t.t.kh. nàng là ai ? thế nhật [thế phong]
những bài báo tranh luận ...
sổ tay văn nghệ:
nói thêm về t.t.kh... ký giả LÔ RĂNG [Úc]
[ĐẶC BIỆT CỦA NGÀY NAY[HOUSTON]
Trong xã hội việt nam chừng 50 năm nay, nếu, làm một cái survey xem nhà thơ nào có tác phẩm truyền tụng nhiều nhất trong dân gian, nhà thơ ấy chắc là Nguyễn Bính. Thơ ông đã gần trở thành ca dao, ở trên cửa miệng của mọi người, trong lời ru của mẹ ru con, hay được ghi chép nâng niu trong cuốn lưu bút đầu đời của cô cậu học sinh vừa mới lớn. Những tuyển tập xuất bản liên tiếp trong thập niên qua lúc nào cũng là best- seller. Bây giờ nếu tìm một nhà thơ khác sau Nguyễn Bính được truyền tụng và yêu mến rộng rãi trong dân gian, người đó chắc là T.T.KH. Mối tình sâu rướm máu 'nếu biết là tôi đã có chồng / trời ơi người ấy có buồn không ?' từ trên 50 năm nay vẫn là tâm sự của biết bao cuộc tình đầu lỡ dở. Chỉ 3 bài thơ T.T.KH. đã đi vào văn học, phần nào giống như một bài Sonnet mà Arvers đã trở nên bất tử. Người ta ngâm ngợi, ghi chép Hai sắc hoa ti-gôn- Bài thơ thứ nhất - Bài thơ đan áo', nhưng bao nhiêu năm trôi qua, T.T.KH. la ai vẫn là một dấu hỏi lớn, một nghi vấn văn học, chưa có lời giải đáp. Thời gian T.T.KH vẫn còn lấp lánh trong ký ức của thế hệ này tiếp theo thế hệ khác.
***
Do vậy, nên khi cuốn T.T.KH - nàng là ai ? do nhà xuất bản Văn hóa (VN) tung ra mới đây, nó đã làm xôn xao dư luận. Ở trong nước báo chí thông tin từ Nam chí Bắc đều nói đến nó. Ở hải ngoại, từ Mỹ đến Úc, Pháp ... đâu đâu cũng tìm hiểu, thương xác vấn đề này. Tòa soạn chúng tôi có cuốn T.T.KH - nàng là ai ? từ 2 tháng nay, anh em tòa soạn truyền tay nhau đọc . Tôi là anh già trong tòa soạn, nên khi xem xong, anh em đều hỏi ' Anh thấy thế nào ? tác giả Thế Nhật nói đúng hay sai ? TTKH có phải là bà Trần thị Vân Chung hay không ? Thật tình, dù không tin tưởng bao nhiêu vào những lời xác quyết vô bằng ( affirmation gratuite) của tác giả, tôi cũng không dám nói không. Những gì thuộc về thông tin văn học, liên hệ đến sử liệu, tôi nghĩ là phải hết sức dè dặt, đắn đo, dù chỉ là trong câu chuyện bù khú giữa anh em tòa soạn. Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết . Trong sử học, có một chữ, tôi nghĩ là rất đáng nên trân trọng, đó là chữ tồn nghi . Chỗ nào mà nhà viết sử thấy chưa có đủ bằng cớ xác đáng, chưa đủ độ tin cậy thì tác giả ghi tồn nghi- nghĩa là, cón có chỗ nghi ngờ, chưa dám quyết đoán. Tồn nghi để cho người khác, hoặc, cho thế hệ sau, có đầy đủ điều kiện hơn soi sáng vấn đề.
Vì bảo trọng sự' tồn nghi', nên, về phương diện báo chí, nó có một nhược điểm. Trong khi thiên hạ đang xôn xao bàn tán về vấn đề này, mình không đáp ứng ngay được sự nôn nao chờ đón của độc giả, phải mất thì giờ đi so sánh, phối kiểm tin tức, trước khi loan trên mặt báo. Tin tức đó nguội đi, không còn sốt dẻo nữa. Dù không có tham vọng đóng góp vào sử liệu, nhưng, lương tâm chức nghiệp tối thiểu của người làm báo, nó đòi hỏi như vậy, biết làm sao hơn.
Để phối kiểm tin tức này, chúng tôi nghĩ có một người đáng tin cậy. Đó là nhà thơ Hà thượng Nhân. Ông bạn già của chúng tôi không hiểu sao lại dính ngang xương vào nghi vấn văn học này.
Tác giả Thế Nhật trong TTKH- Nàng là ai ? nói rằng :
' người ấy là nhà văn Thanh Châu, sau mấy chục năm xa cách,[thì] 1976 có gặp lại cố nhân ' bà Vân Chung ' ở nhà ông bạn họ Hà của chúng tôi . Bà Hà thương Nhân, nhũ danh Trần thị Anh Minh, chính là em ruột của bà Vân Chung. tác giả Thế Nhật
đã kể lại rằng, bà Hà đã đích thân đi mời bà' Vân Chung TTKH' đến nhà, để ông Thanh Châu gặp mặt. Như thế , phải hỏi ông Hà cho ra lẽ. Chúng tôi gọi điện thoại viễn liên đến San Jose CA, nơi cư ngụ của ông Hà, nhưng, buồn thay, ông hà lại có việc đi vắng vài bữa.
Khi gác máy, tôi vừa thất vọng, vừa buồn rầu. Thất vọng, là không làm sán g tỏ ngay được một nghi vấn văn chương đang được mọi người chờ đón, buồn rầu là vì, một vấn đề như vậy, mà bạn tôi giấu kín suốt mấy chục năm nay.
Nếu chuyện xảy ra, đúng như nhà văn Thế Nhật kể lại trong TTKH- nàng là ai ?,, tôi buồn biết mấy ! Ông Hà và tôi đồng sự với nhau như thế, đã là trên 20 năm, và ngồi trong cùng một tòa soạn trên 10 năm, cải tạo rồi đi tù về gần gũi nhau 4, 5 năm tại căn nhà trong ngõ[ đường] Lê văn Sĩ..., có chuyện gì giấu nhau đâu ?
Ông kể cho tôi nghe chuyện những ngày đầu kháng chiến, những sinh hoạt tại khu 4 với tướng Nguyễn Sơn, những kỷ niệm với Đặng Thái Mai, Nguyễn tiến Lãng, Trương Tữu, Nguyễn đức Quỳnh, nhưng hoạt động với những người bạn Thanh hóa, ngu ngơ chốn sông Hương, núi ngự, bạn tôi cũng không có giấu tôi. bạn hữu gần nhau đên độ phơi gan trải ruột, lẽ nào, bạn tôi giấu tôi trong vấn đề TTKH. Bà Hà với bà Trần thị Vân Chung, tức là bà Lê ngọc Chấn, là chị me ruột. Ông hà với ông Lê ngọc Chấn
[ người chồng luống tuổi trong thơ TTKH] là anh em cột chèo. Là anh em cột chèo gần gũi, vì, năm 1986, khi ông LN Chấn [cựu lãnh tụ VNQDĐ], cựu tổng trưởng quốc phòng, cựu đại sứ VNCH tại Anh quốc] đi cải tạo về, rồi lâm bệnh mất, linh cữu quàn tại nhà ông bà Hà thượng Nhân. Tôi từ Hóc môn có lên kính viếng. sau đó, trong khi chờ đợi xuất cảnh đi Pháp, bà Chấn ở nhờ nhà bà Hà. Trong những buổi lên chơi, tôi thường gặp bà Chấn ở đó. Đới với chúng tôi, bà Chấn thuộc về[vai] bà chị . Dù đang trong cơn hoạn nạn ' quốc phá gia vong', chị Chấn lúc nào cũng có phong thái của một vị phu nhân nghiêm cẩn và tự trọng. Tôi thỉnh thoảng cũng có được nghe một vài đoạn thơ của chị trong nhóm Quỳnh Dao, nhưng, thơ của chị không có một chút nào trong hướng TTKH. Không lẽ một con người như thế lại có thể ôm lấy cố nhân Thanh Châu trước mặt mọi người, rời khóc than mùi mẫn. Một giai thoại văn chương trên 50 năm nay, không nên kết thúc rẻ tiền như vậy. mà cũng không nên xâm phạm đời tư của một người đàn bà khả kính một cách sàm sỡ và hồ đồ như vậy.
Hơn 1 tuần sau, chúng tôi mới liên lạc được với ông Hà thượng Nhân. Chúng tôi vội hỏi ngay vấn đề chị Vân Chung TTKH và cuộc gặp gỡ tại nhà ông bà Hà. Ông bạn tôi trả lời :'
' Đúng, có một chi tiết rất đúng. Đó là cái số nhà của tôi. Kỳ dư mọi chuyện khác đều là giả tưởng, đều là nhảm nhí cả'.
Nghe xong câu trả lời này, tôi thấy vui trong bụng. Vì một giai thoại văn chương cho đến nay vẫn còn là giai thoại văn chương, vì, ' ông bạn tôi như vậy là không giấu tôi điều gì hết '.
[]
( còn tiếp )
ký giả lô răng
[ BÁO NGÀY NAY số 135 , ngày 103-1995]
Lời dẫn.
Mẩu báo 2 cột 12x28 cm ( x 2) gửi cho tôi từ Maryland. Người có nét chữ bay bướm, rất đẹp ấy,nguyên đại úy QLVNCH, tức thi sĩ Mai trung Tĩnh ( 1937- 2002) gửi . Nhớ mang máng tiễn chàng ta ở sân bay Tân sơn Nhất, đâu đó vào năm 1994. Tôi không ngờ trong hành lý mang đi Mỹ, có tập thơ in theo lối mimeographed book 'Prose Poems', poems by Mai trung Tĩnh, translated by Đàm Xuân Cận, Dai Nam Van hien Book, Saigon 1972.
Sau khi MTT qua đời vào 2002, phu nhân bỏ tiền tái bản tập thơ ấy, dưới logo nhà xuất bản Tiếng quê hương. Anh Cận ở Cabramatta [Úc] muốn có i bản dịch, kể cả bỏ tiến mua và chịu tiền shipping- nhưng không được đáp ứng. Tôi nhờ văn sĩ TQK ở cùng bang mua giùm, dịch giả sẻ gửi tiền trả, sau khi' lĩnh hóa giao ngân'. Chẳng ai trả lời, bởi, tác giả qua đời rồi , chẳng ai thèm quen tâm tới dịch giả nữa ! [ năm 1972 dịch giả ở Saigon dịch tập thơ , không nhận một xu teng].
Chẳng nhắc lại làm gì, nếu cuối tháng 12, 2013, tôi không nhận được 2 bì thư dày cộm, mỗi bì thư 23 trang A bốn - COPY bản thơ in mimeographed book thơ kia, in từ 1972. Hình như dịch giả phải bỏ ra khoảng 200 AUD đề có nó. Anh revised lại đôi chỗ, và ngày 30 tháng 12, 2013- tôi đã posting PROSE POEMS by MAI TRUNG TĨNH trên blog THEPHONG'S POEMS, như một revised edition.
Bây giờ trở lại tới người viết bài phê bình TTKH- Nàng là ai ? Đó là chàng Ký giả Lô Răng,[ Phan lạc Phúc] nguyên trung tá QLVNCH, từng thú nhân ' chàng là em rể hụt thi sĩ Quang Dũng' .
Viết báo rất có nét, từng chủ bút nhật báo quân đội Tiền tuyến, mà, Hà thượng Nhân là chủ nhiệm , cho tới ngày 30 -4-1975 . Không biết có phải bị mắc kẹt lại ở Saigon không, chàng trung tá CTCT đi học tập cải tạo, được trả tự do, đủ trên 3 năm là được đi định cư. Lại viết báo, viết hồi ký, hình như tập hồi ức kia ít ai biết đến, dầu kẻ viết tựa có tiếng tăm về chính trị, không thể vực dậy cho hồi ký biết đứng, biết đi, biết chạy !!!
Riêng bài viết của anh về TTKH Nàng là ai?- bài viết cẩn trọng, lối văn bút chiến hòa nhã, tồn nghi rất phải lẽ , tôi cảm ơn anh thật nhiều !
Năm nay chàng Phan lạc Phúc, ngoài 80, bộ vó nam tính: thân cao vai rộng , tài năng vừa độ, tay làm báo có hạng. Đọc bài anh viết điểm sách về TTKH nàng là ai?, tôi như được gặp lại tác giả của gần 50 năm trước ở tòa soạn báo Tiền Tuyến, 2 bis Hồng thập Tự, Saigon 1.
ĐINH BẠCH DÂN
SAIGON JAN., IST, 2014.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét