Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013
nhà văn tác phẩm cuộc đời / thế phong 17
nhà văn tác phẩm cuộc đời 17
tự sự kể : thế phong
6
Trên trang đầu tập thơ cho thuê bản thân * có đề tặng 6 con kiến thiên thần, là 6 con kiến thực sự, đến bên tôi vào những ngày đầu năm dương lịch 1962, khi đun nước pha cà phê, chúng vây quanh ánh đèn sáng, rồi bu lên đầu, lên cổ . Tôi vốn thích loài vật , trong tình cảnh cô đơn ấy, chúng có kém gì đâu, so với những người bạn thân thiết nhất . Ngồi uống cà phê, nhìn ra cánh cửa ra vào, thấy có lá thư , ai ném vào đó ? Nhặt lên, nét chữ tuồng như không quen, chỉ biết rằng anh Phạm văn Rao ném vào đấy thôi. Thì ra thư người lạ, một người bạn trẻ ký tên sao trên rừng. Trong thư, yêu cầu tôi đề tựa tập thơ những bài tình đầu - đại để, trong thư viết yêu cầu tập thơ được in trong Đại Nam văn hiến xuất bản cục. Không hiểu tại sao bạn ấy dám khẳng định rằng tôi sẽ tìm gặp bạn tạm trú ở Xóm Cỏ Dakao ( Nguyễn bỉnh Khiêm nối dài ) . Tôi cũng chưa có ý định in tác phẩm nào, ngoài anh chị em gần nhất với tôi khi ấy, như Bùi khải Nguyên, Nhị Thu, Đào minh Lượng, Cao mỵ Nhân v.v...
Nhất là mới đây, tôi rất bực mình với Bùi khải Nguyên về tập kịch dịch của Eugène Ionesco * . Tôi đánh máy stăng-xin ( stencil) xong, định bảo Nguyên đưa tiếp ít tiền để in; thì 1 buổi, Nguyên đến, trả lời anh ta không muốn in rô-nê-ô nữa. Lúc ấy, thật ra, tôi chẳng thể hiểu tâm tính bạn này ra sao?
-----
* Cho thuê bản thân / thơ Thế Phong, Đại Nam văn hiến xb, Saigon 1962.
** Con tê giác, kịch Eugène Inonesco, Bùi khải Nguyên dịch, sau tôi chuyển cho Thế Nguyên chủ nhiệm Nxb Trình Bày in ty-pô . Tên thật Bùi Bình Hiếu, sinh 1927 . Năm 1975 đi học tập cải tạo, rồi bặt tin tức. Tốt nghiệp khoá 12 Trường Võ bị Liên quân Dalat. Tác phẩm xuất bản: Thiết tha ,thơ, Đại Nam văn hiến xb , Saigon 1966, Con tê giác, kịch, dịch Eugène Ionesco, Nxb Trình bầy , Saigon 197 ? v.v..
Chỉ nghĩ rằng, có lẽ khi hỏi đưa thêm tiền , khiến anh ta buồn phiền, hoặc, tôi phải bỏ tiền in kịch cho anh ta, như in thơ Cao mỵ Nhân chăng ? Bởi, khi đó, tôi đang làm giảng viên chính trị bộ Công dân vụ, việc bỏ tiền ra in tác phẩm cho bạn bè là lẽ đương nhiên. Lúc ấy, tôi chỉ được hứa trả lương 5000 Vnđ / tháng mà thực tế mới lĩnh tạm ừng có 2/ 3 , trả tiền ăn, tiền nhà còn chưa đủ.
Và Bùi khải Nguyên nằng nặc đòi lấy bản đánh máy trên giấy xáp đem về, nhất định không in rô-nê-ô nữa. Trao cho anh xong, tôi đem 200 bìa Con tê giác / Eugène Ionesco ra gốc trứng cá đốt, nhìn khói bốc nghi ngút, lòng buồn vô kể !
Biết làm sao được, thì đúng lúc này, cơ hội tốt để in thơ Sao trên Rừng, nhẩm bụng, thơ khá thì sẽ đánh máy stăng- xin , xong đem in ngay. Còn là cách trả lời gián tiếp cho Bùi khải Nguyên biết , tôi in tác phẩm cho anh vì tình bè bạn quen biết từ lâu, chứ ngoài ra chẳng thiếu gì tác phẩm hay nhiều người khác xin in trong xuất-bản cục.
Tôi đến gặp Sao trên Rừng ở Xóm Cỏ, ở trọ trên một gác căn nhà lá ọp ẹp, sống rất túng thiếu, khổ sở. Gặp tôi, bạn mừng lắm, đưa tập bản thảo thơ . Đã nhiều lần ,bạn tìm tôi qua địa chỉ nhà anh Phạm văn Rao đều không gặp.
Về nhà, tôi lên giường nằm , đọc ngay, tập thơ có thể in được, nhưng lo có tiền in mới là nan giải. Giấy xáp đi xin ở một nơi, còn máy chữ, chắc chắn phải đi đánh nhờ và quay rô-nê-ô thì đã co cô Mỹ.
Ít ngày sau, bạn lại tội vào buổi tối, kêu đói, hết tiền ăn, cả tiền nhà trả chủ trọ. Bạn muốn xin tôi cho ở lại đây tá túc ít ngày, vì nhà tôi thuê rộng rãi, mát mẻ. Nhớ lại, trước sao trên Rừng xin ở nhờ , là Kiều thệ Thủy vẫn thường quá giang về ngủ nhờ.
Tôi đưa Sao trên Rừng ra quán cơm, ăn xong, bạn đưa ý kiến nên mua gạo về nhà nấu ăn lấy, như vậy sẽ tiết kiệm hơn,lại đỡ tốn kém. Nhà thuê có sẵn bếp ở phía sau, ý kiến nghe lỗ tai. bèn nói với chủ nhà, cậu em họ ở Nha Trang vào đây học thi, ngoài thời giờ rảnh, cậu ta nấu ăn được, đỡ phải ra hiệu tốn tiền, nhất là mùa mưa tới nơi rồi.
Sao trên Rừng giục tôi viết tựa cho tập thơ, rồi chúng tôi đi thuê máy chữ ở 1 trường dạy đánh máy chữ, nhưng họ yêu cầu tới hiệu đánh tại chỗ, không cho đem máy về nhà. Chẳng 1 tiệm nào đồng ý cho thuê máy chữ đem về nhà - bèn nẩy ra ý hay là, đưa nhà thơ trẻ tới nhà anh Nguyễn đức Quỳnh- mượn máy chữ , ngồi tại chỗ, đánh máy tập thơ Sao trên Rừng. Thật may, anh Quỳnh đồng ý ngay.
Chúng tôi đến nhà 2 buồi, sáng và chiều, Sao trên Rừng ngồi đọc bản thảo, còn tôi gõ máy. Qua nhiều gian lao vất vả, đánh stăng-xin đoạn thiếu, đoạn thừa, sửa đi sửa lại, rồi cũng xong, sau đó chúng tôi đưa tới chỗ cô Mỹ để quay. Bìa in ty-pô, tôi đã đưa in tại nhà in quen , riêng tranh Ngọc Dũng vẽ phải làm bản kẽm, chạy tiền đâu ra để lấy cliché ? Giấy ruột duplicateur, tôi đã trữ sẵn mấy ram ở nhà cô Mỹ, tiền công in chẳng tốn kém là bao !
Sao trên Rừng biết cô Mỹ là người đồng hương Nha Trang, và tình cờ quen người anh họ cô , tên Chỉnh , nên cô Mỹ rất sốt sắng bắt tay vào in ấn. Tập thơ in xong ngay trong một buổi sáng, nhưng chịu tiền in. Tác giả ngồi ký tặng 1 số bạn quen, tiện dịp, tôi đưa tác giả dến các nơi quen thuộc biếu thơ và giới thiệu.
Khi tôi đưa Sao trên Rừng tới nhà Xuân Hiến biếu thơ, tiện thể nói với anh Hiến cho đăng nhiều bài hơn để có tiền sống. Tôi còn đưa Sao trên Rừng lại nhà ông Đoàn Thêm, giới thiệu một nhà thơ trẻ, người có rất nhiều khả năng , đồng thời nhờ góp ý với Lê ngộ Châu , thư ký báo Bách khoa, để Sao trên Rừng có nhiều thơ đăng hơn nữa. Kể ra
Sao trên Rừng cũng rất chiu khó, bời, tôi rất độc tài với người thân; nhất là các bạn nhỏ tuổi hơn ,coi như em, khi làm làm sai, hoặc có điều gì trái ý, tất bị mắng như tát nước vào mặt. Tôi cũng hiểu có đôi ba lần bạn ấy buồn tôi không ít ! Những lần buồn phiền tôi, bạn ấy thường trèo lên cây trứng cá trước sân hái quả chín ăn, không tỏ lộ vẻ buồn bực. Rồi hỏi tôi có tiền không, bạn cần 1000 đồng, không có tiền, bèn viết thư đến nhà bạn tôi mượn tiền mà tiêu.
Có 1 lần, tôi sai bạn cầm thư tới nhà Nguyễn minh Hiến ( Lữ Hồ ) lấy tiến in thơ, bạn tự trích ra 1 trăm đồng đem tiêu- khi về, sợ tôi mắng, bèn mua cho tôi 2 quả trứng gà + 2 trái chuối già . Nhận trứng và chuối, nhưng tôi vẫn mắng bạn ấy về chuyện này. Thực ra, mắng xong, tôi quên ngay, không lưu ý đến việc đã xảy ra, mà còn thương xót kẻ bị mắng, sợ họ buồn tủi vì lời mắng mỏ kia.
Tiền thuê nhà, tiền in sách, tiền mua gạo, thức ăn do tôi lo cả, bữ nayvào ngày cuối tháng, tôi phải sai bạn ấy cầm thư đi vay tiền. Dịp này, Sao trên Rừng biết thêm anh Nguyễn hiến Lê, Lê xuân Khoa và 1 vài người bạn khác nữa.
Khi Những bài tình đầu / Sao trên Rừng bầy ở ngoài tiệm sách , thấy tạm ổn - tôi báo cho bạn ấy biết tôi phải đi Mỹ Tho ít ngày, tiện nhất , bạn ấy nên trở về nhà trọ ở Xóm Cỏ trong vài ngày ; khi trở về, tôi sẽ tới tìm sau. Thực ra đó chỉ là một cách hoãn binh, vì tôi lo lắng, khó mà cáng đáng thêm bạn lâu hơn nữa, bởi trước kia bạn nài nỉ chỉ xin tá túc ít ngày mà thôi. Chuyến đi này, tôi hy vọng sẽ có được một món tiền trả nợ bà chủ nhà và một món nợ cũ , bà mẹ của Ngơi ờ Xóm đạo Bắc Hà lên đòi, đã có 1 buổi bà cụ ngồi ăn vạ đòi nợ.
Sao trên Rừng ra đi không mấy vui!
Có 1 buổi, tôi đến nhà Xuân Hiến chơi, anh cho biết Sao trên Rừng vừa tới chơi, đã chửi rủa tôi không kịp vuốt mặt. Thế là, thêm một tin làm tôi bực mình, trước đó , Sao trên Rừng tự ý đến nhà ông Đoàn Thêm vay tiền. Trả lời anh Xuân Hiến, nào tôi có cậy bạn ấy đến vay tiền đâu, sao chuyện này có thể trớ tráo đến vậy được ? Đã có 1 ,2 lần, tôi viết thư cho ông Đoàn Thêm để vay tiền, ông thêm đưa tiền cho bạn ấy cấm về cho tôi - nay lợi dụng cơ hội quen biết vay riêng cho bạn ấy.
Cũng may, ông Đoàn Thêm chưa đưa, còn chờ tôi lên tiếng chính thức xác nhận đã. Giận quá, tôi trở lại xóm Cỏ tìm gặp Sao trên Rừng, , bạn lúng túng, tránh sự to tiếng ở gác trọ, tôi bảo bạn ấy chiều tối gặp ở nhà tôi.
Cơn nóng giận chỉ chơ cô hội bùng nổ, khi bạn lại tới, tôi hỏi ngay sao làm vậy ? Ở chung với nhau, mỗi khi bực bội, tôi nói thẳng, vây bạn tức bực điều gì, sao bạn không nói ra ? Giải thích việc bạn nhân danh tôi vay tiền là việc làm không ngay thẳng. Có đúng bạn đã làm vậy không ? Lúc đầu, chối loanh quanh, tới khi tôi bắt chẹt, thư bạn viết nhân danh Đại Nam văn hiến vay tiền ông Đoàn Thêm, hiện nằm trong ngăn bàn viết . Bạn cúi đầu im lặng, sau đó yêu cầu đưa thêm 20 cuốn thơ Những bài tình đầu nữa, nếu không, sẽ kiện tôi , vì không trả bản quyền tác giả + sách tăng tác giả? Tôi nhắc, vậy 20 bản đẹp nhận ở nhà in rô-nê-ô, bạn đã nhận chưa? Bạn cúi đầu nhận, trả lời, trên pháp lý coi như chưa nhận, vì chưa có giấy tác giả ký nhận.
Giận nhất là chuyện này, tôi giơ tay giáng 1 cái tát vào mặt bạn, lớn tiếng đuổi ra khỏi nhà, không muốn nhìn thấy bản mặt 1 kẻ trẻ tuổi hèn hạ như vậy - thì Sao trên Rừng nhắc lại :
"... anh nhớ là anh đánh tôi nhé!
"... nhớ, 5 năm sau hãy trở lại đây, bây giờ thì đi đi ..."
Cảm thấy sự tận tâm, tận lực bị trả bằng sự bội ơn, chưa thoát vòng đã vội cong đuôi. Khi Sao trên Rừng ra khỏi cửa, vẫn chưa nguôi cơn giận, mặc dầu tôi tát 1 cái rất mạnh, nổ đom đóm mắt, hiện bàn tay tôi còn nóng bỏng.
Khi Nhị Thu * lại thăm , đem chuyện này kể lại. Nhị Thu còn nóng giận hơn tôi nữa, đòi tìm ' thằng oắt này hỗn, bội ơn, mà tại sao nó lại có thể làm như vậy được ?!"
Sáng hôm sau, 2 chúng tôi đi thu đủ hàng trăm cuốn Những bài tình đầu / Sao trên Rừng đem vào quán cà phê Kim Hoa góc Lê Lợi + Pasteur, xé bìa xong, tặng nhà hàng gói đồ. Là, tôi nghĩ , một người trẻ tuổi có những quay quắt bỉ ổi, hèn mạt không dám nhận ' thì ra thơ làm gì '? Phải tập cho bạn ấy biết sống đã, hãy làm thơ sau - xuất-bản-cục chúng tôi không dung dưỡng , dầu là tập thơ có hay mấy đi nữa ?!
----
* tác giả tập thơ Mây Hà Nội / Nhị Thu - Sùng chính viện xb, Saigon 1960.
Sau này, anh Nguiễn Ngu Í viết 1 tin văn nghệ đăng trên tuần báo Văn đàn , lên án' tôi độc tài, đã đốt thơ Sao trên Rừng ' . Hen anh Nguiễn ngu Í tới nhà, đưa thư cho xem, kể tình tiết sự vụ sao tôi đánh bạn ấy 1 cái tát, đuổi ra khỏi nhà , cho ban bài học nhớ lâu và việc bạn xin ở lại nhà tôi tá túc. Bài học dễ dãi rong việc xử thế bắt đầu công
phạt - nhưng sau đó, một lần tình cờ gặp Sao trên Rừng ở ngoài phố, bạn nhìn thấy tôi lảng tránh rất nhanh, nem mép mắt rắn ráo nơm nớp - thì, tôi bật cười thầm, nghĩ rằng, cai tát ấy đôi khi rất cần thiết đối với bạn thơ trẻ tuổi kia !
Tết ta năm ấy thật buồn , lại nhớ đến cái tết năm nào ở 359/ 15 Trương minh Giảng , tôi ăn thịt gà luộc, uống vang Beaujolais say sưa, nói tiếng Pháp một mình trong đêm. Khi anh Phạm văn Rao ( thi sĩ Diễm Châu ) tới chơi, chị chủ nhà kể:
"... từ tôi đến giờ cậu ấy đọc thơ tiếng tây suốt tối, có những câu như nói với tổng
thống' tôi sẽ chịu trách nhiệm việc tôi làm "
tới khuya, anh Rao mới về, sáng 1 tết lại trở lại thăm .
Chiều 30 năm ấy, tôi đang ngắm chậu hướng dương tới đến không hay. Có tiếng gõ cửa, nhìn ra , đó là họa sĩ trẻ Đinh Cường . Đinh Cường ( 1939- ) vào nhà chơi, kể chuyện sinh viên Huế đọc sách của tôi rất nhiều, không bị thành kiến vây quanh ,như ở Saigon. Đồng thời, ở ngoài Huế, tin loan ra tôi từng bị chính phủ bắt giam.
Thấy bạn tới thăm vào đêm 30, khuya rồi chưa về, bèn rủ đi Lăng Ông, đ0i chơi về bạn ngủ lại nhà tôi. Đinh Cường quen biết tôi từ khi tôi còn thuê nhà ở nhà bà mẹ của Ngơi trên đường Lý thái Tổ ( sau nhà thơ Bắc Hà ) , từng ngồi xệp trên gác xép , xếp, đóng tập sách phê bình văn học Nhà văn hậu chiến : 1950- 1956 * .
-----
* Nhà văn hậu chiến 1950- 1956 / Thế Phong, tập 4 trong bộ Lược sử văn nghê Việtnam -
Đai Nam văn hiến xb, Saigon 1959, in rô-nê-ô .
Có 1 lần, Đinh Cường đưa Duy Năng lai thăm tôi, với bản thảo thơ Giấc ngủ chân đèo , nhờ tôi viết tựa. Khi ấy, hay chấp nhất, tôi không muốn nghe ai xưng hô tao, mày xuồng xã, khi không là bạn học cũ ,hoặc thân quen từ lâu. Duy Năng cùng viết bài đăng trên tạp chí Quê hương ở Hànội khoảng năm 1953- 54, nhưng chúng tôi chưa biết mặt . Khi Đinh Cường kể chuyện, Duy Năng rất thân với tôi, thì sự ngạc nhiên này khiến tôi bực rọc của sự ngụỵ tạo, gian muội Bực mình thật, lần đầu gặp mặt , tôi chưa nói ra mà thôi. Và khi Duy Năng đưa tập bản thảo thơ, tôi chẳng đọc, vứt vào một đống sách.
Rồi có một buổi ra phố, gặp Duy Năng và thiếu úy Trần hoài Châu đồng khóa Võ bị Dalat, Duy Năng gặp, xiết tay, vồn vã , xưng hô tao mày loạn xạ. Bị chưng hửng, tôi vẫn chưa nói gì cả, Duy Năng thúc giục đưa bài tựa . Hình như hết chịu đựng nổi, tôi liền chỉnh lại " tôi quen anh tự bao giờ, lại cứ phải nghe xưng hô bất nhã vậy ?". Thiếu úy Trần hoài Châu , làm thơ ký bút danh Thế Hoài can khéo, giữa tôi và Duy Năng tránh được đụng độ gay go thêm.
Khi Đinh Cường cho biết, Duy Năng rất buồn bực, anh ta nhất định không cho xuất bản tập thơ kia nữa, tuyên bố sẽ thôi làm thơ nữa - tôi cảm thấy hối hận. Đọc lại thơ
Duy Năng, phải nhận thơ anh có một ngôn ngữ riêng,rất độc đáo - đáng lẽ tôi phải rất hân hạnh khi được vời viết tựa - thế mà chuyện không đâu, chấp nhất việc xưng h
tao, mày, khiến tôi câu nệ, từ chối viết, rồi anh em văn nghệ giận hờn nhau . Trả lời Đinh Cường vậy - sau, tôi viết thư xin lỗi Duy Năng, thư gửi theo địa chỉ nhà trên đường Độc lập, Nha Trang. Hai thư viết xin lỗi, tôi không được trả lời, vì anh còn giận nhiều, cho tới lần gặp lại anh trên đường Lê Lợi Saigon, 2 chúng tôi mới chỉ thông cảm nhau một chút gì phải !
Bao nỗi buồn, vui, còn gì ngoài ăn , ngủ, rồi nhìn ra ngoài kia: con đường đỏ quạch xóm đạo Tân sa Châu - làm thơ , lảm thơ, và để lưng cánh phản trần trụi cho muỗi đói đốt, cái thú duy nhất để biết thấy mình còn sống . Như trong 1 bài Nửa chiều, ghi đậm hình tượng sống của ngày Cao Mỵ Nhân giã từ, quả thật không còn bóng hình nàng ở nhà trọ này nữa, nàng đã đi thật rồi :
Tôi ngủ trưa lì lợm kéo dài quên cơm tối
em còn nhớ chăng, đường đỏ quạch nhà thờ
chiều Phục sinh nào, nữ đồng trinh chẩy hội
vương miện, hoa đầy đầu ,sao bạc phếch hương thơm !
nửa chiều anh sắp buông mùng, chờ giấc ngủ
muỗi độc về đây, reo hò, quần tụ ăn mừng
hình như, chúng chỉ thèm máu bọn người như anh
nằm dài, cơm xong , trưa ngủ, chiều làm mồi muỗi ...
hoặc trong bài : Bức tường trăm tuổi :
... nhớ ngày xưa còn nhỏ tuổi
mỗi lần hắt hơi một lần
mỗi lần mẹ tôi dặn dò
sống lâu trăm tuổi
ba mươi năm
có lần định tâm từ biệt sống ...
CHO THUÊ BẢN THÂN
Cũng may , không đau ốm lặt vặt, từ mười mấy năm xa me , chứ nếu ốm, lhông ai săn sóc . Tưởng tượng đến những ngày ốm đau, vì bị bệnh phong tình, độ sốt lên cao tới 40 , không ai cho hụm nước, đêm đêm khát quá, cố bò dậy vịn mép bàn, rờ rẫm ly cà phê đen còn thừa từ mấy hôm trước.
Tử đầu 1963, vì một sự may tình cờ, tôi quen bác sĩ viết văn Nguyễn tuấn Phát, anh săn sóc tôi hết lòng. Nhưng là khi hết tiền, tôi mới tới phiền anh khám bệnh. Còn nhiều lần khác bị bệnh do đàn bà truyền lại, tôi đến bác sĩ khác khám.
Có 1 lần, tới phòng khám bác sĩ N. H. P. * trện đường Trương minh Giảng. Tôi biết tiếng ông , từng viết báo tài tử , bài vở có tinh thần xây dựng xã hội lắm. Nhưng, sau vài lần khám bệnh, để ý điều nhỏ này; tôi bị bệnh hoa liễu khá nặng mà bác sĩ cho uống Dectancyl 0, 05 cho 2, 3 ngày ; buộc trở lại khám . Lần này, tôi nói thẳng; thuốc giải độc kia chẳng ăn thua gì, bác sĩ già mới cho tiêm thuốc khác + uống những cáp-xuyn nặn đô hơn. Và ông bác sĩ già buộc tôi tái khám, mỗi lần vậy, lạnh lùng nhận 100 Vn đồng ngon ơ như ăn chuối.
Chưa kể cho ai nghe chuyện ông bác sĩ già tên N.H.P kia, kể cà bác sĩ đại tá Nguyễn tuấn Phát .
-----
* đó là bác sĩ Nguyễn hữu Phiếm, bố vợ đại tá Vũ Quang , giám đốc Nha chiến tranh tâm lý chiến - bác sĩ Phiếm từng khám chữa bệnh cho nhà văn Nhất Linh, như trong 1 bài báo viết sau khi nhà văn tự tử chống chế độ Ngô đình Diệm.
và nếu có ai đọc đần đây, mách ông, thì, ông bác sĩ già ơi, liệu có nhớ một bệnh nhân trạc 30 tuổi, dáng chịu chơi, tên T... thường khai bệnh " tôi bị bệnh do đàn bà truyềnlại" ...
và chỉ xin phép được khuyên ông 1 điều nhỏ : ' thôi, đừng viết báo dạy dỗi nhân quần xã hội phải làm thế này, thế kia nữa ' - những bài báo đầy nhiệt huyết đăng trên báo Mai, Bách khoa,Chính luận v.v.. e hơi bị khó tiêu, bởi, cũng phải cho chúng uồng Dectancyl 0, 05 giải đờm . Nếu cần, hãy lấy tiền khám đắt, lấy 1 lần, đừng hành bệnh nhân như đã đới với bệnh nhân tên T...
một câu khen thòng thực lòng :' ông bác sĩ già chữa bệnh hoa liễu mát tay lắm !".
Còn đau răng, tôi có anh bạn Doãn đình Thái, quen nhau từ ngày hàn vi, anh săn sóc chu đáo , có hàm răng giảnhai cơm, ấy nhờ docteur -chirugien Thái ( danh xưng này tôi phong , còn anh chỉ là thợ ). Có 1 lần đến chữa răng ở 114 Nguyễn huỳnh Đức, Phú Nhuận, anh đi vắng, viết để lai mấy chữ, anh bèn trả lời bằng mấy câu , thấy hay hay, mạn phép ghi lại :
Chữ mày bay bướm quá
số mày số đào hoa
cứ theo lời thầy dạy
mày sẽ khổ tới già ...!
Có lẽ ông bạn chữa răng kia biết làm thơ kia, đoán đúng quẻ . Chuyện tình trong cuộc đờ kẻ cầm hầu tinh - là tôi đây , sinh năm Nhâm thân / 1932 - quả nhiều rắc rối, trái ngang . Tuy vậy, tới 1966, Thượng đế đã ban cho tôi :
' con nai cái hiền dịu kính sợ đức Chúa Trời triệt để - với chồng , nàng là người nữ tài đức . Cầu nguyện Đức Chúa Cha đền đáp sự giúp đỡ nàng trong sự nghiệp văn chương của con ...'
t
( kỳ sau tiếp )
thế phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét