nhửng mẩu rời dấu ái / bộ tuyển tập -
văn uyển xuất bản, san jose, 2008
trần thị bông giấy
...chịu đựng cô đơn vì lợi ích kẻ khác ...'
hồi ức: trần thị bông giấy
II
Tôi là đứa con không bình thường của một cuộc hôn nhân không bình thường '.
Cha tôi xuất thân gia đình quan lại ở Huế, triều đình nhà Nguyễn. [ bà nội tôi là một tiểu thư khuê các, con gái một chủ nhân một lò vôi ở Ba Vinh, rất giàu có. Bà mất khi 22 tuổi , vì chứng hậu sản trong 1 cơn ghen theo chồng, sau 3 ngày sanh cô út tôi. Khi ấy cha tôi mới chỉ 2 tuổi].
Từ 9 tuổi, , vì không chịu được sự khắc nghiệt của bà mẹ kế, cha tôi được gửi vào nội trú trong trường Pellerin, đỗ xong bằng Brevet ở đây, ông ra Hà nội tiếp tục học trường Bưởi, đậu tú tài 1.
Cũng tại Hà nội, tình cờ nghe được một bà giáo sư người Pháp kéo violon, máu mê âm nhạc bắt đầu trỗi dây, nện xin học violon với bà. Ông nội tôi nghe tin, gọi về, nổi giận đập vỡ cây đàn. Cha tôi bèn bỏ Huế vào Sài gòn. Vì rất giỏi tiếng Latin và Pháp, nên ông được nhận vào làm việc tại nhà giây thép gió * , một công việc không phải dễ dàng tìm ra ở thời đó. [ những điều này do các bạn cha tôi kể lại ,khi tôi đã lớn khôn]. Ông nội lại kêu về bắt lấy vợ. [ thời gian này cha tôi kết bạn với Hàn Mặc Tử,Tạ xuân Thuận [...],* * đó củng là thời kỳ ma nhạc sĩ Phạm Duy tìm đến làm quen với ông. Ông lớn hơn Phạm Duy chừng chục tuổi]. Cha tôi không chịu lấy vợ, lại trốn nhà, đi phiêu bạt nhiều nơi, và, lần này không trở lại với gia đình cho đến ngày bố mất, mới về chịu tang...
----
* bưu điện.
** [...] người biên tập tạm lược .[BT]
Ở trên, tôi viết ' một đứa con không bình thường của một cuộc hôn nhân không bình
thường ', do từ câu chuyện toi sẽ kể lại tiếp đây.
Mẹ tôi tuy [ được ] chào đời trong 1 gia đình dân dã tại làng An cựu ở Huế, nhưng, ông ngoại tôi từng được đi du học Pháp, đậu kỹ sư hóa học, nghiên cứu về cách chế biến thuốc nổ dùng bắn các loại đá để nghiền thành vô trộn cát làm nhà. Bà là người đến sau, hiện hữu trong đời cha tôi, giống y như một cái bóng. Bà vợ trước là dì ruột tôi, sau khi ủy thác em gái ' ở lại lo giùm 2 đứa con chị và săn sóc anh ấy ' - đã bỏ đi xây tổ ấm với người đàn ông kế tiếp trong đời bà.
Chuyện người lớn , từ thuở bé cho đến tận lúc này, vẫn là những điều tôi không muốn tìm biết. Nhưng không muốn không có nghĩa là không biết. Theo thời gian, mọi thứ đều được gạn lọc, mai một. Và cũng theo thời gian, có những điều sống mãi trong ký ức con người để không bao giờ chịu chung số phận tàn phai.
Với tôi, cái ' không bao giờ ' vừa kể, tôi đã từng có được, khơi đi từ 2 kỷ niệm riêng biệt về cha va mẹ. Đó là những cảm xúc đã gây nên một dấu ấn mạnh mẽ trong tôi từ thơ dại để trở thành cái-tôi-hướng-Thiện về sau khi đã lớn, là môt trong những may mắn hiếm hoi tôi từng có; là 2 luồng ánh sáng soi đường và giữ cho tâm hồn tôi khỏi rôi xuống hố sâu trên những khúc quanh nguy hiểm của cuộc đời.
Một buổi tối tôi được cha nắm tay dắt đi ra ngoài đầu ngõ . Trời mưa. Hai cha con đứng nấp mưa dưới một mái hiên cách ngôi nhà tôi đang ở một quãng đường. Thật lâu, dù trời đã tạnh mà vẫn không thấy ông nhúc nhích. Thật lâu, dù trời đã tạnh mà không thấy ông nhúc nhích. Độ nhiên tôi cảm nhận bàn tay ông nắm chặt bàn tay tôi. Ngạc nhiên ngẩng nhìn thì bắt gặp cái nét đau lộ trên khuôn mặt. Nhìn theo ánh mắt, thấy bà mẹ lớn của tôi đang cùng sánh vai một người đàn ông lạ [ở] phía bên kia đường.
Cha tôi cứ nhìn theo 2 người cho đến khi họ đã khuất hẳn [ở] nơi một khúc quẹo, cái nắm tay lúc bấy giờ trở thành run rẩy. Trong ý thức của một đứa con nít còn rất nhỏ - khoảng 5 tuổi - tôi bỗng dưng ' cảm thông ' rất rõ sự đau khổ của cha tôi, nên cũng im lìm không dám nhúc nhích.
Hai cha con cứ đứng hồi lâu nơi cái mái hiên trước khi trở về nhà. Vẻ mặt ông thản nhiên, như không hề có gì xảy ra, ngoài chuyện đi mua một gói thuốc lá !
[ suốt cuộc đời, kỷ niệm này cứ nằm trong tiềm thức tôi với nguyên cảm xúc của buổi chiều mưa thuở nhỏ. Và bây giờ sau mấy chục năm đau khổ vì tình yêu, tôi mơi hiểu tại sao cha tôi có cái tánh thủy chung dường ấy, tại sao tôi chưa hề mang trong đầu ý nghĩ phản bội người đàn ông ' thời điểm hiện tại' nào của mình., Câu đáp gom lại chỉ trong 1 ý nghĩ: ' Bởi vì đã từng 'cảm nhận ' rất sâu xa sự đau đớn của cha trong buổi chiều mưa, khi tuổi lên 5 ấy, mà tôi không bao giờ nỡ làm đau đớn cho người đàn ông của tôi, trên cùng cảm nghĩ ' bị phụ tình' như ông ']
Mẹ tôi là người đàn bà đẹp, cái đẹp xa vời với u uẩn, với dáng dấp thanh tao và đôi mắt to sâu đượm nét buồn dại khờ man mác.
[ Trong 4 chị em gái tôi, đứa nào cũng được thừa hưởng 2 điều này của mẹ. Vũ, anh Ngọ và tất cả những người đàn ông của tôi , ai cũng đều có chung nhận định. Riêng anh Ngọc, có lần nói với tôi :' Mẹ sanh 4 cô con gái mà cô nào viết chữ cũng đẹp [ như cha tôi: tôi thêm ] và đôi mắt cũng đẹp như mẹ. Đẹp nhất phải kể là mắt của em ! '
Ngày đó, tôi không hiểu tại sao có điều đặc biệt . Sau này mới khám phá ra cái đẹp mà anh Ngọc nhận định về đôi mắt tôi : chỉ là sự pha trộn giữa cái dại khờ thăm thẳm trên hình thể của đôi mắt mẹ, và nỗi suy tư triền miên của trí não cha mà tạo thành.
Khi cha tôi qua đời thì mẹ tôi mới chi có 31 tuổi.
Một đêm vì bệnh không ngủ được mà câu chuyện giữa 2 người cậu vô tình lọt vào tai tôi .
Một cậu nói:
' Anh chết đi, để lại cho chị một đàn con vừa của chồng vừa của mình, chị lại không có nghề nghiệp gì trong tay . Bây giờ làm vợ người ta, ông ta sẽ lo giùm cho các đứa con chị .'
Ngạc nhiên vì chữ ' ông ta ' , tôi cố lắng nghe câu chuyện người lớn . Cậu thứ hai thêm vào : '... Em cũng nghĩ chị nên nhận lời làm vợ ông ấy .'
Khi bắt đầu hiểu chuyện, thì chính lá lúc tôi bỗng nghe một nỗi đau vô cớ tràn ngập tâm tư mà chẳng hiểu tại sao . Nào dè, những lời mẹ tôi vang lên mổn một [ cho đến tận lúc này tôi vẫn nhớ cái âm giọng buồn buồn dìu dịu như dòng sông Hương buổi ấy ] :
' Suốt bao ngày tháng ở với nhau, tôi vẫn tôn trọng anh trong những kỷ niệm với chị ấy, nên không một lần khuyên nhủ anh ráng chăm lo sức khỏe. Tôi cứ để yên cho anh với những đêm thức trắng, những lần say ngất ngư, những lúc làm việc mê mải. Tôi hòn toàn thiếu trách nhiệm chia xẻ của một người vợ, cứ nghĩ như vậy là đúng. Cho đến một buổi nghe anh kêu đau, tôi đưa anh đi bác sĩ. Sau khi khám xong, biết tôi là vợ, ông bác sĩ xin gặp riêng, bảo rằng : ' Ông nhà bị ung thư phổi đến thời kỳ chót. Bà nên đáp ứng cho ông tất cả những gì ông muốn, bởi tôi đoan xác rằng cao lắm là chỉ 2 tháng nữa thôi, ông sẽ qua đời. 'Ngay khi nghe lời báo ấy, tôi mới chợt thương anh vô cùng. Những ngày gần cuối vào thăm anh trong bệnh viện, thấy anh nằm hay nhìn lên trần nhà thở dài, lại than :' Các con còn nhỏ quá, học hành chưa đâu vào đâu'. Và anh xin tôi ráng lo cho mọi đứa con, nếu có tệ lắm cũng phải xong bậc trung học. Tôi hứa với anh điều đó.'
Nghe xong lời mẹ, bỗng nhiên tôi thấy đau nơi ngực, nhưng, cố cắn chặt 2 hàm răng không để cho mẹ và 2 cậu biết rằng tôi đang còn thức và sắp bật khóc với câu chuyện nghe lỏm.
[Mấy chục năm sau nhớ lại buổi ấy mới thật kinh ngạc, vì sự chọn lựa quá sớm của định mệnh trên con người mình. Ở đây, điều chọn lựa ấy không chỉ đặt trên vấn đề tình yêu - như đã trình bày suốt hơn 700 trang * ở những đoạn trước - mà còn trên ý hướng
' đứng mũi chịu sào , sống cho kẻ khác ' trong trọn cuộc đời mình nữa. Bởi vì, sao lại tôi, mà không phải là một trong số các anh chị em kia ' vì bệnh mời nghe lọt được câu chuyện người lớn '?'. Tự hỏi, giá thử ở vào vị tri tôi đêm ấy, liệu rằng họ có sẽ từ câu chuyện mà nhận ra cái giá trị tôi đêm ấy, liệu rằng họ có sẽ từ câu chuyện mà nhận ra cái gia trị cao cả về lòng hy sinh của mẹ hay không ?
---
* tập này là tập 4. [BT]
Tiếng gõ của định mệnh * trên mặt tình yêu không chỉ là gõ từ cái tuổi 22 trong những ngày làm vợ Đ. như Chung viết trong bài tựa tác phẩm Trân Sa,* mà, chính thật đã gõ từ cái chết anh Chàng - hơn nữa - từ mối tình tan nát vơi Vũ. Nhưng, phải nói đúng hơn cả Tiếng gõ của định mệnh đã khởi từ cái tuổi lên 5, với kỷ niệm buổi chiều mưa đi ra đầu ngõ cùng cha, và nhất là, từ cái lần nghe lỏm câu chuyện người lớn giữa mẹ và 2 người cậu của tôi, như trên đã kể.]
----
* tựa 2 tác phẩm đã xuất của tác giả . [BT]
Mẹ tôi nói tiếp với 2 người cậu tôi :
, Bây giờ, nếu phải bước thêm bước nữa, tôi sợ rằng mình sẽ không thực hiện được cho tròn lời hứa với người đã chết. Các con tôi dù ngoan thế nào, thì đối với một người đàn ông không phải là cha chúng, cũng đều giống như những hạt bụi vướng vào mắt. Huống hồ, tôi biết chúng sẽ không phải là những đứa trẻ dễ dạy, theo cái nghĩa thông
thường .'
[ Ở câu nói cuối bên trên, mẹ tôi đã ' rất đúng'. Ngay khi chúng tôi còn rất nhỏ, mẹ tôi đã nhìn ra được các con, bằng cái nhìn mẩn cảm của một người mẹ, khi nói lên điều
' chúng tôi sẽ không phải là những đứa dễ dạy theo nghĩa thông thường'. Quả thật, luôn luôn trong ý thức ' tự sinh tồn' của anh chị em tôi đều có sự phản kháng đặc biệt đối với những điếu ' xấu' của cuộc đời .
Ông anh tôi hiện đang ở bên Tây. [ Có] một dạo sang thăm , ngồi nhắc chuyện ngày thơ, anh tâm sự với tôi rằng :
' Phải công nhận tuổi thơ của anh em mình có điều đặc biệt hơn những đứa trẻ khác. Anh nhớ có lần cậu Bảo vì một lý do không ra gì đã đánh anh không nương tay, bằng những cái tát tới tấp vào mặt. Đau quá anh chạy xuống bếp. Cậu chẳng tha, chạy theo. Cùng đường, phản ứng tự vệ đẩy anh đến chỗ cầm lên con dao để gần bụng, cậu mà xấn lại thì anh sẽ đâm cho chết [ không phải đâm cậu mình mà đâm một người ác vơi mình] . Đột nhiên lúc đó anh kịp nghĩ, mình có thể bỏ dao xuống dễ dàng, nhưng không thể bỏ tâm Ác của mình. Chính cái tâm Ác mới la điểu tai hại, nếu có nó, không những nguy cho mình mà còn nguy cho kẻ khác. Do đó, anh bỏ dao để rồi cậu được nước đánh anh cho đến khi hả giận mới thôi. Anh sống bình an tâm hồn cho đến ngày nay, có lẽ cũng nhờ ý thức : Tâm Ác khó bỏ hơn bỏ dao, bỏ súng, và thương cho những ai không bao giờ nghĩ đến chuyện bỏ tâm Ác.'
Thủy, đứa em trai thứ nhì - sau Trọng- lúc 18 tuổi, tuần lễ trước đi du học Belgique [1971] lại gặp 1 chuyện xảy ra. Dạo đó, trong công việc làm ăn, mẹ tôi có đưa cho 1 bà quen mượn 150.000 VN đồng, với điều kiện, trả lại nguyên vốn trong 1 tuần lễ. Giá trị
1 lượng vàng lúc đó chỉ 4000 VN đồng. Xui xẻo cho mẹ tôi, rằng, bà này có máu cờ bạc, nên đã dùng số tiến đánh bài thua sạch. Năm lần, bẩy lượt, mẹ tôi đi tìm, bà trốn biệt. Đến khiếu nại với ông chồng, ông này chẳng những không giải quyết giùm cho nạn nhân, còn dửng dưng bảo rằng : ' Đã biết vợ tôi có máu cờ bạc, sao còn giao trứng cho ác! Chuyện 2 người, ráng giải quyết với nhau '. Mẹ tôi vô cùng buồn khổ. Biết chuyện, Thủy giận lắm, nhưng, tánh cậu lầm lì ít nói, nên chẳng ai hay cậu mưu tính điều gì ? [ sau này mẹ tôi thường nói ' Sinh Thủy ra 18 năm mà chẳng hề biết tánh cậu cho tới lúc đó ! ]
Một bữa, trời sắp sửa tối, cả nhà đang ngồi ăn cơm, bỗng thấy Thủy dắt xe gắn máy chạy đi. Mẹ tôi sinh nghi, bảo cậu tôi chở bà theo sau xe Thủy. Thấy Thủy chạy về hướng người đàn bà có máu me cờ bạc, mẹ tôi càng hoảng [ sau này mẹ tôi được nghe kể lại], Thủy đàng hoàng đi vào, đứng ngay giữa nhà bà này. Trước mặt vợ chồng, con cái và cả bà nữa đang quây quần ăn uống, Thủy lớn giọng hỏi :' Bà có trả lại số tiền đã giật của mẹ tôi không ?' Bà kia - người Quảng trị - cất giọng bỡn cợt : ' Nếu tau không trả, mi làm chi tau ?' Thủy vụt rút cậy gậy sắt định quất lên đầu bà. Ngay lúc ấy cậu và mẹ tôi bước vào. Cậu tôi phóng tới chụp tay Thủy, còn mẹ tôi thì vái lạy Thủy như tế
sao :' Mẹ lạy con ! Tuần sau con đi du học rồi ! Tương lai con mới là quan trọng hơn số tiền này ! Mẹ lạy con !'
Cũng vì hành động ấy của mẹ và em tôi mà ngay hôm sau, ông chồng đã cho mời mẹ và cậu tôi lên nhà ông, để rồi trước đám rể dâu con cái, ôvà cậu con trai lớn đã năn nỉ mẹ tôi cho được trả làm 3 lần số nợ nà Đó là số tiền đầu tiên ông trả cho một nạn nhân trong những người bị lường gạt, bới bà vợ cờ bạc của ông. Gia đình nhân vật này hiện đang ở San Jose, và cũng là chỗ quen biết với tôi, nhưng tuyệt đối họ không bao giờ nhắc lại chuyện cũ].
Ở trên là 2 kỷ niệm về cha mẹ và mẹ lưu lại suốt đới trong tôi như 2 luồng ánh sáng kỳ diệu. Trong một chuỗi dài năm tháng mãi đối đầu với những biến cố chết người, chỉ nhờ vào 2 luồng ánh sáng ấy - nhất là luồng sáng từ mẹ - mà tôi nhiều lần ngoi lân tứ cái hố sâu đang ngụp lặn, chứ không phải để cho mình chìm luôn. [...] Bà là vị thầy sáng giá nhât trong suốt cuộc đời tôi. Từ bà, tôi học được nhiều điều quý báu, và bài học lớn nhất chính là ' lòng hy sinh và sự chịu đựng nỗi cô đơn của một người đàn ab2 đang khi còn trong cái tuổi thanh xuân .'
Học và hành là 2 điều khắc biệt, nhưng, không thể phủ nhận rằng giữa 2 sự kiện ' học & hành' luôn luôn có những sợi giây vô hình làm chi kết hợp, để rồi sử dụng cái học vào cái hành, không mặt này cũng mặt khác, con người có thể tim thấy lợi ích của nó.
Lấy ví dụ: Một người học âm nhạc nhiều năm không có nghĩa là sẽ trở thành một nhạc sĩ chuyên nghiệp, trải tiếng lòng ra cho đời qua những bản nhạc, hay những cung bậc tuyệt diệu, trên hình thức- nhưng - trong cuộc sống kẻ ấy, cái ' hành' trên âm nhạc được thể hiện bằng sự lãng mạn tâm tư, bằng nỗi rung động dễ dàng của trái tim, khi nhìn một cảnh sắc đẹp của thiên nhiên . v.v...
Và, những thể hiện như vậy, sẽ khiến đới sống nột tâm kẻ ấy phong phú hơn để vượt qua những trúc trắc nào đó sẽ gặp trên đường đời.
[ Ở ví dụ này, cái ' hành' ít ra không trực tiếp làm lợi cho ai, cũng làm lợi cho riêng bản thân kẻ ' học' , để từ đó, sẽ có những lợi ích gián tiếp khác cho những người chung
quanh ].
Cũng vậy, các bài học lượm từ mẹ tôi rõ ràng đã không phải là vô ích cho tôi. Dù rằng trải qua một cuộc đời rất ư sóng gió, tôi vẫn giữ âm ỉ trong mình cái sức phản kháng mạnh mẽ để vượt qua , mà không ngã gục. Dù rằng, trên con đường Tình Yêu gặp rất nhiều trắc trở, gian truân - thì - cuối cùng, tôi vẫn ứng dụng được bài học ' chịu đựng nỗi cô đơn vì lợi ích của kẻ khác' vào trong trái tim mình.
Một ví dụ: sau khi Trần nghi Hoàng bỏ đi, đã có nhiều độc giả, hoặc, bạn hữu đặt câu hỏi với tôi :
' Sau này mẹ tôi chết đi, Vân Sơn đi lấy vợ, Âu Cơ lờn lên sẽ lấy chồng, tôi sẻ ở với ai ? Sao không nghỉ đến điều lập gia đình lần nữa, để, lúc già có người cho mình nương tựa?
Tôi đáp:
' ... hạnh phúc tương lai đâu chưa thấy, chỉ thấy rằng, nếu bây giờ làm theo lời khuyên của anh, tức là, tôi đã vô tình đánh mất niềm tin và sự nương tựa vào tình mẹ của Âu Cơ và Vân San - luôn cả mẹ già . Những gì 2 đứa con và mẹ tôi cần nơi tôi, ở lúc này quan trọng hơn là những ai và điều gì cần cho tôi một lúc nào đó ở tương lai .] []
[...]
trần thị bông giấy
[ trích ' Những mẩu rời dấu ái '- tập IV -
Văn Uyển xuất bản, San Jose, 2008 - tr. 137-148]
bản tác giả tặng' Bản thân tặng anh Thế Phong,/
Trần thị Bông Giấy ký tên / Saigon, July 15/ 2008]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét