chuyện tình- love story- erich segal
phan lệ thanh dịch,, saigon 1973.
chuyện tình - love story - erich segal
bản việt văn : phan lệ thanh
10
Thầy khoa trưởng trường Luật William F. Thompson không dám tin tai mình :
' Không biết tôi có nghe đúng không, anh Barrett ?'
' Thưa thầy khoa trưởng, đúng đấy ạ.'
Nói lấn đầu tiên đã không dễ dàng gì, nhắc lại còn khó khăn hơn.
' Thưa thầy, tôi muốn xin học bổng cho năm tới ạ'
' Thật vậy ư ?'
' Thưa thầy tôi đến đây cũng vì thế. Thưa , có phải thấy trông nom về việc trợ cấp cho sinh viên, phải không ạ ?'
' Phải, nhưng tôi không hiểu. Ba anh...'
' Thưa thầy, kể từ nay ba tôi không liên can gì đến việc học của tôi nữa '.
Ông Thompson bỏ kính ra, lấy cà-vạt lau lính:
' Anh nói sao ?'
' Có thể, giữa tôi và ba tôi có một sự bất đồng ý kiến'
Vị khoa trưởng đeo kính vào, nhìn tôi với vẻ mặt không diễn tả gì; phải họp lại mới có thể cấp hay không cấp học bổng'.
' Thật không may, anh Barrett !'
'... cho ai - tôi hỏi lại - cha này chắc muốn trêu tức mình đây ?'
' Thưa thầy vâng, không may vô cùng !'
Nhưng chính vì thế, tôi phải xin gặp thầy. Tháng tới tôi cưới vợ. Chúng tôi sẽ cùng làm việc, cùng kiếm tiền suốt mùa hè. Rồi Jenny - Jenny là vợ tôi - sẽ xin dạy ở một trường tư nào đó. Thế cũng tạm đủ sống, nhưng tiền học thì thiếu là chắc. Tiền học trường này cao lắm thấy ạ.'
' Ừ, đúng như thế'.
Chỉ có thề, bộ thằng chả không nghe mình nói từ nãy giờ sao ? Không biết thằng chả nghĩ sao, vậy tôi đến đây làm gì cơ chứ ? Tôi nói thẳng. lần thứ 3 :
' Thưa thầy khoa trưởng, tôi muốn xin học bổng. Tôi không một cent nào trong băng và tôi cũng đã được nhận vào học'.
' Ừ, đúng vậy'
Ông nghĩ ra một chi tiết kỹ thuật, và thêm :
' Nhưng hạn nộp đơn xin trợ cấp đã hết hạn từ lâu rồi'.
Nói làm sao cho tên khốn nạn này chịu đây. Kể lể những chi tiết đẫm máu chăng ? Hay hắn ta muốn nghe chuyện động trời ? Cái gì mới được chứ?
' Thưa thầy, khi nộp đơn xin học, tôi chưa biết tình trạng sẽ như thề này'.
' Đúng thế, anh Barrett, nhưng tôi phải nói, nhà trường không thể can thiệp vào chuyện lộn xộn trong gia đình sinh viên được. Lộn xộn thất đáng tiếc đấy chứ !'
' Thưa thầy, không sao !'
' Tôi đứng dậy.
' Tôi hiểu ý thấy muốn ám chỉ gì. Nhưng tôi sẽ không tới liếm chân cha tôi để xin một Thính-đường-Barrett cho trường Luật đâu .
Khi sắp sửa ra khỏi phòng, tôi nghe tiếng khoa trưởng Thompson lẩm bẩm:
' Không được. Không được '.
Tôi hoàn toàn đồng ý.
11
Jennifer lĩnh bằng hôm thứ tư. Đủ thứ họ hàng từ Cranston, Fall River, có cả bà cô từ Cleveland nữa , Cambridge để dự lễ. Chúng tôi đã đồng ý với nhau , Jenny sẽ không giới thiệu tôi là vị hôn phu và Jenny sẽ không đeo nhẫn, để không một ai phật lòng[quá sớm], vì, không được mời dự đám cưới. Jenny giới thiệu :
' Cô Clara, đây là anh Olivier, bạn cháu'.
Và với ai, nàng cũng thêm :
' Anh ấy chưa ra trường'
Đám họ hang dò hỏi, thì thầm, ngay cả hỏi thẳng, nhưng, tôi và Jenny nhất định không hé môi - cả Phil cũng vậy, vì, tôi đoán rằng ông cũng chẳng thích gì bàn cãi chuyện tình yêu với bọn vô thần,
Hôm sau,. thứ năm, tôi lĩnh bằng tại Harvard và trở thành ngang hàng với Jenny- đậu hạng ưu - với lời khen thưởng đặc biệt . Hơn nữa, tôi còn là trưởng lớp và được giao nhiệm vụ đưa chỗ cho các sinh viên lĩnh bằng. Nghĩa là tôi dẫn đầu cả nhóm sinh viên ưu tú, tất cả những tay cừ khôi nhất của trường . Tôi lấy làm đắc chí lắm, và suýt nữa thì, nói toẹt ra là việc tôi được dẫn đầu giới thiệu là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc hạng ưu. Nhưng toi đành cố kìm hãn, phải để cho thiên hạ vui với chứ !'
Tôi không hề biết Olivier Barrett III có đến dự không ? Trời 17 ngàn người chen chúc nhau một sân trường Harvard buổi sáng lễ phát bằng, và tôi đâu có thì giờ đem ống nhòm ra nhòm ngó từng người, từng hàng ghế. Tôi dùng 2 vé dành cho cha mẹ sinh viên để mời Phil và Jenny. Là cựu sinh viên, dĩ nhiên Mặt-Lạnh-Như-Tiền [cha của Oiliviet Barrett IV] có thể ngồi chung với niên khóa 1926. Nhưng, ông đến đây để làm gì ? Hôm nay nhà băng vẫn phải mở cửa cơ mà.
*
Hôn lễ cử hành hôm chủ nhật tuần đó. Chúng tôi không muốn mời họ hàng Jenny, vì sợ rằng những dân công giáo chính cống này sẽ không chịu nổi sự vắng mặt của đức Cha, đức Con, và đức Thánh thần. Chúng tôi làm lễ tại căn nhà Philip Brooks, một căn nhà cổ ở phía bắc khu Harvard. Mục sư tuyên úy Tin lành Timothy Blauvett đứng ra làm chủ hôn. Dĩ nhiên Ray Stratton có đến dự; tôi còn mời cả Jeremy Nahum, một tên bạn cũ từ hồi còn học ở Exeter; sau này nó chọn Amherst thay vì Harvard. Jenny mời một cô bạn ở nhà trọ Briggs Hall và - co lẽ vì lý do tình cảm - cô bé cao lớn ngớ ngẩn ngồi bàn cho mượn sách lưu trữ ở thư viện. Dĩ nhiên có mặt cả Phil nữa.
Tôi giao cho Ray Stratton tiếp Phil. Nghĩa là cố trấn tĩnh ông. Chính Stratton cũng chẳng bình tĩnh gì. Hai người đứng ì một chỗ, trông thật khổ sở và có vẻ thầm tin như nhau rằng : nhất định cái kiểu 'đám cưới tự động ' này [ tên do bố vợ Phil đặt ra] sẽ biến thành[ Stratton tiên đoán]' một màn xiếc rùng rợn không tả được !'. Chỉ vì tôi và Jenny nói thẳng với nhau một đôi câu! Chính ra mới đây, tụi tôi đã chứng kiến một đám cưới kiểu này, đám cưới Marya lấy Randall, một cô bạn học nhạc của Jenny lấy một sinh viên kiến trúc tên Eric Levenson. Lễ cưới của họ trông hay lắm và chúng tôi quyết định chọn kiểu này từ đó.
Mục sư Blauvett hỏi :
' Săn sàng chưa ?'
Tôi trả lời cho cả 2 đứa :
' Rồi ạ !'
Mục sư Tin lành Blauvett hướng về phía quan khách :
' Thưa các bạn, chúng ta đều đến đây để chứng kiến sự kết hợp 2 đời sống này trong một gia đình. Xin các bạn cùng tôi nghe những lời mà họ đã chọn để nói với nhau trong giây phút kinh thiêng này.'
Cô dâu trước. Jenny đứng đối mặt tôi và đọc bài thơ nàng chọn. Bài thơ rất cảm động, co lẽ đặc biệt đối với tôi, đó là một bài thơ của nữ thi sĩ Elizabeth Barrett :
Trong lúc hai chúng ta đứng thẳng, mạnh dạn
Mặt đối mặt, cùng im lặng rồi sát lại gần hơn,
Cho đến khi cặp cánh bay bổng như bông bắt lửa ...
Qua khóe mắt , tôi thấy Phil Cavilleri mặt tái nhợt, quai hàm trễ xuống, mắt mở to, vì ngạc nhiên đầy thán phục. tất cả mọi người đều lắng nghe Jenny đọc một bài thơ; có thể, như lọai kinh cầu nguyện, bởi, tiếp theo là :
Một chỗ để dừng chân yêu nhau trong ngày
Bao vây bủa bởi bóng tối và giờ thần chết
Rồi đến lượt tôi. Khó lắm mới kiếm nổi một đoạn thơ để đọc mà không thấy xấu hổ. Tôi chịu, không thể đứng đọc những câu hoa hò, hoa sói trước mặt mọi người được. Chịu ! Tuy nhiên, tôi đã kiếm ra một đoạn trong bài thơ đường dài của Walt Whitman, mặc dù ngắn, nhưng, có thê diễn tả hết ý tôi :
... Tôi trao phó tay ta trong tay em !
Ta cho em tình yêu quý hơn tiền của
Ta dâng em thân ta trước mặt Chúa và luật pháp;
Em bằng lòng trao thân em không ? em bằng lòng
đến cùng ta không ?
Để cùng nhau sánh vai đi hết cuộc đời này !
Tôi dứt lời đọc. Cả gian phòng im không tiếng động. Rồi Ray Stratton đưa nhẫn cho tôi và Jenny - chúng tôi- đọc những lời thề thốt: kể từ nay mà đi, sẽ chấp nhận nhau, yêu thương nhau và quý mến nhau cho đến hết đời .
Thừa hành nhiệm vụ của cộng đồng Massachussetts, mục sư Tin lành Timothy Blauvett tuyên bố chúng tôi chính thức thành vợ chồng.
***
Nghĩ lại thì' bữa tiệc sau trò chơi đám cưới', chúng tôi [ danh từ của Stratton] thật giản dị một cách khác người . Cả Jenny và tôi nhất định đều không chịu đãi xâm-banh như mọi đám cưới cổ truyền; vì, số khách dự ít ỏi. chỉ đủ ngồi một bàn, chúng tôi kéo nhau tới quán Cronin uống bia.
Tôi còn nhờ, Jim Cronin đã đích thân mời một chầu để mừng' tay côn cầu hạng nhất ở Harvard, kể từ thời anh em nhà Cleary đến nay'.
Phil Cavilleri nắm tay đập bàn cãi:
' Lão toét ! Nó giỏi bằng vạn, chấp cả bọn Cleary cũng được ấy chứ.'
' Tôi tin rằng Philip Cavilleri muốn nói : [ ông chưa bao giờ xem trận côn cầu nào ở Harvard], dầu Bobby hay Billy Cleary có trượt băng hay đến đâu đi nữa, cả hai đều đã không cưới nổi con gái cưng của ông. Nói tóm lại, cả bọn say mèm và cuộc cãi vã chỉ là cái cớ để gọi thêm bia mà thôi.
Tôi nhường Phil trả tiền. Sau này Jenny khen- thật hiếm có- là lần đó tôi cư xử khéo lắm
[ có hy vọng thành người lớn đấy, cậu bé ạ]. Tuy nhiên, khi cuộc vui chấm dứt và chúng tôi lai xe đưa ông ra bến xe buýt, không khí trở nên hơi tuồng một chút. Tôi muốn nói đến mục rơm rớm nước mắt, Phil, Jenny và có lẽ cả tôi nữa- riêng tôi không còn nhớ gì cả - chỉ biết lúc đó thời gian loãng ra như nước.
Sau khi chúc mừng chúng tôi đủ điều, ông bố vợ lên xe buýt và hai đứa tôi đứng vẫy tay cho đến khi xe khuất dạng. Lúc đó, tôi mới bắt đầu thấm thía cái sự thật phũ phàng:
' Jenny, chúng mình đã là vợ chồng rồi !'
' Ừ, từ nay em sẽ tha hồ cằn nhằn anh'.
[ kỳ sau tiếp ]
erich segal
phan lệ thanh dịch
[ Sđd tr: 109 - 120 ]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét