Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

văn sĩ- khoa học gia toàn phong- nguyễn xuân vinh bàn về' đao pháp du tử lê trong thơ văn' -- http://www.dutule.com/

tựa chính,' đao pháp du tử lê trong thơ văn'
www.dutule.com/




                                               toàn phong [ i.e. nguyễn xuân vinh 1930-  ]
                                                                                   (ảnh: blog du tử lê)

                  toàn phong-nguyn xuân vinh bàn v
                 'đao pp du t lê trong thơ văn'
                                               toàn phong-nguyễn xuân vinh

 -                                                      ( bài nói chuyện về thơ văn Du Tử Lê tại Washington D.C. ...)


Tôi là người lúc nào cũng ao ước rằng cộng đồng Việt nam ở hải ngoại của chúng ta mỗi ngày một trù phú trên mọi phương diện: kinh tế, xã hội, cũng như văn hóa; để được các sắc dân khác nhìn chúng ta với sự kính nể, để tiếng nói chúng ta có ảnh hưởng với chính quyền ở quốc gia chúng ta cư ngụ -- và nếu cần, thì chúng ta có thể  dùng sức mạnh cộng đồng [làm] áp lực, để quê hương xưa đỡ lầm than, nhân quyền được tôn trọng; tương lai vận nước được hanht hông. 

  Vì thế, mỗi lần được đọc một bài thơ dịch sang Anh ngữ của Du Tử Lê; được tin thơ anh đăng trên 'New York Times' , hay 'Los Angelès Times' ; hay, thấy thơ anh được chuyển dịch sang Pháp, Anh ngữ, để giảng dạy trong chương trình văn học Việtnam hải ngoại; ở các đại học Âu châu -- là tôi thấy mừng rộn ràng, trước hết mừng cho Lê, khi thấy thơ anh được các nhà văn học ngoại quốc chú ý tới; rồi mừng cho cộng đồng Việt mỗi ngày đạt được một bước tiến hơn lên, vì song song với mọi bộ môn kinh tế, khoa học, kinh doanh đủ mọi ngành, chúng ta cũng phải tranh đua với các sắc dân khác về văn học + nghệ thuật.

Đại học Michigan, nơi tôi dạy học; là một đại học lớn, tất nhiên có chương trình giảng dạy + nghiên cứu về mọi ngôn ngữ chính -- tiếng Á châu đặc biệt có tiếng Nhật, Trung hoa, v.v ...

 Chính phủ Nhật bản có lần tặng không vài triệu Mỹ kim; để phát triển sự giảng dạy về Nhật học.

  Vậy mà, người Việt mình chỉ tay không; đã thuyết phục được nhà trường mở chương trình dạy Việt ngữ chính thức -- mỗi khóa có 2, hoặc 3 lớp dạy; đi ngang qua lớp, ta nghe thấy xôn xao tiếng Việt rộn ràng.  Chúng tôi đã giúp đại học Michigan, tuyển được một cô giáo dạy theo giao kèo, ký ừng năm một; [] đã kéo dài được 4 năm liền.  Nhờ đó,  có những sinh viên Mỹ + một vài sinh viên Việt  ghi tên theo học lớp thơ cổ điển Việt nam, do một giáo sư Mỹ, bạn tôi giảng dạy; cốt yếu dùng mấy cuốn thơ dịch [từ] Việt sang Anh ngữ của giáo sư Huỳnh sanh Thông. 

Tôi cũng có lần nhắc nhở ông giới thiệu thơ của các thi sĩ Việt nam cận đại.

Cách đây mấy tuần, tôi được Thư viện trung ương liên lạc; nhờ tìm hộ cuốn thơ 'Sông núi người thơm nỗi nhớ nhà' / 'Your Scented Garden, My Nostalgia' của Du Tử Lê; vì có một sinh viên Mỹ muốn đọc, mà không có. 

Để nhanh chóng, tránh những phức tạp hành chánh; tôi nhận lời mua hộ; và gửi tặng luôn . 

 Mấy hôm sau, tôi , tôi nhận được thiệp cảm ơn  giám đốc thư viện, đại diện cho Hội đồng Nhiếp chính đại học.  Tôi xin trao lại thiệp này cho Du Tử Lê; ghi nhận sáng tác của anh đã nằm trên cao kệ sách thư viện, làm tài liệu nghiên cứu cho sinh viên văn học Á đông.

Trong những năm xa xứ, Du Tử Lê không ngừng sáng tác.  Có thế nói thêm: anh đã sáng tạo, khai phá.  Tôi  yêu
thơ Du Tử Lê; thường đọc thơ anh; vì qua những dòng chữ dồn dập như những hạt nước -- theo tôi là những hạt ngọc -- xô đẩy nhau, gợi cho tôi nỗi khắc khoải  yêu con người đồng hương, hay [] khác giống; nhớ tổ quốc xa vời, mòn mỏi đếm từng ngày xa xứ :

     "đêm nghiêng bình rót rượu ly không đáy
      mỗi ngụm buồn, vui trớt tháng năm"

nhờ đọc thơ Du Tử Lê; nhiều khi tôi đã tưởng chừng vượt được ra ngoài không gian, để nhìn về địa cầu nhỏ bé; nghĩ rằng đâu đó có quê hương mình; qua những câu :

    " núi thi sĩ phá vòng vây ngụy sử
    em trưng bày tâm, tượng, bất an sông
    mười thế hệ sạch trơn không dấu vết
    trái đất buồn; hạt lệ đứng quay lưng"

Ta thấy con người dù nhỏ bé, cũng đã vượt lên từng không xa vời.  Tôi thích đọc thơ lục bát; vốn dĩ là thói quen, thuở nhỏ đã học thuộc gần hết  truyện Kiều/ Nguyễn Du-- mà Du Tử Lê lại ít viết thơ theo thơ lục bát.

  Điều không ngờ là nhà thơ của chúng ta, đã để rất nhiều tâm trí; để có những thử nghiệm đổi mới về thể 'lục bát'.

Trai những năm tháng qua, ta đã có lục bát trường thiên của Nguyễn Du; tuy đọc lên có nhiều chữ 'là', chữ 'rằng', chữ 'thì'; nhưng vẫn tồn tại là áng thơ tuyệt tác, vẫn sống mãi, là gia tài văn học dân gian-- xưa kia người Việt, [cứ] 10 người thì có đến 9 người, ít ra cũng thuộc vài đoạn. 

  Sau này, lại có thơ lục bát Phạm Thiên Thư trong 'Động hoa vàng' -- ta nghe tha thiết, có những hàng thơ quên 'dục' , chìm đi, trang kinh hiện hóa thiên đường. 

 Rồi lại có lục bát Bùi Giáng: phong phận nguy nga, thiên nhiên về thiết lập tòa/ 'mười muôn bến nước giang hà Cửu long'. 

Với Du Tử Lê, lục bát đã thành 'siêu lục bát'.

Ý kiến sáng tạo để đổi mới thể lục bát  Du Tử Lê , thật là độc đáo.  Tôi phải thưa trước  với quý vị thân hữu; 'tuy nghiên cứu về khoa học; mà, về văn học nghệ thuật, tôi lại là con người ưa chuộng cổ điển; rất sợ những gì thay đổi một cách táo bạo'. 

 Chẳng hạn: có một người nào cho tôi một bức tranh vẽ theo lập thể, trường phái Picasso; chắc chắn là tôi không treo ở thư phòng.  Có khi tôi lại nghĩ rằng: 'vì không vẽ được những nét hiện thực, người họa tranh mới quay ra lập thể'.

  Nhưng, nếu một hôm  nào, có người chỉ cho tôi coi một bức tranh cổ kính đẹp tuyệt vời; và, nói rằng' đó là bức tranh buổi sơ khai của họa sĩ vẽ tranh lập thể đó; tất nhiên sự thán phục của tôi sẽ gia tăng gấp bội'. 

 Sư đó cũng như là tâm trạng kích động của mình: 'một hôm gặp một người bình dị, ngồi câu cá ở ven sông; có người rỉ tai nói cho hay,'mới tuần trước con người này đã ký một chi phiếu vài triệu Mỹ kim để tặng một cơ quan từ thiện'. 

Vì vậy, muốn hiểu con người thật Du Tử Lê; trước hết phải đọc thơ lục bát cổ điển của Lê.  Trong bài 'Thấy bình minh trên sa mạc Utah', 'Nhớ mẹ già'; Du Tử Lê đã viết:

    "gọi ai gió nổi bốn trời
    chiếc nhau tôi lạnh phía đời bên kia
    mẹ nằm lặng lẽ trong khuya
    lắng nghe biển dội lời thì thầm quên.
    xương tàn một dúm chưa yên
    cố lay lắt sống để đền lỗi con ".

hỏi ai là người xa xứ còn có mẹ già đợi trông ở nửa vòng trái địa cầu; đọc những lời thơ này, mà lòng al5i không ray rứt?

Đọc thơ lục bát Du Tử Lê, có chút dư âm của những nhà thơ nổi tiếng tiền chiến; nhưng nghe lại rất lạ: 'một cái gì chỉ có ở thơ Du Tử Lê; như bài 'Cõi tôi', anh viết mới đây :

    "cõi tôi, cõi nát, cõi tàn
    cõi hoang mang vội, cõi bàng hoàng, qua
    cõivui thân thế, cõi già
    cõi lang thang, mượn mái nhà hư, không"

đã viết được lục bát cổ điển; để đưa tình cảm người đọc vào cõi siêu việt; giờ đây, Du Tử Lê lại tiếp tục tìm tòi, đưa những ý kiến sáng tạo.  Ai cũng biết rằng theo thể lục bát, chứ thứ 4 ở câu 6, bắt buộc phải là 'vần trắc':

    "Trăm năm trong cõi người ta
    chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau"

thơ Nguyễn đình Chiểu:

    " Lênh đênh một chiếc thuyền tình
    12 bến nước đưa mình về đâu?"

 thơ Nguyễn Bính:

    " Lang thang anh dạm bán thuyền
     Có người trả 9 quan tiền, lại thôi"

 thơ Bùi Giáng:

    " Cõi phù du với phù du
     một hàng mở gió thiên thu 2 hàng"

Những câu thơ lục bát Du Tử Lê đã viết; dù không nhiều, cũng dư thừa, để anh ngang nhiên ngồi cùng chiếu với những danh tài lục bát thượng thừa.  Nhưng anh cũng đã dũng mãnh khai  một sạn đạo; khi đề nghị, nếu cần diễn tả tâm trạng cho rộn ràng; hay, làm cho câu thơ thêm trang trọng, thì có thể bỏ 'âm trắc'.  Như câu anh viết:

      "Tôi Lê. Lê. Lê. Lê nào?"

không những thế, anh lại đặt câu 6 này là câu cuối trong bài. 

 Dứt một bài thơ một câu ngắn ngủi; lại có 'âm bằng', tạo cho ta một bâng khuâng, vương vất; trong cái thiếu thốn lại nảy ra một dư hưởng lê thê, ngập ngừng của 'du tử'.  Lê đã vạch ra một con đường rẽ: từ thể lục bát; nhưng không phải ai cũng đi theo được -- vì con đường độc đạo này chưa phải là con đường mòn, đã có nhiều chân, dẫn lối. 

Tỷ dụ: 'tôi tên Vinh; và, tôi có bắt chước Du Tử Lê, mà viết lại rằng:

    "Tôi Vinh. Vinh. Vinh. Vinh nào?"

thì không phải là thơ; mà, là tiếng nói của một người nói lắp.

   Rồi muốn cố tình để trở thành vần lục bát, cũng phải đổi chữ thứ 4 thành 'âm trắc'; rồi viết thêm một câu 8 chữ với sáo ngữ, chẳng hạn:

    "Tôi Vinh. Vinh, biết Vinh nào,
    Nhìn trăng viễn xứ dạt dào tình thương."

đọc lên, dù nghe thấy có vần điệu; câu thơ thạt là giả tạo-- và, cũng vì thế xưa nay, không ai gọi tôi là thi sĩ.

  Như một tráng sĩ đi tiên phong, Du Tử Lê đề nghị dùng gạch chéo/ Slash/ như' một đao pháp để hóan chuyển chữ trong một câu thơ':

    "còn/ rừng/ gương/ soi cho tôi
    bao dung/ núi/ đợpi. Nghiêng vai / sông/ chờ."

có đến 7 gạch chéo để người đọc có thể hiểu; và, hoán vị thành: 'tôi soi gương'-- ' rừng soi gương' -- ' rừng còn soi gương -- 'gương soi rừng' '...

 lối hoán vị này đã cởi những trói buộc cho thơ.

 Sau này, ở thế hệ tới; tôi tin chắc sẽ có nhiều bạn trẻ, khi làm thơ 'lục bát đổi mới'; sẽ thầm cảm ơn [Du Tử] Lê đã chỉ đường, vạch lối cho họ. 

Điều sau cùng, tôi muốn nói là: tập truyện 'Tiếng kêu nào'/ Bên kia thời tiết/' -- là cuốn sách thứ 33 mới đây của Du Tử Lê.

  Theo lời tác giả, đây không phải là một tập TRUYỆN; mà, là tập CHUYỆN -- hiểu theo nghĩa tập văn tâm sự của Du Tử Lê -- như anh viết chuyện của 'chúng mình' theo văn xuôi; với tâm hồn một nhà thơ. 

 với Du Tử Lê, 'chúng mình' đây, không phải chỉ riêng 'ta với mình'; mà, chúng thay đổi liên miên, bất tận; với thời gian+ không gian.

  Tên những người trong chuyện; tôi không biết là giữ nguyên, hay thay đổi; nhưng qua những bài, vừa là hồi ký, vừa là tùy bút; viết chuyện nay, chuyện xưa -- ta sẽ thấy những Donna, những kỷ niệm thời trẻ ở Indianapolis, Chicago; những ngày thơ ấu chạy loạn ở Kim bảng, Phủ lý, Nho quan [Bắc bộ] -- những nỗi buồn tang tóc, những ngày tới thăm Song Thành ở Minnesota một buổi sáng, mưa ướt lạnh, buốt tận xương

  nhà thơ, giờ đây là nhà văn; đã kể lại những ngày ở California, mành vườn sau ngôi nhà ở Ranchero Way; những kỷ niệm với bằng hữu, những tháng năm đầu tiên di cư, vừa làm khuya, vừa viết những bài thơ; như 'Đêm, nhớ trăng Saigon'; để tặng nhiếp ảnh gia Trần cao Lĩnh

 bài thơ đã làm nhạc sĩ tài hoa Phạm đình Chương vật lộn tới nửa năm trời, mới phổ thành một bài [ca] tuyệt vời.  Vì, trong thơ đã có nhạc rồi; phải gỡ ra rồi, mới soạn lại được.  [Và] Phạm đình Chương [cũng] đã thành công, với bài 'Mộng dưới hoa'/ Đinh Hùng, lại thành công với 'Đêm, nhớ Trăng Saigon' của Du Tử Lê.

Qua những trang sách, ta theo anh trong đoạn đời trên đất khách; theo anh từ Seattle miền tây bắc. tới Houston, Dallas ở miền nam; cùng chia sẻ với Lê những trăn trở, dằn vặt tâm hồn người ly hương+ những tâm sự giữa bạn bè.

Qua những trang sách; khi đọc lên, ta như văng vẳng có tiếng hát, có lời thơ, có cung nhạc; và, ta cũng thấy đưa ra mùi son phấn; nhìn thấy những ánh tóc vàng, cũng có cả những khuôn mặt thuần túy Á đông, chưa có vết dao sửa.  

Đọc cuốn sách này, ta sẽ cùng đi với Du Tử Lê [trên] con đường anh đi những năm vừa qua . []


    TOÀN PHONG- NGUYỄN XUÂN VINH


                                                                     du tử lê   [i.e. lê cự phách 1942-  ]
                                                                                                               (ảnh: internet)

  lời bình.

'Tôi VINH, VINH. VINH nào?'


 đó là đại tá VINH, tư lệnh Không quân của đệ 1 Cộng hòa,thời tổng thống Ngô đình Diệm trị vì.

 Tháng 7/ 1967, tên 'airman'là tôi đây; được đồng hóa, làm lính Kq ở Tân sơn nhất; gặp đúng lúc bầu cử tổng thống Thiệu+ phó  Kỳ.

 Cấm trại 100%,  trung sĩ Kq, kiêm nhà báo Nguyễn đình Thiều rủ tôi trốn trại, chui qua'lỗ chó chui' ở bờ rào kẽm gai, để sang biệt thự 'nhà ma Lê trung Trực'; lẻn theo 'Ramp 5', sang khi phi trường dân sự Tân sơn Nhất; ra phố an toàn.

 Nó hỏi tôi có biết: 'nơi này xưa kia có một tay tư lệnh Kq bảnh trai,từng là rể của tuần phủ Cung đình Vận (tỉnh Phú thọ/ Bắc bộ), được 'tông tông'(tổng thống) ưu ái hết xảy.'

 khi còn là thiếu, hay, trung úy gì đó; ở Trung tâm huấn luyện Không quân Nha trang, chàng ta là sĩ quan trực, dẫn một cô bồ vào câu lạc bộ tâm sự.

 Chỉ huy trưởng khi ấy, thiếu tá Nguyễn ngọc Oánh ra lệnh cấm không cho bồ bịch người nữ vào trại.

Bị Sếp gọi lên, cho ăn 'mấy chục củ'.

 Ít lâu sau, tay sĩ quan này được tổng thống Diệm cất nhắc (con rể tuần phủ + có bằng cấp cao) về Saigon, lên lon,làm sếp cơ quan báo chí quân đội ở Nha tác động tinh thần. (tiền thân Tổng cục Chiến tranh chính trị.); lại được lên lon nhanh, thăng cấp đặc cách; để làm quyền tư lệnh Kq.

 Trung tá tư lệnh Kq  hôm nay, nhớ chuyện xưa;bèn chuyển thiếu tá Oánh về bộ tư lệnh Kq, cho đặc trách huấn luyện lính mới, ở' biết thự nhà ma Lê trung Trực' này.

  Sáng nào tư lệnh Vinh cũng ra thăm lính mới ắc- ê -- thế là Sếp Oánh lại phải vào hàng 'phắc' trước tư lệnh Kq Vinh.

 Sếp Oánh toát mồ hôi, 'vào hàng phắc' chào tư lệnh; hồi tưởng lại,'xưa  ta chỉ bắt cậu ấy lên trình diện một lần duy nhất; bây giờ đến lượt ta, ta đã phải toát mồ hôi hột, vào hàng, phắc' chào cậu ta mỗi sáng, có khi tới, 3, 4 lần'...

  Cho tới ngày 17/2/ 1962, 2 tên'phi công phản loạn', hoa tiêu trung úy Phạm phú Quốc + hoa tiêu thiếu úy Nguyễn văn Cử bắn phá, thả bom xuống dinh Độc lập -- tổng thống Diệm được đấng Christ che chở, thoát hiểm.

 Tư lệnh Không quân Vinh bị tra vấn; buộc cởi sắc phục; đi du học ở nước ngòai:

       "Hào hoa là lính Không quân
        anh có cái quần anh cũng bán đi
        Ngày mai anh mặc bằng gì,
        anh mặc cái áo[ combinaison] đi khòm khòm"

     (nếu đứng dậy, trở thành chỉ huy trưởng Pháo binh.)

  
'Cuộc đời 'Tôi Vinh. Vinh. Vinh nào?''thơ thẩn'của khoa học gia Nguyễn xuân Vinh đấy.

còn là tác giả 'Đời phi công'-- ở thời còn là học sinh, có duy nhất một chiếc quần vải 'da-cờ-rông', mặc suốt ngày, tối giặt, sáng đã khô; mai mặc tiếp đi học. Đậu cao; ghi danh vào Không quân, sang Pháp du học ; về nước,làm tư lệnh Kq; nay, chuyển bước ngoặt sang ngành nghiên cứu khoa học không gian; lại trở thành khoa học gia NASA tăm tiếng lẫy lừng toàn cầu. 

Chàng 'airman' là tôi đây, vào lính Kq đồng hóa, ở tuổi 35; có dịp gặp một vị trung tá Kq (tên Cung thúc Cần 1932-   ) ở bộ Tư lệnh Không quân ở Tân sơn nhất.

 Anh ta phán,' mày cũng biết chào kính là tốt rồi; nhưng với tao, mày vẫn là bạn văn chương cũ. À này, mày sinh ở Yên bái, phải không?  (tôi gật đầu) ... thế mày  có học ở École de Garcon de Yen Bay không? (tôi lại gật đầu) ... mày có biết tác giả'Đời phi công' là ai không? (nhớ, có đọc rồi, cuốn này thanh niên đọc xong là tình nguyện vào Không quân ngay). .. thế mày có gặp mặt tác giả bao giờ chưa? (chưa)  ... tác giả từng là tư lệnh Kq thời đệ 1 Cộng hòa đấy( tế tử quan tuần phủ tỉnh Phú thọ, Ngài Cung đình Vận, ông này là chú ruột tao); lúc nhỏ ông ta cũng học ở École de Garcon de Yen Bay đấy.'    

(vì lẽ ấy,nhờ trung tá Cung thúc Cần (thi sĩ Cung Trầm Tưởng);sau này. khi tôi ở trong ban điều hợp 'Tuyển tập thơ truyện Không quân thời chiến';mới  có bài + ảnh của tác giả Toàn Phong- Nguyễn xuân Vinh.)


  ĐINH BẠCH DÂN
  (Saigon 6 oct., 2016)


                      trái qua, trên cùng:-   nhà văn, nhà báo Nguyễn mạnh Côn [1920- 1979]
                                                                            dưới  : -Trần văn Minh [1932- USA 1997]  (bên trái)
                                                                                                tác giả Chết non, ' Trong đục' ...+
                                                                                           tư lệnh Kq VNCH: 1967- 30/ 4/ 1975).  
                                                                             - Toàn Phong  [i.e. Nguyễn xuân Vinh 1930  -  ] ( bên phải)
                                                                                 ( ảnh chụp, khi là tư lệnh Không quân VNCH 1962)

                                                      ( trích TẬP THƠ  TRUYỆN KHÔNG QUÂN THỜI CHIẾN/  Vàng son xb, Saigon 1974)





0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ