Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013
' một mình một ngựa - nguyên sa - 17
" sao cứ gọi tôi là sa-đích hoài thế "
đó là còn thú [ trần phong giao ] hốt hoảng 17
bài : nguyên sa
Thân gửi,
Loạt bài này càng ngày càng gây những chấn động khoái trá trong văn giới. Anh em nói rằng đó là những cái tát nẩy lửa vào bọn sa-đích văn nghệ . Anh em bảo rằng đừng nản chí, phải tiếp tục làm cho bọn sa-đích hèn hạ, bọn nhỏ con mà lại ra cái điều nghênh ngang, nay đánh người này, mai chửi sỏ người khác, nhìn thấy khuôn mặt của chúng. Anh em bảo rằng, phải có một thằng dám một mình một ngựa, đi vào giữ ổ rắn rết - như thế để cho người viết trẻ về sau yên tĩnh mà viết.
Và anh em đây, không phải là những danh từ suông, ngụy trang lời mờ. Đó là
Nguyễn Văn Trung, Trần Dạ Từ, chứ không phải là những thư độc giả giả mạo . Nguyễn Văn Trung bảo tôi rằng: " ... sao anh lại " bay bướm " thế. Anh phải tiếp tục . Anh có thể viết và nói rằng, theo lời yêu cầu của Nguyễn Văn Trung. Nếu không viết để
" Bông hồng " đó cho tôi. Xê ra cho tôi làm văn nghệ mà coi ".
Trần Dạ Từ bào:
" Phải để cho bọn " đánh được người thì mặt đỏ như vang , khi người đánh lại thì mặt vàng như nghệ " , từ nay chừa cái thói hỗn láo. Chủ nhiệm tạp chí nọ viết thư cho tôi, nói là muốn trích đăng lại các bài " bông hồng " .[ Nguyên Sa, tác giả sách " Một bông hồng cho văn nghệ / Nguyên Sa / Nxb Trình bầy Saigon, 1970 ? ]
Trong khi anh em văn nghệ người nào cũng cười cười khoái trá, bọn sa-đích hốt hoảng nhẩy sổ ra kêu thất thanh :
" Sao cứ gọi tôi sa-đích hoài thế ".
Đó là Trần Phong Giao , tổng thư ký một tờ báo nọ [ tạp chí Văn ]. Trần Phong Giao viết một bài, chửi bới rầm rĩ., đọc xong tôi khoái quá ! Đành " trấn an " ông này : " Cái ông này tài thật, lần nào thấy ông hốt hoảng cất tiếng cũng làm mình được một bữa cười no, lần nào cũng làm cho khói chí tử . Kỳ thấy mồ ! "
Để độc giả có thể hiểu được cái phản ứng của ông tồng thư ký có báo trong tay, oai ghê lắm này, tôi xin phép kể lể về cái kỹ thuật săn chó sói. Trong những bài nói về các mánh lới bẩn thỉu của bọn sa- đích văn nghệ, tôi chỉ nói chung, nói tổng quát thôi. Giống người đi săn chó sói chưa biết đích xác con chó sói nó trốn nơi mô, bèn áp dụng chiến thuật thổi tù và inh ỏi, cho chó săn sục sạo khắp nơi, cho ngựa chạy dầm dập. Người săn thú thiện nghệ biết rằng làm như thế , chẳng sớm thì muộn, chó sói cũng hốt hoảng đâm đầu ra, và thế, là có thể nhìn thấy cái lưỡi đầy máu, hàm răng độc ác, cái mõm bẩn thỉu của nó.
Thật ra ,tôi cũng chưa đi săn chó sói bao giờ, nhưng ấy là, thuở nhỏ đọc bài
La mort du loup của A. de Vigny , biết đại khái như thế. Nhưng có điều cần nói ngay là con chó của nhà thơ Pháp nó im lặng khắc kỷ , vì bị vây hãm. Còn ở đây, là tiếng kêu hốt hoảng và thảm thiết, tiếng chửi rủa loạn xạ .
Ông Trần Phong Giao tự nhiên ông ấy nhẩy sổ ra, ông ấy bảo, là những bài nói về sa-đích văn nghệ là nhằm vào ông ấy . Ô hay , thế có kỳ không ? Nhưng ông ấy nhận, không lẽ mình chối từ ? Tôi chỉ muốn nói về cái hiện tượng văn nghệ tổng quát đang phung phá nền văn nghệ ta từ mấy năm nay. Nói về những tư cách và kiến thức cần thiết cho phê bình văn nghệ. Nay có một ông xưng tên họ , nhận luôn. Âu cũng là cái số nó như thế. Và như thế càng tốt, vì sau này, các nhà làm văn học sử có thể tìm thấy một dẫn chứng cụ thể về cái hiện tượng sa-đích văn nghệ. Thật là điều an ủi lớn lao cho ta.
Tuy nhiên , từ nay đến cuối thư, tôi vẫn đang dùng danh từ chung là sa-đích văn nghệ, mà ít nhắc đến tên Trần Phong Giao. Tôi chỉ thỏa mãn ông này vài lần thôi. Phải dùng danh từ chung, vì còn nhiều sa-đích khác, cứ nói đến một mình ông này, các sa-đích khác sẽ không bằng lòng, sẽ kiện cáo lôi thôi lắm. Bài văn hay cái gọi là bài văn của sa- đích văn nghệ có một cái tựa là " bông hồng hay bông cứt lợn " . Nghe ghê thấy mồ . Không bay bướm. Không văn nghệ. Đi thi thế là zéro sur vingt . [ 0 / 20 ] Văn nó phản ảnh cái tư cách con người. Văn mà " nốp" [ noble ] thì người " nốp " . Văn cu-li thì người cu-li. Văn ma-cà-bông thì người ma-cà-bông . Đó là cái câu văn " le style c'est l'homme " của một tác giả Tây phương, tôi xin phép diễn tả một cách "đơn giản" như thế.
Đấy các anh văn nghệ trẻ, sẽ va chạm với lũ sa-đích tương lai - các anh em nhớ lấy điều này. Lúc nào cũng phải bay bướm. văn nghệ là phải bay bướm. Không bay bướm không thành văn nghệ. Viết cái gì cũng phải cho đẹp. Cái chất văn nghệ là làm gì cũng lấy đẹp làm phương châm. Đặt " tít" [ titre] một bài văn là phải đặt cho bay bướm , cho đẹp. Như " Một mình một ngựa" . Nghe có cái vẻ đẹp kiếm hiệp, hơi cải lương, hơi " Tam Quốc Chí". hay " Khi con thú hoảng hốt " cũng đã có tý bay bướm. Tuyệt đối không nói đến các chữ bẩn như " cứt, đái ". Nghe ghe thấy mồ ! Nó lộ ra cái tư cách không thơm . Tuy nhiên với sa-đích chọn cái tít đó , tôi xin các bạn đừng trách, đừng khinh, mà nên thương hại ! Bởi vì nó đã hoảng hốt đến cùng cực. Sa-đích chuyên môn chê thiên hạ, nay bi chạm nọc, sẽ tức hộc máu. Nhưng nó sẽ nén giận để ra cái điều văn nghệ. Quả nhiên sa-đích sẽ trả lời : " Được một người có uy tín như anh nhắc đến tên tác phẩm và tác giả là một vinh dự lớn lao ". Sau đó, tôi viết ở đây đó vài lời, để đẩy cái uất ức của sa-đích đi xa hơn. Quả nhiên nó sẽ phát khùng. Nó nói : " Thật không vinh dự gì khi một người như ông gọi đến tên mình ". Ơ hay, cái anh này buồn cười nhỉ ?
" Em nói cái gì thì em nói một thứ thôi chứ. Khen cũng được , chê cũng được, nhưng nói một thứ thôi chứ. Tại sao đầu tháng thì kêu là nói tên thì là một điều vinh dự. Cuối tháng lại kêu nói đến tên thì không vinh dự gì ? Chơi cái trò cơ hội chủ nghĩa à ? nay nói thế này mai nói thế khác à ? Tôi không thích chơi cái trò giở mặt đó nghe không ? Nay em đưa qua lên mây , nói rằng qua làm vinh dự cho em. Mai em lại
" hổng chịu " . Cứ làm như cục cưng nhõng nhẽo không bằng ! Thật là thê thảm . Hoảng hốt, hoảng hốt bao nhiêu tội ác do mày gây ra. Mày làm tan nát một đời văn . mày làm tê liệt trí nhớ. Mày làm những bình rượu quý gởi từ bên trời Tây về thành cay đắng."
Nhưng thôi, các bạn , ta hãy để sa-đích ngồi đó với những cay đắng của nó. Ta hãy bước sang điểm khác.
Sa-đích thấy đàn em chửi thuê đánh mướn của mình bị " kê" một quả cứng họng, bị đặt một lô câu hỏi không trả lời được. Tôi không nhắc lại cái sự bế tắc đau đớn này, vì văn nghệ là tiến tới, là tiếp tục sáng tạo chứ không nhắc lại. Chỉ từ sự kiện đó để mở ra một sự kiện mới. Thấy đàn em đau khổ quá, khóc lóc kêu than , sợ đàn em bỏ nghề chửi thuê đánh mướn ; sa- đích bèn bênh :
Thoạt đầu sa-đích nhận lỗi, vì tức giận cùng cực mới viết bậy, viết bạ, quên cả
" ham đọc, hiếu học và ưa suy nghĩ " ( Ôi, cái khẩu hiệu sao nghe mà khoái " !) . Đó là thảm cảnh của con chó sói, bi bao vây, nhẩy sổ ra, cất lên những tiếng kêu thảm thương bi thiết. Tôi xin anh em nhỏ lòng thương xót.
Đó là cái hoảng hốt thứ nhất.
Sự hoảng hốt làm tê liệt khả năng sử dụng ngôn ngữ, làm phát ra những âm thanh thấp kém, biểu lộ sự thèm khát gia truyền. Sách tâm lý học nào cũng nói như thế.
Cái hoảng hốt thứ 2 của sa-đích còn dễ sợ hơn. Anh em hãy nhìn cho rõ hơn, răng nanh nhọn hoắt đầy máu này. Đó là cái hoảng hốt làm tê liệt trí nhớ . Descartes nói đúng " trí nhớ con người giới hạn " . Do đó, nó là nguồn gốc của những nhầm lẫn. Nhưng khi sự hoảng hốt chen vào làm trí nhớ bị tê liệt thì sự nhầm lẫn, than ôi, thê thảm lắm !
Đây là câu chuyện nó như thế này :
( Còn tiếp )
nguyên sa
( 1932 - 1998, Hoa kỳ )
-------
* [...] chữ của Biên tập .
( Một mình một ngựa / Nguyên Sa / Nhân Văn xuất bản, Saigon - tr. 96- 100 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét