bài viết: đinh từ bích thủy
< damau.org >
mourning headband for huế by nhã ca
translated and with and introduction by olga dror
bài viết: đinh từ bích thủy
NHÃ CA ( bên trái) chụp chung với chồng, thi sĩ Trần dạ Từ.
chụp lại trên Google.search/ Images)
Vào ngày 20 tháng 8 năm 2014, nxb Indiana University Press chính thức ra mắt quyển Morning Headband for Huế (dịch giả Olga Dror)- bản dịch anh ngữ từ quyển Giải khăn sô cho Huế của Nhã Ca.
Indiana Univeristy Press [nhà xuất bản] chuyên phổ biến tài liệu về chiến tranh Việtnam, gần đây là hồi ký National in the Vietnam War [Người Quốc gia trong cuộc chiến Việt nam] của [cựu] thiếu tá Nguyễn công Luận.
Nhã Ca tên thật là Trần thị Thu Vân. Sinh 1939 tại Huế, nhưng lập gia đình và sự nghiệp văn chương ở Saigon. Giải khăn sô cho Huế [GKSCHG], tac phẩm nổi tiếng nhất của bà, tường thuật lại những khổ nhục của người dân Huế trong cuộc tổng công kích tết Mậu thân tại Huế năm 1968. [Ở] thời điểm đó, Nhã Ca rời Saigon ra Huế, để dự tang lễ thân phụ, rồi bị kẹt lại- những điều tác giả thấy tận mắt, hoặc, thu thập từ những nhân chứng khác.
Như những cuộc truy lùng, bắt bớ, thanh trừng, hạ sát, những ngôi mộ tập thể - đã tạo ra những cuộc tranh luận gay go về trách nhiệm của người CS trong biến cố tết Mậu thân.
GKSCH là một trong những tác phẩm được giải Văn chương Toàn quốc năm 1970. Nhã Ca trao tặng tác quyền cho thành phố Huế, để giúp việc tái thất sau cuộc chiến.
Sau khi Saigon sụp đổ, Nhã Ca và chồng [thi sĩ Trần dạ Từ] bị chính quyền CS kết tội, giam giữ, [bị liệt] vào thành phần 'biệt kích văn hóa'. GKSCH được đem trưng bày tại nhà Triển lãm tội ác Mỹ-Ngụy vào tháng 9-1998.
Nhờ sự can thiệp của hội Văn bút quốc tế, và sự bảo lãnh trực tiếp của thủ tướng Thụy điển, [ngài] Ingrar Karisson, Nhã Ca cùng gia đình rời Việt nam sang Thụy điển tị nạn chính trị.
Từ 1992, bà định cư tại California, và là chủ nhiệm sáng lập hệ thống Việt báo Daily News tại Hoa Kỳ. Ngoài GKSCH, bà còn là tác giả 2 tập thơ: Nhã Ca Mới và Thơ Nhã Ca. (được gom lại tái bản, dưới một tựa Nhã Ca Thơ - 1999) ...
Dịch giả Olga Dror là một trí thức [gốc] Do Thái, sinh ra và lớn lên tại Nga trong thời Xô Viết. Bà tốt nghiệp trường Leningrad State, về chuyên ngành văn hóa Á đông - cũng là người từng phiên dịch việt ngữ trong ngành truyền thông tại Nga. Khoảng cuối thập niên 1980, trước khi Liên Xô sụp đổ, bà qua Do Thái, phục vụ trong ngành ngoại giao của quốc gia này. Sau, bà sang Hoa Kỳ, tốt nghiệp ngành lịch sử Đông Nam Á tại Cornell University- và, hiện nay là giáo sư tại đại học Texas A & M. (...)
Lời kết bài tựa nhỏ [của Nhã Ca] về thế hệ của mình, chỉ là mấy dòng hướng tới:
"... lúc anh em một nhà, có thể đứng chung trước bàn thờ ngày giỗ, khi cùng nhau thắp đèn, châm nhang - nếu có được ngày ấy -- hẳn không phải là lúc để hạch tội, tranh công , hay đấu tố, chụp mũ. Nếp nhà và văn hóa của một dân tộc, biết tôn thờ sự linh thiêng, dạy bảo tôi [Nhã Ca] viết vậy. Cũng không chỉ dân tộc việt, mới bảo điều này . [Hãy nhớ lại] 2 năm trước khi 'Nội chiến bắc Mỹ' kết thúc, tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln đã chỉ định [phải có] 'một ngày tủi nhục quốc gia' cho nước Mỹ. Trong ngày đó, [tổng thống] kêu gọi cả nước cùng nhận chung 'tội lỗi dân tộc của chúng ta' mà cùng nhau xưng tội, cầu nguyện sự khoan dung, tha thứ ." *
(...)
ĐTBT.
-----
* It behooves us then, to humble ourselves before the offended power, to confess our national sins, and to pray for clememcy and forgiveness ..."
(ABRAHAM LINCOLN/ Production 97 - Appointing a Day of national humiliation, Fasting and Prayer March 30, 1883.)
- MOURNING HEADBAND FOR HUÊ by NHA CA, translated and with an introduction by
Olga Dror- Amazon.fr. rao bán EUR. 23. 87/ cuốn. < GOOGLE/ SEARCH/ MOURNING HEADBAND FOR HUẾ >.
- MOURNING HEADBAND FOR HUÊ by NHA CA, bìa cứng, dày 310 trang, phần giới thiệu do Olga Dror viết, dịch giả dành tới 53 trang- trong đó, bàn về nhiều vấn đề liên quan tới trận đánh CS chiếm Huế (tết Mậu thân 1968) + hoàn cảnh bất ngờ của Nhã Ca có mặt ở Huế vào thời điểm ấy+ chứng kiến tận mắtsự thảm sát thường dân Huế tới mức không thể hiểu nổi. Dịch giả Olga Dror còn giải thích theo nhiều lối nhìn- từ nhân vật trong chính giới, văn giới, báo chí truyền thông : như tổng thống Lyndon Johnson đến các nhà nghiên cứu viện RAND Corporation, hoặc tác giả Douglas Pike, nhà bình luận phản chiến Gareth Porter , nhà hoạt động thân CS Alje Venenema..., cũng đã rất kinh ngạc, không hiểu vỉ sao những kẻ nhân danh 'giài phóng' lại xử tử hàng loạt 'những người được giải phóng' nhiều như thế. Ngoài ra, Olga Dror còn nói về Nguyễn đắc Xuân + Hoàng Phủ Ngọc Tường + lời giải thích của 2 'đồ tể' : về mức độ liên hệ, nếu có, của họ đối với cuộc thảm sát Mậu thân'.
Nhiều tác giả viết sách về cuộc chiến tranh ở Việtnam: Heonik Kwon (tác giả Ghost of War in Vietnam), Peter Zinoman (Vietnamse Colonilal Rpublican -The Political Vision of Vu trong Phung )... hết lời ca tụng Morning Heasdband for Huế by Nhã Ca, do Olga Dror dịch từ tiếng việt sang anh- mỹ ngữ. [ american-english] [] < theo VIETBAO.COM >
<trích lại từ TVan & Bạn hữu >
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét