tập thơ truyện kq thời chiến, saigon 1974
bút tích+ chữ ký tác giả nguyễn mạnh côn
( tr. 1 TẬP THƠ TRUYỆN KHÔNG QUÂN THỜI CHIẾN)
một tóe lửa, một vòng đen
nguyễn mạnh côn
Tối hôm ấy trời phân phất mưa, gió hơi lành lạnh. Trong cái quán có ít người biết đến; và, có cái tên thơ mộng Mây bốn phương -- một người trẻ đang hat trên micro một bản tình ca buồn, bằng giọng thấp hết sức ấm áp. Phía dưới, bộ râu nổi tiếng nhất nước -- có lẽ nhất thế giới, sau bộ râu Sta-lin đôi môi mỏng tham lam, thốt ra những lời nhớ thương day dứt. Bên trong cạnh một chiếc bàn vuông; một người trẻ khác, có bộ tóc gợn sóng màu xám pla-tin; có lẽ cũng nổi tiếng nhất trong một quân chủng, đang nói nhỏ với mấy người cùng bàn:
"Thật ra, nhiều người đã kể chuyện tương tự. Ít ra ở Việtnam, cũng có Khái Hưng, viết về người tài xế xe lửa phải từ biệt vợ hấp hối; để cầm máy chuyến xe lửa chở [quan] Toàn quyền Đông dương. Dọc đường, ông ta thấy có bóng người thấp thoáng trước mặt; ra hiệu cho tàu ngừng lại. Ông ta không dám làm theo, nhưng đến lúc nghe tiếng gọi cấp bách; thì, trong cơn mê hoảng; ông ta hết sức [phanh] tàu cho dừng lại. Mọi người đổ xô đến, thấy cách nơi tàu ngừng một quãng ngắn; có một con sông nước chảy xiết,[còn] cẩu đã gãy. Ông ta nhìn đồng hồ. Khi về; được biết bà vợ đã qua đời đúng vào đêm; giờ ông chồng thoát nạn."
Chuyện được Khái Hưng phóng tác, từ một câu chuyện ngoại quốc-- một người đứng tuổi nói tiếp. Cách đây mấy chục năm; địa vị Việtnam còn khiêm tốn quá đối với quốc tế, nên không ai thấy cần phải ghi rõ xuất xứ những truyện ngắn được phỏng dịch, hay phóng tác.
"Câu chuyện của Khái Hưng có một phần khiến cho tôi chú ý -- một người khác nói -- người tài xế thấy con bướm mắc kẹt trên mắt kính ngọn đèn ở đầu máy xe lửa. 'Bóng người trong sương mù' là nhan đề của truyện; như vậy, rõ rệt ý tác giả có ý muốn gây nên, trong độc giả; một vài ý niệm bâng khuâng liên hệ từ cánh bướm trước ngọn đèn; ánh sáng chiếu thành bóng trắng trong đêm, rồi từ bóng trắng đến người vợ bạc mệnh.
Câu hỏi không được đặt thành lới; mà xao xuyến trong lòng ta, phải chăng là người vợ chết, thì linh hồn bà dõi theo đường đi, để cứu ông ta kịp lúc. Nếu bóng trắng trong sương thật sự là con bướm -- theo lẽ, thì thân hình nó ngăn trở ánh sáng của ngọn đèn, bóng chiếu trên màn sương phải là bóng đen -- thì linh hồn bà vợ đã nhập vào con bướm một phần -- còn một phần quanh quất bên ông tài xế, đã tạo thành tiếng gọi 'dừng lại'; chỉ một mình ông ta nghe thấy --có nhà văn nước ta diễn tả như một tiếng im lặng, một thứ tiếng im lặng; một thứ tiếng của quá khứ; hay, được giao truyền lại theo phương pháp cách cảm.
"Phải, người mang bộ tócpla-tin nói: 'vấn đề được đặt ra, gian tiếp hay trực tiếp; là vấn đề linh hồn. Trong truyện ngắn của Khái Hưng: con bướm đã chết -- và, bóng người trong sương cũng quá mơ hồ, người đọc xong chỉ có thể cảm xúc mang mang, chứ không có y nghĩ nào rõ rệt; có lẽ, vì chính tác giả cũng không có chủ đích trình bày một quan điểm rõ rệt. Còn câu chuyện, tôi sắp kể cho các anh nghe; có một đặc tính là minh bạch hơn nhiều; cũng vì thế phi lý hơn nhiều".
Một chàng phi công trẻ bất thần nghe được mấy lời nói sau cùng; anh ta đến gần, nói:
" Còn gì phi lý hơn những chuyện xảy ra hàng ngày chung quanh chúng ta ? Thưa thiếu tướng, thằng Hoạch nó chết 7 giờ 30 tối hôm nay, em vừa được báo tin qua điện thoại. Đại úy Hoạch, anh chàng phi công quay ra nói với những người khác, với ngót 2 trăm phi xuất trên mặt trận giới tuyến; 3 lần bị trúng đạn đều nhẹ, mấy lần bị lủng cánh; vỡ đuôi; đều đem được tàu về bãi đáp. Thế mà , nghe tin vợ đẻ con trai; mừng quá, chạy gấp từ lầu 3 xuống; chân đạp vào một quả nho rơi mà ngã chết ... thưa các anh, cuộc đời nó phi lý như vậy đó . "
" Đại úy Hoạch chết rồi! -- người có mái tóc đẹp ngậm ngùi -- linh hồn nó có nhớ đường về thăm vợ con; hay, về đây uống chút rượu này với chúng ta -- ly rượu từ từ ngã; dòng nước vàng chảy lênh láng xuống nền nhà -- và, nghe kể chuyện về bạn thân cùa nó' thằng Phúc, hỗn danh Phúc Hên ."
Trung tá Trần- lương Phúc, còn gọi Phúc Hên, hôm nay đã ra khỏi quân chủng. Đời người phi công, đến tuổi nào đó, sẽ mất dần tính chất bén nhạy của phản ứng giác quan; đồng thời, cũng kém dần về sức chịu đựng dẻo dai của thân thể; đến lúc nào đó, hay tuổi nào đó; một phi công chiến đấu sẽ không được lái tàu chiến đấu nữa. Đời người phi công đến đây là chết mất quá một nửa. Anh ta sẽ tìm cách xin biệt phái sang lái những chiếc tàu hạng ì-ạch, 3, 4 trăm/ cây số giờ; hoặc, lái những máy bay chở khách hạng trung, không vượt quá nghìn cây số.
Trung tá Phúc khi phải chọn lựa, đã không chọn cả 2 biện pháp. Ra khỏi hàng ngũ, anh tìm đến trú ngụ tại một thị trấn nằm bên bờ biển. Mỗi buổi sáng mua nhiều cá thả xuống một cái hồ nước nhỏ; và, mua thêm nhiều thứ ngô, đậu; làm thức ăn cho một giống chim trắng toát có vết đen nâu, có đôi cánh rất rộng; thường bay chập chờn, rỡn chơi trên những làn sóng bạc đầu, vào những ngày biển động. Ở nhiều nơi; người ta gọi loài chim đó là những con mố.
Mấy người thủy thủ Việt đi trên tàu xuyên đại dương cũng gọi chúng như vậy.
Trung tá Phúc có người em trai, kém 1 tuổi; cũng tên Phúc, Trần- nhân Phúc; nhưng không phải là Phúc Hên; vì hiện nay gọi là cốthiếutá Phúc. Trong quân chủng, thiếu tá Phúc là Phúc Em. Em ngã tàu vào một buổi chiều mưa. Ba tháng sau, Phúc Hên không còn khả năng lái tàu [chiến đấu] nữa; nhưng anh ta vẫn còn trong hang ngũ được mấy năm; lam phi công vận tải. Rồi sau đó, anh ta xin giải ngũ; ra ở ngoài bờ biển, ngày ngày nuôi những con mố đó; thì, có một con là em anh ta. Hay nói cho đúng; thì, có một con mố nào đó; ở một miền duyên hải nào đó của nước Việt nam, nơi trú ngụ của linh hồn Phúc Em.
Câu chuyện thực buồn; nhưng không đến nỗi đau khổ. Hai anh em Phúc cùng lớn lên trong một gia đình đoàn tụ, nên rất thương yêu nhau. Phúc Em có phần thông minh hơn; nhưng Phúc Em khỏe mạnh, to lớn hơn.
Phúc Em học giỏi, vượt theo kịp anh; rồi vượt luôn trong bảng sắp hạng tam cá nguyệt. Nhưng Phúc Hên không ghen với em, vì anh ta ham chơi hơn ham học -- chơi, ở đây chơi thể thao, bóng đá, đánh quần vợt. Đấu võ, Phúc Em có nhiều dịp bênh em trong những cuộc tỉ thí; nguyên nhân không mấy khi là ngoài mấy cô bạn gái xinh đẹp. Nhờ thế, anh ta không mang mặc cảm đối với cậu học giỏi; trong khi Phúc Em đã không dám coi thường anh -- ngược lại, còn biết ơn + kính phục Phúc Hên, như một tay hiệp sĩ giang hồ.
Đến cuối ban trung học, Phúc Hên thi trượt phần 2 bằng tú tài. Anh không ngần ngại tình nguyện vào không quân. Phúc Em đậu cao, lên đại học được hơn 1 năm; rồi cũng tình nguyện vào không quân, tình nguyện theo học lớp hoa tiêu. Người ta có thể tin rằng thái độ sống ngang tàng; những cử chỉ hào hoa, phong nhã; và, có lẽ cả bộ quân phục của Phúc Hên đã ảnh hưởng đến em anh ta không ít. Người tuổi trẻ làm bạn với nhân vật trong sách vở nhiều hơn với người đời; chắc hẳn đã qua người anh đã tạo thành một mẫu mực lý tưởng cho cuộc sống.
Phúc Em vào không quân, tốt nghiệp sĩ quan hoa tiêu; rồi nài nỉ xin về cùng đơn vị với anh. Vả từ bấy giờ ,anh em không rời nhau lấy một giờ. Khi xuất trận thì cùng một phi tuần; khi dạo phố cũng cặp đôi. ... Thậm chí khi gặp Mến, cô sinh viên không bao giờ đánh phấn của đại học Y, Dược; thì, anh em không ai bảo nhau, lại cùng mê nàng một lượt.
Mến có lần tâm sự với bạn thân,
" Thật khổ cho tao; chọn một , thì tao biết chắc sẽ có một gia đình êm ấm; với người chồng thi gì cũng đậu, làm gì cũng xứng đáng hết. Nhưng tao còn trẻ; việc lấy chồng còn xa xôi; mà, ngay trước mắt lại có một người yêu lý tưởng, một người yêu quàng tay dạo phố; tao biết chắc không thiếu gì có đứa ghen tức, thèm thuồng. Băn khoăn quá, có lần tao đem đồng tiền xu mang hình cụ Diệm để xin 'âm dương' -- ngửa chọn anh, xấp chọn em; sau lại sợ; không dám ..."
" Thì mày chỉ việc nhận lời tên nào nói trước" -- lời đứa bạn thân.
" Nhưng, chưa có tên nào nói cà".
Đúng như thế, Phúc Hên không nói, Phúc Em không nói. Thâm tâm, anh nào cũng yên chí ; Mến ngả về mình nhiều hơn; cả 2 anh em đếu không nói ra; [hình như] họ quyết định nhường cho nhau.
Một người bạn là cấp trên có dịp được nghe Phúc Em phân trần:
" Những kẻ đọc sách như tôi, nước ta không thiếu; mà, thiếu những người như anh tôi. Đối với tôi; may có điều kiện học thêm, cũng đậu được cái bằng tiến sĩ, kỹ sư; rồi về nước, gặp hoàn cảnh; [thì] tôi cũng có thể làm đến tổng giám đốc một xí nghiệp nào đó. Chỉ thế thôi; trừ phi tôi lao vào chính
trị, cũng lừa lọc, gian dối như ai; [hẳn là cũng có thể] có một chân trong chính phủ. ... Còn anh tôi thì khác; đầu óc thực tế hơn, có tài tổ chức, lại chỉ huy vững vàng. Anh có đủ khả năng tự bảo vệ, đủ khả năng tấn công bất cứ ở đâu, lúc nào. ... nhất là trong công cuộc cải tạo xả hội; chúng ta cần đến hạng người có khả năng lôi cuốn nhiều người khác; hạng người tin tưởng vừa phải vào công lý; mà, cũng tin tưởng vừa phải vào sự thật. "
Rồi không biết liên tưởng thế nào, Phúc Em nói tiếp,
" Chính anh tôi mới đáng sống; cuộc chiến còn kéo dài, chưa biết ai sẽ thoát được. Nhưng, nếu tôi có quyền gì, tôi sẽ nhường sự sống cho anh ấy. Anh ấy đang được hưởng hạnh phúc."
Câu nói cuối cùng kỳ lạ, có thể là lời nói gở; Phúc Em gặp nạn sau đó ít bữa.
***
Vảo một buổi chiều vần vũ, trần mây thấp, gió mạnh; có một phi tuấn A-1 trên đường về; lại chỉ có 2 chiếc tàu của anh em Phúc. Tàu tránh mây đen phải bay thấp; giữ bình phi dưới 3000 bộ; Phúc Hên gọi em:
" Lốc Đen 2, đây 1, trả lời ".
" 1, đây 2; nghe anh 5/5 ".
Tiếng cười ngắn trên làn sóng; đoạn :
" Phúc coi chừng, chúng mình đang bay trên đất địch".
" Lốc Đen 1 yên chí lớn đi... mấy thằng tay mơ không dám để lộ mục tiêu đâu?"
" Nghe nói có SA7 tầm nhiệt phóng tay; và, 57 ly phòng không đấy. Đừng khinh địch, Phúc."
Phúc Em cười thành một chuỗi dài:
"Phải rồi, ông bao giờ cũng thế, chỉ lo cho tôi; ông quên rằng địch chỉ lo nhắm bắn thằng đấu đàn ".
" Nhưng tao là Phúc Hên; tao nhiều may mắn, mày quên sao?".
Phúc Hên bỗng khựng lại. Phi tuần có 2 anh em; mình hên thì ai xui đây? Một chút gì tê tái mới chớm lên trong lòng, đã bị đè chặt xuống; Phúc gọi em bảo sang tần số của phi tuần,
" À này Phúc; tối nay về, đến chơi đằng Mến nhé".
" Nên lắm; nhưng ông đi một mình."
Còn mày, sao không đi?"
" Tôi hơi mệt".
" Láo. Mày phải đến, mày không đến, nó buồn."
" Sức mấy mà buồn!"
" Sao lại không! Mày không thấy ư, hễ có mày , Mến tới ngồi sát bên mày suốt buổi, sao ?"
" Phải rồi; ngồi suốt buổi để tập đàn mà thôi. Còn ông; cứ ra ngoài đường, ai bám lấy tay ông kè kè đấy?"
" Thì ... thì ...; nhưng, tao là anh, tao có nhiều kinh nghiệm hơn mày. Tao muốn mày ..."
Một tiếng cười dở dang, [bỗng] tắt lịm; một lóe áng bên cánh phải. Một cách rất máy móc, Phúc Hên duỗi chân phải; co chân trái, nghiêng một nửa thân tàu. Và, liếc thật nhanh, thấy tàu Phúc Em chao động.
" Hello ... Phúc, Phúc, có sao kh...ô ... ng ?"
" Có".
Tiếng cười đứt đoạn được tiếp nối. Phúc Hên mở thắng gió, nghiêng tàu trở lại. tàu của Phúc Em chao động mạnh, làn khói đen mù mịt phun về phía sau. Nơi chân; khói lửa vàng liếm chung quanh cốc-pít.
" Phúc, Phúc... đừng cười, tàu nổ đến nơi rồi, bấm dù mau đi".
" Thong thả..." Tiếng cười ngắt quãng, nhưng vẫn là tiếng cười. Phúc Hên từ phiá dưới nhìn lên; hình như Phúc Em quay đầu lại tìm mình".
" Phúc! nhảy ngay đi! ... Anh bắn cô-vơ, đợi trực thăng đến bốc đi. Hello! Võng Mây, nghe thấy không? Trả lời? "
"Đâ, Võng Mây; tôi nghe anh 5/5; mọi chuẩn bị đều sẵn sàng. Hãy cho tôi tọa độ, tôi cho ..."
Tiếng Phúc Em cắt ngang, bình tĩnh:
" Lốc Đen 2 nói với Võng Mây... cảm ơn bạn, quá muộn rồi. Chúng nó bắn tôi hơi đau. Pháo bắn ghế, không nổ... Tôi chỉ còn 1 tay ..."
Đoạn, bất thình lình:
" Anh! anh Phúc! địch ở 2 giờ, coi chừng ... để em xuống với chúng nó. "
Tàu của Phúc Em bốc cháy phừng phừng; bắt đầu nghiêng cánh phải. Từ một khoảng rừng thưa, màu xanh tươi giữa biển cậy xanh đen; có những đốm lửa bay lên, cách quãng nhau khá xa. Tàu của Phúc Hên rung rinh, vì những tiếng nổ gần. Những đám mây nhỏ nở hoa đen trắng trước cánh quạt, bên cánh đằng sau. Đúng rồi, chúng nó phục 57 ly kiểu mới của Nga ở đây, trước sau gì cũng có anh em bị.
Phúc Em chắc hẳn cũng biết như vậy ... Nó đang lao xuống ... cầu Trời cho tàu đừng nổ giữa đường. Ắt hẳn những tiếng lục đục, tiếng của Phúc Em nhanh và nhẹ; như vui tươi:
"Đúng rồi anh ơi; đại bác 57 ly kiểu mới, nòng cao hơn ngọn cây. .. Hai thằng chập một, mấy tên áo vàng chạy như vịt. 300 bộ. Anh Phúc ơi, cho em gửi lời chào chị Mến ... chị Mến ... "
Lửa đỏ tóe lên, khói mù mịt. Một người anh ngồi lặng trong tàu, chiếc tàu lượn quanh cột khói. Sáu bề im lặng, rừng già bạt ngàn. Khói tan dần. Nhìn xuống dưới, Phúc Hên chỉ thấy giữa một vòm xám đen; một khoảng đất trống ngổn ngang những mảnh vụn. Đứa em yêu quí, gần gũi đã đi rồi ... Phúc Hên không nghĩ gì, không cảm thấy gì; cứ bay quanh vòng xám đen mãi cho đến khi xương xuống, như một tấm màn tang sô gai bao la phủ kín biển xanh mênh mông.
Trong khi đó, còn văng vẳng bên tai chàng phi công thuit hủi một mình, tìm về bãi đáp.
" Hello! Lốc Đen 1. Phượng Hoàng có mặt ... Đây Phượng Hoàng ... chia buồn với anh . Mặt Trời biết, chia buồn với anh ..."
***
Tất cả anh em đều biết , dưới bề ngoài vững chắc vui tươi; Phúc Hên là người giàu tình cảm. Phúc Hên thương em vô cùng, trong tình thương có pha lẫn một niềm quí trọng rõ rệt. Cứ mỗi khi 2 anh em cãi lộn nhau về một điều gì, Phúc bao giờ cũng chịu thua. Thua là thua; trong ánh mắt của Phúc, thấy dày ngộp vui thích, hãnh diện. Phúc Em quả là con người rất xuất sắc, rất đặc biệt. Nhưng con người ấy đã đi rồi.
Phúc Hên không ở lại đơn vị được; vì anh ân hận không nguôi, chính bởi anh nêu gương, khiến cho Phúc Em vào không quân. Đủ tuổi học, thua điều kiện 'chớp' học bổng đi ngoại quốc; [thì] nó làm sao mà chết được ... Càng nghĩ, Phúc Hên càng thấy trách nhiệm quả là lớn la; đâm ra oán giận luôn những con tàu săn [địch]. Anh không muốn ngồi trong phòng lái, không muốn đến gần, không nghe nói. Chuyến bay nào cũng trở thành miễn cưỡng; [tuy] anh không muốn rời bỏ nghề bay. Chỉ còn cách thuyên chuyển Phúc Hên sang một đơn vị vận tải nặng.
Với chức vụ hiện tại, Phúc Hên rất ít khi phải đích thân lái tàu; trừ trường hợp khẩn cấp là thiếu hoa tiêu nhiều quá. Như đã xảy ra, nhân vụ lụt năm xưa; bao nhiêu máy bay có thể cất cánh được; đều bị bộ tổng tham mưu trưng tập -- để chở thóc, gạo, cơm sấyquần áo, chăn màn ra miền Trung. Cho nên đến lượt Phúc Hên phải lái chiếc tàu phản lực Boeing727; cho một phái đoàn đi ngoại quốc 24 giờ, rồi trở về ngay.
Phúc Hên lãnh đạm lên tàu; chuyến đi không có gì trục trặc. Chuyến về, có mấy cô tiếp viên nữ bên dân sự đi nhờ; và, được trưởng phái đoàn thỏa thuận. Chiếc máy may Boeing 727 tới phi trường Đài bắc; khỏang xế chiều, rồi qua Hong Kong đậu lại khoảng 10 tiếng đồng hồ. Lên đường trở lại vào nửa đêm, Phúc Hên nói với trưởng phái đoàn:
"Gần sáng tàu về đến Saigon."
" sao lâu quá thế."
" vì bay trên lộ trình VIP bải đảm an ninh 100% cho hành khách. Chúng tôi men xa ngoài mặt biển; ra khỏi tầm của bất cứ loại vũ khí nào của địch; dù là thật; hoặc, phỏng đoán."
" thế các máy bay bay đường quốc nội, thì sao?"
" cũng thế, từ Đà nẵng hay Nha trang; thì bay thẳng về phái dông 50 cây số; rồi mới quay mũi xuống phía nam."
" [còn] những tàu khác; vì dụ: tàu tiếp tế ra ngoài Trung, nếu phải đi vòng; chẳng hoá ra phiền phức, tốn phí lắm sao?"
" thưa, không phải vậy -- tàu thường đã có một hành lang an toàn được định ẵn. An toàn tương đối thôi; và, cũng thay đổi luôn, tùy theo hoạt động địch quân ở dưới đất."
"người ta đi được, mình cũng đi được. Nếu tôi không nhầm; thì, loại tàu này có thể lên cao 35 ngàn bộ; không lẽ, bay trên không phận của mình, cũng sợ hỏa tiễn SAM sao? Yêu cầu trung tá cho tàu đi theo hành lang đã đượic xác định."
" thưa, tôi không được quyền; trừ phi cụ ra lệnh. Tuy nhiên, tôi sẻ hỏi ý kiến Saigon."
"vâng, tôi ra lệnh."
Saigon đồng ý, Phúc Hên cũng thấy vui vui. Ai bảo 'mấy ông già làm lớn; thì, đều nhát như thỏ đế' . Mấy người trẻ họp nhau vào bàn tán trong căn phòng nơi cuối tàu. Họ tự giới thiệu:
" Tôi là Loan."
"tôi, Thu Thủy".
"Quỳnh Châu quận chúa " -- một giọng vui cười tiếp theo .
"Quận chúa?" tôi nhớ ở đâu đó, có một cửa tiệm bán toàn hàng đắt tiền mang tên Quận chúa. Cô Quỳnh, có phải ..."
"không phải đâu ! ba Quỳnh là công chức; mẹ Quỳnh ở nhà săn sóc các em ."
" đúng thế đấy -- giọng vui cười giải thích -- Quỳnh Quận chúa, bởi vì ... đó là một quận chúa ."
" cô Quỳnh, người Huế, sao?"
" sai rồi! nghe một lời nói trong suốt pha- lê, cũng đủ biết cô Quỳnh ra đời trên bờ sông Nhị. Các cô để tôi đoán về cô Quỳnh này nhé... tôi vừa thấy cô Quỳnh đi từ ngoài vào . Thân hình này, dáng đi ấy thật quí phái ! ... Có phải vì thế, cô Quỳnh được 'phong làm quận chúa', phải không ?"
" đúng, đúng vậy đấy!"
" thế còn anh, tại sao họ người gọi anh là Phúc Hên?; bộ anh nhiều may mắn, lám sao?"
" vâng, tôi có nhiều may mắn thật đấy; quả là nhiều ..."
" [nói dại], có lần nào anh gặp nạn suýt 'toi mạng' không?"
Câu hỏi giản dị, bình thường; nhưng khiến làm cho Phúc Hên đứng dậy; khẽ gật đầu, rồi lầm lũi mở cửa phòng, đi lên phái trước. Tĩnh Thúy, nữ tiếp viên chính tàu này; cô không muốn để buồn cho mấy người bạn mới, trả lời thay cho Phúc:
" sự thật là 10 năm lái tàu chiến đấu, hơn 2 năm lái tàu vận tải; trung tá Phúc chưa gặp một khó khăn nào, đáng được gọi là nguy hiểm cả. Nhưng chị Quỳnh hỏi; làm anh ấy nhớ lại một chuyện buồn. [Ấy là]: người em anh ấy, phi công chiến đấu, cấp bậc hoa tiêu thiếu tá, nickname Phúc Em. Hai người cùng bay một phi tuần; địch quân ở dưới bắn lên; thì tàu thiếu tá Phúc bị trúng đạn. Có lẽ người anh tưởng mình bị cướp hết may mắn, nên người em mới tử nạn."
Tĩnh Thúy nói về Phúc Hên có phần đúng. Hai hàng hoa tiêu cùng bay; mà, may mắn đến thật cho nhiều người; rủi ro đến cho ai đây? Trung tá Phúc thừa hiểu: sự sống chết con người, dù la phi công; không thể chỉ do may, rủi mà thôi. Một thợ máy giỏi, tận tụy; tất nhiên thận trọng từ đích thân anh ta không bao giờ có thể lơ là; thì, mới là yếu tố quyết định về mạng sống cho một phi công bay trên phu vụ-- thật ra thì cũng còn điều kiện khác nữa .
Ví dụ như Phúc Em, sao nó luôn nói đến cái chết' ? Đành rằng thích học triết; không phải vì thế mà; mỗi khi gặp bạn vừa ý là cùng nhau thức sáng đêm bàn chuyện linh hồn. Mà, cũng phải nhân là 'nó nói thật hay, làm người nghe vui thích; theo dõi những ý tưởng thật khô khốc .'
Có lần Phúc Em đi chơi về, dựng người anh đang ngủ phải bật dậy, để nghe:
" tôi vừa đến ông Hậu về. Ông ơi, ông hãy nghe tôi hỏi đây; nhớ trả lời cho kỹ: 'nếu tự nhiên ta mất luôn cả tai, mắt, mũi, miệng + cả tay chân; thì sao nhỉ?'-- ông trả lời xem sao?"
" ô hay! thì còn lại một cục thịt chứ sao?"
" nhưng, nếu mới ra đời đã vậy; thì sao đây. Không nghe, không biết có tiếng nói, không nhìn, không biết có hình ành, mầu sắc; cũng không thể sờ mó, không thể xê dịch; hẳn là không thể biết có ngoại cảnh. Như vậy thì 'liệu cục thịt có linh hồn không'. "
"có chứ; ít ra cũng biết nóng lạnh, khô, ướt. Nếu cần ăn thì biết no, đói; nếu cần ánh sáng+ không khí; thì vào chỗ tối tăm, ngột ngạt, nó sẽ chết dần. Trước khic hết, chắc chắn nó quằn quại, đau đớn."
"đúng! và, đó là một thứ linh hồn, một phần của linh hồn. Bây giờ, tôi hỏi tiếp 'nếu người ta bỏ một đứa bé ra đời ở một nơi vắng vẻ; lo cho nó thấy bóng một đồng loại nào. Thì, nó sẽ ra sao đây?"
"thì ... thì nó cũng như một con vật: không biết nói, không biết viết, không có kinh nghiệm gì về loài người, qua mấy nghìn năm; cũng không biết tránh mưa nắng, không biết cày cấy ."
" nếu có vợ, cũng y như nó, thì sao đây. Liệu có con? nó có thương yêu không?"
" chắc là không rồi. Nó không thể có ý niệm gì về vợ, con. Trong khi đó thì thương con, yêu vợ; là điều những đứa trẻ mới lớn được dạy dỗ, được đối xử; thấy người và việc quanh mình; và, đọc trong
sách vở ... Nó cũng không nhớ được lâu; vi, muốn nhớ phải biết gọi bằng tên; phải biết chắp nối được nhiều hình ảnh có tên, thành một chuỗi dài sự kiện có ý nghĩ, có tác dụng. Là quá khứ. Như vậy, giá nó đang ở với vợ con; rồi bị đưa đi chỗ khác, gặp người đàn bà+ đứa trẻ khác; nó có thể nhận ra ngay là vợ con nó ..."
"trừ phi nó đánh hơi mà biết; có phải vậy không ? Nghĩa là: nó lại có thêm một phần linh hồn. Biết kiếm ăn, biết giao hợp để sinh sản ... biết chạy trước lửa cháy, biết sống thành đàn; còn biết tranh nhau chức 'chúa tể' nữa . Đó là một thứ linh hồn hoàn toàn được cấu tạo thành, bởi những tin tức; do giác quan cung cấp. Xong rồi! Bây giờ tôi hỏi ông ... xin ông nhắm mắt lại; rồi hãy trả lời-- nếu bất thình lình thân thể ông tàn rữa đi hết; mà, ông vẫn còn sống, ông còn thấy được những gì ?"
" còn những kỷ niệm, kỷ niệm về quá khứ, về người thân, về công việc ..."
" nhưng nếu không còn khối óc; không còn tai, mắt; ông sẽ không giữ lâu được kỷ niệm về hình ảnh, về tiếng động, ông sẽ quên hết nhiều thứ mốt cách nhanh chóng ..."
" rất có thể vậy; dầu sao tao cung còn giữ được kỷ niệm về những gì hoàn toàn trừu tượng. Trước hết, kỷ niệm về tình cảm; dù yêu, dù ghét. Thứ 2; kỷ niệm về những điều mình hiểu biết. Thứ 3: khả năng nhận thức; và, động cơ của sự nhìn, nghe, ngửi ."
"đúng! đó là một phần nữa của linh hồn. Phần cao nhất, phần của riêng loài người. Khi người ta chết đi; phần linh hồn rời thể xác, bay lên cao; tìm đầu thai vào những đứa trẻ mới ra đời. Hoặc giả; và các loại muông thú; làm cho chúng nó tinh không hẳn lên. Nhưng nếu không có bàn tay dụng cụ, không có sách vở, cũng đành chịu thôi."
Phúc Em ngưng lại; đạon sau có một phút suy nghĩ, bỗng mơ màng, nói tiếp:
" loài chim là loài vật thông minh nhất, hơn cả loài người -- ông Hậu bảo thế -- nếu em chết, em sẽ đầu thai vào một con chim; một con chim thật thông minh, thật đẹp."
Một kết luận bất ngờ làm cho Phúc Hên vừa ngạc nhiên, vừa tức bực. Anh gắt lên :
" mày ngu như con bò. Phần linh hồn sau cùng làm gì có mắt; để cho mày chọn con chim kia chứ?"
" A ha! anh nói phải, chắc hẳn lúc bấy giờ linh hồn ấy mất mọi giác quan cụ; tất phải có một khả năng nào mới, để nhận biết chung quanh một cách khác hẳn người sống. Phải có thế, mới đầu thai được chứ !"
Rồi thêm một câu bất ngờ hơn cả:
" giá mình làm thế nào thử được, nhỉ? Anh Phúc, anh có nhớ các cụ ngày trước hay nói đùa : 'hễ chết thì về cù chân nhau'. Em chết, em sẽ về cù chân anh."
Phúc Hên chưa muốn làm công việc nào rõ rệt. Anh vẫn ở trong hàng ngũ; vẫn ngồi trong chiếc ghế lái êm ấm này.
Đêm về sáng mùa mưa; ngoài trời đã có sa mù thoang thoảng. Phòng hoa tiêu hoàn toàn im lặng, không nghe tiếng gió, cũng không nghe tiếng máy. Phúc Hên rất bình tĩnh quay ua nhìn hoa tiêu phụ đang ngủ say; miệng ú ớ gọi tên một người con gái. Anh giảm bớt ánh sáng từ ngọn đèn trên trần buông xuống; một tay móc bật lửa. Ngọn lửa tóe sáng, anh nghiêng nghiêng cúi đầu.
Nhưng... quái lạ ! có một cái gì như bóng trắng thấp thoáng; Phúc Hên tưởng mình bị hoa mắt -- khi nhìn lên, quả thật phía trước tàu có những vệt loang loáng như cánh chim vỗ lẫn vào sương sa. Phúc Hên nhắm mắt, đếm đến 10; mở mắt ra, vẫn thấy in như cũ. Và, thấy càng thêm rõ.
Một con chim trắng vỗ đôi cánh rộng mênh mang lên xuống thật nhịp nhàng. Chim gì? sao có thể vô lý như thế? Con chim cất từ không trung lao xuống; đạt được vận tốc 400/cây số giờ; chỉ cần trong khoảnh khắc mà thôi. Loài chim cánh dài bay được xa, lượn giỏi; không con nào vượt được cây số, giờ, đường trường. Con tàu này đang đọ bình phi, vận tốc không dưới 900/ cây số giờ ... Phúc Hên dán mắt vào đôi cánh; nghe trong lòng một trạng thái mời gọi cuốn hút kỳ lạ, vui tươi ... như vui tươi, như tha thiết.
Chàng hoa tiêu nhóm lên muốn rời khỏi ghế, tiến tới; nhưng nhớ đến con tàu. Không quay lại, chỉ đưa tay nắm lên đùi hoa tiêu phụ :
" Hoành, Hoành! dậy mau , đi."
" cái gì thế?"
Hoành chồm thân người về phía trước, cánh tay phải đưa lên giụi mắt:
" Con chim, cậu có thấy con chim không?"
Hoành vừa muốn hỏi con chim nào; thi, đôi cánh trắng đột nhiên chao, chúc xuống. Phúc Hên mở 2 mắt lớn, đưa mạnh cần lái về phía trước; đạp chân bên trái. Con tàu đổ theo cánh chim; Hoành giật mình, 2 tay vồ lấy cần lái , kéo trở về :
" ông, ông làm gì thế?"
Tiếng hỏi chưa dứt, trong khoảng không; một khối đen lao tới, cùng những thấp thoáng xanh đỏ, trắng ấp tới. Đoạn; vút cao lên. Rồi, đánh 'ầm' một tiếng; làm rung chuyển cả thân tàu. Nhưng chỉ thế, rồi thôi. Phúc Hên tỉnh táo ; lấy lại quân bình dễ dàng.
Một người trẻ, quấn áo bảnh bao, hé cửa; hỏi:
" có gì thế, các ông? "
" chúng tôi cũng chưa rõ; có lẽ, tàu gặp cơn lốc nhọn; cũng có thể không phải vậy. Để ông Hoành về phiá sau, xem sao."
Tĩnh Thúy đứng sau chàng trai vừa cất tiếng nói:
" đằng sau vẫn yên; chỉ ly chén đổ lung tung. Hình như đuôi tàu đụng hơi mạnh; anh Phúc này, đèn tê-moanh ra sao anh?"
" không có gì, 3 máy đều, lái đuôi vững. Không hiểu ... không hiểu tàu đụng phải cái gì; biết đâu một SAM trúng vào, mà không nổ. Người trong tàu không thể náo hay biết được;nhưng viên sĩ quan vô tuyến giao liên đã biết:
" anh Phúc, tôi vừa bắt được tần số thằng Jack của bạn nước vĩ đại cho biết, 'nó vừa sát nhẹ vào một phi cơ ngược chiều; sau khi thoát khỏi đụng thẳng mặt. Nó nói ra-đa của nó nhận ra thì quá muộn; trong khi tàu trước mặt đã chúc xuống về phiá tay phải nó, vừa vặn kịp. Nó hỏi 'có sao không'; nó đang bay vòng lại, bay ở cao độ 40 ngàn bộ; nó hỏi ta có can gì không; để nó còn báo về Cam Ranh... nó còn nói 'ta 'năm-bờ-oăn'."
"mẹ nó, cậu hỏi tại sao nó đi vào 'way' này?"
" nó xin lỗi, nó nói 'cao độ kế' của nó bị hư'."
" mẹ nó, cậu cho nó biết' chúng ta 'ô-kê'; trừ những hư hại có thể đến sau. "
Vừa lúc đó, Phúc Hên ngước mắt nhìn, thấy đèn sáng của chiếc khu trục. Câu bảo, "ta tha cho nó; đi đi; nó có theo mình cũng vô ích; lần sau thì tôi đập vỡ mặt nó ra."
Chuyến bay tiếp tục; mọi người vây quanh hoa tiêu. Hỏi, 'tại sao anh tránh kịp?' Nhưng anh chỉ mỉm cười, yên lặng, xa vắng; cho đến khi Tĩnh Thúy nói một câu thật chính xác:
" thì anh ấy là Phúc Hên, Phúc Hên mà!"
***
Sáng hôm sau, Phúc Hên về đến nhà. Ăn điểm tâm xong, ngồi hút thuốc lá ngoài hiên, nghe Mến kể:
" Lạ lắm anh; anh đi rồi, thì có con chim trắng đến đậu trên hàng rào., Em đuổi, nó không bay đi; mà, em nói cái này, anh đừng cười em nhá ... Em đến gần con chim, xua nó; nó không sợ; hình như nó cón ngoẹo cái đầu; rồi nhắm một mắt lại; y hệt chú ... y hệt chú Hai trước kia, hay trêu em đó ..."
Phúc nhảy mợt bước xuống sàn , nhìn quanh quẩn, hỏi: 'đâu,, nó đâu rồi...."
- anh trung tá Soạn bảo, 'nó là con 'mố'; giống nó ở biển, khi vào đất liền là xui lắm, lấy súng bắn nó. Bắn hụt hoài; hình như nó có vẻ quyến luyến nhà mình. Nhưng săn nó mãi ; rồi, nó cũng bay đi luôn. "
"mẹ nó, thắng khốn nạn!"
Mến ngạc nhiên; qua câu chửi rủa quá nặng. Nhưng nàng vẫn không ngạc nhiên bằng việc thấy Phúc nói, 'xin giải ngũ; rồi bán nhà, ra biển lập nghiệp; để mỗi buổi cho chim ăn... như cố tìm lại 'một con chim biết nhắm một mắt, ngoẹo đầu' -- là cố tìm thấy dấu vết người em thân mến [xưa kia] .... []
nguyễn mạnh côn
nguyễn mạnh côn [ 1920- 1/6/1979]
(ảnh: tác giả cung cấp)
tên thật dùng làm bút hiệu. Còn ký Nguyễn kiên Trung, Đằng Vân Hầu .... Sinh năm 1920 ở Nam định; chính quán làng Đông hy, phủ Ninh giang, tỉnh Hải dương/ Bắc phần. Cộng tác với nhiều tuần báo, tạp chí ở Saigon + tập san'Lý tưởng'(Kq). Cũng từng coi sóc tạp chí CHỈ ĐẠO của quân đội, rồi tạp chí VĂN HỮU, sau là chủ nhiệm nhật báo TIN BÁO (1965) bị đóng cừa(bởi luật báo chí buộc ký quỹ tiền). Hai lần làm giam khảo trong Hội đồng chấm giải Văn chương toan quốc. Và, anh từng trúng giải văn chương thời ông Ngô đình Diệm, qua tác phẩm ĐEM TÂM TÌNH VIẾT LỊCH SỬ/ Nguyễn kiên Trung.
[sau 30/4/1975, Nguyễn mạnh Côn bị chính quyền mới đưa đi tập trung học tập cải tạo dài hạn; và mất ngày 1/6/ 1979.
(theo VIETGLE, thì, ông mất vào 1980].
tác phẩm đã xuất bản:
- Đem tâm tình viết lịch sử -- Mối tình màu hoa đào -- Giấc mơ của đá -- Hòa bình, nghĩ gì làm gỉ? ...
sẽ xuất bản:
- Tân Trung Dung
truyện trích tuyển:
- MỘT TÓE LỬA, MỘT VÒNG ĐEN truyện ... trang 1 - 25
tiểu sử tác giả do nhóm điều hợp phỏng vấn, thực hiện:
- trung sĩ Kq Kiều văn Bảng, số quân : 56/600.594.
- trung sĩ 1 Kq Đỗ mạnh Tường, sq: 56/ 600.595
vài tác phẩm của nguyễn mạnh côn
" Nguyễn mạnh Côn đem bản thảo 'Đem tâm tình viết lịch sử' ký bút danh Nguyễn kiên Trung; đến nhà chủ soái 'Đàm trường viễn kiến' Nguyễn đức Quỳnh , nhờ đọc trước-- nếu được xin viết cho bài tựa luôn. Ông Côn cũng báo trước cho ông Quỳnh 'bản thảo đang sắp chữ, sửa soạn lên khuôn chạy máy, để kịp dự thi Văn chương toàn quốc 1957 '. Ruột sách đã chạy máy xong xuôi, dành 16 trang đầu, in sau; để chờ bài tựa của ông Quỳnh. Đơi mãi không thấy ông Quỳnh viết; bỗng một ngày, tuần báo Nắng sớm đăng bài viết của Duy Sinh (ghi rõ ràng là' bài tựa' viết cho tác phẩm 'Đem tâm tình viết lịch sử/ Nguyễn kiên Trung --khi ấy, Duy Sinh (trưởng nam nhà văn tiền chiến Nguyễn đức Quỳnh) là thư ký toà soạn , cơ quan chủ quan là Phong trào cách mạng quốc gia/ thủ lĩnh là tổng trưởng thông tin Trần chánh Thành' -- Phong trào cách mạng quốc gia còn một tờ nhật báo khác, tờ Cách mạng quốc gia ; mà chủ bút là Lê văn Siêu (từng là bạn thân của ông Quỳnh trong nhóm Hàn Thuyên). Ông Nguyễn mạnh Côn tức giận, bị cú shock, không tiện diện kiến ông Quỳnh xin lại bản thảo ; nhờ ông Lê văn Siêu lấy bản thảo về, Cuối 1957; ông Nguyễn mạnh Côn được giải thưởng văn chương toàn quốc lần đầu tiên, dưới thời trị vì của tổng thống Ngô đình Diệm. " (Bt)
truyện 3 người lính nhảy dù lâm nạn/ nguyễn mạnh côn
mối tình mầu hoa đào/ nguyễn mạnh côn
lạc đường vào lịch sử / nguyễn mạnh côn
(nxb giao điểm xuất bản / trần phong giao chủ trương)
(3 bìa sách : internet)
" Nhà báo + nhà văn Nguyễn mạnh Côn xin gia nhập quân lực VNCH, được gắn lon thiếu uý đồng hoá, làm chủ bút báo Chỉ đạo
(chủ nhiệm: đại uý Ngô Quân). Vào 1960, nhả văn Trúc Sĩ (nhóm Thế Kỷ/ Bùi xuân Uyên ở Hà nội trước 1954) dẫn Duyên Anh tới diện kiến lần đầu tiên với ông Côn. Bài thơ 'Bà mẹ Tây Ninh' / Duyên Anh được đăng ngay sau đó; tiếp là' Hoa thiên lý' +
' Con sáo của em tôi'. Duyên Anh được độc giả chào đón nồng nhiệt; nhờ ' mắt xanh' chủ bút Nguyễn mạnh Cô. Duyên Anh nổi danh ngay, cậu ' học trò văn chương đầu tiên' của Nguyễn mạnh Côn, thành danh.
Người thứ 2 là nhà báo Trần phong Gia. thư ký toà soạn báo Văn (chủ nhiệm: Nguyễn đình Vượng) rất thần phục' thầy văn chương Nguyễn mạnh Côn' -- sách dịch được trang nào,Ông Giao đưa đến 'ông thầy đọc trước'. Ông thầy nằm nghiêng bên bàn đèn thuốc phiện, hít một hơi ' cơm đen', nhả luồng khói dài bất tậ,n bay lên trần nhà; mắt nhắm mắt mở, khen đại khái,
" chú mày dịch văn Giăng-Bôn-Xạc hay hơn cả anh ta viết; và 'thuốc thập thành' chú mày mua ở đâu, hít rất 'phê'.
'Lạc đường vào lịch sử' / Nguyễn mạnh Côn, được cậu 'học trò văn chương Trần Tĩnh (tên thật nhà báo, dịch giả, nhà văn Trần Phong Giao) làm giám đốc , xuất bản. (Bt).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét