Nhớ Sơn Bam, ông già Hơng rừng Cà mau.
Posted 15/01/2015 in
Tùy bút/ Tản mạn/ Đỗ xuân Tê ( California).
SÁNG TẠO I Thư viện Văn học Nghệ thuật (USA)
NHỚ NHÀ VĂN SƠN NAM,
TÁC GIẢ HƯƠNG RỪNG CÀ MAU
bài viết: đỗ xuân tê
nhà văn Sơn Nam -Phạm minh Tày[1926- 2008)
(ảnh Internet)
Trong một bài viết về Phạm xuân Ẩn, người điệp viên nhị trùng trong cuộc chiến Việt nam... - được nhà cầm quyền [sở tại] đánh bóng- tôi có viết đôi dòng về một bạn học của ông, nhà văn Sơn Nam.
Nay, tôi tản mạn qua mặt khác mà trường hợp thế nào phần lý lịch có liên quan. Sơn Nam là nhà báo, còn là một nhà khảo cứu về Nam bộ uyên bác. Ông cùng tuổi, cùng Phạm xuân Ẩn tại Collège de Cần thơ ( chương trình khi ấy học bằng tiếng Pháp).- 2 người cùng bỏ dở , đi theo kháng chiến hồi 1945- say cũng là Cộng sản, dưới vỏ bọc nhà báo tại Sài gòn. Sơn Nam bị lộ tung tích trong đợt tảo thanh các thành phần hoạt động nằm vùng hồi 1958 , dưới thời chính phủ Ngô đình Diệm, bị giam 3 năm tại Phú lợi. ( nay thuộc tỉnh Bình dương.) Ra tù, ông vẫn được hành nghề, nhưng quay sang nghiên cứu. Những tác phẩm của ông già Hương rừng Cà mau , cùng hàng chục cuốn sách nói về con người và văn hóa miền Tây làm say mê cả trăm ngàn độc giả. (trong đó có Đỗ xuân Tê.)
Sau 1975, Sơn Nam vẫn là nhà văn bên lề của chế độ mới, song trong cảnh thiếu thốn, chết trong cảnh tồi tàn. Một số tác phẩm được duyệt tái bản, thì ông đã chết, yên nghỉ tại Bình dương. Có điều đáng nể là [Sơn Nam] biết rất rõ, nhưng không hề để lộ tung tích người bạn học còn là đồng nghiệp của ông suốt cuộc chiến. ( ám chỉ nhà báp kiệm điệp báo nhị trùng Phạm xuân Ẩn- BT.) .
Khi nhà văn Sơn Nam mất cách đậy ít năm, các báo ở hải ngoại không mấy mặn khi loan tin với thiện ý tỏ lòng thương cảm - hay là- đánh giá tốt về sự đóng góp văn học của Sơn Nam. Có lẽ, vì dị ứng với đồng nghiệp mà đã có một thời đã được liệt vào thành phần ' ăn cơn quốc gia, thờ ma ... '. Nhiều trang văn học đã có cái nhìn khá khắt khe, và, phần nào coi nhẹ giá trị những công trình khảo cứu của [Sơn Nam] về một mảng văn học đáng trân trọng và đào sâu về con người và nét văn hóa miền đồng bằng sông Cửu Long, từ ngày cha ông chúng ta đi mở đất.
Điều này cũng dễ hiểu (...) - vì thật rất khó, khi nói đến hòa giải, hòa hợp dân tộc- và thay đổi cách nhìn người việt hải ngoại [cấp thời] - nhất là đối với truyền thông ở quận Cam , xưa nay nghiêng về truyền thống bảo thủ.
Khi tôi [Đỗ xuân Tê] viết những dòng này để nhắc và nhớ tới ông già Sơn Nam, nhân 88 năm ngày sanh của [nhà văn] - biết đâu cũng có thể có người chửi thầm làm điều bá-láp.
Có một giai thoại để thấy Sơn Nam đáng thương nhiều hơn đáng trách. Tôi nhớ có lần, trong một ấn bản của tạp chí T.V. , bà chủ nhiệm kiêm chủ bút có viết về ông [Sơn Nam], dù chỉ dưới dạng ' nhật ký nhắn tin ông qua đời/ Sơn Nam là cậy chính luận sắc bén' .
( nhưng nội dung bài lại lên án hơi nặng nề). Vốn chỗ thân quen, vì tôi [ĐXTê] hay viêt cho các báo của bà chủ nhiệm này. Đọc xong [bài của bà chủ nhiệm] tôi góp ý , " chị viết như vẫy về Sơn Nam làm tiêu tùng ông bạn già Sơn Nam của tôi rồi !" Tiếp theo, tôi trao đổi với bà chủ nhiệm những gì tôi biết về Sơn Nam. Bà chủ nhiệm vốn có ngòi búy sắc bén, và trái tim mềm mại trả lời, " nếu anh trao đổi với tôi trước, thì tôi đã không viết về ông ta [Sơn Nam] như vậy . Thôi thì cũng đã lỡ rồi. Vậy là chuyện này nên cho qua đi."
Vài ba năm gần đây, dân quận Cam được xem bộ phim ' Mùa len trâu' của một đạo diễn việt kiều Pháp dựa theo một kịch bản chuyển thể , từ tiểu thuyết của Sơn Nam. Bộ phim được đầu tư khá tốn kém, [tay] đạo diễn trẻ có lối dựng phim khá lạ, với kỹ thuật điện ảnh tiên tiến, ngoại cảnh quay trên những cánh đồng nước mù nước nổi, nam nữ diễn viên sáng mắt, sắm tròn vai- bộ phim đạt được nhiều giải thưởng , kể cả ở Tây âu .(...)
***
Chẳng hề dấu giếm, tôi [Đỗ xuân Tê] vẫn thích ông nhà báo Sơn Nam này. Từ khi còn là một sinh viên nghèo, tôi đã gặp Sơn Nam- khi 2 kẻ quen ăn cơm ở một quán cơm bình dân vùng An đông.[Chợ lớn.] Người nghèo chẳng kể xuất xứ, nghề nghiệp, quê quán hay tìm đến nhau. Và nơi đây, quán cơm có khá nhiều văn nghệ sĩ [nghèo], sinh viên, học sinh tụ họp- biết đâu lại chẳng có mấy tay nằm vùng.( sau này biết chính Sơn Nam là một). Bà chủ quán có một một thời lá nghệ sĩ cải lương một gánh hát làng quê, tuy bước vào tuổi sồn sồn, nhưng vẫn còn đọng lại đôi chút xuân sắc. Bà chủ quán mến chúng tôi, bà kể mở quán ăn để kiếm sống, lấy công làm lãi.
***
Gần đây, tôi [Đỗ xuân Tê] có đọc một bài phóng sự, tựa đề 'Gái miền Tây' của một , phóng viên trẻ, đăng trên tờ Vietnamnet= có một chút giai thoại về nhà văn Sơn Nam-mà dân quê gọi ông là 'bộ bách khoa từ điển về Đồng bằng sông Cửu long'. Sơn Nam thương cảm hoàn cảnh sống của mấy cháu ở dưới quê lên sống ở thành phố, vừa không có hộ khẩu, được cái may sống gần chỗ ông già Sơn Nam trọ ở mạn Gò vấp, vừa buôn gánh bán bưng kiếm sống, lại phải đem thân xác [hiến] cho tên công an khu vực. Nên ông già Sơn Nam xúi các cháu đi hát karaoké (bia ôm trá hình), vừa nhàn hạ mà lại tiện hòa đồng đóng thuế chui cho mấy tên 'mắc dịch'. Chuyện nghe cười ra nước mắt, có cháu gái gặp khách xộp, quên mất cách ngừa thai, lỡ đẻ phải nuôi, chẳng có tiền thuê trông con, đành phải nhờ ông già 'Hương rừng Cà mau' * trông con giúp. Ông Sơn Nam chia sẻ với chàng phóng viên là từ thời của ông- thì các cô gái miền Tây [đã được] bọn lính Pháp rất mê, vì cái tội đắm đuối nhìn nước da các em gái miền Tây trắng, đẹp, hấp dẫn quá!. Còn thời nay mặt hoa, da phấn, trách chi tụi Hàn, Đài loan chẳng mê mải, thành ra đám 'cò mồi' mai mối đưa [các cô gái miền Tây lấy chồng xa xứ], đểcó tiền gửi về cho mẹ nuôi em.
-----
* Rulon-Miller Books ở bang Minnesota ( Hoa Kỳ) COPY rất nhiều sách anh ngữ, pháp ngữ, cả việt ngữ đã xuất bản qua nhiều thời kỳ, rao bán trên mạng. Riêng Thế Phong, có tới 4, 5 tựa anh ngữ, bản dịch Đàm xuân Cận , sách lấy từ thư viện cộng đồng Iowa. Và. Sơn Nam có cuốn ' Hương rừng Cà Mau' (số thứ tự 277) bán $ 75 USD/cuốn. [BT]
Qua tâm sự, ông Sơn Nam buồn thật, cảm thương cho thế thái nhân tình... Nhìn lại, bản thân ông già Sơn Nam cũng chẳng khá giả gì, rút ruột nhả tơ cho đời, cả mấy chục tác phẩm.
Tôi [Đỗ xuân Tệ] đếm trên Google : 22 đầu sách trước 1975= 23 đầu sách sau 1975- được in ra, qua các nhà xuất bản Phù sa, Lá Bối, An Tiêm, Khai Trí ở thời chế độ cũ- đến các nhà xuất bản Trẻ, Cà Mau.... sau 1975. Ấy là chưa kể các feuilleton hàng ngàn trang đăng báo ( vừa báo văn chướng vứa báo lá cải) ...- rút cục Sơn Nam vẫn cơm hàng, cháo chợ, vẫn phải xin chủ báo cho vay tiền trước, như các nông dân bán lúa non vào mùa giáp hạt.
***
Cũng là điều đáng nói, lúc cuối đời, nhờ rể đôn hậu, Sơn Nam đã có 1 hộ khẩu khang trang- [đó là căn nhà tưởng niệm được xây dựng bên dòng sông Bảo định, Mỹ tho, tỉnh Tiền giang.] Khu đất trên 1500 m2 được chính tay con rể xây cất thành ngôi nhà lưu niệm, được văn nhân, thi sĩ bạn bè, đọc giả bốn phương lui tới thăm viếng. Người ta còn thu thập hình ảnh, sách in, báo in, thủ bút, vật dụng buổi sinh thời của nhà văn, cả máy đánh chữ như một thủ thân bên cạnh để viết kiếm sống. Gia đình rể, gái tự chăm sóc, bảo quản căn nhà lưu niệm, kể cả từ chối sự can thiệp, hỗ trợ của chính quyền địa phương. [Và, mới nhất con rể Sơn Nam lên tiếng từ chối ghi tên văn sĩ Sơn Nam đứng tên trong giải thưởng văn học cấp Nhà nước, do Hội nhà văn Việt nam đề nghị.- BT] (...)
Thôi cũng được, miễn là mảnh đất của đồng bằng sông Cửu, thì ông già Nam bộ có chỗ nghỉ chân dưới tàn cây ăn trái, có phù điêu chân dung, có tiếng chim quyên, có dòng sông nhỏ- bỏ lại quãng đời đi hoang, cơm hàng, cháo chợ, bỏ lại thế thái nhân tình của một thời nhiễu nhương.
Xin 'chú' * [ * hàm ý nghĩa cha chú- BT) Sơn Nam ngàn năm nghỉ ngơi !
căn nhà lưu niệm nhà văn Sơn Nam,
ở Mỹ tho , tỉnh Tiền Giang ( Nam bộ)
(ảnh trên Internet)
***
LỜI NÓI THÊM . {Sơn Nam], một nhà văn suốt đời gắn bó với mảng văn học đồng bằng sông Cửu long- nay, may mắn thay, ít nhất có một hậu duệ văn bút- nhà văn trẻ đất Mũi, Nguyễn ngọc Tư. Tác giả Cánh đồng bất tận đã theo dấu chân [Sơn Nam], coi ông như một thần tượng. Và ]Nguyễn ngọc Tư] viết nhiều về miền Tây bây giờ, ngày ấy, đam mê đến độ, [ Giả thiết Nguyễn ngọc Tư] mà xa môi trường sông nước ,thì Nguyễn ngọcTư không còn là Nguyễn ngọc Tư nữa .
Rồi đây, khi đánh giá những đóng góp, thì cả 2, Sơn Nam và Nguyễn ngọc Tư sẽ được nhắc nhở như những cậy bút đại diện cho mảng văn học Đồng bằng sông Cửu long, trong văn học sử Việt nam, trải dài từ 1/2 thế kỷ XX sang đến thế kỷ sau. []
ĐỖ XUÂN TÊ
( California)
nhà văn nữ Nguyễn ngọc Tư
(ảnh trên Internet)
<trích từ Google/ Images I Sang Tao/ Thư viện Văn học Nghệ thuật>
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét