Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013
thức giấc trong văn chương hiện đại ba lan / thế phong - 4
thức giấc trong văn chương hiện đại ba lan /
ba khuôn dáng serge essenine dưới mắt victor serge *
thế phong
Lời dẫn .-
Victor Serge , người Pháp, đã tham gia vào cuộc cách mạng vô sản Xô viết 1917, dịch giả chuyển ngữ hầu hết tác phẩm Léon Trotsky sang pháp ngữ : Le Révolution Russe
( 2 tập ) , La Révolution Permanente, La Révolution Trahie ( 2 tập ) nói về sự phản bội của lãnh tụ Staline và Ma vie , hồi ký Léon Trotsky ( 3 tập ).
Victor Serge còn là nhà văn, tác giả nhiều tập hồi ký . Phải thừa nhận Victor Serge, một tác giả quan trọng hàng đấu trong cuộc vén màn bí mật sau bức màn sắt và sinh hoạt văn chương chính trị Xô viết. Những Essenine và Maiakovsky, thi nhân tài danh Xô viết đều tìm cái chết khắc nghiệt, tự vẫn. Vóc dáng sinh thời hai vị , dưới nét bút Serge mô tả về tác giả & tác phẩm rất sinh động, trung thực : họ đều là ngôi sao sáng chói trong nhóm ' Tương lai' ...
Như một sự biết ơn đối với lớp sau, nhà phê bình văn học Pháp , P. de Boisdeffre xưng tụng hết lời tài năng Victor Serge trong' Des vivants & des morts' - và, tôi đặt chung một bài viết của Victor Serge về Essenine trong ' Thức giấc trong văn chương hiện đại Ba Lan '.
Bởi, nền văn học Ba Lan không chỉ 300 năm chịu ảnh hưởng văn chương Pháp , còn chịu ảnh hưởng nền văn học Xô viết : Maiakovsky, Essénine, và trước đó Léon Tosltoi, Maxime Gorki ...
------
* ' BA KHUÔN DÁNG ESSENINE ' trích từ ' lE TOURNANT OBSCUR / VICTOR SERGE -
chương 4 - Nxb Plon, Paris 1951.
THẾPHONG
Một hồi chuông điện thoại réo lên, vào đúng ngày 29 tháng 12 năm 1929, báo tin:
' Essenine vừa tự tử'. Chàng vừa đến thành phố Léningrad chiều qua, trọ tại ' Khách sạn Anh quốc '. Buồng chàng ta chỉ hé cánh cửa sổ, nhìn thẳng vào một nhà thờ lớn nhất - nhà thờ thánh Isaac - nơi có tượng thánh bằng đồng sừng sững sơn đỏ, đỉnh tháp vàng chói, cao ngất, phủ tuyết. Chính buồng chàng ở, cách đây ít ngày, Raymond Lefèbvre và Sacha Toubine ở trọ, rồi tự dưng biến mất.
Thi sĩ Essenine uống rượu nhiều say ngất ngư, đúng vậy ,trước đó chàng gặp bè bạn. Sau cáo từ, chàng Essenine cần một không khí cho riêng mình. Sáng hôm sau, khi thức dậy, cảm thấy lòng trống trải, thèm viết đôi ba câu thơ nhớ bạn bè thân thiết . Ở đây, chẳng có lấy một cây bút, kể cả 1 cây bút chì cũng không có trong buồng khách sạn. Chàng thi nhân dùng ngay một lưỡi dao cạo, rạch cổ tay, tìm được một ngòi viết han rỉ, chấm mực máu, viết những vần thơ cuối :
Giã từ bè bạn , thôi, giã từ
................................
trong đời sống, chết có gì là mới !
tuy vậy
chẳng thấy còn nghĩa lý...'
Chàng không cho ai lui tới buồng chàng ở.
Sáng hôm sau người ta chỉ còn thấy xác chàng treo lửng lơ trong chiếc giây thòng
lọng , vầng trán bầm tím - chắc là trong lúc hấp hối, nhiều lần vật lộn đau đớn, rồi thân xác ngã vật ra .
Tôi biết chàng, qua 3 khuôn dáng buổi sinh thời .
Lần thứ 1 : khi chàng là một thanh niên tóc vàng xoáy, mắt sáng, trong, mọi hồng tươi. Dáng dấp trẻ trung, rất dịu dàng, nhưng cương nghị. Nghĩa là vào thời kỳ chàng thường hay ngâm thơ trong quán ' Cà-phê Thi nhân'. Giọng ngâm rất thơ, mỗi khi tới đoạn thơ bi tráng, gợi cảm. Ngay cả lúc chàng thẩn thơ, dáng người ngất ngư,
theo ' cảm xúc thơ của tâm hồn đang dấy động'. Khách đến quán để uống cà- phê-
lúa -mạch- rang, nhưng bước vào, đầu tiên đã nghe giọng chàng ngâm thơ . Đó là 1919, năm tai ương bệnh thương hàn lây lan, cả thành phố bị bệnh dịch hoành hành, làm sao để tâm hồn trấn an thư thái, là nhờ giọng ngâm thơ sang sảng chàng thi nhân Essenine.
Lần thứ 2 : tôi biết chàng sau 3 năm ở Berlin. Thực mà nói, không sao có thể nhận ra được vóc dáng chàng thanh niên hào hoa, quần áo đen, giầy vẹc-ni đen bóng lộn đế mỏng, mà người ta thường cho đó là dân làng Konstantinovo thuốc quận Kozminsk, tỉnh Riazan, dân chơi thuộc loại ' bất cần đời ' - hình ảnh chàng thi nhân trong nhóm' Tương lai' thường thấy dạo quanh các hẻm phố xá Matxcơva, gây náo động, ồn ào trong quán cà phê do Lounatcharsky đỡ đầu * . Hồi này, chàng Essenine làm dáng lắm, xoa phấn hồng trên má, tô môi son, đánh lông mày ,bôi thêm chì đen tới mắt, tay mang ' găng lụa' , đi đứng điệu nghệ như người mẫu, bao quanh là đám quần chúng say mê chàng . Riêng nàng Isadora Ducan đi bên cạnh , choàng khăn lụa đen múa may trước mặt chàng , mặt đỏ gay, say rượu, hát hỏng, la lối om sòm. Thực ra gặp chàng ở cảnh này thật khó coi, vạn sự bất đắc dĩ, là phải gặp mà thôi .
------
* nhóm 3 người: Trotsky, Boukharine và Lounatcharsky có thời kỳ nắm vận mệnh nền văn chương Xô viết, trước hung thần Jdanov. ( Người dịch việt ngữ chú thích )
Lần thứ 3 : Gặp trong khuôn dáng ảm đạm, sự chết ám ảnh đen tối bao trùm khuôn mặt chàng. Thân hình gầy đét, tóc vàng úa xõa xuống trán nhuốm vẻ phong trần, mắt nhắm , dáng điệu lạnh lùng . Người ta cho đó là hình ảnh anh lính trẻ thời Nga hoàng xưa kia, tự giết mình - sau khi thua trận rạc rời thân phận. Chàng nói giọng điệu chán chường, nhưng đầy kiêu căng :
' tôi là nhà thơ vĩ đại nhất hiện còn sống của nền thi ca Xô viết '
có khi chàng lẩm bẩm một mình :
' tôi là tên du mục của tất cả ngõ ngách thành phố Matxcơva đấy!'
Trước ngày giã từ cuộc đời, chàng đem bản thân tác giả so sánh với vần thơ đã viết ra, cảm nhận được : ' một bông hoa chỉ nở được 1 lần ' . Và tự nhận : ' chỉ có con điếm và thằng du côn mới là bạn tốt, vì chúng nó biết thưởng thức thơ tôi mà thôi ...'
Sinh 1895 trong một gia đình nông dân. Làng mạc nơi chàng thi sĩ sinh ra, nhà sàn gỗ thông, xung quanh sống vói rừng gỗ bạt ngàn, tham dự những cuộc săn bắn, hoặc chứng kiến những cuộc xô sát của lũ trẻ. Trẻ con tóc xum xuê, mấu vàng úa, thường hay lao vào cánh đồng bắn vịt trời. Chiều lặn, trai gái túm tụm đàn, ca hát hỏng. Chàng thi sĩ Essenine võ vẽ làm thơ hồi 15 tuổi, thời kỳ này, thường gặp nhiều khách phương xa hành hương, hoặc thăm tu viện cổ, nghe thánh ca , chàng cũng đi du lịch nhiều nơi, các thị trấn, gặp gỡ các thi nhân tài ba như Alexandre Blok, Nicolas Kliouev khích lệ. Nghe Essenine kể lại:
'... Tôi đã bật khóc khi gặp Blok, được nhìn thấy nhà thơ bắng xuống, bằng thịt ...'.
Những năm đầu bước vào đời sống thi ca, chàng chịu ảnh hưởng nhà thơ lỗi lạc Nicolas Alexéivitch Kliouev - nhà thơ nhiều tuổi, hiền lành, râu xồm xoàm- hình như ông ta phớt lờ mọi người xung quanh, sống theo ý riêng tựa hồ người của thế kỷ XVI. Lúc này, thơ ông viết ra, thật huyền bí.
Chiến tranh xảy ra, Essenine bị nghẽn lại ở Tsarskóe- Sélo. Ra mắt Nữ hoàng , chàng
thưa :
'... Thưa Nữ hoàng, tôi là nhà thơ gốc gác nông dân ...'
- đăng vào lính được gửi tới tiểu đoàn có tiếng kỷ luật sắt, khi rời quân ngũ tan rã, chàng lấy lại lòng tin để bước vào đời mới. Chàng qua Caspienne, rồi lang bạt qua Ba Lan, Trung Hoa, Ba Tư, Ấn Độ ... du lịch bằng cách chui vào toa chở hàng xe lửa náu mình .
Tháng 10 - 1917, chàng gia nhập quân đội cách mạng phe tả. Hãy nghe chàng tự
bạch : '... tôi chưa hề gia nhập đảng Cộng sản, đúng ra, tôi thích đứng nhìn xã hội từ con mắt người phe tả, chẳng hạn đứng về phe các thi nhân chân chính hoặc, những nàng Gái Điếm đáng tôn sùng, kể cả các đấng trong Băng trộm cướp lừa đảo - đúng như vậy đấy ! .
Đời sống quân ngũ , tham gia chiến trận, chiến tranh hun đúc , àmi rũa, tựa hồ thân
xác chàng bị tan ra từng mảnh vụn. Đảng sai khiến buộc làm việc này, việc kia, đau đớn thay mãnh lực quá vãng vẫn bám riết, chàng rất khó trở thành con người cách mạng.
Essenine trở thành chủ soái nhóm ' Nhà thơ Tương lai ' , rất nổi tiếng với tài ngâm thơ trong' Quán cà-phê Thi nhân' ở phố Tverskaya- chính nơi này , các vị khách ủy viên Đảng CS mặc áo choàng da, nghe chàng ngâm thơ, phải giật mình trước sự báo động . Các nàng thiếu nữ thanh tân, qúy bà lịch lãm, tới uống cà -phê -lúa- mạch- rang nghe ngâm thơ, tán tụng chàng hết cỡ, không chỉ vậy, các ủy viên quân sự về nghỉ phép hết lời ngợi ca Essénine . Có ủy viên tâm sự: ' phải tận hưởng thú ngâm thơ , uống cà phê ngắm đàn bà đẹp là đặc ân trong đời lính, biết đậu nay mai ra trận , thân này sẽ bị phơi xác cho trận chiến không chừng !'
Thời gian này, chính sách tân-kinh-tế loan truyền từ Maxtcơva , khiến mọi người hoang mang, riêng Essenine ngậm ngùi :
... tóm lược bao đau đớn của tất cả mọi người
như chiếc liềm khoát ôm bông lúa nặng hạt
như người đời ham hố xiết chặt cổ ngỗng trời ...
tất cả những vần thơ này, chàng viết ra từ 1 năm trước khi qua đời. Sự tìm kiếm có mục đích tìm giải thoát trong trí tưởng tượng, phản ảnh trái ngược tư tưởng lý luận. Ở ' trường thơ Tương lai ' hướng tới ý nghĩa sau này biến thành trường phái siêu thực :
Cơn mưa trên đầu gối hoàng kim
Tôi mang nhánh lúa mạch
trên tay có mặt trời
Khi rạng đông về trên mái
như con mèo nhỏ giơ móng vuốt
Làng tôi đàn bà già nhai nhóp nhép
hàm răng nghiến ngấu miếng bánh
thơm tho trong im lặng
Em như hạt sương chưa dậy giấc nồng
Bài kinh cầu buổi sáng
như hạt mưa nhỏ
Con bò lý trí kéo cày
trong mảnh đất mầu mỡ của chúng ta ...'
những tác phẩm ấy, tác giả thử đưa ý thức cách mệnh giản lược nhất vào đó, làm như ngẫu nhiên hơn là phải cố ý giãi bày .
Ý tưởng kia diễn đạt lồng vào những khúc trữ tình đơn giản, một cách chung chung cho hàng triệu dân Nga đông đảo. Thơ chàng đã có lần thành công, đọc thơ như ham đọc truyện, thơ mang tâm sự thầm kín . Ý thức bêu xấu xã hội có thêm vào, chàng lồng trong vở đoản kịch thật tàn nhẫn, nói lên sự xấu xa tột cùng :
'... UỐNG VỚI TA, HỠI CON CHÓ CÁI ĐAU KHỔ KIA ƠI, UỐNG VỚI TA ĐI CHỨ !...*
------
* người dịch cho in chữ hoa.
Công chúng theo dõi những vụ tình ái phiêu lưu , cả sự gây gổ, đập phá, đánh nhau và kết tội chàng đem vào văn chương một thứ kỳ thị chủng tộc, gây tác hại lớn lao mặt đạo lý. Thật ra, Essenine không có ý tưởng ấy. Tuổi trẻ Essenine hăng hái, ý tưởng mạnh bạo đưa vào thi ca, chưa được xã hội tán thưởng, trong khi ấy, đời sống tác giả nghèo nàn ,lại đa mang chất phóng túng, hào hoa trong tình yêu - dưới mắt đọc giả, chàng trở thành kẻ bất chấp kỷ luật, tôn ti xã hội, bị liệt vào tài tử đa cùng, khó ưa, gieo rắc mầm mống nổi loạn ảnh hưởng giới trẻ lớp sau theo : tự vẫn để giải thoát. Và nhiều thanh niên đã tự vẫn theo gót Essenine , khi bị đẩy vào hoàn cảnh thúc bách, không lối thoát !.
Chàng Essenine tài hoa bạc mệnh ra đi, cả nước Nga khóc. Tất cả mọi người giỏ nước mắt tiếc thương. Lãnh tụ Dảng vô sản cầm quyền, đến các thi nhân , đám đông công chúng theo sau áo quan. Léon Trotsky đường như im bặt, không muốn thốt 1 lời , hoặc khuyên răn chi đó , từ sau cái chết của thi nhân ấy, nhưng cuối cùng không thể :
' Thế hệ chúng ta sống gay go lắm, Trotsky nói, có thể là một trong những thế hệ gay go nhất lịch sự tiến hóa nhân loại. Người làm cách mạng được sinh ra trong thời kỳ này đã bị ' Tình yêu Tổ quốc ' bao trùm trọn chu kỳ của họ - và chính điều ấy định đoạt vận mệnh Tổ quốc. Essenine tuy không phải là nhà cách mạng... , mà chỉ là 1 nhà thơ trữ tình tài ba . Thảng, thế kỳ mà chúng ta đang sống đây ,không còn là giai đoạn trữ tình nữa ? Đó, chính là cái cớ mà nhà thơ giã biệt chúng ta, thế hệ chúng ta chăng ? Nhà thơ giã từ một cách tình nguyện và đã ra đi sớm quá ( ...) . Essenine, nhà thơ trữ tình rất gần gũi đáng yêu biết mấy ! Còn cuộc cách mạng thì lại khác, không phải riêng ai, mà của chung, đó là khí phách, gây .... * - cũng bởi cuộc sống quá ngắn ngủi, nhà thơ bị hậu quả kia ngăn chặn ...
Cái tính trữ tình Essenine chỉ có thể nẩy nở trong 1 xã hội yên bình, sống vui hòa nhịp tiếng đàn ca; không thê chịu gò bó trong vật lộn tranh đấu, tóm lại:' sống trọn cho tình yêu ' mà thôi. Bây giờ thì chưa, nhưng thời kỳ ấy sẽ tới . Thế hệ chúng ta còn 1 tài nguyên lớn lao, đã tranh đấu thì phải tranh đấu tới cùng, không thương xót- để làm gì - cứu vớt loài người đang bị loài người cắn xé. Thế hệ chúng ta còn phải tiếp diễn tranh đấu, vì đã mất rất nhiều thời gian sắp đặt để có cuộc tranh đấu hôm nay. Chúng ta tranh đấu cho tới khi nền nhân bản được hoàn toàn nở trọn đóa; thì lúc ấy, chúng ta mới hòa nguồn vào thể loại trữ tình. Vậy cách mạng là gì? đó là điều tiên quyết phải chiếm lại sự bị tước đoạt kia của con người, không những chỉ vấn đề cơm no ,áo đủ mặc; mà còn cả phần thiêng liêng trữ tình kia nữa. Có phải như vậy không ? Essenine đã tiên báo cho chúng ta; sự giã từ tối thượng kia của chàng viết bằng' dòng máu đỏ '. Có thể hơn nữa, cho cả những bạn chưa sinh ra đời, người thời mai hậu, mà người hôm nay đã sắm sẵn giùm cho thế hệ tranh đấu mai sau ấy - thì giờ phút này Essenine đã tiên báo cho biết' bằng tiếng hát ' rồi ! ...'
-----
* ... 2 chữ đọc không thông.
Một nhà thơ được mọi người biết đến sau chàng, là Vladimir Maiakovsky. Chàng thi nhân sinh sau đẻ muộn, gửi tới Serge Essenine ' một tiếng giã từ liên hợp, gần gụi :
' Anh đã đi rồi ...
như đời thường nói
sang thế giới bên kia
trong khoảng trống không gian
anh vùng vẫy
trăng sao náo loạn ...'
Maiakovsky còn bác bỏ luận điệu lời khuyên Essenine muốn có 1 đề án thi ca lớn , đầu tiên anh ta phải từ bỏ rượu chè, nhưng Essenine khước từ: ' thà chết vì rượu còn hơn phải chết buồn nản '.
Maiakovsky có 1 thân hình tráng kiện, coi thường dư luận tàn bạo mỉa mai hướng tới phía chàng - nhưng, Vladimir Maiakovsky đứng hiên ngang, sừng sững , ngửng cao đầu, đọc điếu văn về cái chết 1 đại chiến hữu :
' Tinh cầu này
có bao giờ đem lại hoan lạc
muốn vậy
chúng ta phải giơ tay nắm lấy
ở xã hội ngày mai
Chẳng có gì khó để chết đi
xã hội hôm nay
chỉ làm lại cuộc đời
mới là điều khó thực ...'
Chúng ta vừa thưởng những vần thơ có ' hơi hướng mạnh, đầy tàn bạo ' của Maiakovsky- và bây giờ, quay trở lại với Essenine , trước khi qua đời , chàng quan niệm :
' trong đời sống chết có gì mới lạ '
- lời người vừa chết đi, mồ chưa mọc cỏ - rằng - sự can đảm của người còn sống là phải thay đổi mới xã hội. Người thơ trữ tình Essenine đã chết đi, Maiakovsky sống, ở lại : ' ...thay vì lóng tín ngưỡng thì chỉ có hơi nước nhà máy điện ...' thôi sao ?
Maiakovsky dìm bản thể trữ tình con người cũ : ' chim họa mi và trăng sáng trong ' - Maiakovsky, thế hệ Hercule khỏe, vui, cân bằng, hoạt động, có trái đấm boxing trấn át quần chúng, Maiakovsky của 'thơ trường phái Tương lai' , Maiakovsky nhà thơ điển hình Cách mạng Xô viết, nổi tiếng hào hoa, tiền bạc sẵn, hội viên chính thức ' Hội Nhà văn Vô sản' , có chân đứng vững chắc trong chính quyền Nhà nước. Và tại sao, sau 5 năm, Maiakovsky tự tử ở Maxtcơva bằng phát súng lục vào ngày 14- 4 - 1930 ? Vậy thì, đó là chuyện khác nữa, phải không ?
Chẳng bao lâu sau cái ngày tự vẫn kia, André Sobol, nhà văn nổi danh , tuy không nói ra bắt chước kiểu tự tử ấy; nhưng bằng cách khác theo chân Maia. Nên mở 1 dấu ngoặc đơn để phác họa về André Sobol. Tham gia cách mạng, trước đó có chân trong chế độ Nga hoàng, từng chống cách mạng vô sàn, sau thỏa hiệp. Nhà văn ấy thoát sinh từ tù ngục, tình yêu khổ ải, qua nhiều năm bị theo dõi, qua khổ ải cuộc sống, qua cay đắng văn chương, qua hậu quả tin chủ nghĩa duy tâm, qua nhiều mồi nhử do dự, qua tài năng
tuyệt đỉnh, qua tình yêu thất bại,qua lo âu về nghia lý cuộc sống thế nào là đúng, qua băn khoăn ray rứt , qua tình cảm bất lực, qua sự làm mới con người, qua sự giấu giếm bộc lộ con người quá khứ ..., đã than thầm, trách trộm :' chúng ta còn có ích gì vì đã lạc
loài ! '. Và nền văn minh kia dâng hiến cho văn nghệ sĩ, cái trò chơi thích thú kia như là cầm bút chẳng hạn, hoặc được trang bị khẩu súng lục tự động bằng thép đen Browning - thì người nghệ sĩ kia không còn là mình nữa, và đã trở thành kiếp khác rồi...
Nicolas Kliouev viết bài ' Khóc Essenine ' , chính tác phẩm ấy siêu văn chương vượt mức. Nhà xuất bản Nhà nước in tác phẩm ' Thi nhân qua đời ' thành 3 tập. Những bà vợ của chàng được hưởng bản quyền, rồi sinh ra tranh giành quyền lợi, đưa nhau ra pháp đình. Còn công chúng tiếp đón tác phẩm Essenine ( loại phổ thông) nồng nhiệt. Boukharine không mấy hài lòng,vì tác phẩm Essenine được tán thưởng và phê phán thơ chàng không mấy lành mạnh, làm suy yếu tâm hồn, bởi, chàng làm thơ ca tụng tình yêu lứa đôi, sa đà tửu quán, rong chơi du mục; chính những điều đó đưa đến bế tắc khiến cha đẻ chúng phải tự vẫn. Sau đó, thơ Essenine không còn được xuất bản nữa, và người ta thôi in cả tác phẩm Boukharine, với lý do ý thức hệ sao đó v.v. ...
Trong một khu ngoại ô nghèo nàn buồn tẻ ở Maxtcơva, nghĩa trang Vagankovaké kéo dài tới đường tầu ga xe lửa - ngõ trạm các chuyến tàu quốc tế - như đến Varsovie chẳng hạn. Và khu ngoại ô tồi tàn dành cho lao động, công nhân, khu Krasnaya Preesinan còn là di tích lịch sử. Vẻ bệ rạc nơi biên giới có những ngỏ hẻm chỉ toàn những ngôi nhà bằng gỗ, đêm đêm thắp đèn dầu, nước uống thiếu thốn, nhà nhà phải mang thùng ra góc phố bơm đầy rồi chuyển về . Đã hằng thế kỷ tình trạng này như vậy rồi, chẳng lẽ chỉ mươi mười lăm năm cách mạng có thể cải tiến ngay được sao ? .
Thủ đô Matxcơva sẽ không còn là thủ đô nữa, thủ đô xứ sở đi bộ, vì , nhà thờ đã phá hủy để cất những khối nhà hình chữ nhật bằng xi măng, cốt sắt, hãnh diện lắp cửa kính toàn bộ trên các tháp vuông mươi tầng. Nhưng, chỉ cách công trường Xô viết 25 phút, một tỉnh lỵ cũ mèm hiện ra, thông đồng bôi nhọ nước Nga xưa, sau những căn nhà tối tân là mái nhà lá nghèo nàn. Sự nghèo nàn bó giọ này chẳng khác gì trại nhà tù. Phi cơ lên xuống ở phi trường kế cận, thân phi cơ vẽ ngôi sao đỏ óng ánh, bay mù trời - phía dưới kia, khu nghĩa trang nghèo nàn chôn đầy xác chết.
Nhà thờ ở đây sơ sài, bãi tha mà là vườn cung cấp rau cỏ. Di tích lịch sử đổ nát, những kẻ vô gia cưkhông có chỗ ngủ, thường lách rào ngủ trọ. Đôi nét kiêu kỳ còn sót, nhìn vào khu mộ nhà giầu xây cất đẹp đẽ, vững chắc, xung quanh rào giậu biệt lập . Có cảm tưởng như xác chết mất đi, vẫn còn quyền sở hữu, ngôi mộ là di tích hữu sản cuối cùng để lại ở nghĩa trang. Nghĩa trang , công sở, khách sạn, tửu điếm đều bị quốc hữu hóa. Bây giờ người ta phá mộ để lấy đá. Chẳng hạn, bia tên tuổi 1 kỹ sư nhà nước , công tích khắc trên bia đá, nay thay bằng 1 dấu thập , mang tên 1 đại tướng thời kỳ 1815 - 1875. Còn những kẻ xấu số nghèo nàn khiêm nhượng hơn, trên mộ cắm dấu thập gỗ. Những dấu thập ngã đổ chen lấn đường đi, như chứng nhân chiếc gạch nối liến quá khứ và hiện tại. Một thanh sắt uốn thành ngôi sao 5 cánh, búa , lưỡi liềm + một trái tim, ghi hàng chữ : ' nơi đây an nghỉ của Pétrova, nhân viên hội Hồng thập tự cứu cấp quốc tế '.
Mộ những phi công được chôn cất thành hàng 2 đều đặn, trông khá ngoạn mục, nhưng chẳng có ý nghĩa gì ! Vòng hoa cườm bằng giấy thay cho vòng cườm thật đắt tiền . Mộ Nhà Thơ được khắc tên sơ sài chôn lẫn trong khu đó. Sở dĩ tên được khắc bằng cái giá' vài rúp' vì người ta muốn thế - vợ góa thi nhân hương nhớ chồng có công lao với Đảng. Điều này thật hay ho đấy ! Các linh mục Xô viết bước đi trong nghĩa trang ở phía xa xa kia để làm phép, ban phép lành cho linh hồn xấu số, thực ra xong công việc chẳng phải trả giá đắt là bao !
Những bà mẹ tới đây dạo mát, vì con cái họ đều biết mộ Nhà Thơ. Hàng rào đen có dấu thập bằng sắt sơn mầu đen - những đứa trẻ gọi đùa là ' đường chéo tàu hỏa '. Sát cạnh ghi những nét chữ thương tiếc Nhà Thơ : '... Sao giã từ chúng tôi chúng tôi sớm quá vậy , hỡi thi nhân ?' - lời giã từ mộc mạc tiếc thương của dân chúng. Còn ý tưởng người vợ trẻ Nhà Thơ thì sao nhỉ ? Nàng tự vẫn sau 1 năm Essenine qua đời , lời yêu cầu duy nhất, xác nàng được chôn cạnh mộ chồng. Người ta đã làm mãn nguyện lời yêu cầu của nàng.
Môt cặp tình nhân ngồi trên ghế công viên đưa trái táo lên miệng ngoạm. Nàng ăn vận sặc sỡ, trang điểm lộng lẫy, còn chàng khá điển trai, tóc vàng rối bù, đôi mắt mòng mọng như tay bợm rượu ...
( còn tiếp 1 kỳ )
thếphong
( trích :Thức giấc trong văn chương hiện đại Ba Lan / ThếPhong - Đại Nam văn hiến xuất bản,
Saigon 1962 - tr. 33- 44 ).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét