Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

tôi đi lính không quân ở tân sơn nhất / hồi ức: khải triều (newvietart.com )

tựa chính bài: tôi đi lính không quân/  khải triều




                            tôi đi lính không quân tân sơn nht
                                                          hồi ức : khải triều

                                                                 khải triều  [i.e. nguyễn văn tuy 1936-   ]

                                                                         tác giả Người ôm mặt khóc (thơ )-- Tiếng hát khuẩn trùng
                                                                 (thơ, cả 2 tập do Đại Nam văn hiến phổ biến ở Saigon, thập niên 60 )
                                                                             - Tuyển tập thơ Khải Triều (1963- 2003, tự in phổ biến hẹp)   
                                                                              -Công giáo miền Nam Việt nam sau 30.4.75
                                                                            (ký Nguyễn-An Tôn, Dân Chúa xb -- Hoa Kỳ 1985)  v.v. ...

                                                                                                   (ảnh: newvietart.com)

     (...)

Một buổi tối. ông Trần quốc Minh đến chỗ tôi ở, nói cho biết: 'bộ Tư lệnh Không quân sẽ tuyển một số biên tập viên hạ sĩ quan đồng hóa; để ra một tờ báo'.  Ông biết tôi đang trong tình trạng quân dịch; và, bảo tôi đưa giấy khai sinh, để ông nộp giùm hồ sơ . Tôi cứ ở nhà, ông sẽ mang giấy biên nhận, hẹn ngày vào căn cứ Tân sơn nhất, để dự thi. Có tờ biên nhận này; tôi mới vào được TSN.

 Cuộc thi tuyển mở ra  sau đó ít lâu; vào một buổi chiều.  Đề thi gồm 2 đề tài: một là văn chương, gồm 1 truyện ngắn, hoặc một tùy bút; tùy thí sinh chọn.  Đề tài 2 về thời sự chiến tranh Việtnam ngày đó.

Số người dự th có khoảng 20 người, có 5 người trúng tuyển -- gồm 1 chuyên viên ấn loát, một ca kịch sĩ; còn 3 người kia là biên tập viên, cấp bậc trung sĩ.  Tôi là 1 trong 3 biên tập viên này, số quân của tôi: 56/ 600. 661.

Như vậy là tôi trở thành một quân nhân thuộc quân chủng Không quân.  Đơn vị công là bộ Tư lệnh, nằm trong địa bàn Sư đoàn 5 Kq ở căn cứ TSN; từ tháng 2 năm 1967 đến cuối tháng 4 năm 1975.  Tính ra được  8 năm + 2 tháng. 

 Công việc chính của tôi là viết báo cho tờ nguyệt san Lý tưởng.  Nội dung chính là thời sự , tin tức về các đơn vị; mảng văn nghệ cũng được chăm nom kỹ.  Báo Lý tưởng có mặt khắp các đơn vị Kq.   Từ bài vở đến hình ảnh, in đẹp hầu hết từ lính đến sĩ quan đều trân trọng, thích thu cầm trên tay tờ Lý tưởng.  Mấy năm sau, ra tiếp tập san Chính huấn, xuất bản 3 tháng một lần.  Tôi cũng có bài trên báo này, tập san Chinh huấn chuyên về mặt lý luận và chính trị.  Số lượng in hạn chế, không phân phát cho lính; chỉ phân phối cho các ban, ngành trong Không quân.  Cho nên  tập san Chính huấn không được đón tiếp nhiều bằng báo Lý tưởng.  Nhất là, tờ này lan cả ra ngoài.  Ban biên tập cũng mời được một số nhà văn tên tuổi ở Sài gòn, những nhà văn dân sự + những nhà văn các đơn vị  khác trong quân đội  viết bài. 

Không quân có được điều này; một phần do tinh thần truyền thống văn nghệ.  Tướng tư lệnh Kq , Trần văn Minh còn là tác giả 2 tập truyện ngắn Chết non + Trong đục.  Trưởng phòng tâm lý chiến là trung tá Hoàng song Liêm, ông làm thơ từ thời trước 1954, ở Hànội.  Một số phi công lái trực thăng, cũng như chiến đấu cơ; cũng là nhà văn viết cho báo Lý tưởng.  Vì vậy, chính tờ báo Lý tưởng đã gợi cảm hứng văn nghệ cho những người lính ở rải rác tại các đơn vị khác của Không quân.  Điều này làm tăng sự phong phú vá sức lôi cuốn của tờ báo.

  Cái thời tôi làm nhật báo Dân Việt; tôi đã đọc Đời phi công của Toàn Phong, tức đại tá Nguyễn xuân Vinh, từng là tư lệnh Kq, thời tổng thống Ngô đình Diệm.  Ở thời này, hầu như học sinh; nam hay nữ cũng đều đọc Đời phi công.  Ngoài ra ; còn có tác phẩm Chuyến bay đêm của nhà văn Pháp, Saint Exupéry, cũng được giới độc giả trẻ Sài gòn ngày đó ưa thích. 

 [], khi tôi trở thành biên tập viên tờ Lý tưởng; tôi được biết trong Kq có nhiều nhà văn;  tôi đã nghĩ đến một truyền thống viết văn (có lẽ thế), trong quân chủng này, thật dồi dào. Đây là một yếu tố, (có lẽ thế) làm cho sự quan hệ giữa các cấp bậc trong Kq trở nên thân tình, không mấy nguyên tắc; Không quân nói chung, được nổi danh là hào hoa.

Nói đến một tờ báo, không thể bỏ qua những tên tuổi của một ban biên tập.  Khuôn mặt của họ trong đời cầm bút như thế nào; thì làm nên giá trị của tờ báo như vậy.  Như tôi vừa nói đến trên đây, Kq có một truyển thống văn nghệ khá lâu đời. 

 Ngoài mấy chúng tôi; lần lượt trước, sau, gồm những nhà thơ, nhà văn được tuyển dụng từ bên ngoài vào: Thế Phong, Hồ Phong, Kiêm Thêm, Phạm Hồ, Thanh Chương, Khải Triều;  cơ hữu sẵn có: Dương hùng Cường, Nguyễn đình Thiều, Minh Triệu, Phan-lạc Giang Đông, Đinh sinh Long, Lê văn Trước, Trần ngọc Tự (mới từ trường Võ khoa Thủ đức chuyển về), Chu Tấn (tức Trần như Huỳnh), Huy Sơn (Dương quang Thuận) trông coi tờ Phụng sự  của Tổng cục Chiến tranh chính trị được chuyển sang Kq, cùng với đại tá Vũ đức Vinh [nhà văn Huy Quang], và Vũ đức Vinh là chủ nhiệm đầu tiên tờ Lý tưởng. (năm1965.)

Còn chúng tôi là những người vào Kq sau; do tình hình căng thẳng của cuộc chiến.  Cũng do chiến cuộc lan rộng ra Bắc việt; một phong trào báo chí được mở ra sau này, tuy hơi muộn ; do một sĩ quan cấp tá, thiếu tá Đặng trần Dưỡng -- bên cạnh ông có mấy sĩ quan
 trẻ : các trung úy Chu văn Hải, Đào hiếu Thảo, Hà minh Đức.  Ngòai ra, thật là thiếu sót, nếu tôi không nhớ đến những nhà văn đã đóng góp nhiều vào truyền thống văn nghệ Kq (VNCH) -- như vậy cũng có nghĩa, họ đã nâng cao tầm giá trị  tinh thần yêu văn nghệ + các quan hệ tình cảm giữa con người với nhau trong quân chủng này -- sự cách biệt giữa quan và lính có phần giảm trừ rất nhiều.  Đồng thời , họ cũng nâng cao giá trị của tờ Lý tưởng; mà, họ đã đóng góp bài vở.  Đặc biệt một năm trước ngày [30- 4- 1975]; những nhà văn chiến đấu rải rác  khắp các đơn vị của quân chủng đã hội tự đầy đủ trong Tập thơ, truyện Không quân thời chiến . (nxb Vàng son, Sài gon 12/ 1974.) 

Ngoài Khải Triều ra ; những nhà văn đươc tuyển cùng thời kỳ với chúng tôi + những nhà văn gốc Kq đã nói ở trên; một số là phi công+ một số chiến sĩ phi công viết văn khác, đều đã có mặt trong tập thơ trruyện này.(*)  Tất cả đều là sĩ quan cấp đại úy đến cấp tá, có cả cấp tướng: Cung Trầm Tưởng, Trần văn Minh, Đào-Vũ Anh Hùng, MYK ( cựu tướng Nguyễn đức Khánh, Sư đoàn trưởng Kq Đà nẵng), ZôTa ( nguyên trung tá phi công Phạm bình An), Phùng ngọc Ẩn, Lê bá Định, Nhân Hậu, Võ Ý, Võ quang Thẩm, Kha Lăng Đa, Vũ Ngô, Trần tam Tiệp, Đăng văn Âu (tức Bằng Phong), Nguyễn Cao Nguyên (họa sĩ Ngy Cao Uyên), Mây Trời, Huy Quang (đại tá Vũ đức Vinh), Trần viễn Phương ( nguyên hoa tiêu phi công Trần duy Mỹ), Toàn Phong .(nguyên tư lệnh Kq thời đệ ! Cộng hòa Ngô đình Diệm.)  Có mấy nhà văn bên ngoài: Nguyễn mạnh Côn, Phan nhật Nam, Hoàng Hương Trang (nữ), Mai Thảo (tạp chí Sáng tạo.) 
---
 *  Ban điều hợp : trung sĩ 1 Đỗ mạnh Tường (TPhong) -- trung sĩ Kiều văn Bảng ( Hồ Phong) một Kq tên Nghị,  bỏ tiền in + Phạm quang Nhàn giám đốc nxb  Vàng Son lo in ấn + phát hành ) + Nguyễn trọng Khôi.
( trình bày bìa).

  Ở bài ' Trường hợp ngẫu hứng trong văn chương lửa/ Tập thơ, truyện Kq thời chiến', TPhong viết:

 "  ...T'ập thơ truyện Kq thời chiến' này gồm 29 tác giả.  Thưa, có 4  thi, văn sĩ ở ngoài quân chủng Kq cộng tác: Trường hợp của anh Nguyễn mạnh Côn với 'Một tóe lửa một vòng đen', nòi về phi công danh tiếng Kq đã gãy cánh-- và, tác giả tặng riêng cánh chim Phạm phú Quốc. Tới nữa,  Phan nhật Nam, với  2 truyện: 'Đi xuống cuộc đời' + 'Dân tàu bay,' nói đến những cánh chim khác mà anh biết, như : Khôi, Tự, Phong, Thặng. Và nhà văn cuối cùng là  Mai Thảo, qua'Một vùng trời tưởng nhớ', nhớ về không gian Hànội, có sự liên hệ với những chuyến bay đầu tiên ra miền bắc, (1965) của  Liên phi đội Thần Phong. [ bài viết này quên mất Hoàng hương Trang, với một bài thơ ca tụng Phạm phú Quốc.]  Còn  lại là 29 tác giả khác, là những phi công, chiến hữu, văn sĩ chiến hữu Kq viết về 29 trường hợp khác nhau.  (...) Chúng tôi bỏ quên  một số vị, vì tình cờ ; như  Phùng thế Hải đã có truyện ngắn đăng ngày trên báo 'Lý tưởng' số đầu (1965, thì phải),  truyện 'Ông Sếp tàu bay', 'Thóat ly', 'Người yêu của Loan', 'Thư cho người yêu;,  v.v. ... Lại thêm một thiếu sót về phía chúng tôi phải nhận 1 lần nữa : đã bỏ sót Đặng trọng Phó, tác giả truyện 'Nửa đường', 'Hai bờ đối nghịch' v.v. ... --  Lưu văn Giỏi, tác giả những bài 'Cánh thiệp trong Nam',' Dưới rặng thông' v.v...-- Hà xuân Du ( y sĩ thiếu tá Kq, sau làm thứ trưởng bộ Y tế) , tác giả 'Bềnh bồng', 'Trên mây gió', Phung kim Chú (mặc dầu ra không còn ở Kq), tác giả nhiều bài thơ' Mùa xuân tâm sự', 'Nghĩ về quê hương', v.v... -- Trương văn Vinh (tác giả ký sự đã xuất bản 'Biệt kích Delta') -- hoa tiêu Nguyễn kim Long, qua 1 thi phẩm ronéotypé đã in ra  + truyện ngắn 'Khuất đường bay',  v.v.. hoặc  Huy Sơn, Hoàng song Liêm, Diệp thanh Tú, Song Thương, G.Man, Khải Triều, Ngọc Tự, Lệ trường Đại, Thanh Chương, Vĩnh Thọ, Phạm văn Láng, Mìn Nổ Chậm, Minh Nguyễn, Bùi đức Long, Vũ công Hiệp, Trác Vũ (hoa tiêu vận tải C.130), Lý Tống, Nguyễn Quân, Nguyễn công Danh, Cáo bá Minh ( họa sĩ có làm thơ) , Linh Giang, Hoàng như An, Trần bất Bạt (họa sĩ trình bày báo) v.v... và v.v...  Tôi nghĩ rằng, nếu người đi sau chúng tôi còn tiếp tục thực hiện tuyển tập Kq, thì nên có sự lựa chọn phương danh các văn hữu trên; cho đầy đủ những khuôn mặt viết quen thuộc của Không quân ..."  ( tr. 546 + 47  TẬP THƠ TRUYỆN KQ THỚI CHIẾN.)

---

Trong  8 năm + 2 tháng; tôi làm lính Kq, có một sự việc liên quan tới chuyện 'bược cười' của  một người bạn văn nghệ:
 'Vào một buổi sáng thứ 2, sau khi chào quốc kỳ ở ngoài sân cờ bộ Tư lệnh; trong lúc những người lính+ hạ sĩ quan chúng tôi phải tập trung ở văn phòng; để một thượng sĩ già phụ trách kỷ luật nhắc nhở một vài điều -- thì, một người bạn văn nghệ vào sau tôi vài tháng, từ ngoài bước vào phòng.  Đây là buổi anh phải trình diện thượng sỹ kỷ luật của đơn vị văn phòng chúng tôi đầu tiên.  Vừa bước vào, chiếc mũ kaki đang đội trên đầu; anh vội bỏ xuống, 2 tay ôm nó trước ngực, rồi cúi đầu chào ông thượng sỹ.  tất cả chúng tôi đang đứng xếp hàng, đều không thể nhịn được cười.'

Người trí thức 'lạc' giữa 3 quân !

  (...) - tạm lược khoảng 30 dòng. (Bt)

Trong hơn 8 năm sống một đời biên tập viên thời chiến; ngoài công việc chính là viết bài cho tờ nguyệt san Lý tưởng và tập san Chính huấn; tôi còn được cử đến hầu khắp các đơn vị thuộc quân chủng Không quân.  Có khi đi cùng với ban văn nghệ, do trung úy Trần ngọc Tự dẫn dắt, có khi là một sĩ quan nào đó được phái đi tới một đơn vị thanh tra một vụ việc; họ lại mời tôi đi theo.   ...

Công việc như vậy, nên hàng năm; đoàn công tác chúng tôi phải đi đến hết các đơn vị của Kq : Biên hòa, Nha trang, Pleiku, Đà nẵng, Cần thơ, Sóc trăng 

.  Mỗi lần đi như thế, kéo dài cả tuần lễ.  Nơi nào có thắng cảnh và bãi biển; sau giờ công tác, đoàn lại đi thăm những nơi đó.  Như ở Nha trang, thì có bãi biển, có Tháp Bà; Pleiku có Biển Hồ, Phù Cát ở Bình định + Phan rang thì có Tháp Chàm, Đà nẵng có Ngũ hành sơn, chùa Non nước.  Cũng có chuyến từ Đà nẵng; chúng tôi ra Huế , thăm chùa Thiên Mụ, vào thành nội và đi thăm nhà thờ Phú Cam; miền Tây thì có Cần thơ với bến Ninh  kiều, thấp thoáng áo bà ba chân quê, 2 tay đưa nhẹ con đò trên sông.  Ngồi trên bến , uống ly cà phê, trước bối cảnh êm ả của một buổi chiều, sau những giờ công tác trong đơn vị; tôi thấy chiến tranh như ở rất xa ...

Có một lần, cũng tại bến Ninh kiều này; tôi nghe tiếng hát của Thái Thanh, qua bài Tình hoài hương/ Phạm Duy; vọng ra từ một quán giải khát trên bờ.  Càng hát, tiếng danh ca huyền thoại này càng da diết, thấm sâu  mãi vào lòng khách ly hương.

Hắn ta nghe mà hồn như lạc về cố quận với áng mây chiều . []

    KHẢI TRIỀU
    (newvietart.com) 





                                                                                 TẬP THƠ TRUYỆN KQ THỜI CHIẾN ( mặt bìa sau)
                                                                                                    (bìa: Nguyễn trọng Khôi)



                                                                                  trang 3  TẬP THƠ, TRUYỆN KQ THỜI CHIẾN
                                                                                                 (nxb Vàng Son, Saigon 1974)



NGUYỄN MẠNH CÔN ( trên cùng) --  TRÂN VĂN MINH--
 TOÀN PHONG


CUNG TRẦM TƯỜNG -- TINH CẦU
LÊ VĂN TRƯƠC -- ZÔTA (PHẠM BÌNH AN)


MYK (NGUYỄN ĐỨC KHÁNH) -- PHÙNG NGỌC ẨN
CHU TẤN (TRẦN NHƯ HUYNH) -- PHAN NHẬT NAM


KHA LĂNG ĐA -- HỒ PHONG (KIỀU VĂN BẢNG)
TRẦN TAM TIỆP -- VŨ NGÔ


LÊ BÁ ĐỊNH-- THẾ PHONG ( ĐỖ MẠNH TƯỜNG)
ĐĂNG VĂN ÂU ( BẰNG PHONG) -- VÕ Ý


DƯƠNG HÙNG CƯỜNG -- HOÀNG HƯƠNG TRANG
KIÊM THÊM -- ĐÀO- VŨ ANH HÙNG


HỒNG YỀN-  ĐIỆP MINH HOÀNG -- MINH TRIỆU
VÕ QUANG THẨM -- PHAN-LẠC GIANG ĐÔNG

( tư liệu ảnh, trích trong TẬP THƠ TRUYỆN KQ THỜI CHIẾN)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét