Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

đặng trần huân + chữ nghĩa bề bề ... / bài viết: vĩnh liêm ( t.vấn& bạn hữu)

đặng trần huân + chữ nghĩa bề bề ...
(t.vấn. bạn hữu)

               đng trn huân+chnghĩa b b
                                                  bài viết: vĩnh liêm


 lời dẫn

 Nhờ Lê ngọc Châu, chủ báo Bách khoa cho mượn, tôi được đọc NHỮNG NGƯỜI THÍCH DẤU HUYỀN (1998) + CHỮ NGHĨA BỀ BỀ (2000) xuất bản ở Huê Kỳ. Đó là 2 trong 5 tác phẩm , Đặng trần Huân cho xuất bản ở Hoa Kỳ, sau khi định cư ở Huê Kỳ vào 1992.  
 Khi còn ở Saigon trước 1975, tác gi 'Chuyện cấm đàn bà' bỏ tiền túi xuất bản tác phẩm--  nhờ nhà văn Doãn quốc Sỹ cho mượn logo nxb Sáng tạo; in tiếp tập 2 vào 1970 + bút ký 'Thành phố buồn thiu'. 
Sang Hoa Kỳ, không biết lái xe hơi, di chuyển bằng xe công cộng; đã nhiều lần lội bộ tới nhà in sửa'mo-rát' cuốn' Hành trình một H.O.' (Thời luận, Hoa Kỳ, 1995); với bao tâm sự thầm kín, chẳng thể tỏ cùng ai tâm sự !
Trước lần tác giả được phép xuất cảnh-- tôi được nghe chuyện kể: 'căn nhà trên đường Bà Hạt (quận 10, tp. HCM) trao lại cho nhà nước quản lý (diện sĩ quan cấp tá QLVNCH); chủ nhà tiếc hùi hụi; vì mua được nó -- phải nhờ cậy từng đồng tiền sách do vợ chồng dành dụm.  Căn nhà này sau được tác giả ghi chú ở bài báo,' nhà tôi được trao lại cho một tác giả  CS viết sách biên khảo làm chủ'. 
Tuy là tác giả viết cùng thời, tôi ít giao tiếp -- rất may, nhờ thiếu úy Địa phương quân Lê cự Phách (thi sĩ Du Tử Lê) dắt tới trại Trần nguyên Hãn (Chợ lớn) gặp, cùng nhâm nhi cà phê; đó là lần đầu tiên được xiết tay trung úy Đặng trần Huân -- và; đươc biết anh là một tác giả nổi tiếng'. 
Thực mà nói, đó là cây viết có học vấn uyên bác, hay cười nửa miệng; mà Tây gọi là 'hautain' (cao ngạo, khinh  khỉnh ' (*) --  có thể ở môi trường báo chí quân đội, phải sống chung cùng số sĩ quan võ biền, chữ ăn đong, lại được 'ăn trên ngồi chốc'; khiến tâm sự vụn mang nhiều chất hài hước, nhạo báng; được Đặng trần Huân dồn vào bút ký, tạp văn in ở hải ngoại sau này.
Đặng trần Huân sinh ngày 7/6/ 1929 tại tỉnh Bắc ninh ( Bắc bộ), qua đời 21/3/ 2003 tại thành phố El Morite, bang California; ở tuổi 74.

 THẾ PHONG
(lời dẫn này, đã đăng trên Blog TP)
---
* qui montre un orgueil autoritaire, méprisant, condescendant  ... ( Le Petit Larousse)



                                             chuyện cấm đàn bà / đặng trần huân
                                                                      ( tái bản nhiếu lần, trước và sau 1975 ,ở
                                                                       trong nước + ngoại quốc)
                                                                              (ảnh: Internet)


(...)

'Chữ nghĩa bề bề' gồm tất cả 19 câu chuyện đã được đăng trên các báo việt ngữ hải ngoại, từ tháng giêng 1998 cho tới tháng 7 năm 2000.  Câu chuyện mở đầu 'Cũng đủ lãng quên đời'.  Đó là chữ nghĩa của nhà thơ Đinh Hùng; mà, nhà văn Mai Thảo đã mượn làm tên cuốn tiểu thuyết.

 [Rồi, tới] chuyện tản mạn về văn chương; nhắc tới chuyện Phạm Quỳnh ca tụng Kiều một cách khá hăng say;' truyện Kiều còn nước ta còn.' (tr. 12)

 [], một chuyện vui khác, một nhà văn ca tụng sách đầu tay rất nồng nhiệt của y sĩ đại tá Nguyễn tuấn Phát, một nhà văn có tiếng đã viết bài giới thiệu sách; có một câu,
" Lâm ngữ Đường viết 'Nghệ thuật sống' thật xuất sắc; nhưng, so với Anh Tuấn-Nguyễn tuấn Phát; đã còn kém xa. Vì; bác sĩ nghệ sĩ đọc lời phê bình, má hơi ửng đỏ .." (tr. 13)

thêm chuyện khác, nhà báo, nhà văn Hà Thượng Nhân hạ bút khen bái 'Bát phở đầu đời' của cựu đại tá Nguyễn tử Đóa [VNCH]; bằng cách so sánh,
" Chỉ với bài thơ nhỏ, tôi dám nghĩ rằng Nguyễn tử Đóa có cái phong các của Bạch Cư Dị , lẫn Đỗ Phủ trong sáng và Đỗ thâm sâu." (tr. 13).

Nhà văn Vũ thư Hiên cũng đã hết lời khen nhà văn Kim Lân (Hànội) mà độc giả miền Nam chưa hề nghe biết tới, trong cuốn 'Đêm giữa ban ngày' ,
"  ... Kim Lân có một truyện ngắn, nhan đề 'Thằng câm'; và, so sánh Kim Lân với văn hào Nga Tourgueniev; cho rằng nhà văn Nga này khó vượt được Kim Lân ..." (tr. 13).

Và; còn nhiều nhân vật nữa; chẳng hạn Trần bích San khen Hoàng dược Thảo, chủ nhiệm báo Sài gòn Nhỏ  -- khi viết lời giới thiệu tập truyện 'Tiểu thư, con gái nhà ai?' của Hoàng dược Thảo -- Trần bích San viết:
" Anton Tchekhov để lại cho nhân loại những truyện ngắn hoàn hảo; đến độ một ngự sử văn học danh tiếng phương tây cho là, không ai có thể thay đổi một chữ; dù chỉ một chữ thôi, tong các đoản thiên của ông. " (tr. 14)

Nhà văn Sơn Nam cũng đã có lần bốc nhà thơ Truy Phong lên tận mây xanh: bài thơ' Một thế kỷ mấy vần thơ' của Truy Phong đăng trên tuần báo Tiến thủ'; được Sơn Nam nhận xét, " một trong những bài thơ đẹp nhất của thế kỷ 20." (tr. 15)

 Nhà văn Xuân Vũ cũng đã có lần hết lời ca tụng một văn hữu, khi giới thiệu cuốn 'Các nẻo đường quê' của Xuân Tước (xuất bản năm 1944) + truyện ngắn 'Con rắn vú nàng',
" ...trước nhất; đây là một truyện ngắn kiết xuất, có thể xếp vào loại truyện hay nhất Việt nam.  Nếu có nhà xuất bản nào in một tập truyện ngắn chọn lọc Việt nam; thì, xin hãy đọc truyện này." (tr 15).

[Tiếp],  Đặng trần Huân quay sang báo chí, nhắc tới nhà văn [Đinh] Nhật Thịnh và nhà thơ Nguyên Phương -- đã so sánh (quá lố) tờ 'Saigon Post' ở nam California,với tờ 'Paris Match' ở Paris. 

Việc giới thiệu sách cũng được tác giả nhắc tới-- điển hình là nhà văn Hồ Trường An viết lời bạt cho tác phẩm một nhà văn nữ (mà ông ta chưa hề biết mặt); chỉ nhìn ảnh [thôi], cũng đủ để ca tụng nhan sắc + duyên dáng nhà văn nữ này.

Sau cùng, Đặng trần Huân bước sang lãnh vực ca nhạc -- nhắc lại bài viết Vũ xuân Hùng ca tụng ca sĩ Bích Chiêu; đưa nàng lên tận mây xanh, "  ... sang đến nhạc twist; Bích Chiêu đốt lửa, chuốc rượu vào lòng khách nghe; bằng lối trình diễn của loài trăn, loài cọp.  Nàng hát đâu ra đó.  Điệu nào cũng hay, cũng tuyệt. Thật là sống động hết sức!"

Quả đúng là những chuyện tản mạn về văn học; ít người đọc lại để ý tới những chi tiết nhỏ nhặt ấy.  Nhưng những chi tiết nhỏ nhặt ấy là yếu tố làm cho uy tín tác giả bị sứt mẻ phần nào; hoặc, tác phẩm mất đi tính trung thực của nó.



Về từ điển Việt nam, Đặng trần Huân viết 2 bài thuộc về lãnh vực này 'Câu chuyện từ điển Việt nam' (tr. 21) + 'Cuốn từ điển tái bản 8 lần' (tr. 59).  tại sao Đặng trần Huân lại chú ý quá nhiều đến từ điển?
 vi "  ... bất cứ nước nào đã tự hào  là có một nền văn hóa là phải có một cuốn từ điển chuẩn xác cho ngôn ngữ quốc gia mình; hầu tránh sự dùng chữ bừa bãi, lố lăng, lai căng, vay mượn". (tr 21). ( ...) 
 nhưng những cuốn từ điển từ Hà nội tung ra ...  những chữ có ý nghĩa khác hẳn nghĩa thông thường cũng được bắt gặp trong các cuốn từ điển [đã xuất bản]; chẳng hạn như: đường kính, lái xe, lô-gích, hồ hởi, sự cố ...

(...)  - tạm lược 8 dòng. (Bt)

 Tác giả Đặng trần Huân đã đưa ra rất nhiều dẫn chứng; phân tích tỉ mỉ [nhiều] sai lầm của các soạn giả [ấy] ... 


(...) - tạm lược 2 dòng. (Bt)


Vấn đề cải cách tiếng việt được Đặng trần Huân đề cập một cách tỉ mỉ trong bài' Chuyện cải cách tiếng việt' (tr. 33), 
" Nếu chỉ vì ngại khó mà cứ đọc sao, viết vậy; thì, chữ nghĩa không còn là chữ nghĩa nữa.  Hai dấu hỏi + ngã có nghĩa khác nhau; dùng trong những trường hợp khác nhau [nên] (*)  không thể hóa thành 'một' được.  (tr. 40)
 hơn thế ,
 " ...học chữ  hay muốn nói cho đúng; thì cũng phải chịu khó; nên không thể ngại khó mà đơn giản hóa quá mức; đến thành thiếu sót, thiếu nghĩa.  Không thể viện cớ đơn giản để mà đưa đề nghị bắt chước người Mỹ; chỉ cần xưng hô bằng 2 tiếng  I, You cho tiện, để bỏ hết những từ '' ông, bà, cô, bác, chú, thìm, cậu [mợ], con' , cháu  v.v ... thân thương của việt ngữ". (tr 41)
---
*  chữ [nên] của Vĩnh Liêm thêm vào. (Bt)

Vấn đề này làm người đọc nhớ lại vào đầu thập niên 60, học giả Hoàng văn Chí đã đưa ra đề nghị cải cách tiếng việt; ông Chí đề nghị,
 'các danh từ kép thông dụng nên viết liền với nhau; một số chữ quen thuộc cũng không cần bỏ dấu'--  ông viết, " Nước nào cũng viết liền 'danh từ kép'; vì 2 chữ góp-lại chỉ có một nghĩa.  Người Anh, Pháp; viết ''Locomotive' là đầu tầu; họ không viết rời 'Loco Motive', hoặc 'Loco-motive.' Chúngta cứ viết rời chữ; một [] chúng ta bị ảnhhưởng, mà chữ Hán không có cách viết liền. Nên để-ý rằng bâygiờ; khi viết bằng mẫutự La tinh, người Tàu cũng viết danhtừ-kép , như Beijing, Shanghai, Deng Xiaoping.  Người Nhật cũng viết liền Tokyo, Nagasaki; không viết rời To Kyo (ĐôngKinh) ; Naga Saki (Trường Thành).
Chúng tôi viết Học giả với nghĩa  người có học.  Nếu viết rời 2 chữ họcgiả; có thể  hiểu là giả dối (không thực), chẳng khác vú giả, răng giả. Nếu danhtừ-kép nào cũng dùng gạch-nối; thì lại có quá nhiều gạch nối.  Chúngtôi tin rằng đọc tới trang này, các bạn đã thấy quen mắt.  Viết liền cũng là một bước tiếntới việc  miễn bỏ dấu những chữ quá quen thuộc, như Vietnam, Hanoi, Saigon v.v...
Tuy nhiên chúngtôi vẫn phải dùng gạch- nối (-)mỗi lần có thể đọc lầm như Tu-nghiệp; vì nếu viết liền Tunghiệp thì người đọc phải mất công nghĩ-ngợi một chút, xem là Tu-nghiệp hay là Tung-hiệp." ((Duy-Văn Sử-Quan/ Hoàng văn Chí)  -- tr. 16)

(...) - tạm lược 10 dòng. (Bt)

Đặng trần Huân kết thúc ,
" Để kết luận vấn đề ngôn ngữ, chúng tôi thiết nghĩ: tiếng việt nay đã sử dụng được trong bậc đại học; đã có những thuật ngữ diễn đạt được những vấn đề chuyên môn, khói khăn; mà không gặp trở ngại --  chúng ta có thể tự hào về ngôn ngữ hiện tại.  Công việc cần của chúng ta là bảo tồn ngôn ngữ ấy ,sao cho tiếp tục trong sáng; đừng chế ra những cải cách 'lai-căng' làm vẩn đục tiếng việt...(tr. 42)


Về văn học, Đặng trần Huân dành nhiều [trang viết] về' văn học Việtnam hải ngoại,
 " 'Văn học Việtnam hải ngoại: 1975- 1995' " Ngoài bìa  ghi '158 tác gia'; nhưng bên trong có tới 160 tên tác giả được giới thiệu, gồm các nhà văn, nhà thơ + 17 họa sĩ + 2 nhiếp ảnh gia + 1 điêu khắc gia.  Sở dĩ có sự khắc biệt giữa 158 và 160 -- vì có tác giả có tới 2 bài; trừ bài in ở đầu sách' 20 năm văn học Việtnam ở hải ngoại' của Nguyễn hưng Quốc .." 
 ( 16 trang) -- [ Nguyễn hưng Quốc có một bài thứ 2 trong sách , ký tên [thật] Nguyễn ngọc Tuấn' ( tr. 72 )
-  (câu trong ngoặc [...] của Vĩnh Liêm.)

 việc sắp xếp tên các tác giả trong bộ sách; cũng được Đặng trần Huân góp ý,
"...  ngành tạo hình trong văn học hải ngoại; 20 năm trời ;[mà] chỉ có 20 vị họa sĩ + nhiếp ảnh gia+ 1 điêu khắc gia; thì quá nghèo nản. Ta thấy vắng bóng nhiều hoạ sĩ tên tuổi: Tạ Tỵ, Trương thị Thịnh, Thái Tuấn, Võ Đình, Mai Chửng, Hiếu Đệ, v.v.." (tr.72) ...

chưa hết, việc bỏ sót các nhà văn tên tuổi [hiện] ở hài ngoại; Đặng trần Huấn viết,
" ... Các nhà văn có tên tuổi trong nước trước 1975; khi ra ngoại quốc vẫn sáng tác; đã được trích trong bộ sách còn thiếu rất nhiều.  Chỉ tạm kể một số thôi; trong số này có nhiều người rất dễ tiếp xúc: Bình Nguyên Lộc,  Duyên Anh, Vũ khắc Khoan, Thanh Nam, Minh Đức-Hoài Trinh, Duy Lam, Cao thế Dung, Đỗ tiến Đức, Trùng Dương, Lê thị Ý,... v.v..." (tr.76)

Bộ sách này còn nhiều chỗ được Đặng trần Huân nhắc tới ... -- trong bài 'Lạm bàn về một bộ sách văn học '  (tr. 223), ông viết,
" Năm 1986, Võ Phiến cho xuất bản 'Văn học miền Nam tổng quan' được độc giả đón nhận với hảo ý; rồi cuốn sách được nhật tu, tái bản 2 năm sau.  Đây là cuốn đầu trong bộ sách; mà Võ Phiến gọi là' 20 năm văn học miền Nam 1954- 1975' như ghi ở trang 5 -- cuốn tái bản, 1988  ." ( tr. 223)

(...) - tạm lược 13 dòng. (Bt)

Còn rất nhiều nhận xét rất lý thú, sâu sắc về nhiều lãnh vực+ khiá cạnh văn chương chữ nghĩa, xã hội v.v... chiếm hơn 1/2 cuốn sách -- vì [bài báo] có hạn, không thể dẫn chứng hết được. 

(...) - tạm lược khoảng 1 trang rưởi A4, nói về Hoàng văn Chí. (Bt)



                                                            ***

 'Chữ nghĩa bề bề' của nhà văn Đặng trần Huân là một tác phẩm phê bình [văn học] rất có giá trị trong lãnh vực văn hóa, văn học.  Bất cứ ở lãnh vực nào; ông đều phân tách tỉ mỉ và sâu sắc.  Điều gì biết thì ông nói là biết; điều gì viết sai thì nhận là sai ;[rồi ông] hiệu đính ngay.

 Tôi rất thích [sự] ngay thẳng của tác giả Đặng trần Huân. 

vì có như thế; người đi sau, một khi dẫn chứng lời nói của ông; thì cũng sẽ không sợ
 bị 'hố'. 

 VĨNH LIÊM
 ( T.Vấn ) Bạn hữu) 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét