Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

về họa sĩ trần duy, nhóm nhân văn giai phẩm / hồi ức : phan an sa ,

báo tin sáng / bộ khoa học & công nghiệp: 
chú trần duy/ hồi ức : phan an sa.


                                 VỀ HỌA SĨ TRẦN DUY,
             NHÓM NHÂN VĂN GIAI PHẨM
                  hồi ức : phan an sa 


Từ ngày mới lớn, tôi đã gọi họa sĩ Trần Duy bằng chú, và, ông cũng rất tự nhiên gọi tội là cháu. Chẳng phải vì tôi có quan hệ họ hàng gì với ông , mà chỉ vì, ông là bạn vong niên của cha tôi
[Phan Khôi],mà ông được cha tôi rất quý mến. Sau ngày cha tôi qua đời, chị tôi và tôi - là những người ông hay gặp - ông vẫn xử sự bằng tình cảm của người ruột thịt.

Tôi không có hân hạnh được tiếp xúc với chú nhiều, chỉ khác sâu trong tâm khảm, chu`1 có đôi mắt sáng, rất tinh, nói chuyện sôi nổi mà mực thước, không ồn ào, rõ ra là một trí thức thời Pháp còn sót lại - cùng câu nói của chu` trong lần gặp gỡ.  [Thời kỳ] 1964- 65, tức là sau vụ Nhân văn giai phẩm [khoảng] 7 năm - hồi đó - chú bị kỷ luật, bị khai trừ khỏi hội Mỹ thuật, bị đình chỉ công tác.  Nhưng, vài năm sau,chú được trở lại làm việc, theo chế độ phụ động tại Cty Mỹ thuật Hànội, nhưng, không được vào học đại học, và, bị trả về với gia đình ở Hànội,

' Lớn chút nữa, cháu sẽ hiểu chuyện gì xảy ra đối với Thầy cháu.  Hãy cố lên, cháu !'

Tháng 9/1975, tôi từ mặt trận trở về.  Một lần, vừa vào nhà, mẹ đưa cho tôi một hộp các-tông, mới,'của chú Trần Duy cho con đấy' Mở hộp ra, tôi thấy bên trong là một đôi giầy da đen mới toanh, bóng lộn.  Tôi ngỡ ngàng, vì, chưa bao giờ tôi dám mơ ước, mình có một thứ của quý đến như vậy, thậm chí , nhiều năm sau chưa dám xỏ chân.

Tháng 9/1996, nxb Đà Nẵng giúp gia đình tôi tái bản cuốn Chương dân thi thoại của cha tôi,[in từ] hồi 1936 ở Huế. Tôi tìm cách hỏi cho được địa chỉ của chú, để đến thăm và tặng sách.  Nhưng thật khó quá !, sau này tôi mới biết, chú đã nhiều lần thay đổi chỗ ở. Mãi đến 19/10/1996, tôi mới tìm được, đến nhà chú ở phố Đông Kim Ngưu, giáp lưng với nghĩa trang Hợp Thiện xưa.  

Chú cháu gặp nhau, đều rất mừng rỡ , chừng ấy năm tháng, chú đã già đi nhiều, nhưng, vẫn nhan h nhẹn và vồn vã như xưa. Tôi thưa với chú mọi chuyện mà chú quan tâm, còn chú thì kể nhiều chuyện về cha tôi.  Chú cầm cuốn sách nhỏ tôi đề tặng, chú vuốt ve nó và nói, ' ... thế là bác đã trở lại với cõi đời này rồi, bác Phan
ơi !'. 

Còn chú, thì đề tặng tôi tập sách Tranh ký họa trên đất Pháp của chú, do nxb Văn hóa-thông tin ấn hành vào tháng 7/1996. Đó là kết quả của 3 tháng, chú được chu du trên đất Pháp vào 1994.Trong lời đề tặng, chú viết,' Kính biếu gia đình bác Phan '. Tôi trân trọng mấy lời ấy lắm, vì như vậy,  chú vẫn một lòng hướng sự ngưỡng vọng về cha tôi, dầu ông đã ra đi xa, ngót 40 năm.  Ở trường hợp này, dù chú rất thương tôi, thì tôi cũng chỉ là một dấu hiệu nhỏ của đại gia đình họ Phan thôi, thật là chí lí quá ! .

Đầu năm 2003, tôi chuyển về ở căn hộ mới, tại bán đảo Linh đàm, tôi quyết định mời chú tới chơi. [Tôi]tìm [địa chĩ] mãi, rồi cũng tìm ra nhà chú, ở trong một ngõ nhỏ phố Đội Cấn. Chỉ mới hôm trước mời, hôm sau chú đã ngồi tắc-xi đến ngay, chú áo ào vào nhà, hỏi , ' Bác đâu ?'

Bác, là mẹ tôi, cụ Nguyễn thị Huệ, năm đó đã 92 tuổi, nhưng rất khỏe mạnh, tinh tường. Vợ tôi đưa chú vào phòng của bà,bà không ngờ gặp lại người quen cũ.  Mẹ tôi kêu lên, 'Trời đất! Anh Trần Duy đấy à ?' .  Chú ngồi ghé lên  mép giường, nắm lấy 2 tay mẹ tôi, thủ thỉ, ' Mấy chục năm rồi bác ơi!  Thấy bác mạnh giỏi thế này, [em] mừng quá !'.

Để hai người hàn huyên một hồi lâu,rồi,theo nguyện vọng của chú, và, tôi hướng dẫn chú sang phòng thờ, thắp hương cho Thầy tôi trên bàn thờ, rồi nói, ' Trong ánh mắt nghiêm nghị của ông cụ, như vẫn phóng ra một câu hỏi ? - trầm ngâm hồi lâu, chú tự trả lời, ' Hỏi ai? Ai phải trả lời ? Cuộc đời này phải trả lời, chứ ai ? '. Hôm đó, cuối câu chuyện,tôi tặng chú chút quà, vì, tự hiểu là mình đang đi làm, có lương - còn chú, thì đồng lương hưu đực mấy nỗi !. Chú yên lặng nhận, không nói lời cảm ơn, chỉ cười nhè nhẹ.

Đâu vào khoảng cuối 2003, một buồi tối, đột nhiên chú gọi điện thoại cho tôi, giọng rất khó chịu, kể cho tôi nghe một câu chuyện vừa xảy đến với chú.  Đại ý, là có vài người bạn tìm đến nhà chú  - một, hai đòi' xin' một bức tranh khổ lớn của chú - chú không muốn, nhưng,thật sự không biết xử trí thế nào cho phải.  Tôi còn nhớ câu chót chú nói với tôi, trong cuộc đam thoại. Bức tranh bọn Tây trả chú cả ngàn đô-la, chú không bán, thế mà bây giờ ... Mà nào, có phải hạng người đáng để cho mình tặng ?  Thật là mấy anh bạn này khó chơi quá ! Tôi ầm ừ, rồi đặt máy xuống, không biết thưa gì với chú đây, trong lòng dạ bị lây cái khó chịu của chú.  Chú không nhờ tôi điều gì, nhưng,chú gọi cho tôi, vì biết tôi đang làm ở bộ Văn hóa, tôi tin là như vậy. Có nghĩa là, chú không nhờ, thì tôi còn phải có bổn phận tìm hiểu xem câu chuyện nó là thế nào , giải quyết ra sao cho ổn thỏa .Sáng ra, đến cơ quan , tôi thực hiện ngay điều mình nghĩ, nhưng, không trao đổi lại với chú. Khoảng 3 hôm sau, chú lại gọi điện thoại cho tôi, giọng vui vẻ, ' Cháu ơi, xong rồi nhé.  Chúng nó rút lui rồi !'.  Tôi cười, chúc mừng chú, liều mạng đến thăm chú, sau này còn có chuyện gì tương tự, chú cứ cháu mà gọi nhé.

Cuối tháng 9/ 2007, chú gọi tôi đến nhà, chú đưa cho tôi bản thảo bài'Tưởng niệm Phan Khôi' , chú vừa viết xong, nói, ' ... bài này chú sẽ gửi đọc tại cuộc tọa đàm về bác Phan sắp tời.  Cháu cầm về một bản, đọc, xem thế nào ...? '.  Cầm bản thảo đánh máy vi tính. tôi cảm động quá.  Về nhà đọc, thấy rất sâu sắc, nhưng, còn khá nhiều lỗi đánh máy, tôi gọi xin chú cho phép biên tập lại chút đỉnh, chú đồng ý ngay.  Hôm sau, tôi cầm bản thảo sạch đến gặp chú, ngồi đọc chậm rãi cho chú nghe, và, chú rất hài lòng.  

Sau rồi, bài này không được đọc tại cuộc tọa đàm, nhưng, nhà nghiên cứu [văn học] Lại nguyên Ân xin ý kiến[tác giả],[phóng] lên mạng,[dư luận] rất hoan nghênh. Ít lâu sau, tôi chuẩn bị tài liệu vào cuốn phim tài liệu về cuộc tọa đàm, tôi đem đến nhà gặp chú, nhưng, chú đang nằm viện. [Tôi] lại tìm đến viện, ngồi với chú hồi lâu, lúc trời sắp tối chú nghe tôi kể về cuộc tọa đàm, thì vui lắm , lát sau chú nói, '...trước sau gì cũng phải cất lời lên mà nói rõ sự thật ...'.

Tôi biết chú nhớ về cha tôi , và, đang rất đau lòng về cái quá khứ xa xăm hồi 50 năm trước, nhưng lúc này, vì sức khỏe của chú, tôi chỉ muốn chú tạm quên đi, và,[bèn] chuyển sang đề tài khác.

Vài tuần sau đó, biết chú đã ra viện, tôi tìm đến nhà thăm và có y định thưa với chú một chuyện, mà, tôi rằng rất nên làm. Đúng là chú đã khỏe ra, nói chuyện vui vẻ lắm.  Tôi lấy bài'Tưởng niệm Phan Khôi' của chú- rồi lấy cuộc tọa đàm về cha tôi- để làm chứng, động viên chú , nên viết hồi ký.  Chú trầm ngâm thật lâu, mới nói, ' Chú bây giờ chỉ có vẽ thôi, là thích !'

Tôi dẫn thêm, ' Nếu chú thấy viết rất khó khăn, thì cháu sẽ mang máy ghi âm đến, chú cứ kể, cháu cứ ghi,cháu sẽ đặt câu hỏi để giúp chú nhớ lại, và, kể cho cụ thể.  Làm như thế, chú không mệt mà lại nhanh.  Sau cùng, cháu gỡ băng, đánh máy, chú duyệt lại, sửa [thêm] một chút la xong thôi. '.

 Chú nghe rất chăm chú, nhưng, tôi chờ mãi, không thấy chú trả lời, tôi có phần e ngại, vì, sự sốt sắng của mìn có gi làm phật ý chú ?  Mãi sau, chú nói chậm rãi,' ... chú e là có nen chăng ?...'  Biết chú còn có điều gì phân vân, tôi thôi luôn từ đó, và, không nhắc tới chuyện đó nữa.  Nhưng, rất lấy làm tiếc !.  Một cuộc đời vẻ vang như chú, thì có biết bao bài học cho người[lớp] sau .

Đến đầu năm ngoái [2013], tôi kính tặng chú tác phẩm Nắng được thì cứ nắng - Phan Khôi từ Sông Hương đến Nhân văn  - do nxb Tri thức ấn hành, [tôi] gửi qua người con cả của chú, kiến trúc sư Trần quang Trung.  Lúc đó, mới biết chú đã chuyển chỗ ở về Nhân Chính.  Tôi chưa kịp đến thăm chú, thì, vào tháng 11 năm ngoài [2013]- một hôm , anh Trung gọi điện thoại cho tôi, giọng  vui vè, ' Cha em đồng ý để em đón về 62 phố Khâm thiên rồi.'

[Địa chỉ]62 phố Khâm thiên là ngôi nhà lâu đời của vợ chồng chú, bị bom B52 phá hủy, hồi cuối 1972, đã được xây lại.  Tôi cũng vui lây, với[lời]hứa, sẽ đến thăm chú ngay. Chiều thứ sáu 14/11/2013, tôi đến 62 Khâm thiên, anh Trung [đưa]tôi vào phòng riêng của chú, rồi cùng ra phòng khách. Chú mặc bộ đồ ở nhà, gương mặt tươi tắn, khỏe khoắn. Tôi hỏi ý kiến chú về cuốn sách tôi tặng hồi đầu năm, chú chỉ cười, ra ý khích lệ, chứ không nói gì.  Tôi nhắc chú, trong sách có nhiều đoạn nói về chú đấy, chú cũng chỉ im lặng, cười cười. Tôi lại tặng chú chút quà, đưa vào túi chú,[thì] chú đưa tay lên nắm lấy tay tôi thật chặt, nhưng không nói lời cảm ơn, vẫn chỉ cười cười.  Những nụ cười cuối cùng của chú sao mà lặng lẽ, sao hiền lành đến thế !

 Sau khi giã từ chú, tôi sang phòng chào cô Lê bạch Tuyết, vợ chú.  Cô đang ngồi cặm cụi ở bàn, gõ rào rào cái máy đánh chữ cổ, loại Optimo. Cô đứng dậy,bước ra, nắm lấy tay tôi, cười rất tươi, đáp lại câu hỏi của tôi, ' Ồ, cô đang viết lại những tháng ngày xưa của chú đấy ..,'

Rồi mới dây , em Trung, con chú, gọi điện thoại cho tôi, nói chú đã qua đời- hồi 22 giờ  đêm 14/3/2014. Tôi chạy đến thắp hương nơi bàn thờ chú, cúi đầu im lặng.  Rồi, trước lời ủy thác của gia đình chú, tôi nhận lời, làm mấy công việc cuối cùng, để tiễn đưa chú về thế giới của người hiền.

Tôi có phân vân, trước lời ủy thác của gia đình chú, nhưng rồi, tôi vẫn nhận lời làm -vì- từ lâu rồi, tôi được chú coi là thằng cháu của chú .

LINH ĐÀM 20 /3  / 2014
PHAN AN SA

                   (theo  <vanhoa&giaoduc>  trần hữu dũng / usa )

vài hàng tiểu sử họa sĩ Trần Duy

Sinh năm 1920 tại Huế. Học trường Cao đẳng mỹ thuật Đông dương. Năm 1954, thư ký  báo Nhân văn.  Sau thời đổi mới, ông có  2 cuộc triển lãm: năm 1994, 2005, cùng 4 tác phẩm được xuất bản: " Trần Duy"( nxb Mỹ thuật, 1997) - "  Cảm luận về nghệ thuật (Mỹ thuật, 2002) - " Trần Duy / ký họa trên đất Pháp " - " Suy nghĩ về nghệ thuật " ( nxb Hội nhà văn, 2001)         BLOG NHÃ THUYÊN    


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét