Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

viếng hoàng hoài sơn: nhớ chuyện nổ súng vào đầu bọn văn tặc - đường bá bổn viết


                                        viếng hoàng hoài sơn :
                         nhớ chuyện nổ súng vào đầu bọn văn tặc...
                                               bài viết :   đường bá bổn


       18 tháng 9 năm 2013, tôi đến viếng nhà báo Hoàng hoài Sơn ( 1960- 2013), chị Ý Nhi và 1 người nữa  đang dẫn phu quân, pgsts Nguyễn Lộc ( 1936-     ) lên bậc đến viếng đứa em vợ qua đời .  Đôi mắt Ý Nhi  trũng sâu, có lẽ vì thức đêm, chị đi lại phía tôi ; " cảm ơn lời chúc sinh nhật ngày 18/9 hàng năm, và không báo cho anh biết tin em Hoàng ... '  - Lê Duyên đã báo tin, và bây giờ tôi và Lữ quốc Văn có mặt ở đây.

      Không nhiều bạn bè cho lắm, mỗi người được phát một nén nhang cháy , chỉ riêng tôi ,
Cơ đốc nhân  đạo Tin lành ,  không thắp nhang, vái lạy,  từ chối.     Bỗng nhiên,  một  thanh niên trẻ theo tôi, tay cầm giấy, hỏi: ' xin cho biết thông tin về ông ,,,' - tôi lờ tịt ,về bàn ngồi.  Anh thanh niên tới nữa, ngồi kế bên, vẫn  cầm giấy  bút sẵn sàng ghi chép, lại hỏi : ' xin cho biết thêm thông tin về ông , để... ' - tôi bắt đầu  hơi bực, bời lẻ - chỉ là 1 người bạn  viếng một  người bạn , có gì phải  làm phiền nhau vậy ! .  Anh bạn  kia  kiên nhẫn, lần này tôi   trả lời giọng thấp  : " tôi là Thằng phải gió'.  Thấy vậy, chị Ý Nhi trả lời thay: ' nhà văn Thế Phong  miền Nam trước 75 '.

     Buổi sinh thời , nhà báo  Hoàng Hoài Sơn  nổ phát súng  đầu tiên vào đầu bọn văn tặc - con mồi trúng đạn  -  văn tặc kiêm đầu nậu' Nguyễn Q. Thắng  lãnh viên đạn đồng đen  :

     " ... Nhà văn Thế Phong là một đầu nậu sách từ vài chục năm nay ,  Ông là người tích cực nhất khi trong vòng một vài năm qua liên tục khiếu nại các Nxb ăn cắp bản quyền của ông đã được cục Bản quyền cấp giấy chứng nhận. Mới đây nhất, ngày 13/3 [ 2004), Thế Phong khiếu nại Nxb Văn hóa - thông tin, vì trong cuốn Văn học miền Nam /  Nguyễn Q. Thắng ( tập II  )-  có  2 phần : Bảo Lương nữ sĩ & Nguyễn đức Quỳnh là của ông đã  được in trong 1 phần Lược sử văn nghệ  Miền Nam  - 4 tập- ( 1900-1956), với lời ghi ở trang 4: bản quyền thuộc tác giả,. cấm phóng tác, trích dịch.' 
       Tìm đến nhà  ông Q. Thắng, một căn nhà to và đẹp trên đường Phan huy Ích, quận  Gò Vấp, tp.HCM để hỏi vụ việc trên. Ông Q. Thắng trả lời:

      '  ...Anh chưa biết Thế Phong, ông ta là con người côn đồ, con người không có lương tâm, nên tôi chẳng sợ cái anh Thế Phong này.  ông ấy thích thì cứ đi mà kiện' *. ông Q. Thắng nói thêm:' Tôi  là người lịch sự nên tôi đề tên ảnh. Nếu của ông ta giống của người khác
 thì sao ...'  ** ( !? )
----------
   *    kiện ra tòa án tp HCM lần thứ 1, sau chuyển qua tòa án quận 3, tp HCM (  bị can khai           nơi cư trú ở ...đường Kỳ đồng / quận 3)  Tòa án quận 3  đưa ra phán quyết:
   " hòa giải, ông Nguyễn Q. Thắng phải viết thư xin lỗi ông Thế Phong và bồi thường                  2.000.000 Vnđ. "

  **  Nạn đạo văn: sư xuống cấp của đạo đức tri thức - báo Thể thao &văn hóa, số 23 ra ngày        19 - 3- 2004.

     Hoàng hoài Sơn  tiếp tục nổ súng nhịp 2 vào đầu  bọn văn tặc : ' Một nhà văn khiếu nại 2 nhà xuất bản :

      "... Trung tuần tháng 3 vừa qua, nhà văn Đỗ Mạnh Tường , bút danh Thế Phong, hiện cư ngụ tại  đường Trần khắc Chân, quận 1, Tp. HCM đã cùng lúc khiếu nại Nxb Văn hóa Thông tinNxb Giáo  dục. ông Mạnh Tường cho rằng cả 2 Nxb này đã vi phạm bản quyền  tác phẩm của mình, và vi phạm Luật Xuất bản. Vậy thực hư câu chuyện ra sao?

                                                                hai trong một

   Trong đơn khiếu nại  gửi ông Cục trưởng cục Bản quyền tác giả và ông Ngô trần Ái, giám đốc Nxb Giáo dục, ông Mạnh Tường nêu rõ: ' Trong tác phẩm Hàn mặc Tử về tác gia  tác phẩm do Phan cự Đệ + Nguyễn toàn Thắng tuyển chọn và giới thiệu ( Nxb  Giao dục in xong và nộp lưu chiếu tháng  7/ 2002) có trích nguyên chương 4 : Nữ sĩ Mai Đình ( từ trang 19- 37)  in trong  tác phẩm Hàn mặc Tử, nhà thơ siêu thoát ( Nxb Đồng Nai  [ tái bản ] 2002 ). Tuy vẫn để tên Thế Phong trong tuyển chọn, nhưng ông Đệ & ông Thắng cũng như Nxb Giáo dục không xin phép trước khi in trọn chương 4 nêu trên.  Ông Mạnh Tường nói: ' Hành vi này đã vi phạm Luật Xuất bản, tiếm đoạt trắng trợn tác phẩm của người bị hại'.

    Đáng chú ý là sau khi biết được chuyện này, ông Mạnh Tường đã làm đơn khiếu nại yêu cầu Nxb Giáo dục thanh toán tiền nhuận bút và sách tặng.   Sau một thời gian chờ đợi, ông Mạnh tường không nhận được hồi âm của Nxb Giáo dục, mà chỉ nhận được 1 cuốn Hàn mặc Tử về tác gia và tác phẩm do ông Toàn Thắng gửi qua đường bưu điện. ( không 1 lời phúc đáp và không trả nhuận bút bản quyền). Ông Mạnh Tường cũng tặc lưỡi cho qua luôn .

    Thế nhưng mới đây, ông Mạnh Tường lại phát hiện cuốn Hàn mặc Tử về tác gia và tác phẩm lại được Nxb Giáo dục tái bản lần thứ 1 ( QĐXB 949/QLXB, Số XB 189 / 240-03, in xong và nộp lưu chiếu quý III / 2003).  Trong lần này, Nxb Giáo dục tái phạm lỗi sơ đẳng nhất:  [ vẫn lạikhông xin phép tác giả Mạnh Tường.  Và đây chính là giọt nước tràn ly' khiến ông Tường làm đơn khiếu nại lần 2 như trên.  Như vậy, Nxb Giáo dục đã 2 lần xâm phạm vi phạm Luật Xuất bản đối với 1 tác phẩm.

    Được biết sau khi nhận đơn khiếu nại lần 2, Nxb Giáo dục có văn bản đề nghị trả 167.000 đ tiền nhuận bút cho ông Tường, nhưng ông đã không chấp nhận giải pháp này.  Luật sư của ông Tường là ông Nguyễn đình Phùng cho biết :
   ' Sở dĩ có tình trạng như vậy, là do ông Tường đã chuẩn bị cho tái bản cuốn hàn mặc Tử, nhà thơ siêu thoát, thế nhưng, việc Nxb Giáo dục cho tái bản cuốn sách trên đã trực tiếp gây phương  hại đến công tác in ấn va phát hành của ông tường.  Nghĩa là nếu ông Tường in sách ra, thì sẽ rất khó bán.  Điều này sẽ dẫn đến những thiệt hại kinh tế lớn.   Đấy là chưa kể đến tổn hại về mặt tinh thần'. Không loại trừ khả năng ông Tường sẽ khởi kiện vụ việc này.'

     Ông Mạnh Tường  có lẽ là cá nhân duy nhất khiếu nại Nxb Giáo dục, còn trường hợp như ông là khá nhiều. (...)

                                                        và một trong hai

     Lá đơn khiếu nại thứ 2 của ông Mạnh Tường là đối với cuốn Văn học miền Nam ( tập III) của Nguyễn Q. Thắng -Nxb  Văn hóa- thông tin- 2003 [ cấp phép  ] ( số đăng ký KHXB 14- XB- QLXB/ 32 - VHTT-Cục XB cấp ngày 4/1/2001. In xong va nộp lưu chiếu tháng 9/ 2003). Trong cuốn này có phần Bảo Lương nữ sĩ ( từ trang 872- 880) và phần Nguyễn đức Quỳnh ( từ trang 917- 924) bị ông Q, Thắng đạo  lại của ông  Mạnh Tường .[ Thế Phong]

     Ông Tường cho biết: '  Cả  2 phần  này do tôi viết và đã in một phần trong cuốn '  Lược sử văn nghệ Việtnam' ( 1900- 1956 - gồm 4 tập). Tại trang 4 [  Nhà văn tiền chiến : 1930 - 1945] đều ghi rõ:' Bản quyền thuộc tác giả, cấm phóng tác, trích dịch ...'  Còn một phần trong bản thảo chưa in
 [ tập hợp cho đánh máy lại những bài đã đăng trên báo Sài Gòn trước 1975- có ghi rõ bài nào đăng trên báo nào + ngày, tháng, nămtôi đưa cho ông Lê ngộ Châu, bạn tôi, đọc - nay lại thấy xuất hiện  trong Văn học miền Nam .( tập III)

    Đây không phải lần đầu tiên Nxb Văn hóa - thông tin xâm phạm bản quyền đối với ông Mạnh Tường. Năm 2003 Nxb này đã phải bồi thường 900 USD cho ông Tường vì đã in cuốn Những bức thư tình hay nhất thế giới   /  Nguyễn đắc Sơn-Tuấn Tú - mà ông Tường là  người đại diện pháp lý của 2 t soạn giả này.  Thế nhưng, trong lần này, Nxb Văn hóa-thông tin cũng chưa có động thái gì về việc ông Tường đã khiếu nại.   Luật sư Phùng cho biết: ' Chúng tôi luôn mong muốn giải quyết vụ việc theo hướng hòa giải.  Nhưng, nếu 2 phía không tìm thấy ngôn ngữ chung, thì vụ việc  có thễ sẽ kết thúc tệ hại hơn '.(....) []

      ( trích báo Pháp luật ( cơ quan bộ Tư pháp ) số 87 ( 2.243) ra ngày 11- 4- 2004. )

      ĐÔNG LA 
   ( bút danh khác của HHS)

     ÝNhi trả lời  tôi -  vợ  Sơn kém chồng khoảng 10  tuồi. '  cô ta còn trẻ... không biết ...'
      Ý Nhi nói về cô Hằng, vợ Hoàng hoài Sơn, như vậy  Cưới nhau ở Matxcơva, khi 2  vị cùng du học, Sơn đậu thạc sĩ sử học, am tường ngôn ngữ thơ Maiakovski  tới ngọn nguồn,  Sự học công phu kia , hình như chỉ để dịch những bài báo đăng trên tuần báo, tập san  khi anh  là trưởng Ban biên tập , ôi thật đáng tiếc !  Nhớ khoảng 1999, cô Hằng chưa  làm  ở cơ quan nhà nước , cô đánh máy vi tính  rất nghề ở  Chi nhánh Nxb hội Nhà văn VN -  tôi nhờ đánh Những chuyện tình nhạc sĩ / Lê hòang Long do tôi xuất bản.

      Không kịp chia buồn với thiếu phụ mặc tang lễ đang tất bật -  tạt qua bắt tay cô em  Hoàng trungYên ( em gái Ý Nhi)  ở Đà nẵng mới vào -  tôi thăm hỏi đôi câu , rồi  ra  về  lúc 10 giớ sáng.

      Vĩnh biệt nhà báo Hoàng hoài Sơn !

      đường bá bổn.
 SAIGON  SEPT, 13, 2013 / TẾT  TRUNG THU.


     
 

   
                                 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét