Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

hỡi linh hồn tôi / truyện thế phong - 5

hỡi linh hồn tôi - 5 - thế phong
saigon 2003
\
                                                              thếphong

                                                    hỡi linh hồn tôi


                                                                     truyện


Nhớ lại buổi sáng uống cà phê, Ẩn kể chuyện, trung tá Sơn,  chỉ huy trưởng liên đoàn Yểm cứ, báo cáo tư lệnh Sư đoàn 5 KQ: đã bắt được thủ phạm ăn cắp trang bị nội thất, giường sắt, nệm, bản sắt, ghế quay, ở những barrack của Mỹ,  bên hông sân trực thăng, là trung sĩ Tường, báo Lý tưởng,  ở nhà số 5, dãy 3989, khugia binh Phi long.  Chánh văn phòng, thiếu tá Chấn cưới ồ, bảo trung tá Sơn, tin này hoàn toàn phịa, vì, tướng Tiên đọc báo cáo xong, đã phê,  "... Dẹp, ông ấy trèo tường sang mở ' robinet' lấy nước mà thôi, còn đồ dùng thất thoát trong khu barrack Mỹ, thì, các ông lấy rồi, đổ tội cho nhà báo, sao ? Dẹp! " - lại còn hý hửng kể thêm chuyện mới vừa biết được , " Này, mày có biết 1ái xe không ?" -- " Lái xe gì mới được chứ ? " -- " Lái xe díp, chứ xe gì, mầy ?".-- " rất tiếc, tao cóc biết lái, ngọai trừ xe gắn máy ?"  --" biết hỏi vậy, là  tại sao không ? --"  Bởi, tướng tư lệnh KQ muốn can thiệp, đưa nữ đại úy, bạn cũ của mày ờ Quân đoàn  1 về BTL. làm tưởng phòng xã hội, thay đại úy Tâm ". 

Phải rồi, Đỗ nhớ cô  Tâm là bạn của Mỵ Nhân, từ ngày còn học nữ trợ tá ở 38 Tú Xương ấy.  Khi ấy, cô Tâm có một anh bồ ( nay là chồng) , chẳng có công ăn việc làm chắc chắn, nay đóng vai ông nội trợ cho nữ đại úy, coi sóc nhà cửa  ở nhà,  cô chủ đi làm.  Nữ đại úy Tâm ở cùng khu gia binh không quân, đôi khi, Đỗ gặp anh  chồng  cô Tâm, lái xe díp cho phu nhân dạo mát.  Mỗi lần Tâm gặp Đỗ, thì chỉ mỉm cười, hình như để nhớ lại một thời xa xưa  , Chẳng hạn như chuyện Tâm đã lập gia đình với người mình yêu, còn Mỵ Nhân, th ngược lại.  Nên, Tâm hay đùa cợt, khi gặp trung sĩ Tường (Đỗ) thùng thình trong bộ quân phục treilli 4 túi không sửa, lon lá đầy đủ., "... chúng em mời  anh sang nhà chơi vào thứ bẩy  này, Mỵ Nhân nó sắp từ Đà nẵng vào đó ".  Đỗ không hỏi lý do  nào, nữ đại úy tâm xin thuyên chuyển sang đơn vị khác, trưởng phòng xã hội có nhà quân đội cấp, công việc làm thoải mái trong  quân chủng nổi tiếng hào hoa, bay bướm.  Bỗng Ẩn vỗ vai, nói tiếp, " Mày có cảm thấy vui không ?- Ẩn hỏi và Đỗ điểm nụ cười hài hước,
 " -- Vui quá đi chứ ! ". Vì, khi nữ thiếu tá   Mỵ Nhân về đây, thì, hồn thơ và người thơ thường gặp nhau hang ngày.  Ẩn tiếp thêm  nụ cười hài hước, rồi, kể tiếp, với giọng nói oang oang, " ... --sáng nay Ổng ới tao đi ăn sáng , tư lệnh hỏi tao, có phải Mỵ Nhân là người được nhà văn chúng ta viết trong tự-sự-kể không ? " 

Đỗ không hiểu  là Ẩn có rành sáu câu về\ Mỵ Nhân , nhưng, Ẩn kể lại cho tư lệnh nghe, tuy hai là một đó.  Và, tư lệnh biểu, một khi  tân trưởng phòng về đây, sẽ đưa trung sĩ Tường về làm tài xế cho  thiếu tá Mỵ Nhân, thì ,anh chàng nhà văn Đỗ sẽ bớt ngang bướng, hơn chăng ? Khi Đỗ nghe xong, hiểu ngay:  Sếp lớn Không quân đã nhiều lần bình phẩm về tay lính kiểng  giữ đúng tác phong quân phong, quân kỷ, nhưng ngang tàng.    Thì, Sếp lớn của tay văn sĩ lính kiểng kia cũng vậy, tư lệnh KQ cũng chẳng giống một ông tướng  nào khác. Rất nhiều văn nghệ tính, ngay cả Đổ, đôi khi cũng bị hẫng, trước việc  ử sự hàng ngày của Ổng.

Có một lần, trung tá Ẩn xuống nơi làm việc của Đỗ rất sớm,  chuyển lệnh tướng gọi Đỗ lên văn phòng tư lệnh.  Quân cảnh gác trước phòng tướng tư lệnh chẳng hỏi han, khi anh vào phòng - họ biết Đỗ đến , là tướng cho gọi.  chỉ vào báo trước mà không sợ bị la rầy.  Buổi ấy, tư lệnh mời Đỗ sang câu lạc bộ Mây 4 phương trồi  ăn sáng .  Câu lạc bộ nằm trong khuôn viên Không đoàn 33, trước đây Lưu kim Cương, tư lệnh không đoàn , mới tử trận, qua chiến dịch Mậu thân đợt 2,  tháng 5/ 1968 ở nghĩa trang  Pháp.  Lúc tử trận, Lưu kim Cương mang cấp bậc trung  tá, khi chôn cất tại nghĩa trang Mạc đĩnh Chi vinh thăng chuẩn tướng. Vậy là ông tướng KQ này được thằng vượt cấp, lúc mang cấp bậc trung tá thì đã có  lệnh thăng cấp đại tá, chưa được mang lon đại tá thì tử trận, nên được  truy thắng chuẩn tướng.  Buổi tiễn đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng, rất đông văn nghệ sĩ, từng giao du yêu mến luyến tiếc, như nhạc sĩ sáng  tác ca khúc Anh nằm xuống, tác giả Trịnh công Sơn  chẳng hạn.  Buổi sinh thời,  Trịnh công Sơn giao du thân mật với Lưu kim Cương, , được Cương yêu mến, giúp đỡ.  Có  một lần, tư lệnh không đoàn 33 Lưu kim Cương đề nghị với tư lệnh KQ đưa Trịnh công Sơn vào làm lính KQ, giống nhiều ca , nhạc sĩ khác, Duy Quang, Anh Khoa,  Nguyễn trung Cang, Trí khùng .., thì, chưa chắc Sơn làm được hoàn hảo. Và, sau khi Cương tử trận, Trịnh công Sơn sáng tác ca khúc Anh năm xuống dành riêng tặng bạn, một ca khúc rất cảm động

Buổi ấy, có một  chàng lính-nhà-văn đùa cợt, kể với bạn bè về thuở hàn vi của cậu học sinh  Lưu kim Cương.  Khi là học sinh ở Hà nội trước 1954, chàng phi công tài hoa bây giờ đã  từng có thời gian làm lơ xe chạy đường Hà nội- Hải phòng. Một buổi, lái xe chính đậu xe chở hàng ở Bần yên nhân săn ,nghỉ ăn trưa,  sau , lái tiếp về Hải phòng.  Lái xe châm điếu thuốc lá phì phèo bập bùng trên môi, chợp mắt thiu thiu ngủ không hay -  cậu lơ xe Cương chỉ cờ cơ hội này, lẻn lên buồng lái cầm vô-lăng luyện tay nghề. Chẳng may, xe  bốc chồm lên, đụng phải một người đi đường.  Rồi ,bước vào vòng tử tội, diện bích trong 4 bức tường lao lý, cậu ét lái  nhờ dịp này chạy được một chứng chì  trung học đệ  nhất cấp, đủ lệ bộ nộp vào hồ sơ tuyển phi công Việt nam sang học lái tai Marrakeck của quân đội Viễn chinh Pháp. Tốt  nghiệp, trở về nước, mang lon trung sĩ phi công,   đặc cách thăng chuẩn úy,  thời thủ tướng Diệm mới lên cầm quyền , dần dần leo lên chức chỉ huy trường Liên đoàn Thần phong, bên cạnh bạn thân, Khoa đen , trưởng phòng hành quân, đem máy bay Skyraider AD5  ra Vĩnh linh giội bom.  Cánh diều danh vọng của Cương  ngày càng  lên cao.  , Cương bay bổng  rất nghề.

 Có  một lần ,  tình cờ gặp  một lính đồng hóa văn nghệ gia nhập không quân, Cương hỏi ngay , có lần nào anh bạn  văn nghệ này được nghe tới tên phi công tài danh 'number one'  Cương chưa nhỉ ?  Nhà văn lính mới đồng háo này là bạn học Khoa đen, và, Khoa đen được chứng kiến  bạn cũ ,thưa lại với Cương,
"- ...Thưa tư lệnh không đoàn, tôi cũng là dân học sinh Hà nội, thật mà nói, quen với ngài thì chưa, nghe đồn về danh ngài từ thuở xa xưa, thì có một chút ít.  - Tư lệnh không đoàn chừng mắt nhìn, hỏi tiếp, " - Rồi sao nữa, hỡi nhà văn trung sĩ không quân, xin được cho nghe tiếp. ". Đỗ thủng thỉnh đáp, " -.. chẳng hạn, ngài lái máy bay giỏi trên không trung, cũng như xưa kia, lái xe ô tô trên đường số 5 Hà nội- Hải phòng và ngược lại. Ngài ét- lái ô- tô thuộc ' virages'  như nắm trong lòng bản tay, kể cả ổ gà, ổ trâu, cả khúc gập ghềnh lồi, lõm, ngài lơ xe đều sử dụng  bánh lái tuyệt chiêu, như một hiệp sĩ  thượng thừa.  Về sau này, ngài  nổi tiếng là tay ' lady- killer', hoặc,  làm chủ sở hụi trả ' cachet' hậu hĩnh đối với văn nghệ sĩ đàn ca được mời . Ngài mời ca sĩ thượng tầng như Thái Thanh, Lệ Thu.. vào câu lạc bộ 'Mây phương trời ', đàn ca, thù lao được gửi lại trong bao thư, chỉ một bài hát thôi, còn nhiều hơn lương lính không quân không  phi hành, không chỉ số : 1 vợ + 4 con, như tôi đây chẳng hạn .  Ngài rất say đắm âm nhạc, dùng cà một phi cơ  ' Cargo 123'  bay sang Tokyo, chỉ để mua ván ép  chở về Tân sơn nhất, để ,đóng trần nhà câu lạc bộ, cho âm thanh vang dội'  ép-phê' hơn.  Ngài rất kỷ luật trong việc kiểm soát lệnh cấm trại, cấm quân , bất kể lính hay sĩ quan, ai mắc quân phong, quân kỷ, ngài xử công bằng ..."

Khoa đen  cười vang như nắc nẻ, khích, "... -vậy đâu là bằng cớ cơ chứ,  nhà văn trung sĩ ?". Nhà văn trung sĩ tiếp tục, "...-như  lính tráng kể cho nhau nghe, mỗi lần cấm trại, ngài cùng' bộ sậu tham mưu'  ra  án ngữ trước cổng Phi long để kiểm soát quân nhân xuất trại. Đến ,  cả đại tá Lành, tham mưu trưởng bô tư lệnh KQ , khi lái chiếc Lambrettis' trâu già' cà -tịch cà -tàng từ bộ tư lệnh ra, gần tới cổng Phi long, nhìn thấy ngài đang xua đuổi quân nhân vô lại trại, đại tá đành thui thủi ra về lại bộ tư lệnh.   Một lát sau, đại tá Lành lái xe díp ra, mà lòng vẫn đánh lô -tô,  " thằng Cương đuổi vào thì mất mặt , mà không thể làm thế đối vơi tham mưu trưởng bộ tư lệnh KQ, chắc là ra lọt thôi."  Người kể lại câu chuyện  này, chính là trung tá Tiệp, người có bộ râu quai nón, ở thời  Đệ nhất Cộng hòa từng đặc trách  an ninh KQ.   Cũng có lần ngài đánh xe díp ra  đường Lê Lợi, Tư do.. chặn bất cứ quân nhân nào ở ngoài phố, và, hình như ngài đã buộc một phi công cấp tá ở Biên hào lên ngồi sau xe Dodge 4 + chiếc  xe gắn máy Suzuki 12 về Tân sơn nhất,  vì  thiếu giấy  xuất trại..."

Khoa đen tiếp tục khích, cười vang, lấy làm thích thú,  quay sang tư lệnh Cương, như giới thiệu, "..-- thằng này là bạn thân của tôi và cả anh ruột tôi, khi tôi  ở Hà nội đang theo học ở trường Albert Sarraut.  Chinh ông trung sĩ này, xưa kia đi xe ' đạp' demi-course' , hiệu Follis,  nhìn thấy đoạn đường nào đào ngang  để chôn ống nước, lại không thèm giắt qua, , mà lấy trớn từ xa, nhẩy phốc cùng xe qua một cách ngon lành. . Tôi bảo nó, khi ấy, " rồi ra trên đường đời,. liệu màycòn giữ được chất gan lì ấy ...?".

Tư lệnh không đoàn 33, Lưu kim Cương cười vang, theo tiếng cười Khoa đen,rồi  quay sang phía nhà văn trung sĩ, "-...thế ra, ông biết về tôi cũng đáng nể lắm !".  Cương  hỏi nhà văn trung sĩ, có biết nhà báo Phan Nghị- nhưng quan trọng hơn -  là có đọc cuốn sách viết về Lưu kim Cương, khi làm tư lệnh  KQ ở vương quốc Cần thơ không ? Nhà báo Phan Nghị đề cao , ngoài tài năng phi công Thần phong Lưu kim Cương, ông ta còn là một người yêu văn nghệ đầy mình.   Và, chỉ có thể so sánh  phi công Thần phong Lưu kim Cương với  tướng quân khu Tư Nguyễn Sơn  hồi nào mà thôi . Nhà văn trung sĩ cưới, tiếp lời, "...--  thì nhà báo kia  đã được đền đáp bằng những cuốn sách mà ngài đặt mua, ấy là, chưa kể đến hậu đãi đền bủ bằng một khối  tiền tài, như một Mạnh thường quân coi đồng tiền không lớn hơn Trung hoa lục địa ..."

Bổng, tư lệnh   không quân 3 sao  quay sang bảo trung sĩ Tường, " -... Chúng ta đi ăn sáng chứ ông !".   

Đỗ bận  bộ quân phục treillis 4 túi, lon lá đàng hoàng, cái mũ calot xanh giắt ở lưng quần, đi theo sau tướng 3 sao xuống tam cấp bộ tư lệnh. Chiếc xe díp tư lệnh KQ  mang số ... 13 (số cuối cùng) , bên cạnh có cái xẻng, phía hàng ghế dàn hàng ngang là đại tá phi công Chung,  mặc áo phi hành, nay là chim cánh cụt xuống đất , làm tham mưu phó chiến tranh chính trị , sếp trực tiếp của Đỗ.   Đỗ giơ tay chào kính theo đúng quân phong, quân kỷ, đại tá giơ tay chào lại.   Cả 3 đi lại phía xe díp . Tư lệnh KQ ngồi ghế lái, chỉ tay sang ghế bên trái, " Ông ngồi đây đi".

Trước cảnh. khó xử này, sếp  trực tiếp của anh ngồi ở băng hàng ngang phía sau, với tư thế ngồi quay lưng lại, đây là cách bố trí băng ghế đặc biệt, dành cho cận vệ, quân cảnh, ngồi cầm súng băng dài hộ tống tư lệnh, mỗi khi xe díp di chuyển, để canh chừng từ phía sau.   Trung sĩ Tường thưa với tư lệnh, "...- -Thưa  tư lệnh , lẽ đời như là quan trên trông xuống, người ta trông vào, tôi xin tư  lệnh cho phép tôi được ngồi ở băng  ngang phía sau..".  Tướng 3 sao cười vang, đến nỗi đôi ria mép rung lên, + giọng nói ồm ồm,  
"--... Ông cứ ngồi đấy đi...".

Và, chiếc xe díp  bon bon chạy về hướng câu lạc bộ Mây 4 bốn phương trời, câu lạc bộ có trần đóng bằng ván ép ngoại ,do  tư lệnh không đoàn Cương chở từ bên Nhật về buổi nào,  Đỗ còn như nhớ rõ, khi tướng 3 sao ra lệnh vậy, đại tá Chung nói nhỏ đủ cho trung sĩ Tường nghe, "...-  ông cứ ngồi ghế trên như tư lệnh chỉ thị.".

 Chừng 5 phút sau đến câu lạc bộ, không ai nói với ai thêm lời nào, Đỗ nghi tới chuyện, nếu trung sĩ Tường không biết lái xe díp cho sếp mới,  trưởng phòng xã hội, nếu, nữ thiếu tá  Mỵ Nhân được chuyển về bộ tư lệnh KQ. thật  Còn giờ  này đây, người lái xe díp, tướng 3 sao  chở 1 trung sĩ 1 ngồi bên trái, và một đại tá  không quân ngồi băng sau xe díp, nhìn đường chạy lui.

                                                                                                         ( còn tiếp )

   thế phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét