nvtpcđ - thế phong
đại ngã tái bản, saigon 1970
nhà văn tác phẩm cuộc đời
tự sự kể: thế phong
Trong lúc nguy hiểm mới biết ai là người giá trị, câu nói này nghiệm rất đúng với ca dao:
Khi vui thì vỗ tay vào / Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai ! Còn đúng hơn nữa, khi nhìn vào giới gọi là văn nghệ sĩ.
Đại úy KQ kiêm họa sĩ Ngy cao Uyên nhận mua sách của chúng tôi, những, lần đến lấy tiền, anh từ chối và buộc chính tôi phải lại. Thì ra, anh sợ sách Đại Nam văn hiến không kiểm duyệt. Lấy lý do, trước kia có tham gia với nhóm Trương bảo Sơn, có kinh nghiệm rồi, anh ta từng bị điều tra. bây giờ muốn yên thân. Không trở lại gặp anh nữa, ít ra ,dám nói thật tâm trạng . Tôi đã hiểu thêm : không nên dễ tin lời [ tưởng] là ngay thẳng nghệ sĩ, dẩu họ, lớp người tự nhận đi trên thường tục, nói thật, nói thẳng, không sợ uy lực. Nhưng chỉ một số ít thôi, không phải đa sồ trí thức, nghệ sĩ như vậy cả .
Còn Bùi khải Nguyên ,thì , từ chối, không mua sách của Đại Nam văn hiến nữa -anh cũng sợ liên lụy. Nhưng, đến khi tôi viết thư xin anh 500 đồng, thí việc này thật dễ dàng, anh sợ ư, chỉ cần ra bưu điện gửi; còn, việc mua sách, anh đã gửi thư trả lời là không mua nữa. Thì có gì là sợ liên lụy đâu ?
Khi Nguyễn mạnh Cường lại rủ rê tham gia vào Hội đồng bảo vệ dân quyền, nhóm anh và Triệu bá Thiệp. Anh lại nhà tôi vào buổi trưa, đi xe Vélosolex, tờ báo quân đội Huê Kỳ bỏ thõng túi sau, nói oang oang Tôi thấy không tiện ,bèn, rủ anh ra phiá rừng cao su để nói chuyện. Vì gần nhà tôi trọ, một gia đình công an ở đó, chỉ cách một căn. Tôi không nhận tham gia, lấy cớ rằng: chế độ nào cũng là cặp- rằng, chẳng có thằng nào cách mạng cách mung hết. Nhóm anh phục vụ cho lãnh tụ Vũ văn Mẫu thì phải ?Tuy không nói ra, thái độ cạo đầu đi tu của ông ngoại trưởng, chỉ là thủ đoạn chung chung, như một Phạm việt Tuyền chủ nhiệm nhật báo Tự do , miệng ( đôi khi) rêu rao đối lập, tay kia lại ' ôm món tiền kếch xù hàng tháng' từ nhận tiền Sếp mật thám, Trần kim Tuyến . Nhưng, thâm tâm tôi nghĩ: chẳng thể nào làm bậc cầu thang cho một kẻ, một nhóm, mà tôi biết rõ đường lối chính trị, đi, đến, lui bước thế nào . Tôi không tham gia [ làm] chính trị, nhưng, nếu có, phải là một nhóm làm chính trị thực sự, khi ấy, tôi có đủ quyền hành của sự quyết định lấy đầu mình. Bởi, tôi đã tham gia đoàn thể thời kháng chiến và khi tôi mới vào Nam, có kinh nghiệm rồi, dại gì làm tôi mọi cho ai khác nữa !
Cường ra về, buồn. Nhưng, tôi cũng không thể làm vui lòng bạn. Ít lâu sau, Nguyễn mạnh Cường bị bắt.
Một buổi trưa. Bùi khải Nguyên tới chơi, mới tới cửa, anh chửi oang oang chế độ hiện hành, và, như ra lệnh cho tôi phải tham gia chống lại sự đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô đình Diệm.
Tôi lên án sự hèn nhát, một cách gián tiếp, của anh trước kia đối với tác phẩm Đại Nam văn hiến , rồi im lặng, chẳng trả lời . Anh lên án tôi là đà điểu vùi đầu trong bãi cát . Chẳng cần phải biện bạch, vì, tuổi tôi bây giờ, sự khích động , hoặc, không khích động, chẳng còn là chiến thuật dụng người nữa. Mà tôi chỉ chết vì sự chân thật, càng ngây ngô bao nhiêu càng cảm kích, xúc động tôi bấy nhiêu.
Thế rồi, tôi lên Đà Lạt một cách bất thường.
Dạo nay, anh Nguyễn hữu Phú thường hay lại tôi chơi. Anh bảo, tại sao tôi đi gấp thình lình như vậy ? Tôi im lặng. Anh ra về, biết ý, đóng cửa lại, dặn người nhà là không tiếp ai, ai hỏi, dủ thân sơ, nói là đi vắng. Anh Phú lá tổng thư ký hội nạn nhân CS, mà ông bộ trưởng Ngô trọng Hiếu là chủ tịch. Ngày đảo chính vào tháng 11 năm 1960, anh bị khai trừ, sống trong lo âu, thấp thỏm.
Trong đời tôi, anh Phú , một trong số ít bạn tôi đáng quí, tin cậy, chung thủy trong tình bạn. Sau này, chúng tôi còn gần nhau một chặng đường nữa, những gian nan, lo âu, rồi chúng tôi chỉ ôm kết quả bọt bèo ! Dầu sao đi nữa, tôi và anh Phú vẫn hiểu nhau hơn, đã từng thân thiết với nhau , không sợ bội phản tình bạn.
Mỗi lần in sách rô-nê-ô xong, tôi phải nghiên cứu đủ cách, đi con đường nào không có cảnh
sát đóng chốt, con đường nào tiện để đưa sách cho bạn đọc, ở xa thì gửi bưu điện. Một bưu điện duy nhất tới gửi sách rất tin cậy, không sợ soi mói, đó là bưu cực Tân định trên đường Hai bà Trưng.
Tuy có Thế Nguyên, nhưng, anh ta chỉ là một tổng thư ký để giao dịch, nhận thư từ; còn, vẫn là tôi lo tiền, đánh stăng-xin, lo in ấn, phát hành. Mỗi lần nhận được thư bác sĩ Nguyễn trần Huân ở Paris, cho biết nhận đủ sách, thầm nghĩ, bưu điện Tân định đáng tin cậy thật. Giáo sư Huân* , nhà dịch thuật, viết sách chung với M.M. Huard. phụ trách giảng dạy bộ môn văn học phương đông. Khi tôi gửi bản dịch việt ngữ Chiếc roi ngựa / Virgil Gheorghiu, nơi trang 3, tác giả tặng riêng bác sĩ Métianu, anh Huân cho biết ông này là bạn anh. Tôi cũng quên, không hỏi anh, khi bác sĩ Métianu phiên âm sang tiếng Việt sẽ có cảm tưởng gì , nhất là tác giả, nếu thấy tác phẩm được dịch sang tiếng việt lại in rô-nê-ô ?
-----
* Introduction à la littérature vietnamienne par Maurice M. Durand & Nguyen Tran-Huan
( Collection UNESCO- Ed G.-P Maissonneuve & Larose, Paris 1969 )
Dân tộc Lỗ-mã- ni ( Roumanie) , nông dân phải ăn bông cỏ. Và, dân chúng Việtnam ở Saigon cũng khổ như nhau, cay đắng vậy sao ? Mỗi lần in rô-nê-ô xong, tôi nơm nớp tinh thần chuẩn bị vào ngồi tù. Tinh thần này có từ khi in xong tự truyện Nửa đường đi xuống vào năm 1960. Mỗi lần lên Sở diểm duyệt, dắt theo cháu Cừ ( trai cả của anh Huyến) để, nếu tôi bị giữ, thì còn có người biết. Giai đoạn ấy, dân chúng ra phố rồi không thấy trở về, đến tìm ở nhà thương không có, đến các quận cảnh sát, công an, an ninh; họ trả lời không biết. Tôi tưởng không ai biết ý thâm sâu này- nhưng, anh Nguyễn cao Đàm, nhiếp ảnh gia nổi tiếng quốc tế, công chức bộ Thông tin, đã lưu tâm việc này,' sợ, bị bắt thì không ai biết hở !' . Có một dạo, anh Đàm đã bằng lòng mua sách dài hạn Đại Nam văn hiến, sau , thấy hội đồng kiểm duyệt bộ Thông tin làm gắt gao qua, anh từ chối khéo, rằng, không có tiền . Tôi hiểu anh, không trách, bởi, một nghệ sĩ làm nghề công chức , muốn khi về hưu phải có hưu bổng.
Sự chán chường buồn nản , cũng như bị bội nghịch ngoài đời sống đối với tôi, của thoát hiểm được đã may mắn lắm rồi ! Những cái pa-ra-sít kia, thì cuộc sống thêm nhiều chiều diện mới có nghĩa lý. Tôi đã làm thơ, có câu, đại để rằng: nếu xã hội toàn người tốt cả, không có lưu manh, thì, xã hội kia buồn tẻ quá - vì, lưu manh làm phân hạn ranh giới , thì, anh hùng mới đáng quí hơn ! Như, mỗi lần chán chường, chỉ còn cách đi tìm gái điếm xả độc. Lại thêm một lần bị bệnh hoa liễu, do đàn bà truyền lại, thì một lần thương xót đàn bà làm điếm kia hơn. Tôi lâm bệnh, là đàn ông còn buồn phiền, cố hết sức tránh vẫn lâm nguy, huống hồ, đàn bà biết, người tìm hoa mắc bệnh (chăng nữa) vẫn phải đón nhận và chưa bao giờ, tôi được nghe thấy tiếng than vãn của họ về bệnh cả.
Có nước nào trên thế giới này được ăn cơm no với 3 đồng bạc không ? và, thỏa mãn tình dục bằng giá rẻ mạt đâu ? Nên, một anh bạn làm thơ trong nhóm đã rất đồng ý , khi nghe kể chuyện này. Và, ở bất cứ chân trời, góc biển nào, cũng có sự xấu xa, bỉ ổi và lòng tốt xen kẽ, Có phải ở nước nhược tiểu mới sẵn những tên nịnh hót, lưỡi dài như quả lúc lác - một sĩ quan cố vấn Mỷ chẳng hạn, đôi khi, tôi thấy một anh có đến 2 chiếc hộp quẹt Zippo, đề phòng cái này không nhạy lửa, thì đã có cái kia- đợi chờ một Sếp nào đó sửa soạn rút điếu thuốc lá ra chưa kịp mồi. Chấp nhận được sự sống đa tạp, nhiều gian hiểm, sẽ thấy ý nghĩa hơn- chứ đừng cho rằng chỉ tuổi trẻ mới đáng sống trong đời người !!!Thấu hiểu được sự vui, nỗi buồn+ thêm lòng yêu thương, là sẽ đỡ khổ nào , rồi, cuộc đời ý nghĩa thêm hơn ! .
Lần lên Đà Lạt , dịp Giáng sinh 1964, một sinh viên văn khoa Saigon, bạn trẻ này sống với tôi tròng tuần lễ, biết qua thế nào là cảm giác sống thực; đói khát, chán chường, vui, hứng khởi, no nê ý nghĩa cuộc đời triết lý sách vở - thì , một chiều, Nguyễn hữu H.., thủ thỉ, tâm sự:
'... chuyến này em về Saigon, sẽ hỏi giáo sư Lê thành Trị *, dạy môn luận lý. Bởi, em chẳng lĩnh hội được mấy nơi ông ? Đại để, em sẽ hỏi thế này:' ông có biết ông Thế Phong không? Ông [ nhà văn] này đã dạy em về luận lý, và em đã hiểu ...'
-----
* giáo sư Lê thành Trị gặp tôi ở ngoài phố, anh khen hết lời về cuốn Nhận diện vóc dáng Nguyễn đức Quỳnh. Sau này, gặp lần thứ 3, 4 chi đó, anh lại phán ' phải viết một chef d'oeuvre dày độ 500 trang đi, toa ạ !' Định ý trả lời ' bạn hãy tỉm đọc một tự truyện mà tôi thích nhất, đó là Nửa đường đi xuống đã xuất bản từ 1960. Và quyển này nữa Thế Phong / nhà văn tác phẩm cuộc đời , ấy là , chỉ nói về văn.' Nhưng dòng chữ này thay cho điều chưa kịp nói với vị từng làm chủ bút tạp chí Văn hóa Á châu - chủ nhiệm : giáo sư Nguyễn đăng Thục.
Tôi cảm động về lời nói rất đơn sơ của cậu sinh viên, tên H... kia - chẳng phải - câu nói kia có lợi cho tôi. Vì, một lời khen, chê- với tôi bây giờ- chỉ là sự giàu thêm, chứ không là khởi sự lần đâu. Có ý định kể cho H... nghe chuyện tình của tôi - một dạo, tôi tìm vui trong các vũ trường + chuyện tôi bị đói trong 2 ngày- nôm na, kể chuyện khi sẵn tiền và lúc không một xu dính túi.
Nguyễn hữu H... hẳn cũng đã có lần thất tình? Ai mà chẳng vậy, nhiều lần hay ít mà thôi. Chưa kịp kể cho H... nghe, bạn sinh viên kia phải về Saigon trước tôi - thì đây là 2 câu chuyện định kể cho H... nghe. Cũng như cho chính tác giả tôi đây, thêm một lần nữa, để biết nhớ lại và cũng biết quên đi - thí trí nhớ mới có chỗ chứa diều cần nhớ tiếp, có đúng vậy chăng ?
Hồi tôi 20 tuổi, hứa những điều không làm được với người yêu, chẳng hạn vậy. 30 trở lên, điều làm được lại không hứa, người yêu không biết yêu họ, họ đi lấy chồng, thì lòng mình lại ngổn ngang nhớ nhung, tiếc rẻ! Lần đó, tôi buồn, tự hành hạ mình bằng nhiều pha khổ-nhục-kế.
Văn chương không làm tôi quên buồn, ở những ngày gần đây. Đâu đó, trong vòng 1 tháng, tôi không làm một bài thơ nào, nỗi buồn ray rứt và chắc ' nỗi buồn không giải khuây như cách đi săn thú! ( văn sĩ Mỹ William Faulner nói vậy- trước khi giã từ cuộc đời ) . Với danh vọng, tiền tài, với bấy nhiêu năm tháng đội trên đầu, câu nói kia của văn sĩ lừng danh Hoa Kỳ, tất có lý !
Tôi chưa già, nhưng, hơn 10 năm làm văn chương, quả thực, bây giờ tôi chán ! Bạn bè quen ặp, hỏi, sao dạo này không viết sách, lại đi khiêu vũ thường trực hàng tháng ở vũ trường Tự Do? Tiền đâu ra hoặc, trúng số độc đắc ?
Trả lời có vẻ xấc xược :
'... đây, tôi kể cho bạn nghe câu chuyện văn chương này, chẳng thú hơn sáng tác, sáng tiếc, văn chương văn chiếc ư ? Câu chuyện kể đây nói về 2 vũ nữ thượng thặng: cô Ng. và Thủy , 2 vị được nhiều khách mới ngồi bàn, khiêu vũ cùng, nhiều nhất !
Mời tôi '... nhẩy' với em một bài đi anh' - cô mời khiêu vũ, cô Ng - tại sao anh lắc đầu ?
Tôi trả lời đã có vợ, chẳng có gì quan trọng phải vậy không ? - lại tỏ ra - trả lời không hợp tình, hợp cảnh. Có vợ rồi thì anh ngủ với vợ anh, chứ đến đây làm gì ? Nhưng, tôi đến đây để tìm lại không khí xưa + âm nhạc+ đèn mầu + mẹ đẻ văn chương. * ( cô Ng. chau mày hỏi ' mẹ đẻ văn chương là cái quái quỉ gì hở anh?' ) Tôi làm như vậy, và, không muốn thất hứa với vợ, bởi lẽ, tôi được quyền tự do đi chơi, mấy giờ về, vợ tôi đều dạy ra mở cửa. Nhưng, chỉ có một điều:
' không được ôm một người nữ nào, kể cả đi khiêu vũ' .
Tôi thật dại dột, đã gật đầu đồng ý . Nếu , tối nay tôi khiêu vũ với cô, như vậy, hóa rathất hứa với vợ , và tôi không muốn nói dối. Không dối vợ,chính là tôi không tự dối bản thân. Kể cả việc nói dối , bịa ra một chuyện tầm phào nào đó, để nàng không biết việc kia, chính là dối mình trước, dầu rằng không nói ra lời.
Bởi, tôi rất ghét luôn vị mặc áo chùng đen vào ngày chủ nhật buộc tôi xưng tội, đối diện Ngài.
Cứ nhận bừa theo đạo Công giáo, để cho cô Ng. tin lời tôi nói không có ý bịa đặt.
( kỳ sau tiếp)
thế phong
( Sđd: tr. 287 - 196)
-----
* một văn sĩ Pháp từng nói:' La femme, oui, c' est la mère de la littérature' - ý chính thì đúng 100%, câu văn không nhớ rõ lắm ) .
Rất hay, cám ơn đã share. Mình có 1 trang
Trả lờiXóaNhạc hay với nhiều bài nhạc việt đang hot hiện nay nè. Mọi người nghe thử nha !