho báo; theo chồng về Phan thiết.
Hầu như cô không còn tiếp tục làm thơ; mở hiệu sách, dạy tiếng Anh + chăm sóc tới 7 người con.
Có lần cô nhìn thấy [trên bản nhạc] Thuyền viễn xứ, có lời nhắn của nhạc sĩ Phạm Duy: " Huyền Chi, cô ở đâu?"
Thỉnh thoảng cô vẫn nghe trên sóng phát thanh: giọng hát Lệ Thu --[và] nhận thấy nhạc sĩ Phạm Duy rất tài tình; 'dùng ý bài thơ lục bát với nhịp điệu chậm rãi, đều đặn của cô [phổ] thành ca khúc đầy cảm xúc.
[ Nhạc sĩ] chắt lọc ngôn [từ] trong thơ, thêm thắt; tạo thành một tác phẩm âm nhạc hoàn hảo.
Năm 1975, bà Ngọc Bút [ nữ thi sĩ Huyền Chi] cùng gia đình về lại Sài gòn ... -- và sống ở đây đến nay.
Phu quân của bà đã tạ thế [vào] năm 2000, sau 10 năm nằm một chỗ.
Khoảng thời gian này, bà được tin nhắn mong có cuộc gặp [với] nhạc sĩ Phạm Duy; sau khi ông hồi hương về Việtnam-- nhưng bà từ chối, vì[còn] bận chăm sóc chồng[bệnh].
Và, bà đã nhận được một khoản tiền tác quyền 'từ lời ca khúc Thuyền viễn xứ ,[do Phạm Duy phổ nhạc]. (...)
phạm công luận
http://tuoitre.vn/van-hoa-giai-tri/20170108/huyen-chi-tac-gia-bi-an-cua-ca-tu-thuyen-vien-xu/1248772.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét