Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012
đọc' chiều chiều' của tô hoải - bài : vũ sinh hiên - kỳ chót : 2
đọc chiều chiều của tô hoài - 2
VŨ SINH HIÊN
III.- Ông Tô Hoài làm công tác khối phố
Đại để công tác này cũng như một tổ trưởng dân phố trong thành phố HCM, có khác chăng là ở ngoài Hànội, thì tích cực hơn nhiều, còn trong Nam lè phè hơn. Ông nhậm chức Khối trưởng khối 98 mà chẳng làm lễ bàn giao:
"... Không có đồ đạc, không sổ quỹ. Trên cho tiền hay vật dụng để tiêu và dùng ngay. Tiền chè nước họp 3 tháng được 1 tập giấy và cái bút chấm lọ mực Cửu Long. Tài sản có 7 thước vải đỏ làm băng, cắt chữ dán khẩu hiệu. Trươc 10 thước, bởi không nhận. Mỗi cái khay, 10 chén uống nước, không có ấm -- trước cũng có, bị vỡ. Tôi cắp khay chén về nhà, mỗi lần họp lại mang đến, rồi mượn chủ nhà cái ấm tích và nồi đun nước. Thế mà cũng vỡ chén, cũng bỏ quên, mất luôn . Hêt qúy lại xin tiền trên khu, sắm bộ chén mới " ( tr. 205).
Đấy là tất cả tài sản của ông khối trưởng Tô Hoài , đơn giàn, và mọi cái đều xong, bởi như trong một buổi họp đầu năm mà cũng chỉ có:
"... Ở cơ sở, tất tật mọi việc lại dội xuống, thuế nhà đất, tiêm phòng dịch, dẹp hàng rong, bộ mặt xã hội và cuộc sống thu nhỏ trong tổ dân phố. Tôi hay nói: " Được rồi ! " ,
" Yên chí`"," Để đấy", nói nhiều quen miệng. Mai, rồi lai mai lại việc khác đè lên. Không quên, mà gác lại. Chẳng làm thì rồi cũng tới, cũng xong, không dở dang, cứ đưa đẩy, chống chế. Công việc cao su đã thành thói quen và cứ như thế, ngày tháng qua ..." ( tr. 263).
Ông tổ trưởng Tô Hoài đã mất khá nhiều thì giờ cho cái công tác khu phố của ông, dù :
"... cứ ừ, ừ vâng văng mạng, tôi đã dần quen như thế ..." ( tr. 285).
Nhà văn Tô Hoài đã mất khá nhiều thì giờ cho cái công tác khu phố đi tập dượt ( tr. 212). Ông phải giải quyết sự kiện tụng giữa hai nhà liền vách về chuyện hố xí đổ thùng. Nhà văn tổ trưởng Tô Hoài vừa đến hiện trường, thì đã nghe những lời kiện cáo rất văn vẻ :
"... Ông xem có khốn nạn không ? Cháu nói vô phép ông, đứa nào ngồi phón bên kia, ở đây cũng nghe tiếng phèn phẹt. Đã nhục chưa ! ..." ( tr. 304).
bởi ở Hànội, dạo ấy :
"... phố nào cũng đàng trước mặt thoa da phấn, đàng sau là cái lối vào chuồng phân như thế này, cả bao nhiêu năm nay thế ..." ( tr. 307).
Ông tổ trưởng còn phải đi hòa giải những vụ đánh nhau trong khu phố, lâu lâu phố lại réo gọi:
"... Ông hòa giải ơi ! Ông ra mà can, không thì vợ chồng nhà nó giêt nhau kia kìa .." ( tr. 218).
Tôi tối, ông tổ trưởng Tô Hoài phải đi tuần tra, ông thường để đầu trần:
"... không phải vì lo mất mũ, mà tôi muốn trật cái đầu hói ra cho đĩ điếm khỏi mất công hỏi han ... Nửa đêm chung tôi vào quán Gió, hàng bia nhà mậu, uống thả cửa, trả tiền không lấy ... Có những lần tôi keo cả Nguyên Hồng, Dương Bích Liên đi thưởng thức cái lộc của trưởng ban ..." ( tr. 231).
Đã có lần Nguyễn Sáng nói:
"...Uống bia được mời, khoái quá !" ( tr. 287).
Lại còn những việc đột xuất, chẳng hạn, giữa mùa đông giá rét , tổ trưởng Tô Hoài được tin, có một thai nhi bị người mẹ vô lương tâm đặt vào trong cái nón và thả trôi ngoại hồ nước :
"... dưới chân cột đèn, nhin rõ trong nón có một cái thai cuộn mớ rẻ bê bết máu. Vừa còn khóc, chắc là tiếng kêu cuối cùng. Cái xác đã lạnh như hòn cuội. Nhiều người xúm lại. Người nào đã nhanh tay gài mấy nén hương lên chân cột đèn. Mùi hương ngai ngái, đã ra mùi hương đám ma ..." ( tr. 255).
Rồi đến kỳ bầu cử, tổ trưởng Tô Hoài lại một phen tất bật. Ở các phòng bầu phiếu :
"... Khi mọi người đã ra về... chúng tôi bóc miếng dán niêm phong. đổ các thùng phiếu ra mặt bàn. Hai chúng tôi mở từng cái phiếu rồi lại bỏ vào thùng. Cái phiếu không gạch tên... phiêu trắng, cũng bỏ lại vào. Chi để riêng cái phiếu nào vẽ nhảm nhí hay viết phản động. Những phiếu này gói lại, tự tay trưởng ban đem nộp lên khu. Trong những năm nay tôi làm việc, mấy lần bỏ phiếu thành phố hay toàn quốc đều làm như thề theo kế hoạch mật của khu ..." ( tr. 310).
Thế là tổ trưởng dân phố Tô Hoài quay như chong chóng:
"... ký miên man... phóng hàng nghìn chữ nguệch ngoạc, đến bây giờ chữ ký tôi chưa run, có lẽ, cũng nhờ hàng năm [ có] những dip tập luyện tay kịch liệt này .." ( tr. 244).
Chữ ký của ông tổ trưởng Tô Hoài phải xuất hiện nhiều nhất trên các tem phiếu mua lương thực, thực phẩm. Loại này cũng có phân biệt đấy :
"... chi có khu Ba Đình, khu Hoàn Kiếm là bộ mặt trung tâm thành phố, tem phiếu được đong gạo, đ6i khi mới kèm bột mì. Các khu khác, bo bo và sắn, bột mì Liên Xô đem nặn làm bánh luộc, bánh rán, nhá cả tuần .." ( tr. 316).
Là tổ trưởng tổ dân phố, ông Tô Hoài là công tác viên thân cận nhất của anh công an khu vực, anh tên Mùi :
"... Múi ít chũ, được cái chiu khó, không lên điệu, vừa khoe, vừa giấu dốt, như một số ácn bộ [ mà] tôi hay gặp luôn. Bây giờ tuyển công an không lấy người thành phố, mà đưa người từ Vĩnh Phúc vào và ở Thanh Hóa ra, có anh chưa trông thấy, chưa ngồi vào cái ghế sa-lông bao giờ .." ( tr. 136).
Anh Mùi giao tiếp với nhà văn Tô Hoài cũng đơn sơ, chân chất :
"... Một hôm, Mùi giơ cho tôi nhìn cái đầu mục mỗt tờ báo Sài Gòn in to dòng chữ Phần văn Luận trân đầu trang . Mùi băn khoăn " cái thằng Phần văn Luận' nghe quen quen, anh có biết nó không ?" ( tr. 138).
Chính bản thân nhà văn Tô Hoài trong Ban thường vụ Hội nhà văn dạo ấy, cũng phải đương đầu với những chuyện chẳng ra làm sao cả :
" .. Cơ quan tôi nhận được quyển tiểu thuyết Đốc tở Givagô do trên phân phối. Tự dưng ' lĩnh một quả bom , phảu cất giấu sao cái của nợ này đây ?" ( tr. 139).
vây la một hôm:
"... Mùi cưới cười bắt tay tôi..- Tôi đến xin hỏi anh một việc:- Việc gì thế ?.- Anh có quyển Bác sĩ Givagô..- Ừ , nhưng không phải của tôi , mà cơ quan bảo giữ hộ.- Vâng, cơ quan bảo anh giữ" ( tr. 138).
Thì ra, dạo ấy ở Hànội, người ta đang truyền nhau đọc lén lút một quyển Bác sĩ Givagô:
" Mấy năm qua , có những dịp qua Mátxcơva, các bạn cho tôi thấy cụ Patécnăc đến câu lạc bộ Hội nhà văn... Nhớ đến chuyện vu vơ, chúng tôi bị liên lụy, vì tiểu thuyết của cụ, lại nghĩ cười, cười buồn. Suýt nữa chẳng phải đầu phải tai, chuyện ở xa thế, cụ không bao guiờ có thể tưởng tượng ra được ..." ( tr. 141).
Nhà văn đảng viên Tô Hoài chẳng những viết rõ lý lịch của anh công an khu vực mà ông còn biết rõ lý lịch của các văn nghệ sĩ, bởi ông thuộc Đảng bộ văn hóa văn nghệ :
"... Đã bao nhiêu năm, những quyển lý lịch Đảng viên, chẳng may khi không có trong cặp, trên bàn ... Có thể trông vào đấy thấy ra được, biêt được thời sự chính trị và quãng đời từng người; nhưng chịu, không thể viết sư thật được tôn trọng đến đâu... Quen tay viết, cứ nhà nho, thì " nhà nho nghèo" , mà những chữ nghèo, dứơi nhỏ , đều không phải danh từ có vị trí trong lý lịch về ngôi thứ xa hội..." ( tr. 184).
Nhưng với những văn hữu rất thân của Tô Hoài, như Phùng Quán chẳng hạn, thì ông biết rất rõ :
"... ở Thái Bình về ( Phùng ) Quán công tác ở văn hoá quần chúng, nhưng cũng là làm vì và dông dài ... Bị kỷ luật 3 năm không hội viên Hội nhà văn, nhưng rồi 30 năm mới có làm lễ giải hạn ' ( tr. 103).
Chẳng riêng gì Phùng Quán, ông Tô Hoài cho biết:
"... Ở khu vực văn nghệ, cũng đã ký kỷ luật" cho thôi sinh hoạt Đảng", các trường hợp Trần Dần, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên .." ( tr. 194).
Cứ như thế, nhà văn Tô Hoài quay cuồng giữa công việc của khu phố và của Hội nhà văn mà người đọc ông cũng cảm thấy chóng mặt .
IV .-Ông Tô Hoài đi công tác nước ngoài
Suốt trong phấn đánh số IV này, tác giả Chiều Chiều kể về những chuyến đi công tác ở nước ngoài và nhắc đến những người bạn nước ngoài của tác giả. Vào chương, ông đưa ra 2 mốc thời gian - 1957- khi còn Liên bang Xô Viết và - 1994 - khi Liên bang này đã tan rã. Tác giả trút cơn giận lên đầu Goocbachốp :
"... Phút chốc ai kia coi như ván bài Túlơkhơ, cái người mà trong chiến tranh thế giới lần thứ II, mới lên 10, mẹ dắt chạy giặc vào Trung Á ..Goobachôp ... nó bỏ chế độ của nó như cất bàn cờ. Thế mà năm ngoái Goóbachốp lại ra ứng cử tổng thống. Nước Nga nhổ mặt vào mặt anh ta. Goobachốp không được nổi 0, 51 % phiếu bầu ( tr. 349).
Cái thời còn bao cấp , mỗi chuyến đi lại phải mượn áo quần của Bộ Tài Chính :
"... Bởi có mấy khi đâu và tiền đâu mà sắm, hàng đoàn cả chục, mấy chục người ở rừng, ruộng về; chỉ đ idăm bữa nửa tháng thì nhà nước tất phải lo .." ( tr. 351).
Mượn đồ như thế, đôi khi cũng gặp nhũng trở ngại :
"... giày không có dây, cả thành phố không đâu bán dây giày và hộp kem. Tôi lại phải xin đôi dây giày và mượn cái cà-vạt của Nguyễn văn Bổng.. " ( tr. 352).
Đó là thời còn Liên Xô:
"... Việt Nam và nước Nga bao giờ cũng thường tình đậm nhật như mọi nước .." ( tr. 99).
Bây giờ sang nước Nga, ông Tô Hoài thường gặp những người không ưa gì Việtnam :
" Con mẹ này vẫn nói nó rất ghét Việtnam... bởi vì của cải nước Nga bị đem rải khắp nơi, châu Á , châu Phi, châu Mỹ La Tinh, trong đó có Việtnam của mày .." ( tr. 411).
Bây giờ :
"... Người Nhật đến đây thì được giá " ( tr. 445).
Thế nhưng vì nhu cầu công vụ, ông Tô Hoài vẫn được ra nước ngoài công tác. Mỗi lần đi như vậy, túi tiền hẻo lắm :
"... số tiền hàng ngày nhận cũng không ăn nổi ra bữa, chỉ mua được bánh mì và trrứng luộc .." , không thể xuống phòng ăn, bởi 200 gram cô- nhắc, uống cho đủ liều, thì chỉ rượu đã hết cả tiền ngày ăn. Ở khách sạn Ucraina, có hôm, tôi trả tiến ăn, Phan Tứ cảm ơn và nói ".. Xin lỗi hôm nay chúng tôi ăn của anh hết hai cái bàn là" nghe tục và thảm quá, nhưng mà thật vậy !" ..( tr. 434).
Ấy vậy, mà nhà văn Việtnam luôn được hỏi rằng, có giấy tờ để vào cửa hàng quôc tế không, trong đó, có đủ mọi thứ hàng hiếm , như máy khâu Nhật, nồi áp suất, các loại vải đẹp. Nhà văn Tô Hoài gọi đó là những cửa hàng Tôn Đản của Mátxcơva, bởi đã một thời ở Hànội, phố Tôn Đản có một cửa hàng chuyên cung cấp cho các vị thuộc Bộ Chính trị và Trung ương Đảng, các bộ trưởng trong chính phủ - còn ở phố Nhà Chung có một cửa hàng cung cấp cho các giám đôc sở. Từ đó, trong dân gian, cón bài thơ :
Tôn Đản là của vua quan
Nhà Chung là của trung gian nịnh thần
Tiểu thương ăn chợ Đồng Xuân
Vỉa hè là của nhân dân anh hùng
Ở Bắc Kinh cũng chỉ đủ tiền cho một:
" .. Thang thuốc và chép kèm cái đơn thuốc bổ của Bác Mao. Ở Phôm Pênh, ở Angiêri về, thì hộp chà là khô, lụa Bombay, xì-líp, sú-chiêng .." ( tr. 435).
Thế đấy:
"... Những chuyến đi đây cứ lầm lũi, cặm cụi như thế. Ở Hội nghị ra, dạo phố, khách đi tìm mua các thứ lưu niệm, còn ta thì chưa bao giờ . Làm thế nào .." ( tr. 435).
Thề nhưng, cũng có những người lợi dụng chuyến đi công tác để ' đại tu' cuộc sống gia đình. Trên đường về :
"... Mỗi người bỗng phồng lên thành ông hộ pháp, may mà trời đã lạnh, bời vì quấn đồ đạc vào người và xách hai tay không phải cân, thôi thì lụa vải, cả bàn là, cả quạt tai voi tháo cánh, cả máy khâu không chân gấp vuông nhét bụng nhét lưng được tất .." ( tr. 489)
.
Ông Tô Hoài cũng cho biết chỉ có đi Tây mới nghĩ đến chuyện ' đại tu, trung tu' , chứ còn đi Tàu, thì cái nghèo nàn lại còn gấp đôi. Cảnh thì vẫn đẹp :
"... nhớ 40 năm trước, lấn đầu tiên qua Trung Quốc, tàu lên Đông Bắc, cơm trên tàu ngon như cỗ ngày Tết. Bây giờ cũng vẫn trang nhã thế, người nhà tàu lễ phép, lịch sự. Cửa sổ trông ra phong cảnh dọc đường. Những gốc liễu rủ, những cây cầu thảnh thơi như trong truyện Tam Quốc, Thủy Hử. Tưởng như không có những khó khăn, xích mích, bởi chỉ thấy cảnh đẹp vẫn như bao giờ. ". ( tr. 471).
Vâng, chẳng ai quên được cái xích mích 1979 ấy, cái lu, cái vại cũng chẳng còn nguyên lành. Còn những' khó khăn' thì ngay chính người anh em phương bắc cũng chồng chất. Ông Tô Hòai vẫn không ngần ngại nhắc lại chuyện xưa :
"... Những vụ án văn, từ hồi Đinh Linh rồi Triệu Thụ Lý và những ai, cũng không thấy rợn nữa, vì nhiều. Vả lại đến ông Đặng Tiểu Bình mà còn bị đày đi Tân Kiến ở Giang Tây, từ năm 1969 - 1973 - 5 năm làm thợ sửa chữa máy kéo. May mà thuở trẻ ở Paris, ông đã học cơ khí. Kiên gan, kiên tâm đến thế, mỗi tối trở về ở cái nhà ' lều trâu' , trước khi đi ngủ, ông đi bách bộ. Mấy năm trời trong vườn cỏ vệt nhẵn một lối đi .. " ( tr. 476).
Nhà văn Tô Hoài có biệt tài, tả lại những nơi chốn mà ông đã ghé trên địa cầu này, mà cả những nơi ông chưa hề đặt chân đến. Ông kể rằng, nhờ được đọc một quyển lịch của nhà Haxét ( Hachette) , ông bèn hư cấu một câu chuyện về chàng thanh niên giang hồ, đi làm tàu biển và dừng chân tại những hải cảng mà con tàu đã ghé. Giờ đây, chính ông cũng đã quện cái cốt truyện này rồi :
"... Nhưng tôi vẫn nhớ trong truyện tôi đã tả tỉ mỉ những hải cảng mà con tàu đại dương đã ghé ăn hàng, đón khách. Cảng Madrai, cảng Sait, cảng Máxcxây... những công viên, những tên phố,. tiếng chuông nhà thờ, các cửa hàng , hiệu ăn, chuyện như thật, mà toàn sự thật, nhờ quảng cáo và bảng chỉ dẫn khách du lịch [ mà tôi đã] đọc được trong quyển lịch năm của nhà Haxét,. biết bao nơi mà đến bây giờ tôi cũng chứ khi nào được tới .." ( tr. 496).
Chao ôi ! Theo chân ông Tô Hoài trong suốt 562 trang sách của Chiều Chiều , quả là mệt đứt hơi, mệt vì nhiều lẽ. Kẻ hậu sinh còn muốn kết thúc mấy trang điểm sách này, bằng các mảng nhân vật, mà nhà văn mà Tô Hoài đề cập trong HỒI KÝ.(...)
Trong các vị ở ngoài bắc, ông nhắc tới Đặng Đình Hưng, thân sinh nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn. Đang kể chuyện bắt được rượu lậu trong xe cứu thương ở Hànội, thì bỗng ông khơi khơi kể:
"... Tôi cũng thường thấy ở quán nước bà hàng cạnh bến xe Kim Liên, có hôm Đặng Đình Hưng đem rượu đến bán " ( tr. 155). (... ) Cũng không biết rồi tại thế nào mà Đặng Đình Hưng vướng vào Nhân văn ? Ở Hội [ Âm ] nhạc, Đ8ạng Đình Hưng đã bị ra khỏi biên chế, Hưng không đi -- hay không đuộc đi -- họp Chi bộ, thế là mất cả Đảng tịch. bây giờ dịch tài liệu cho ơ quan, ăn tiền bài. Khi đó đã giao thiệp với ngoài mấy đâu, mà có cái để dịch, và Hưng chỉ biết tiếng Pháp . Nghe đâu Hưng đi cất rượu quê đem ra bqn các quán .." ( tr. 158).
Rồi ông phom phom kể Đặng Đình Hưng ốm, phải mổ phổi :
"... Ố, đau, bè bạn thì trông vào ai , bản thân thì bị vứt đi rồi, nhưng mà có mả cứu bần- dạo này Hưng được Đặng Thái Sơn gửi tiền cho - Đặng Thái Sơn mua của nhà nước cho bố một căn hộ 16 thước vuông, lại tậu cả điện thoại .. gian buồng tới âm thầm có một lỗ cửa trổ xuống đường, treo miếng mành mành tựa cái cửa ngăn ở khoang thuyền. Khách đứng dưới đướng gọi. Chủ nhìn [ qua ] mành xem là ai ? Không muốn gặp thì không lên tiếng .." ( tr. 182).
Một nhân vật nữa, được ông Tô Hoài đem ta bêu riếu ...đó là triết gia Trần Đức Thảo (...) , theo Tô Hoài, triết gia này chăn bò rất vụng (...) .[ Tô Hòai viết :
".., ( Trần Đức ) Thảo ở Pháp về Hànội lên Việt Bắc. Thảo mặc quần áo nâu, đội mũ lá gồi, đạo sắc-cốt vải chàm, đã xin, hay mua được của bà con người Tày, người Dao trong hàng.-" Tớ phải thế này cho kịp các cậu". - Đôi mắt kính cũng cười lấp lánh, chẳng biết rồi còn bao nhiêu đêm, Thảo không nằm màn, mới kịp chúng tôi, để đến được những cơn sốt mặt bủng, da chì .." ( tr. 160).
còn khi vế thành phố, thì:
"... cả thành phố đã thuộc cái ông đi chiếc xe đạp con vịt trẻ con sơn xanh, không phanh, ngồi phải doạng chân cho đầu gối khỏi đụng lên ghi- đông, đấy là nhà triết học Trấn Đức Thảo . Ông dịch sách lý luận kinh điển cho nhà xuất bản Sự Thật để lấy lương ăn . Tôi chỉ biết bây giờ ông ấy dông dông, dài dài , làm làm , chơi chơi thế thôi ! Tôi cũng chẳng biết ông có Nhân văn giai phẩm không và tại sao ông lại càng ngày càng bị quên lãng dươi đáy ..." ( tr. 166).
(....)
[ Nhà văn Tô Hoài ] đánh giá Đinh Hùng:
"... Đinh Hùng cũng không muốn đi đâu, Nhưng các bố sợ các ông vế rồi thì ngoài này không có thuốc [ phiện] .." (tr. 25).
(...)
Tô Hoài đề cập Nguyễn Hoạt, bạn tác giả [ cùng học ở] trường Yên Phụ, thân nhau đên độ:
"... Nó gầy còm nhom, hay bị trẻ con làng Thụy, làng Hồ bắt nạt, đón đánh, mỗi khi đi học qua. Trong cặp tôi đã trữ sẵn đá đường tàu điện, gạch củ đậu, để ném chó, ném sấu à phòng nện nhau. Tôi đã mấy lần cứu thằng Hoạt ( tr. 16) (...) còn cái thằng Hiếu -Chân -Nguyễn- Hoạt, làm báo Tự do ở Sài Gòn... Tôi được biết nó ở lại Sài Gòn. Có lẽ cũng không ai buồn xách cái tã ấy đi di tản .." ( tr. 20)
(...)
Nghĩ cho cùng, vẫn thấy thương các bậc tiền bối, mà tôi chưa hề được gặp mặt- những Trần Đức Thảo, Phùng Quán, Đặng Đình Hưng, Trần Huyền Trân .. và cả ông Tô Hoài nữa .
(...)
Sau cùng, xin cảm ơn ông Tô Hoài, ông đã viết ra những điều mà trong thâm tâm ông- ông đã liệng cống, nhưng dạo ấy để sống còn, ông phải lộng kiếng.
Kẻ hậu sinh đã sáng mắt sáng lòng .[]
----
* (...) Biên tập xin lỗi tác giả tạm lược bỏ.
[ ...] chữ thêm của biên tập.
vũ sinh hiên
NHỮNG NGÀY CUỐI NĂM 1999
( tạp chí TIN NHÀ, Paris- số 42- Février 2000 ).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét