Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

hỡi linh hồn tôi - truyện thế phong - 10

hỡi linh hồn tôi- thế phong
 - kỳ 10- saigon 2003

                                                           hỡi linh hồn tôi
                                                                  truyện thế phong

Về đến nhà, Đỗ cởi quần áo ra, treo trên mắc,  anh bắt đầu tát hết nước trong bể ra, chuẩn bị tái tạo thành một hầm trú ẩn gia đình.  Anh làm quên mệt, quên cả ăn cơm, càng lo hơn nữa, khi tin chiến sự thông báo trên radio về tình hình chiến sự nóng bỏng , áp lực quân sự từ vùng Một, vùng Hai, vùng Ba  - nhất là Saigon trung tâm,- nhận loạt pháo kích, càng nhiều hơn nữa là trọng điểm sân bay Tân sơn nhất.  Ở hậu cứ  an toàn, muốn tránh những khẩu pháo từ xa  nã vào,  tất nhiên hầm trú ẩn của gia đình Đỗ càng phải kiên cố nhiều hơn.  Gia đình hàng xóm thường ra chỉ làm hầm trú ẩn dã chiến, bao cát được chất đầy dưới gậm  giường, mỗi khi nghe tiếng ùng oàng, thì chuyển xuống đất nằm.  Còn gia đình Đỗ, 5 đứa con còn nhỏ, lúc nhúc từ 3 đến 9 tuổi, không dễ dàng nhảy ra khỏi giường, chui xuống hầm- vợ chồng Đỗ đã thảo thuận với nhau, mỗi tối nện xuống hầm ngủ trước cho an toàn.

Bỗng dưng Đỗ lại nghĩ đến Trại David, tên một người Mỹ đặt tên một trại của Lực lượng 4 bên, chỉ cách nhà Đỗ vài con đường.  Nơi này có thành phần 2 phái đoàn ở cạnh nhau : Việt Nam Dân Chủ Cộng HòaCộng Hòa miền Nam Việt Nam, ăn ngủ ở đó, để làm việc với Việt Nam Cộng hòaHoa Kỳ.   Tướng Phan phụng Tiên , tư lệnh Sư đoàn 5  Không quân VNCH , cho đào hầm xung quanh trại David, sâu hơn 1 thước, ngang 2 thước, bơm nước đầy.  Cuộc sống của 2 phái đoàn rất êm ả, chiều chiều họ mặc áo may-ô đỏ, quần đùi rượt banh ở sân bóng rổ, hoặc, chăm sóc những liếp đất trồng bắp.  Ở ngoài nhìn vào, Đỗ có ý nghĩ rất khôi hài, có khi nào hỏa tiễn đối phương lại pháo trúng phe nội ứng  ở trại David không ?   Cho đến khi Tân sơn nhất  bị pháo tơi bời, thì nơi này vẫn được an toàn. Một lần, Đỗ được chứng kiến tận mắt, sân bay bị pháo, họ nhảy xuống đường hào,  mà, tướng Tiên cho đào sẵn  để phóng tránh  VC nội ứng tẩu thoát ra ngoài .

  Về nhà, Đỗ kể lại tình hình ở ngoài phố, thiên hạ nhao nhao, đèo nhau trên xe gắn máy, xe hơi nối đuôi nhau, với đồ đạc chất đầy nóc như đi tìm đường để di tản- nên, vợ chồng Đỗ cũng bị hoang mang theo.  Và, khi Phát vào chơi, giục Đỗ lấy cái túi xách lớn, hỏng giây kéo,  đem ra chợ Tân định sửa lại. Rồi, sau đó, cả hai rủ nhau vào quán Brodrad,  lần này như muốn ngồi lâu hơn, có cảm giác như sẽ không còn lần nào được ngồi ở đây uống cà phê nữa.    Có linh tính báo như không dễ biết được, Đỗ nói với Phát vậy, rồi ra mất Saigon, liêu  còn được ngồi đây tọa hưởng nữa  không? Đỗ bật nhớ lại,  lần đi xem cuốn phim, cao bồi miền Viễn Tây, phim The Godfather   buồi chiếu dành riêng cho báo chí, truyền hình, truyền thanh, đi  cùng thi sĩ đại úy Mai trung Tĩnh , "... xem đi chứ, chứ sau  này chắc gì còn được xem, tôi có 2  thiệp mời đây"- trưởng ban biên tập đài Quân đội nói vậy.


                                                                   ***

Đỗ không nói ra, nhưng trong thâm tâm mỗi người, như đã biết trước cả. Còn Phát,chủ quan hơn,  tới giờ chót hãy lo cũng chưa muộn, phi vụ có sẵn, bới Phát là chuyên viên không vận quân sự.  Có một lần, Phạm bình An ( cựu phi đoàn trường A37 , nay về bộ tư lệnh KQ đặc trách khu trục)  trở lại nhà Đổ ở khu gia binh, để nhận lại cái ti-vi gửi. Chàng hoa tiêu vẫn độc thân, vui tính, bạn học cũ  từ Hà nội  gặp nhau, chẳng hề bàn chuyện đi, đứng, di tản, di tiếc-  ngầm dạm ý có gi,  anh ta sẽ lo.  Còn cô Hòa, người hàng xóm, vợ chuẩn úy Tiên, làm ở sở Mỹ nới với Khuê, vợ Đỗ, " em có sẵn vé máy bay rồi, có gì ta cùng đi chị ạ  ..."


                                                                      ***

Một buổi chiều, vợ Đỗ đi làm về, kể chuyện anh Nhàn, nhà xuất bảnVàng son đến đài phát thanh Saigon kiếm, nhắn tin cần gặp Đỗ.  Khuê lại quân không nhắn lại cho chồng. Sau đó, Đỗ gặp Nhản ,mới vỡ lẽ.  Có một người việt gốc hoa, nhờ Nhàn, xem có ai quen ở Tân sân nhất, có thể chở chú Ba Tàu qua cổng Pho long vào sân bay không ?  Tất nhiên,  chú Ba Tàu kia ,có sẵn một hộp sắt bích quy chứa đầy vàng  , hột soàn mang theo, chỉ cần lọt qua cổng, thì,  Đỗ sẽ được chia 1/2. Chờ mãi không thấy Đỗ ra nhà in gặp Nhàn,  chú Ba Tàu kia bồn chồn, đi tìm con đường khác rồi.  Nhàn kể lại chuyện này, giờ còn tiến hùi hụi-  còn,  Đỗ chỉ cười cười, khi trả lời, chở chú Ba Tàu kia qua cổng dânsự Phi long không khó, chỉ vì không có cơ duyên đó thôi , có lẽ thế,  nên vợ anh đã  không báo lại tin này  cho chồng .  Và việc này, hình như cũng có một Đấng nào định trước, và Đấng Tạo hóa ấy đã không cho việc kia thành tựu, nên Đỗ không cơ may hôi.  Đỗ chìa lá thư của báo Asia News ở Hong Kong gửicho Đỗ, họ báo tin dự định in tập thơ của Đỗ,  bản dịch Đàm xuân Cận.   Thư ấy viết, tòa báo không có ý khuyên, tựa  lời khuyên của tay người Mỹ Husband, mới vợ chồng Đỗ ăn cơm , " nếu ông ở lại thì chỉ có thể trở thành công nhân, công việc viết lách, in ấn từ nay chấm hết...".

Chủ nhà xuất bản Vàng son, Phạm quang Nhàn bảo Đỗ dịch thư cho nghe, anh ta không tiếc chuyện tự do tư tưởng, in ấn sách tiếng anh, tiếng mỹ, hoặc chỉ trở thành công nhân thuần túy này nọ-  mà, anh ta tiếc hùi hụi cái hộp bích-qui , thoát qua tay, thật uổng phí đời đời !!!.   Đưa người lạ qua cổng là việc  mà Đỗ làm thật dễ, như có lần , Đỗ đã đưa Nhàn vào câu lạc bộ Mây bốn phương trời trong  Sư đoàn 5 KQ, thì có tay quân cảnh nào 'ách lại' hỏi giấy tờ đâu? Nhàn biết rõ điều ây, kể cả gia cảnh Đổ sống ra sao, hàng ngày chỉ đủ 2 bữa cơm rau, có sữa cho con, là may lắm rồi, làm gì có tiền dư, nên ,giới thiệu việc chở chú Ba Tàu qua cổng Phi long vào sân bay,  là Nhàn muốn giúp cho Đỗ có chút đỉnh tiền mà thôi.   Nói đúng hơn, từ đầu tháng 3/ 1975, hàng tháng Đỗ có thêm 100 ngàn đồng, tiền lời trả món tiền mà  nhật báo Sóng thần vay tử một tay giám đốc tư nhân, hãng Việt Nam Kỹ Thuật.   Công ty này do Nguyễn văn Ngơi làm chủ thầu xây cất, thiết kế điện nước.  Chẳng là, có một buổi bạn cũ gặp nhau,  bây giờ giám đốc Ngơi có thêm cô vợ mới,  anh ta thuê nguyên dãy lầu 3 trên đường Trần quang Khải- Tân định, đối diện đình Nam Chơn.  Tuy giám đốc Ngơi thầu nghề xây dựng, nhưng  rất nhiều văn- nghệ- tính, mà, Đỗ  quen biết Ngơi tứ khi Đỗ thuê nhà mẹ anh ta ở  sau nhà thơ Lý thái Tổ., tử cuối năm 1959.  Giám đốc Ngơi hỏi thăm về tình trạng tài chính báo Sóng thần, anh ta biết hiện báo thiếu vốn, nếu đúng vậy, thì Đỡ nên gặp Uyên Thao hỏi xem, có cần vay vốn, thì giám đốc Ngơi sẽ cho vay, 1 triệu đồng, trả lãi 12 %.   Và trong số  1/2 số lãi ấy, giám đốc Ngơi sẽ dành tặng Đỗ, để bù vào quĩ gia đình  eo hẹp, lương trung sĩ không quân, một vợ mấy con chưa tới 30 mươi ngàn đồng.  Khi ấy, Uyên Thao làm ổngt thư ký tòa soạn, thay mặt chủ nhiệm Nguyễn thị Thái, nhận số tiển vay 1.000.000 đồng, hàng tháng Đỗ thay mặt chủ nợ Ngơi đến thâu tiền lãi. Và lần này, đột nhiên cầm trong tay 100 ngàn đồng, từ ban trị sự báo Sóng thần, Đỗ như có linh tính, lần đầu cũng là lần cuối , không chừng vậy?


                                                                    ***

Tin chiến sự bắt đầu đè nặng đến tỉnh Tuyên đức- Đà lạt rồi.   Khuê, vợ Đỗ,  bồn chồn, khi nghĩ đến ông bà ngoại, các em , còn mắc kẹt ở Đà lạt.  Khuê đưa  ý kiến, nếu di tản, thì, phải có cả gia đình ngoại, để một khi sang đất khách quê người, luôn có người thân thích bên cạnh nhau.  Đỗ chưa biết tìm cách nào, để biết ngày nào sẽ cò chuyến bay C.130 lên Cam ly, Đỗ sẽ đi theo dể đón  gia đình ngoại. Vừa đúng lúc,  thiếu tá không vận Phát đậu xe vespa trước cửa nhà, báo tin, " Này ông ơi , 6 giờ sáng mai, 31 tháng 3-  trưởng phi cơ Phương  C.130,sẽ bay chuyến bay SGN-DLT-NTR-SGN ( ký hiệu hành trình bay từ TSN đi Dalat, qua Nha Trang, trờ về lại Saigon) , thế nào, ông có tháp tùng không ? và,nhớ là,    chuyến chót bay lên trên ấy đấy-  hình như,  hoa tiêu thiếu tá Chu bình Phương lên đón vợ con ông ta luôn thể".

Đỗ mừng quá, gọi Khuê, báo tin , thì,  Phát nói với vợ Đỗ, " .. .hình như trưởng phi cơ C.130  là dân Đà lạt, anh ta nói cùng học lớp đệ 1 với chị ở Trần hưng Đạo, có phải vậy không chị Khuê ?"   Khuê gật đầu, vui ra mặt, vừa lúc đó có một khách ới ới gọi cửa,  Khuê nhìn ra, Dũng, phi công A37 từ Đà nẵng vào chơi. Thời gian quen biết hoa tiêu trẻ tuồi này chưa lâu, thân người anh ta mảnh mai , nhưng ,lái may bay oanh tạc lại cừ khọi, bắn bách phát trúng đích.  Mỗi khi Dũng về Saigon, thường ghé , ăn, ngủ tại nhà Đỗ.  Dũng cho biết,  bay gấp từ Đà nẵng vào, vì vợ Dũng hiện làm y tá, làm ổ Trung tâm Đa khoia Đà lạt, cùng đứa con nhỏ, còn bị kẹt trên ấy.   Vợ Đỗ báo tin  ngay cho Dũng biết, ngày mai 31 tháng 3, vào lúc 6 giờ sáng,  một chuyến bay chót C130 lên Đà lạt.  Dũng mừng quá, " .. để em đi cùng anh lên trên ấy đón vợ con, và anh đón gia đình ngoại luôn thể. Thật  may !  Vì, chuyến này, em về, cũng chưa biết có cách nào đón vợ con em.  Chị biết không, em lái máy bay ,chỉ chở một người yêu duy nhất  trái bom  khổng lồ mà thôi..."

 Khuê giục 2 anh em đi ngủ sớm, sáng mai dạy cho sớm vào, không thể để trễ chuyến bay cuối cùng thật quí giá này .

Sáng hôm sau, ra phi đạo, hoa tiêu Dũng mặc bộ đồ bay mầu olive, đầy đủ huy hiệu Tổ quốc không gian bên cánh tay trái,  logo phi đoàn Phi Hổ 516, dao, súng, áo lưới  trùm ngoài, túi đầy nhóc thuốc men, có cả lưỡi câu mồi như cá, kiểu survival jungle, cho đến cả ở ngoài biển, hay tận rừng sâu, vẫn có thể tự cứu sống sót.  Đỗ mặc quần áo treilli, nắp núi trái  tên TUONG, nắp túi phải BAO CHI-PRESS để được hưởng ưu tiên bay. Phi công Dũng đùa cợt, "chúng ta ăn uống dưới đất, làm việc trên trời, em mặc combinaison + đủ đồ nghề, để dễ xin'pắc '. Trưởng phi cơ Cargo từ xư tới nay vẫn là VUA CON, mà anh !" 

Hai người tìm được chiếc máy bay C.130,  gặp được ngay trưởng phi cơ, thì mừng hết lớn!  Đỡ  trình bày lý do, 2 người xin 'pắc'  đi Đà lạt, thì,  trưởng phi cơ Phương vui vẻ, " Thôi, mời chư vị lên là vừa. Thử 'tua' xong là bay".


                                                                    ***

Ngồi trên phi cơ khổng lồ, Đỗ nghĩ tới hình ảnh phi công việt nhỏ thó, khi nhìn họ 'de'(lùi) máy báy kéch sủ vào ụ, chẳng khác gì lái xe gắn máy quẹo trái, phải, hoặc, lái xe hơi  tiến, lúi thật nhịp nhàng, ngon ơ. Đỗ và Dũng không ai nói với ai, im lặng, suy nghĩ việc đi đón người nhà ,cách nào cho thật trôi chảy. Cái khó nhất là phải bỏ nhà cửa,,  mang cái gì theo, bỏ lại cái gì- còn nữa, chú chó, cô mèo, con vật thân thương của gia đình, bỏ nó lại, thật  khổ tâm, cũng chẳng dễ gì mà xa chúng cho được !   Đỗ sẽ nói với ông bà ngoại,  đành phải bỏ của chạy lấy người thôi, đó là ưu tiên số 1, lại phải ra sân bay trước giờ bay, tốt hơn là trước giờ trưởng phi cơ đến.  Một khi đến chậm, tất phải  bị bỏ lại, điều này thật khốn đốn. Hơn nữa , đây là chuyến bay C.130 cuối cùng bay lên Đà lạt. Không còn chuyến thứ 2. Chỉ một điểm này thôi, liệu Đỗ có thể thuyết phục ông bà ngoại, các em bên vợ không, mong rằng thành công .


                                                                      ***

Bỗng dưng, có tiếng ồn ào ở phía dưới máy bay, một cơ phi lại báo cho trưởng phi cơ biết, an ninh sư đoàn đến kiểm tra, trước khi  máy bay cất cánh.  Là cuộc kiểm tra đột ngột, bất thình lình, thường ra ít khi xảy rfa, nếu không có tin báo đặc biệt.  Có thể, vì tình hình chiến sự nghiêm trọng, nện mới có cuộc kiểm tra đột ngột này.  Có tiếng nói  trưởng phi cơ, yêu cầu chúng tôi rời băng ghể, nét mặt buồn thiu thổ lộ, " Tôi rất tiếc phải thông báo với quí vị, tất cả ai không có lệnh di chuyển, thì không thể cùng đi. Còn ai có lệnh di chuyện, yêu cầu mở hành lý chờ an ninh phi trường khám xét.  Anh Đỗ ạ ( quay sang phía Đỗ + Dũng) đến nước này, tôi cũng đành chịu, mong các anh  thông cảm".

Đỗ và Dũng rời phi đạo, xách hành lý trở về nhà, báo tin.  Nàng Khuê, vợ Đỗ,  mặt buồn xo về việc bất khả kháng này, Đỗ còn giải thích, xin đi 'pắc' gây rắc rối, công vụ lệnh tướng tư lệnh Không quân ký cho nhà báo ưu tiên,  đều vô hiệu.  Đỗ cũng rất buồn, vỉ biết vợ mình rất hiếu kính bố mẹ.


                                                                           ***

 Ngày 3 tháng 4, CS chiếm Đà lạt. Có tin từ những người ở Đà lạt, thoát thân chạy về Saigon, kể lại :   đa số dân thành phố Đà lạt chạy xuống Nha trang, theo con đường Đà lạt- Nha trang.   Kể từ sau ngày đó, người dân nườm nượp, bồng bế nhau thoát thân, hiện nay nơi tạm trú đông nhất là Phan rang.

Đỗ đi tỉm Phát vào ngày 15 tháng 4, để hỏi xem, có cách nào bay ra Phan rang, thăm  dò tin tức bên ngoại có di tản đến đó không ? Vào buổi tối, tiếng kèn xe vespa báo  hiệu Phát đến.  Vào đến nhà, cầm lệnh di chuyển bay ra Phan rang vào ngày 16 tháng 4, Phát đưa cho Đỗ.  Đỗ nói với vợ, " đây là cơ hội tốt nhất đi tìm gia đình bên ngoại." -  anh chạy ra Air Terminal,  quân đội Hoa kỳ về nước năm 1973,  chuyển giao  cho  Không quân VNCH, nay , dùng làm Trạm hàng không quân sự Saigon.  Lính trạm nhìn thấy Đỗ là một quân nhân quen, cầm lệnh di chuyển , nhưng, dằn giọng, " này nhà báo Lý tưởng, ông có bị điên không đó ?"  Đỗ lắc đầu, anh lính trạm hàng không, nói tiếp, " Người ta chạy về Saigon không được,  nhà báo  có nhìn thấy cảnh nhộn nhịp ở đây không, ấy là họ đưa thân nhân bay theo chuyến bay của galaxy đi Manila, Bangkok, Guam, Honoluu, Hawaii đó . Riêng mình ông lại chúi đầu  vào máy bay đi Phan rang, nơi này chỉ ngày một, ngày hai là thất thủ. Hiện nay tiền đồn đang đặt dưới quyền chỉ huycủa tướng tiền phương Nguyễn vĩnh Nghi. Chuyến bay vào ngày mai, 16 tháng 4, nhà báo sẽ đi trên chiếc máy bay C.130 chở lính Dù ra  thay toán Biệt động trở về hậu cứ..."  Anh quân nhân trạm còn kể cho Đỗ nghe chuyện có 1, không 2 : một lính bảo trì kỹ thuật không quân ở Đà nẵng  chưa hề học lái trực thăng H34 một giờ nào, đã lái thay cho một phi công đại uý,bỏ máy bay chạylấy người,  ở phi trường Phù cát .  Bởi lẽ, thảm cảnh nhìn lính mặc sắc phục ào vào phi đạo đông qúa, thường  ra,  H.34 chỉ chở khoảng một tiểu đội lính Huê kỳ với đủ quân trang, đạn dược, còn chở lính việt nhỏ thó, ít kí -lô, thì 2 chục là tối đa. Bây giờ, lính tráng bu đông quá, tính sơ sơ , không dưới 30 tên, ỡ piste  trực thăng Saigon.  Ấy là, không kể người bị rơi rớt giọc đường, bởi đu càng máy bay, quá mỏi mệt, không chịu nổi, với gió bạt ngàn lùa thổi mạnh như cơn phong ba.

Đỗ trả lời, khi đưa  lệnh di chuyển của anh, "... lám ơn cứ ghi tên vào danh sách bày vào ngày mai nhé, cảm ơn".   Anh lính tạm hàng không quân sự cầm bút ghi, qua nét mặt buồn rượi, thông cảm số phận thật mỏng manh của nhà báo, ngày mai anh ta  sẽ đi vào cõi hư không, không còn ngày trở về !.


                                                                                                                (còn tiếp)

    thế phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét