F. Nietzsche / Trần Thanh Hà-
Nxb Lao động, Hànội 2009. .
Lời dẫn:
Khoảng gần 1 năm, tôi không lai vãng tới các nhà sách ở Saigon - sau 5 năm bỏ nghề in sách của mình - Đôi khi cũng nhớ, rồi một chiều, tạt vào quán sách Hànội, gian nhà dưới bầy toàn lịch mới 2013, sách văn học mới phát hành loe hoe vài tựa - còn tất cả vẫn dồn lên lầu 1, có ghế ngồi , khách đọc sách có thể đọc ' cọp' , chẳng ai nói gì. Ở đây, có sách xuất bản từ lâu, trừ huê hồng ' đậm' , tôi loáng nhìn thấy F. NIETZSCHE / TRIẾT NHÂN & THI NHÂN, mới tinh, mới phát hành- nhìn bộ rẩu ' chổi xuể' triết gia, lọ mọ, cầm lên xem .
Lật giữa chừng , thấy thơ trữ tình Nietz, chữ in nghiêng, cảm tưởng đầu tiên, thơ dịch có hơi hướm ' Thằng Phải Gió' quá đi !
Qua nhiều bài trích dịch, hóa ra , người viết trích dẫn nguồn, ở 1 bài đầu thôi, sử dụng hết khoảng trên dưới 10 bài của tôi , dịch thơ Nietz - ( tr. 107) là đủ cho nhiều bài sau không cần nhắc lại. Cũng tốt thôi !
Người biên soạn này , hẳn không phải là nữ văn sĩ Trần Thanh Hà, tác giả tập truyện ngắn' Biển hồ lai láng ( Nxb Công an nhân dân / 2000 ). Sách viết xong vào 23 - 12 - 2007 ở Nha Trang, dày 184 trang khổ 14, 5 x 20- may mà Trung tâm văn hóa Đông Tây in ngay , sau 2 năm. Chỉ nhìn ' tài liệu tham khảo', tiếng việt thôi , đã 2 trang, tư liệu tiếng anh và trên Internet 2 trang nữa + sức đọc + suy nghĩ + sức viết+ sức chịu đựng - mà tôi đoán chắc tiền nhuận bút chỉ khoảng đâu đó khoảng 3 triệu đồng !!! . ( 1000 cuốn / 10 % ). Cũng may có kẻ bỏ tiền in, phát hành - tôi ' bược cười' , theo cách cười Tản Đà, hạ giọng , nói leo : ' văn chương hạ giới rẻ
như bèo ' !
Có một điều nhỏ nêu ra đây , bạn Trần Thanh Hà cho Nietz là :.. con út của một gia đình có tiếng sùng đạo Kitô giáo ." ( tr., 7 ) . - đúng , phải là Cơ đốc giáo - môn đồ là Christian ( đạo đấng Christ mà Tin lành, Chính thống giáo... thường dùng ) . Còn chữ Kitô giáo chỉ Thiên chúa giáo hay dùng - thí dụ : Công giáo Việtnam dịch Christ là Ki-tô .
Mấy năm qua, Nhà thờ Công giáo Tân Định ( tp. HCM ) tu sửa, sơn phết, bảng ghi phía trước, hàng chữ giới thiệu với khách nước ngoài : Catholic church .
Xin phép bạn Trần Thanh Hà - tôi trích 1 đoạn bàn về thơ : " thứ nhất, những vần thơ trữ tình của Nietzsche ; thứ hai, nghệ thuật thi ca trong tác phẩm Zarathoustra đã nói như thế cuả ông ." ( tr. 107 - 127 ) .
Một cuốn sách hiếm, hay , độc đáo - Trần Thanh Hà viết về thi-triết-gia Friedrich Nietzsche rất đáng đọc .
-------
một số sách tư liệu tham khảo ( tr. 180) :
- Trần Thái Đỉnh, Triết học hiện sinh, Nxb văn học, 2005.
- Lê Tôn Nghiêm , Những vấn đề triết học hiện đại, Nxb Ra Khơi, Saigon 1971.
- Phạm Công Thiện, Ý thức mới trong văn nghệ và trong triết học, Nxb Lá Bối, Saigon 1965.
- Nguyễn Hữu Hiệu, Nietzsche và những giá trị luân lí,. Nxb Hồng Hà , Saigon ,1957.
- Thế Phong, Friedrich Nietzshe & chủ nghĩa đi lên con người, Tủ sách Đại Nam văn hiến, Saigon 1965.
- Lưu Căn Bảo, Phridrich Nitsơ, Nxb Thuận Hóa, 2004
- Đặng Phùng Quán, Chân dung một triết gia, Nxb Lửa Thiêng, Saigon , 1973,
- Felicien Challaye, F. Nietzsche, Cuộc đời và triết lý , Nxb Ca dao, Saigon, 1971 .
- Nietzsche, F. Schopenhauer, nhà giáo dục, Nxb Ca dao, Saigon, 1971.
- Nietzsche, F. Zarathustra đã nói như thế, Nxb Văn học, Hànội , 1999.
-Phạm Công Thiện, Hố thăm của tư tưởng , Nxb An Tiêm, Saigon, 1967.
v. v. ...
------------
ĐƯỜNG BÁ BỔN
Saigon , Nov. 9, 2012.
thơ trữ tình friedrich nietzsche
trần thanh hà biên soạn
(...) Chúng tôi ( Trần Thanh Hà ) tìm hiểu thơ Nietzsche cũng khu biệt hai vấn đề: Thứ nhất, những vần thơ trữ tình của Nietzsche ; thứ hai nghệ thuật thi ca trong tác phẩm Zarathustra đã nói như thế của ông. Nhưng tựu chung cũng chỉ muốn làm sáng tỏ vẻ đẹp của một tâm hồn, tài năng của một thi sĩ Nietzsche, mà thôi
.
Bởi lẽ, Nietzsche triết gia đã lừng lẫy khắp thế giới nhưng ẩn khuất đâu đó, ngoài những triết lí sắc nhọn, cá tính mạnh mẽ, còn có một trái tim rất dịu dàng, thèm khát yêu thương .một gã tình si biết yêu tha thiết thế nào nữa. Chúng ta sẽ thấy điều đó, qua một số bái thơ của Nietzsche như : Tiếng chuông chiều, Về sự đau khổ, Cầu nguyện cho đời, Đạo đức của anh, Tuyên bố tình yêu, Người tình của sự thật, Gửi Richard Wagner, Thu..., Nỗi phiền trách của Ariane, Arthur Schpenhauer, Những vần thơ chót, Bài hát của người chèo thuyền Gonđôn, Bài ca về ngọn lửa * ( * tài liệu trích dẫn theo bản dịch của Thế Phong - tr. 107 ) .
Những vần thơ tặng mẹ lúc lên 10 bộc lộ tâm hồn trẻ non nớt và nhạy cảm của Nietzsche. Dù có tren 50 bài thơ thuở nhỏ và có nhiều sáng tạo trong viêc diễn đạt cảm xúc của mình, nhưng chỉ đến khi xa gia đình để học tiểu học tại Naumburg, thời gian không lâu, sau cái hết của em trai - Nietzsche mới cảm nhận được nỗi bất hạnh đời người và nỗi niềm cay đắng cô đơn của thân phận, để viết bài thơ Tiếng chuông chiều ( ban đầu đặt là Quê cũ ) ,một dấu ấn của sự trưởng thành :
Tiếng chuông chiều cầu nguyện du dương
Vang vọng trên không trung đồng nội
Hình như muốn thầm thì với tôi
Trên thế giới này ,
Cuối cùng trở về trong lòng của nó
Khi tiếng chuông du dương vang vọng
Tôi bất giác thầm nghĩ
Chúng ta, mọi người đang cuồn cuộn
Đi đến quê hương vĩnh hằng
Người nào hằng giờ hằng phút
Thoát khỏi sự ràng buộc của trái đất
Hát lên bài ca mục đồng quê hương
Ca ngợi cực lạc của thiên đàng .
Cảm giác đầu tiên, khi đọc thi phẩm, là một nỗi buồn mênh mông bất tận. Tiếng chuông báo tử vang lên sau những cái chết của người thân trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi trong hồn Nietzsche. Vậy nên, chuông nguyện hồn là lời của Thần Chết mà Nietzsche đã nghe những tiếng thầm thì vang vọng khắp nơi. Ở tuổi thiếu niên mà Nietzsche đã diễn tả rất sâu sắc về khổ đau và cái chết, cũng như phản ánh nỗi u uất thân phận cá nhân và thời đại. Tiếng chuông chiều cầu nguyện những linh hồn gióng lên vang vọng khắp không trung đã bao phủ một màu ảm đạm, tăm tối lên kiếp người. Không gian và thời gian được tiếng chuông mở ra cái vô hạn của cõi chết. Giữa bao la, cô quạnh, bản thân nhà thơ không thể tìm được một điểm tựa cho tâm hồn. Bởi quê hương đã xa xăm vời vợi và gia đình chỉ còn những mảnh vỡ tang thương. Nietzsche đã chiêm nghiệm : ' Cát bụi trở về với cát bụi ', khi nhận ra, mọi kiếp người đều phải trở về trong lòng đấ t- cái chết xô đẩy con người ' cuồn cuộn đi đến quê hương vĩnh hằng '. Điệp khúc tiếng chuông chiều vang lên không dứt, sao mà ảo não, thê lương, khắc khoải và u hoài ! Lời thơ là cái nhìn buồn bã, tuyệt vọng; nhưng không yếu đuối than thở. Điều này thể hiện qua cách biểu đạt gián tiếp tâm trạng Nietzsche. Ông không nói cô đơn, mà nỗi cô đơn vẫn hiển hiện, bằng cách miêu tả , tiếng chuông vang trong không gian tĩnh lặng, qua lời nhận xét ; ' không ai tìm được thú vui ! ' . Ông cũng không nói về nỗi buồn đau, u uất của bản thân và thời đại mà những điều đó vẫn bộc lộ rõ ràng, khi tiếng chuông báo tử đã trở thành lời mời gọi ngọt ngào ( du dương vang vọng ) - khi Thiên đàng là nơi duy nhất có niềm vui ( ca ngợi cái cực lạc của Thiên đàng ) , khi dược chết trở thành niểm hạnh phúc. ( hát lên bài ca ...).
Bai thơ đã diễn tả được điểm tận cùng của nỗi đau làm người. Âm hưởng, nhịp điệu, lời thơ và cách ngắt câu trong bài thơ, tự nó đã là 1 hồi chuông dự báo cho 1 đời người thăng trầm, khổ ải.
Suốt cuộc đời cô đơn của Nietzsche đã chống trả nỗi cô đơn vây bủa lấy mình, bằng cách vùi mình vào âm nhạc, hay những suy tưởng về các vấn đề triết học. Thế nhưng, nỗi cô đơn không muốn buông tha ông bất cứ lúc nào. Những dòng thư gửi cho bạn bè, hay cô em gái, cũng chỉ làm vơi bớt trong giây lát. Và thi ca trở thành nơi gửi gắm của tiếng lòng đơn lẻ, của những phút yếu mềm và thực sự người nhất trong Nietzsche .* ( * chữ nghiêng của B.T. ) . Những vần thơ làm cho riêng mình, như cuộc đối thoại thầm lặng giữ màn đêm của 1 người đối với bóng mình . Đau xót, lẻ bầy, âm thầm, lặng lẽ ...mà như Stephan Zweig nhận định:
" Những bài thơ như Bài hát đêm, Bài hát của người chèo thuyền Gonđôn không phải là bài ca nguyên thủy của tiếng con người, giữa nơi cô đơn bất tận hay sao ? * " ( * Weig S. - Những giờ rục sáng của nhân loại , Sđd. tr. 732 ) .
Quả là như thế . Nếu như Tiếng chuông chiều ngân nga, du dương như mời gọi vào vùng trời quên lãng , thì âm hưởng Bài hát của người chèo thuyền Gonđôn khoan nhạt , trải dài 1 nỗi niềm lẻ loi cúa tâm hồn, 1 thân phận giữa cuộc đời :
Tỳ tay trên cầu
Tôi đứng trong đêm sương
Một điệu hát từ xa vẳng lại gần
Những giọt vàng róc rách
Trên mặt nước run lạnh
Thuyền nan, âm nhạc, ánh sáng lập lòe ...
Mọi vật trôi về buổi hoàng hôn
Tâm hồn tôi là một hòa âm của một cây đàn
Ngân lên cho chính mình nghe
Vô hình không đụng chạm đến được
Một bài ca của kẻ chèo thuyền nan
Run lẩy bẩy trong sắc màu toàn phúc
Có người nào nghe tiếng hát kia không ?
Đêm sương , lạnh buốt. Không có ai - ngoài Nietzsche - trong đêm tối câm lạnh ấy ! Điệu hát vang lên làm tă thêm vẻ cô tịch bao la. Từng giọt ánh sáng rơi xuống mặt nước run lạnh như từng dòng nước chảy dài. Chỉ 1 mình đối diện với màn đêm, Nietzsche như cảm nhận những vật vô tri vô giác cũng mang đầy tâm trạng.
Một con thuyền , một ca khúc trong ánh sáng lập lòe, bỗng trở thành liêu trai, má quái. Cảnh nửa thực, nửa ảo và thi nhân bước từ cõi hiện hữu vào cõi vô hình. Một cõi riêng của chính mình :
Tâm hồn tôi là hòa âm của một cây đàn
Ngân lên cho chính mình nghe
Không còn ai để sẻ chia. Nietzsche thấy mình cô độc , như chính người chèo thuyến giữa đêm khuya khoắt, đang ngân lên nỗi đau buồn của họ. Bài ca cô đơn chảy tràn trên sông nước, hòa vào ánh
sáng tạo thành 1 vũ trụ dơn lẻ, của một và chỉ một.
Nỗi niềm cô quạnh cũng vô hình như tiếng hát mà trĩu nặng cả không gian. Nhà thơ không nói về thân phận, nhưng cái run lạnh của từng dòng ánh sáng và cái run lẩy bẩy của lời ca, tự nó đã diễn tả đầy đủ cho cảm thức làm người. Nghe tiếng ca của người chèo thuyền, rồi nghe tiếng lòng mình; thương người rồi thương mình, hiểu người và hiểu mình ... Những dòng thơ tuôn trào, từ cõi buồn tủi. Bài thơ hay không phải do kỹ thuật ngôn từ, mà xuất phát, bởi cảm xúc tinh tế, nhạy cảm, của 1 tâm hồn dễ xúc động. Rất chânt hực mà không kém phần điêu luyện. Cả bài thơ kết thành dạ khúc, với âm sắc bổng trầm của giai điệu. Đó là sự phối âm tuyệt diệu của 1 nhạc sĩ tài hoa : không gian lặng tờ và âm nhạc xuất hiện. . Có thể xem ca khúc của người chèo thuyền vẳng lại nhạc nền ngân nga. Và, trên cái nền giai điệu solo lần lượt cất tiếng róc rách của ánh sáng nhún nhảy trên dòng nước, run rẩy của lời ca người chèo thuyền, khi nghe gần hơn, rồi những nốt nhạc trầm, tiếng đàn lòng của thi nhân ... Dòng sông mang đầy nhạc chảy vào lòng đêm, lòng người. Một khúc nhạc buồn não nề, như lời ca định mệnh. Phải chăng vì lẽ đó, khi Nietzsche bắt đầu thực sự điên loạn và Ovebeck đưa Nietzsche đến bệnh viện, trên đường đi, Nietzsche đã đọc bài thơ này.
Là thi nhân cũng có nghĩa là tình nhân. Tất cả các thi sĩ xưa nay, đều vấn vít bởi một chữ tình. Và, chính qua những vần thơ đó, hiện lên đầy đủ nhất khuôn mặt thi nhân. Những bài thơ tình của Nietzsche được ra đời nhiều nhất, khi [ có ] tính yêu với Salomé [ nhưng] sớm nở chóng tàn ! Tất cả niềm đam mê , khao khát , cũng như khổ đau; tuyệt vọng của cuộc tình đều được gửi gấm vào thơ. Đó là 1 cách giải thoát để tìm sự cân bằng . Đến với những vần thơ làm trong thời kỳ này, ta nhận ra mọi sắc thái, cung bậc tình cảm của kẻ si tình, lãng mạn. Hãy lắng nghe Nietzsche Tuyên bố tình yêu :
Huyền diệu bao nhiêu em bay lên
Em bay lên mãi cánh không ngừng
Ai đưa em lại, ai dạy dỗ
Bay theo gió thổi rồng ngưng đâu ?
Bất diệt như em chỉ có sao
Sống trên cao vút giống ai nào ?
Không còn thương xót và thèm muốn
Sống ở trên cao, sông vút cao
HẢi điểu, ta nhắn loài hải điểu
Cánh bay thèm muốn cao thinh không
Đẩy ta theo với cùng đi nhé
- Dù lệ rơi hoài, ta vẫn ưng ...
Đây có thể xem là bài thơ lạ nhất , trong những vần thơ của Nietzsche. Bởi không có màu sắc triết lí, không gợn chút u buồn. Cả bài thơ được thăng hoa trong cảm xúc hưng phấn của hạnh phúc ngọt ngào. Niềm vui sống toát ra từ hình ảnh, nhịp điệu, phép nhấn. Hơn là 1 bài thơ dành tặng cho 1 người, thi phẩm bộc lộ được chiều sâu của 1 tâm linh mong ước được sống trong cảm xúc yêu đương. Đọc bài
thơ này, có lẽ chúng ta mới hoàn thiện hơn trong cái nhìn về Nietzsche. Đâu phải Nietzsche chỉ yêu cô độc, thích lẻ loi, ông cũng như bao người bình thường khác, chỉ mong ước 1 điều giản dị : yêu và được yêu. Nhân vật trữ tình ' em ' , chiếu sáng tâm hồn nhà thơ. Tình yêu cao đẹp, trong sáng, đã nâng bước chân lữ khách cô đơn lên cõi thiên đàng. Hình tượng thơ bao trùm toàn bài đều chỉ độ cao, chỉ vươn tới, như : bay lên, bay lên mãi, trên cao vút, ở trên cao, sống vút cao, thèm muốn cao - hay những vật thể ở trên cao, như : hải điểu, ánh sao, ngọn gió, đôi cánh ...
Qủa như Victor Hugo đã nói :
"... Tình yêu làm cho con người trở nên vĩ đại ."
Nhưng có lẽ ở bài thơ này, Nietzsche muốn nói nhiều hơn thế ! Tình yêu không chỉ làm cho con người đẹp hơn, vĩ đại hơn; mà còn là nguồn sống ở mỗi người. Vì lẽ đó, sức mạnh tình yêu sẽ xóa tan bao nỗi ưu phiền, mà cuộc đời đem lại.
Trong bài thơ Thu..., cảnh sắc có ảm đạm, hiu hắt trong cái lạnh, khi thu về; thì trái tim vẫn nồng ấm tình yêu của mùa xuân rộn rã, dù ẩn chứ dự cảm 1 ngày chia xa :
Thu đến rồi , tráti im em có tan theo từng mảnh
Hãy bay lên, bay lên cao, em
Mặt trời lơi lả trong ngọn cây
Rồi đi lên, đi lên mãi
Dừng mỗi bước chân để nghỉ ngơi .
Thế giới này biết bao mầu vàng úa
Trên những sợi dây nhỏ trôi qua
Gió bắt đầu thay phím cầm ca
Hy vọng thì theo đường trốn chạy
Nỗi buồn đuổi còn bao xa ?
Thu đến rồi, trái tim em có tan theo từng mảnh
Hãy bay lên, hãy bao lên cao, em
Biết bao nhiêu trái cây muồi chín
Run rẩy rồi theo gió xuống chân cây
Trong nghĩa đó, có gì cho ta học hỏi ?
Trời tới đen
Để thấy má em lên mầu hồng đào
Mà có qua cơn rét run băng gía ?
Em không trả lời sao ?
Em yên lặng mãi sao ?
Bạn ơi, bạn hãy trả lời tôi đi nhé .
Thu đến rồi, trái tim em có tan theo từng mảnh
Hãy bay lên, hãy bay lên cao, em
Cây đại-hồi-hương bắt đầu lên tiếng :
' Tôi không mấy đẹp và dáng duyên
Nhưng tôi yêu loài người
Và an ủi loài người
Bởi lẽ, họ còn phải sống, để ngắm hoa
Và hôn hoa
Và đi lại gần phía tôi hơn
Trơi ơi, còn nữa, người còn hái tôi
Tròng con ngươi thức giấc
Đầy kỷ niệm !
Kỷ niệm của gì ? nào ai biết ?
Nhưng sẽ cao đẹp hơn tôi
-Tôi nhìn thấy rồi, tôi nhìn thấy rồi
Tôi cùng theo họ, chết'
Thu đến rồi, trái tim em có tan theo từng mảnh
Hãy bay lên, hãy bay lên cao, em !
Khác với Tuyên bố tình yêu , bài thơ Thu ..., không chỉ thuần túy cảm xúc. Từ cái nhìn cảnh sắc mùa thu đổi thay, khi mặt trời rụng xuống ngọn cây, những chiếc lá lìa cành nhuộm thế gian một mầu vàng úa, tiếng đàn của gió cất lên, trái cây chín mọng. Vẻ quyến rũ của đất trời đang độ viên mãn. Bởi mùa thu là mùa gợi tình nhất và đẹp nhất trong năm. Tất cả vạn vật như đang ở cái đỉnh của sự hoàn thiện. Nhưng cũng chính luc đó, nhà thơ đã hiểu [ được ] một điều tất yếu : đến ngưỡng sẽ phải vượt ngưỡng. Tương lai đang báo hiệu với : hy vọng chạy trốn, nỗi buồn đang đuổi theo .
Nhà thơ nhìn quy luật tự nhiên, để suy ngẫm về con người, cuộc đời. Nhũng trái cây muồi chín rụng xuống chân cây, rơi vào lòng đất; như biết bao số phận trên thế gian này. Nietzsche ( Nietz) đã gửi tiếng lòng vào lời tâm tình của cây đại-hồi-hương :
Tôi không mấy đẹp và dáng duyên
Nhưng tôi yêu loài người
Và an ủi loài người
Trời ơi, còn nữa, người còn hái tôi
Tròng con ngươi thức giấc
Đầy kỷ niệm ! ..
.
Tôi nhìn thấy rồi, tôi nhìn thấy rồi
Tôi cùng theo họ, chết .
Lời thơ bật lên từ 1 tấm lòng yêu người, yêu đời tha thiết. Niềm yêu xé lòng ! bởi đáp lại thiện tình ấy là thái độ tàn nhẫn của những đôi tay ngắt lá trên cành, cũng sự im lặng đáng sợ của em. Ngay cả đến lúc ấy , Nietz vẫn dâng tặng đời 1 tấm lòng trĩu nặng tình cảm tràn đầy kỷ niệm yêu thương .Càng ngẫm nghĩ những lời của cây đại-hồi-hương, ta càng thấm thía điều sâu kín của tấm lòng cô đơn, lạc lõng giữa cõi đời đen bạc. Nhưng không chỉ dứng lại ở đó. Cái nhìn cuối cùng của cây về kết cục tất yếu đặt trong hệ thống toàn bài thơ, ta sẽ thấy 1 ẩn ý sâu xa : tại sao con người không thể yêu thương nhau hơn, nên cuối cùng tấi cả đều phải chết ?.
Lời viết cho người tình đượm buồn mà mạnh mẽ. Có lẽ vì thế , mà điệp khúc :
Thu đến rồi, trái tim em có tan theo từng mảnh
Hãy bay lên , hãy bay lên cao, em ...
như một lời mời gọi trái tim mở cửa, để tình yêu cất đôi cánh vút cao. Bài thơ Thu ...được dựng hiều vớ nhiều biểu cảm và cảm xúc trữ tình lãng mạn. Mặt trời, gió, cây, hoa trái đều có linh hồn - ... vì Nietz diễn tả sự vật bằng rất nhiều động từ, trạng từ, tĩnh từ. Mặt trời - hiện thân thời gian đang thong thả dừng mỗi bước chân để nghỉ ngơi và lơi lả trong ngọn cây tình tứ. Mùa thu đo được thời gian, không gian, không còn bằng giờ, bằng phút nữa, mà bằng đôi chân tình nhân. Cái nhìn tinh tế của Nietz còn nhận ra sắc thái của gió, khi diễn tấu 1 bản hòa ca mới, cùng với gió chuyển mùa, là cái run rẩy lần chót của trái chín lúc lìa cành và đôi mắt đầy ắp kỉ niệm của cây đại-hồi-hương. Cả trời thu mang dáng vẻ con người, từ săc mầu đến những rung động nhẹ nhàng nhất.
Câu thơ: ' Thu đến rồi, trái tim em có tan theo từng mảnh ', bỗng trở nên ẩn chứa nhiều điều . Chắc không chỉ là lời mời gọi trái tim mơ của, để đón nhận tình yêu, mà còn là cảm xúc đau buồn - khi chứng kiến cái đẹp đang hiện hữu và cũng đang chuyển thành hư vô. Nhưng dù có yêu hay buồn đau, thì từng mảnh vỡ của trái tim ấy vẫn hòa vào trời thu, để làm nên vẻ đẹp muôn đời. Mảnh vỡ trái tim thi nhân đã bay khắp trời thu, bởi khi đặt câu hỏi cho người mình yêu, cũng là lúc trái tim nhà thơ đang tan ra từng mảnh.
Thu ..., một bài thơ buồn mà đẹp !
Ngoài những bài thơ tình tiết theo kiểu ẩn dụ, tượng trưng, vốn là phong cách của Nietz. -- thì cũng có bài thơ trực tiếp bộc lộ tình yêu, như bài Cầu nguyện cho đời :
Một người đàn ông không thể
làm thân với một người đàn ông
cho nên tôi chỉ yêu em
Ôi cuộc sống đông đảo có nhiều điều bí mật
Vậy thì em hãy ban cho tôi
Những tiếng kêu sung sướng đổ nhào nước mắt
Mà em chỉ cho tôi đau thương nhọc nhằn
Mà tôi vẫn yêu em, cả hạnh phúc, cả lo âu cho em
Dẫu tôi phải hủy diệt tôi, để nhường em sự sống
Tôi vẫn chống trả đau thương ra ngoài cánh tay em
Như một người đàn ông chiến đấu hăng hái với
một người đàn ông
Thì tôi đem lòng hăng hái dập tắt những phiền muộn
đến với em
Em hãy để lửa lòng ôm ấp tư tưởng tôi
Trong lò hun vĩ đại ấy
Hãy để tôi khám phá lời em đang dự toán
Để tôi sống hàng triêu năm suy ngẫm
Cho đến bao guiờ em không còn hạnh phúc trao tôi
Dù là lúc ấy
Tôi vẫn tự bằng lòng với số phận mình để em hành hạ .
Đây là bài thơ bộc lộ quan niệm của Nietz về tình yêu và hạnh phúc sâu sắc và cảm động. Có thể xem Cầu nguyện cho đời tiêu biểu cho vẻ đẹp cúa thi nhân - tình nhân, bởi những cảm xúc chân thành, ý tưởng sâu sắc và lời lẽ giản dị . Mở đầu bài thơ là một lời thố lộ :
Một người đàn ông không thể làm thân với một người đàn ông nên tôi chỉ yêu em
Vốn là người thẳng thắn, chân thật, nên Nietz nói nỗi lòng mình với người yêu không cần úp mở , hoa mỹ. Song, cách nói bình dị ấy đã chứa đựng một chân lí vĩnh hằng của con người. Tôi chỉ yêu em , đó là lẽ đương nhiên của tạo hóa. Thế giới này được sinh thành từ âm và dương, loài người tồn tại, nhờ sự kết thân giữa người đàn ông và người đàn bà ... Từ quy luật của tự nhiên đến quy luật của lòng người - và khi yêu, không đơn thuần chỉ là niềm khao khát giãi bầy tình cảm, mà mình còn mong ước được hiểu biết tiếng nói trái tim người mình yêu nữa. Vậy, trái tim tôi đã thuộc về em, nên nó cũng ao ước được đáp trả bằng tiếng nói thầm thì của trái tim em :
Vậy thì em hãy ban cho tôi
Những tiếng kêu sung sướng, đổ nhào nước mắt
Lời thơ có thể hiểu được nhiều chiều. Thứ nhất, đó là niềm mong ước, được chia sẻ những cảm xúxc củaq người mình yêu; thứ hai, bộc lộ khát vong được đến với tình yêu, bằng những xúc cảm mãnh liệt và nồng nàn nhất. Dầu thi nhân biết rằng, trong tình yêu thì hạnh phúc luôn đi kèm với thống khổ, nụ cười song hành vơi nước mắt thương đau. Nhà thơ rộng mở hồn mình để cảm nhận và trân trọng từng niềm vui, hay nỗi lo của người tình; nên tình yêu không chỉ là vẻ bề ngoài cúa hình hài mà còn có cả chiều sâu của tâm tưởng.
Bao giờ cũng vậy, một tình yêu chân thành, mãnh liệt luôn luôn bộc lộ ở lòng tận hiến. Nietz cũng thế , và ông sẵn sàng hy sinh : Dầu tôi phải hủy diệt tôi, để nhường em sự sống . Câu thơ là thông điệp của cái đẹp. Ngắn gọn mà đằm thắm tình người, đơn sơ mà trùng trùng cảm xúc, kiệm lời mà ngút ngàn tình yêu.
Cả bộ phim Titanic tráng lệ, tuyệt mỹ- cuối cùng chỉ gói gọn lại ở thông điệp mà Nietz đã nói. Vốn là người ham thích văn học Hi Lạp, La Mã cổ đại, Nietz đã yêu bằng trái tim hiệp sĩ cao thượng và mạnh mẽ. Chính vì lẽ đó, Nietz sẵn sàng làm một chiến binh dũng cảm, hăng hái trong cuộc chiến đấu chống lại khổ đau, muộn phiền, vây bủa người mình yêu :
Tôi vẫn chống trả đaut hương ra ngoài cánh tay em
Như một người đàn ông chiến đấu hăng hái vơi một người đàn ông
Thì tôi đem lòng hăng hái dập tắt những phiền muộn đến với em
Những câu thơ chỉ có thể có được ở một tấm lòng cao cả, một trái tim cuồng nhiệt, một tâm hồn nhân hậu. Tình yêu mang giá trị đích thực của nó trở thành sức mạnh và hơn thế, nó còn là lẽ sống :
Em hãy để lửa lòng ôm ấp tư tưởng tôi
Trong lò hun vĩ đại ấy
Câu thơ này gợi ta nhớ đến ' Ngọn lửa tình' trong thi phẩm của Puskin. Nhưng có lẽ ngọn lửa không đủ sức diễn tả hết nỗi niềm, nên Nietz nhận ra tình yêu là một lò nung vĩ đãi. Trái tim người của thi nhân không có đường biên , nó chứa đựng 1 tình yêu vượt ra ngoài kinh tuyến của thời gian và vĩ tuyến của không gian ... nó trở thành bất diệt :
Cho đến bây giờ em không còn hạnh phúc trao tôi
Dù là lúc ấy
Tôi vẫn tự bằng lòng với số phận mình để em hành hạ
Bài thơ viết kết tinh từ tâm hồn cúa thi nhân và triết nhân, nên vừa giàu cảm xúc vừa nhiều suy ngẫm. Tình yêu, theo quan niệm của Nietz, là muôn đới và mãi mãi, tình yêu là hòa hợp tâm hồn, là khát vong được trao và nhận, là sức mạnh để đẩy lùi bất hạnh và nâng đỡ hồn người. Điều đó được thể hiện qua cấp độ cảm xúc trong bài : Từ những rung cảm ( hạnh phúc, mước mắt, nhọc nhằn ) đến sự sản sinh những sức mạnh nội tại ( chiến đấu, hăng hái ) và trở thành niềm tin, lẽ sống ( ôm ấp tư tưởng ) . Tình yêu còn là sự thống nhất những trạng huống đối lập : Sung sướng và đau khổ, yêu thương và chiến đấu, tình cảm và lí trí ... Chính vì lẽ đó, cả bài thơ song hành 2 vế để tạo dựng thành hình tượng thơ giàu ý nghĩa. Đó là em và tôi, nụ cười và nước mắt, sự hủy diệt và sự sống , thương đau và hạnh phúc ... Những cực đối lập tạo nên sự trọn vẹn, hài hòa. Âm và dương gây dựng nên vũ trụ, tình yêu tạo ra thế giới. Thơ Nietz viết từ trái tim để dâng tặng một trái tim, nên có cấu trúc hướng nội. Điều này đòi hỏi chúng ta phải suy ngẫm về cấu trúc từng bậc và sắc thái tình cảm trong toàn mạch thơ. Ở trên, chúng ta nhận ra cấp độ cảm xúc tăng dần và điều đó tỷ lệ thuận với cách biểu đạt tình cảm thể hiện trong bài. Cụ thể là : Mở đầu cùng với lời giãi bày tình yêu là niềm khát khao được đáp trả. Nhưng em chỉ cho tôi đau thương và nhọc nhằn, dù vậy mà tôi vẫn yêu em. Cho đến khi em không còn hạnh phúc để trao nữa, thì nhà thơ vẫn bằng lòng sống trong tình yêu đơn phương và tuyệt vọng. Tình yêu đứng trước thử thách, lại càng nồng nàn, tha thiết và càng cao cả, lớn lao. Đó cũng là tính cách Nietz : càng đau khổ lại càng mãnh liệt.
Một điều khá đặc biệt là nhan đề bài thơ Cầu nguyện cho đời. Một tựa đề chứa bao điều muốn nói . Vậy Nietz đang cầu nguyện cho ai ? Cầu cho đời sống những tình yêu như thế ? Cầu cho tôi mãi được yêu em ? Hay cầu cho em có người tình như tôi đã yêu em ? ... Có lẽ là tất cả. Và dù có hiểu theo cách nào đi nữa, thì cả thi phẩm này, đã bộc lộ vả 1 chân dung thi sĩ Nietzsche. Một thi nhân, một gã tình si, một tâm hồn trở nên vĩ đại, nhân hậu, nhờ đôi cánh của tình yêu.
Bài thơ Cầu nguyện cho đời hay [ không cầu nguyện cho đời ] , chỉ bởi cấu trúc tầng bậc và tình yêu chân thành của tác giả, mà còn bởi 1 điều khá lạ về phong cách. Những vần thơ ' trữ tình tinh tế vào bậc nhất ' của Tagor tiêu biểu cho phong cách Á đông, với giai điệu mềm mại, sâu lắng, ý nhị và triết lí; trong khi đó thơ tình Puskin hay Heine , tiêu biểu cho phong cách tây phương, bằng lối thể hiện trực diện cùng với những xúc cảm bỏng cháy, cuồng nhiệt ...
Còn bài thơ này của Nietz, dường như lại có sự giao hòa giữa 2 luồng văn minh Đông, Tây, bởi bài thơ là vẻ đẹp hài hòa giữa dịu dàng và mạnh mẽ, thẳm sâu và cuồng nhiệt, triết lí và hân thành ... phải chăng điều này bắt nguồn từ chính triết học của ông?
Nhưng, tiình yêu, ốn dĩ khổ đau nhiều hơn hạnh phúc. Bởi 'cho thật nhiều nhưng hẳng nhận bao nhiêu ' , nên kết cục đời thi nhân - tình nhân, mấy ai có được niềm vui ! Nietzsche không ngoại lệ. Đã có lúc ông phải thốt lên :
Hãy cho tôi tình yêu - còn ai cho tôi hơi nóng ấm ?
Còn ai yêu tôi không ?
Hãy cho tôi bàn tay ấm
Hãy cho tôi trái tim nóng ấm
Hãy cho tôi những gì cô đơn nhất
Như đá băng ...như băng đá bảy lần tiều tụy, hao mòn ...
( NỖI PHIỀN TRÁCH CỦA ARIANE )
Nhưng Nietz khác chúng ta. Nietz đã vươn lên từ nỗi bất hạnh. Ngay cả khi viết về nỗi khổ đau của mình, thơ Nietz đã bộc lộ một sức sống mạnh mẽ :
Ở đây sẽ tê liệt - bởi em không đến
Mặc dầu tôi biết rằng đời sẽ đẹp khi vắng em
Mà không riêng mình tôi, cả em đều chung khổ đau
Những cuộc đời vẫn đáng sống
( VỀ SỰ ĐAU KHỔ
Thơ Nietz là sự gắn kết hài hào giữa cảm xúc trữ tình và những suy niệm về cuộc đời. Vậy nên, ngoài những vần thơ bay bổng, lãng mạn của 1 tình nhân , thì bên cạnh đó, cũng có nhiều dòng thơ chứa đựng tư tưởng một triết gia. Ở đây, chúng tôi khu biệt 2 mảng thơ : thơ tình bộc lộ tư tưởng và tư tưởng được viết bằng thơ , để cho rõ vấn đề. Cụ thể là, chúng tôi sẽ làm rõ những suy tư của Nietz, qua những vần thơ trữ tình và nghệ thuật thể hiện tư tưởng bằng hình tượng thơ, qua tác phẩm Zarathustra đã nói như thế.
Thứ nhất, trong những ần thơ gửi Lou Salomé , hay Malwida ... Nietz đều gửi gấm tư tưởng của ông. Có thể, đó là 1 cách thức, để người yêu hiểu mình hơn và cũng có thể ở Nietz, tình yêu, nghệ thuật, triết học đã gắn kết thành một khối thống nhất. Có lẽ vì thế, cái nhìn của ông đối với tình yêu, cũng như xúc cảm vui, buồn mà tình yêu mang lại, đều được lí giải bằng tư tưởng triết học của ông. Viết về sự khổ đau, Nietz đã thấy đó là điều tất yếu kiếp người :
Ai có thể chạy trốn em, chỉ một lần thôi
Khi mà em đã dang tay ra nắm bắt
Khi mà em nhìn đời bằng đôi mắt âm u
Khi chính là tôi, không bao giờ tôi trốn
Bởi hiểu rằng đời tôi em sẽ đi qua ...
Va, niềm khổ đau trở thành bệ phóng cho sức mạnh ý chí vươn lên :
... Dầu là họ ngả mình trong lòng tử hương chêt thảm
thì bao giờ em cũng biết là bệ đế
Mà chính nơi này an nghỉ tinh thần và chí lớn 9 đó em )
Những câu thơ đep nhất chính là những dòng thơ Nietz miêu tả hình ảnh người thi sĩ cô đơn thèm khát sự thật và tâm trạng xa lạ với [ tục lụy] bon chen :
Trong khoảng trời trong lành
Trăng liềm lên trên nền trời xanh có màng nhuộm đỏ
trôi nhanh
Kết án ban ngày là kẻ thù
Nên đêm lên trồi giọt sương hoa phủ xuống, phủ ngập tràn đêm luốt.
Cũng như có phải ngày xưa tôi đã rơi.
Từ không trung với lòng ham muốn ôm sự thật cuộc đời
bằng ao ước thèm khát
Mà đã từng dằn vặt ốm đau vì ánh sáng
mà tôi vẫn ngã xuống trần gian
Vừa chiều đến, tối sẫm
Cũng vì ham sự thật
Khô héo và thèm khát
Trái tim nóng bỏng
Mi còn có nhớ ?
Mi còn nhớ đó hay quên /
( NGƯỜI TÌNH CỦA SỰ THẬT )
Hình ảnh nhà thơ ngã xuống trần gian như người đánh mất thiên đàng, xót xa, tiếc nuối, đớn đau, lạc lõng ... Thi nhân tựa như những giọt sương hoa tinh khiết, lặng lẽ hiến dâng cho đời. Những dòng thơ âm thầm như thân phận, nhỏ bé như số kiếp, mong manh như vận hạn mà long lanh, sáng ngời. Từ hoàn cảnh của nhiều thi sĩ mà Nietz yêu mến, ông thấy được cuộc đời thi nhân luôn đồng hành cô độc :
Thi sĩ còn là bạn thân nơi sa mạc, nơi hoang vu
hơn là những nơi dựng đền thờ
vào thăm rừng thiêng chưa bao giờ ai tới
cũng không bao giờ ghê sợ, chờ đợi, thèm muốn
mà chỉ ước ao, thèm muốn công việc chưa ai dám đến
như rừng sâu thám hiểm
tìm đủ cả muôn màu, phân biệt hư thực, sắc, màu
luôn luôn thảnh thơi, trong sạch như người đi câu
với những cuộn dây dài ao ước
khinh thường tuyệt đối, cả địa ngục đẫm máu
cướp bóc, nói dối .
( NGƯỜI TÌNH CỦA SỰ THẬT )
Nietz luôn luôn đề cao sự khám phá mới lạ ở nghệ thuật, cũng như ngợi ca vẻ đẹp bất diệt của thi nhân, dầu ông biết rằng :
Không ai hơn là thằng điên
Không ai hơn là thằng làm thơ
(NGƯỜI TÌNH CỦA SỰ THẬT )
Có thể thấy rằng bài thơ Người tình của sự thật đã bộc lộ khá trọn vẹn quan niệm của Nietz về thi sĩ. Đối với ông, thế giới sẽ hiện ra mới mẻ, đẹp đẽ, thực tế và muôn màu phong phú đa dạng; khi nghệ sĩ biết từ bỏ những cám dỗ đời thường để sống trọn vẹn, hết mình - vói những gì mình khát khao vươn tới. Thi nhân được Nietz diễn tả bằng nhiều hình tượng đẹp như : giọt sương hoa, cánh chim đại bàng, hải điểu, hùm. báo ... Và tất cả những hình tượng ấy đều được đặt trong hoàn cảnh, tựa như nghệ sĩ phải đứng trước mọi thủ thách cuộc đời. Những giọt sương hoa chịu sự thiêu rụi của ánh sáng mặt trrời, cánh chim đại bàng phải vượt qua ngàn núi cao, vực sâu, hùm báo, phải dấn thân vào rửng thẳm hoang vu hay sa mạc bỏng cháy. Một cách bộc lộ quan niệm của Nietz về nghệ thuật băng hình tượng thơ sống động và hứa đựng nhiều ý nghĩa. Quan niệm về sự sáng ạto sau này, đã được ông nói rõ trong tác phẩm Zarathustra đã nói như thế .
Cũng như về đạo đức trong triết học, thơ Nietz đã mượn hình ảnh cụ thể để diễn tả tư tưởng của ông :
Trời ơi! chẳng hiểu tôi viết gì lên bàn, lên tường
trong con tim điên dại và ngón tay dại điên
trang hoàng thay tôi lên bàn lên tường
có lẽ anh bảo vết tay bẩn của thằng điên
viết lên bàn lên tường sao nỡ để yên
phải lau chùi sạch bóng cho đến hết
hãy cho phép tôi trao bàn tay cho anh
khi tôi biết dùng khăn lau khác bàn chải
biết dùng lời phê bình của một người từng trải
cho đến khi nào tôi lau xong
tôi sẽ điên lên vì sung sướng
việc làm đó chính tôi dựng lên
ôi khôn ngoan
và lúc bấy giờ
đạo đức của anh bôi bẩn lên bàn lên tường.
(ĐẠO ĐỨC CỦA ANH )
Bài thơ sử dụng cách nói ẩn dụ để bộc lộ quan niệm đạo đức, từ những cách nhìn khác nhau. Hình ảnh đời sống xã hội như những cái bàn, bức tường mà những quy định về đạo đức chỉ là tương đối . Những quan niệm này sẽ thay đổi, như những bàn tay iết lên bàn, lên tường và trong những bàn tay ấy chứa đựng cả thái độ áp đặt luan li của mình với người khác.
Ở phần trước, chúng tôi đã giới thiệu quan niệm này của Nietz, nên việc giới thiệu bài thơ này, chỉ nhằm nói lên hình tượng và mang tính ẩn dụ trong nghệ thuật thơ của Nietz. Chắc rẳng khi hiểu được những quan niệm trong triết học của ông - thì đọc bài thơ này, ta mới hiểu chiều sâu trí tuệ của Nietz, trong cách duùng hình ảnh và nghệ thuật diễn tả cảm xúc, thái độ của ông đối với những vấn đề xã hội. Sức nặng tâm tưởng được gửi gắm qua một loạt từ ngữ, như : Ngón tay đại diện, vết bẩn của thằng điên, và thái độ của người đời: sao nỡ để yên,, chùi sạch bong cho đến hết, đạo đức của anh bôi bẩn lên bàn, lên tường ... Bài thơ giản di, tưởng bình thường mà lại chứa đựng nhiều cay đắng, trớ trêu .
Thơ Nietz cũng viết dành tặng chò nhân vật mà ông chịu ảnh hưởng nhiều nhất là Schopenhauer và Richard Wagner.
Với Schopenhauer, bên cạnh tình cảm trân trọng dành chó người thầy là quan niệm của Nietz về giáo dục, cũng như bày tỏ suy nghĩ của ông về một lối sống :
Người nào dạy dỗ mình rồi, đều phải bỏ qua đi
Người nào dám sống ngang nhiên đều đứng thẳng
Ta chỉ nên nhin thẳng vào người ấy
Bởi lẽ không bao giờ chịu khuất phục ai !
( ARTHUR SCHOPENHAUER )
Phần trên, chúng tôi đã trình bày quan niệm của Nietz về học vấn. Vậy nên, bài thơ này không phải là thái độ phủ định của Nietz đối với Schopenhauer, khi ông viết phải bỏ qua đi. Có lẽ, chúng ta sẽ nhận rà vấn đề lớn, thể hiện trong lời thơ là tư tưởng và tình cảm. Về mặt tư tưởng, Nietz luôn là người tIếp thu, chọn lọc và đổi mói, Cũng vì thế, điều ông muốn bỏ qua là quan niệm đừng dẫm lên con đường của thầy. Về mặt tình cảm, trong rất nhiều tác phẩm Nietz, luôn dành cho Schpenhauer một tấm lòng biết ơn chân thành. Ở bài thơ này, tình cảm của ông dành cho thầy là lời ngợi ca [ về ] thái độ sống ngang nhiên, tư thế đứng thẳng va cái nhìn thẳng.
Riêng với Richard Wagner, bên cạnh những tác phẩm phê phán trực diện, Nietz cũng mượn những hình tượng thơ, như xiềng xích, hương thơm, thuốc độc thánh giá ... để nói lên tư tưởng bị lệ thuộc Wagner khi trở về Đức :
Chính người bị buộc ràng nhiều dây xiềng xích nên đau khổ
Tinh thần không thư thái, thèm khát tự do
Chiến thắng luôn nên thường bị buộc ràng vào mồi dữ
Và chán nản trong niềm lo sợ phải hành hạ
Và dựa vào miệng, uông đến cặn, hương thơm của thuốc độc
Đáng thương bởi người bị ràng buộc trước cây thánh giá
Đáng thương ngươi, bởi chính ngươi, kẻ thất bại .
( GỬI RICHARD WAGNER )
Qua một số bài thơ chúng tôi đã giới thiệu , ta có thể nhận ra một phong cách nổi bật của thơ Nietzsche. Đó là tác giả sử dụng nhiều biện pháp tu từ ẩn dụ, phép nhấn, cách nói tượng trưng và mượn hình ảnh bóng bấy để chuyển tải tư tưởng, với những xúc cảm nóng cháy, chân thành, ngôn từ giản dị, để gửi gắm tình yêu. Song, hơn hết vẫn là 1 trái tim ôm khát vọng, ngập tràn tình yêu [ đối ] với con người, vơi cuộc đời. Trái tim tỏa ánh sáng như Nietzsche đã viết :
Cười lên, nghệ thuật sống trong đới đứng tuổi
và vì thế, ngày mai tôi sẽ cả tiếng cười nhiều
hãy cho tôi biết ngày nay tôi có mạnh hơn không ?
quẳng tia sáng đi vào vòng tim mở
tinh thần sẽ không bao gờ biết vui đùa
nếu trái tim không bao giờ chứa đầy hăng hái
( NHỮNG VẦN THƠ CHÓT)
(... )
trần thanh hà
------
nguồn: FRIEDRICH NIETZSCHE / TRIẾT NHÂN & THI NHÂN / TRẦN THANH HÀ
Nxb Lao động ,Hànội + Trung tâm văn hóa Đông tây xuất bản, phát hành, 2009 - tr. 107 - 127 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét