tập thơ truyện kq thời chiến
nxb vàng son, saigon, 1974
cánh chim và giai nhân*
truyện ngắn: toàn phong
toàn phong [i.e. nguyễn xuân vinh 1930- ]
( cựu tư lệnh Không lực VNCH từ 1958- 1962)
(ảnh: Internet)
nguyễn xuân vinh:
giáo sư danh dự ngành kỹ thuật không gian
đại học Michigan ( Hoa Kỳ)
( ảnh : Internet)
[Paris], ngày 24 tháng 10 năm 1952
Phượng,
Viết thư này, anh ở xa em muôn vạn trùng dương. Anh mỉm cười, khi đặt bút; vì nghĩ rằng, em vẫn thường chê cái tính thích giang hồ của anh. Lần này thì anh đi hẳn; đi thật xa, cho đến khi nào thành công anh mới trở về. Anh cũng chưa viết thư về cho bác biết; và, chắc giờ đây bác nghĩ rằng anh đang sống vất vưởng ở một xó sỉnh nào giữa thành phố Sài gòn.
Khi nào có dịp xuống [Hải] phòng; em lại thăm bác; và, lựa lời nói giúp hộ anh. Anh biết đã làm cho bác buồn phiền nhiều; ngay từ khi đang học dược khoa ở Hà nội, anh đã bỏ vào trong Nam. Và; từ dạo ấy đến nay, kể đã 2 năm rồi, em cũng như bác không gặp lại anh.
Thỉnh thoảng có nhận được một lá thư, viết dăm hàng chữ; nhưng chắc rằng em đã không tin ở những lời anh viết. Câu 'vẫn được bình an, mạnh khỏe'; anh vẫn để ở cuối, như một thông lệ, chắc vẫn thường làm cho em hoài nghi, mỉm cười.
Bình an; có nghĩa là anh vẫn chưa có việc làm nhất định; vẫn ngày ngày dạy học, viết lăng nhăng, vẫn làm cái nghề em thường mệnh danh là những nghề bạc bẽo. Anh biết làm thế nào được; anh thấy rằng đường đời muôn vạn nẻo, làm anh nhiều khi bâng khuâng, như muốn lạc hướng. Anh vẫn thường nghĩ; nơi đây chỉ là chỗ anh tạm dừng chân bước; để rồi anh phải hứa với em, như vẫn thường nguyện với chính anh; rằng ngày mai anh sẽ khác hôm nay.
Nhưng buồn thay là; hôm sau anh vẫn cặm cụi chấm bài, vẫn phải gạn túi, lấy tiền [trả tiền công 'ủi'] cho phẳng để mặc cho trịnh trọng, dáng điệu cho đạo mạo, mỗi khi đứng trước thế nhân.
Tuổi 20 có phải là cái tuổi làm cho con người già dặn đâu em nhỉ; và, 20 tuổi với 2 bàn tay trắng [chưa] phải là điều đáng phàn nàn. Bác chắc không thể nào hiểu được tâm trạng của anh; cũng như em, tuy đôi khi có gật đầu đồng ý với anh một vài điểm; nhưng khóe mắt em nhìn + nét mặt em hơi phụng phịu, cũng thừa để cho anh hiểu rằng em muốn anh nên nghe lời bác.
Thành thực anh cũng muốn lắm; vì, bác cũng đã già, lại có mình anh là trai, bao giờ cũng muốn mẹ con gần nhau. Ngày ngày; anh sẽ cắp sách đi học, vô tư, ngoan ngoãn như hồi lên 10 tuổi. Anh muốn như thế lắm em ạ; vì, nghĩ đến mỗi lần nhìn ảnh [của] anh để ở đầu giường, bác lại thở dài, làm anh se lòng. Nhưng lần này; em cũng nên cố hiểu hộ anh là : làm sao anh có thể kéo dài chuỗi ngày bình thản đến gần như vô vị trong 4 bức tường, dưới sự nuông chiều của người thân tình, trong khi anh đang thèm khát những bến trời xa lạ; muốn đi nhiều, học nhiều -- để sau này , do chính bàn tay mình xây dựng lấy cuộc đời. Đạo làm con; anh biết mình có lỗi, nhưng anh hy vọng : sau này bác sẽ hiểu mà tha lỗi lầm cho anh. Anh không dám kéo dài triển hạn ngày về; anh chỉ muốn sau này hặp bác, anh có thể mỉm cười thỏa nguyện -- và, bác sẽ thấy rằng thằng con trai bướng bỉnh, gàn dở ấy của bác, chỉ là một lãng tử biết hối hận, quay trở về với gia đình.
Bây giờ; thì anh phải đi em ạ. Anh chưa nói với em rằng; tại sao anh đi, vì không muốn báo tin cho em một cách đột ngột. Em sẽ mở to mắt kêu lên; anh lại dại dột lần thứ mấy mươi nữa.
Anh rời Sài gòn một sáng tinh sương , trời còn mờ mờ tối. Vào dạo này, Sài thành hay mưa; nước đêm hôm trước còn đọng từng vũng trên đường. Chiếc xe ca chở anh tới Tân sơn nhất; chạy quanh co qua những phố vắng. Thỉnh thoảng một chiếc xích-lô máy [rú] ầm ĩ chạy ngược lại; 2 ngọn đèn pha yếu ớt, ánh
sáng vàng như những cặp mắt ngái ngủ, sau một đêm thức nhiều, mệt nhọc. Tuy vậy; tâm hồn anh thấy vô cùng sảng khoái, anh không thấy nao nức, hớn hở, như những khi sắp được đi xa , của một thời thơ dại -- vì những ngày qua đã làm anh trở nên trầm tĩnh hơn.
Không cần nói em cũng biết rằng: anh đi không một người đưa tiễn; vì anh rất ghét những bịn rịn của buổi chia ly. Lần này hơi khác; vì đêm qua anh còn nói chuyện với mấy người bạn thân đến gần khuya mới trở về quán trọ. Sống với nhau gần 2 năm trời; họ là những người chia sẻ vui buồn với anh trong chuỗi ngày vừa qua. Lúc xa nhau, anh chẳng đành không có một lời từ biệt.
Bốn chiếc động cơ mở hết tốc lực của chiếc phi cơ cất cánh; làm anh trong giây phút luyến tiếc quê hương, nhớ đến những người thân tình. Anh thấy nhớ Sài gòn quá; nhớ hơn cả Hà nội. Có lẽ tại Sài gòn đã cho anh nếm hết cả mùi vị đắng cay của cuộc đời. Rồi anh nghĩ đến em, đến Hà nội. Lúc này chắc em sửa soạn đi học.
Đêm đêm ở Hà nội; chắc em vẫn nghe thấy tiếng súng ở làng mạc xa xôi vọng về? Thế rồi; hôm nay em vui vẻ, tung tăng bước trên đường -- không biết rằng cũng ngày hôm nay -- anh bước chân vào một cuộc đời ly hương, rộn lên muôn ngàn vương vấn.
Máy bay lần lượt hạ cánh ở Calcutta, Karachi, Beyrouth, La Mã [Rôma]; và, cuối cùng ở Paris. Anh tới kinh thành ánh sáng vào buổi chiều mùa thu lá vàng rơi đầy đường; sau khi đã lênh đênh trên mây trời hơn 30 tiếng đồng hồ. Chắc em không thể tưởng tượng được rằng: rồi đây cuộc đời anh sẽ lênh đênh như thế mãi. Lúc anh bước chân xuống Karachi để máy láy lấy xăng; [trưởng phi cơ] lại gần xin châm lửa hút thuốc; có hỏi,
- Tôi xem phiếu lý lịch hành khách; thấy tên ông sang Pháp học lái máy bay.
Anh gật đầu, người ấy tiếp,
- Rồi anh sẽ thấy máy bay là cái nghiệp; mắc vào nó rồi, sẽ vướng mãi.
Câu nói ấy làm anh suy nghĩ. Máy bay cất cánh ở Karachi vào 9 giờ đêm để tới Beyrouth vào mờ sáng. Anh ngồi trong ghế dựa; lắng nghe phi cơ từ từ lên cao, chìm trong đêm tối. Qua khung kính; muôn vạn vì sao lấp lánh, làm anh có cảm tưởng rằng mình đang tàn dần trong vũ trụ mờ ảo. Đèn trong tắt hết. Trên mỗi ghế có ánh đèn nhỏ lờ mờ; để cho hành khách nào muốn thức đêm đọc sách. Anh nhìn vào chiếc đèn đỏ cuối phòng; để chữ 'no smoking' tắt; anh mới lấy thuốc ra hút. Ý tưởng đầu tiên đến với anh; khi vừa thở làn khói lên trần -- là ở trong cái nghề nghiệp bay, có những giờ giấc khắt khe.
Có giờ; người ta được phép hút thuốc, để cho lúc đèn đỏ lại bật, phải vội vã dí mẩu thuốc cháy đỏ vào chiếc gạt tàn. Hẹn 9 giờ cất cánh; thì 9 giờ 1 phút, xe mới phải rời mặt đất. Cứ nghĩ cái con người lông bông như anh -- rồi đây phải khép vào kỷ luật, như thế cũng hay. Cuộc đời chắc sẽ tạo anh thành một con người khác. Còn như đi học lái máy bay; để có một cái nghề, thì chưa chắc đó là ý định chính của anh.
Em chắc vẫn thường thấy anh nói rằng : nước mình thiếu ngành chuyên
môn ; và, phần đông thanh niên mắc phải bệnh 'trọng văn, khinh võ'. Một ngày kia; nước mình phải có một quân đội hùng mạnh. Cũng vì thế; mà, anh muốn trở thành một phi công -- và hơn nữa là một phi công quân sự. Em cũng đừng vội kêu anh lên; rằng 'xếp bút nghiên khoác áo chiên bào'. Trong thời ly loạn này; dĩ nhiên mang nhung phục , là bổn phận của tất cả thanh niên -- [còn] câu chuyện xếp bút nghiên, chỉ là câu chuyện cổ, khi mà người ta chỉ biết đọc có một chuyện mài gươm dưới trăng; hát bài chính khí ca; để sáng hôm sau nghe tiếng đàn tì- bà giục lên ngựa; cố uống cạn chén rượu bồ đào, cho say túy lúy, trước khi ra đi. Người quân nhân hiện nay hơn lúc nào hết; phải học hỏi nhiều cho mình mỗi ngày một tiến . Nếu em có thấy anh trở về trong bức chiến bào; em nên cười sung sướng mới phải.
Khi máy bay tới Beyrouth; thì anh vừa tan giấc mộng -- giấc mộng của một người tráng sĩ ra đi; vì nợ nước, vì căm thù bọn quỷ dữ hại dân lành -- chứ không phải giấc mộng [công] hầu của những người còn nặng mối hoang tưởng của thời vắng bóng khi xưa.
Rồi phi cơ lại tiếp tục hành trình, ghé La-mã [Rôma] những 2 giờ đồng hồ; đủ để anh giở khoa ngoại ngữ; vừa nói, vừa ra hiệu mới mua được cho bác và em 2 chiếc khăn quàng lụa.
Như em đã biết; anh tới Paris vào một chiều thu, lá rụng đầy đường. Những cậy trơ trọi như những xác vô hồn. Anh ở trong khu nhà sĩ quan, gần trường bay Bourget. Cảnh vật chiều nay ảm đạm, lạnh lùng. Buổi sáng ở đây; có một chiếc phi cơ Junker 52 bị rơi; 19 người bị cháy ra tro. Trong[phòng] ăn không ai nói một lời. Vài người ngửng đầy; nhìn lên, khi anh bước vào; [đầu] cúi xuống.
Tối nay căn phòng sưởi ấm; anh vẫn còn thấy lạnh, một nỗi hàn bao la của kẻ không nhà. Chính vào lúc đó; anh viết cho em mấy dòng này. Anh viết với đầy tin tưởng rằng: ngày mai trời sẽ ấm lại. Nghề nghiệp [ư]; thì anh đã quyết định lựa chọn; rồi đây sẽ là nguồn sống của cả cuộc đời anh.
Em cũng như tất cả những người thân tình; cũng như tất cả dân Việt-- chắc hẳn phải đồng ý rằng nước nhà cần có đủ mọi ngành quân lực. Đường đời vạn nẻo; anh đã chọn lấy một hướng; dù gian nan muôn trùng, anh cũng sẽ mỉm cười dấn bước. Anh mong rằng em sẽ đọc bức thư này, với một nguồn vui mới trong lòng.
2
Salon de Provence, ngày... tháng, năm 19...
Phượng,
Thế là anh đã tựu trường; và cuộc đời lông bông của anh tự nhiên lại khép vào khuôn khổ. Từ nay anh mới chính thức học; để trở thành sĩ quan phi công. Thì ra; phiền toái quá em nhỉ. Bay bổng như thế cũng chưa đủ. Người ta cỏn bắt anh học thêm phần lý thuyết; học làm sao ]biết] sử dụng động cơ cho quay tròn; nhạc gió hào theo nhịp máy; học nhắm những vì sao trong vũ kính; học đi, học đứng, học phép lịch sự; để biết cười với thế nhân ... Sao em lại mỉm cười; khi những [điều] anh kể la đúng với sự thật.
Trong xã hội phồn hoa này; mang tấm thân đùa với hiểm nguy, bình thản cho cuộc đời trôi trong ghế lái; rồi nói với thiên hạ: 'tôi là một phi công không tên tuổi; tháng ngày trôi qua theo mây trời' . Và ... thế thôi; thì có bao giờ được ưa chuộng đâu. Cuộc đời phồn hoa là để dành cho những người biết nói, biết cưới, chân biết đi theo điệu nhạc, [thân] người biết nghiêng một cách khả ái, trước nụ cười cao kỳ của một giai nhân. Trong cái con người mãi phong sương của các anh; còn thiếu một con người hào hoa của thế hệ biết đọc những vần thơ bóng bẩy; biết phê bình một vở kịch thời đại, biết nói những câu hoa mỹ. Âm thanh của không trung khô khan lắm em ạ.
- Alpha November. Gọi lại vòng chót. Gió trong trục 8 gút.
(...) - tạm lược trên dưới 6 trang- Bt)
Em Phượng, đây là những hiệp sĩ không trung; có lẽ nó vẩn vơ như những làn khói lam, bát ngát như những chân trời heo hút. Chắc không đằm thắm duyện dáng bằng những mối tình trong những đêm liên hoan, ánh nến ngà rung rinh; men nồng trong hổ phách -- và những đôi mắt lưu ly, diễm ảo hơn ánh pha lê. ... Anh là gió sông hồ; kết hợp với em -- người em gái của ngày xưa. Anh đã xa em; bởi lẽ, tình trai còn nặng nhiều vì sông núi ; nhưng chắc em cũng hiểu cho anh đấy là bổn phận.
Giờ đây non nước thanh bình; dù cho thân xác phi công đã qua nhiều phen thử thách nắng mưa, khói đạn; anh mong rằng những nét thư sinh hào hoa, vẫn để anh còn có thể đứng bên em; mà nghe những điệu nhạc ân tình, giữa đêm hoa đăng này. []
toàn phong
---
* tựa truyện là chữ của tác giả, nhóm điều hợp xếp đặt. Trung tá Kq Cung thúc Cần (bút danh Cung Trầm Tưởng) cung cấp thủ bút + chữ ký tác giả. Thi sĩ Cung Trầm Tưởng, có vai vế trong gia tộc ; bởi, Toàn Phong-Nguyễn xuân Vinh là con rể tuần phủ Cung đình Vận -- và, Cung đình Vận lại là chú ruột của Cung thúc Cần. - Bt. )
thủ bút + chữ ký toàn phong
(trang 43 'Tập thơ truyện Kq thời chiến' )
vài dòng tiểu sử
Tên thật Nguyễn xuân Vinh. Sinh 1930 ở Yên bái (Bắc bộ). Mẹ là người Nam định. (Bắc bộ.) Thuở nhỏ học ở École de Garcon de Yen bay. Tốt nghiệp phi công ở Pháp. Từng giữ chức tư lệnh Không quân [VNCH] từ 1958 đến 1962. Có cấp bằng Ph.D. Aerospace Science (Mỹ), Docteur Es- Science, đại học Sorbonne. ( Pháp). Giáo sư danh dự ngành kỹ thuật không gian (professor emeritus of aerospace engineering) đại học Michigan (Mỹ).
tác phẩm đã xuất bản:
Đời phi công ( tập truyện ngắn, Tự do xb, Saigon 1962.)
- giải 3 Giải văn chương toàn quốc thời Đệ 1 Cộng hòa.
tiểu sử các tác giả do nhóm điều hợp phỏng vần và thục hiện:
- trung sĩ KIỀU VĂN BẢNG (Hồ Phong) sq : 56/ 600.594.
- trung sĩ 1 ĐỖ MẠNH TƯỜNG (Thế Phong) sq: 56/ 600. 595.
' từ chiến sĩ đến khoa học gia..
' bàn về 4 nghiệp của văn sĩ toàn phong
+ khoa học gia nguyễn xuân vinh:
binh- giáo - văn- khoa học không gian
nxb văn đàn-đồng tâm (usa) - - sách dày 620 trang
(ảnh: Internet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét