Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

bài điểm sách đầu tiên về "nhà văn hậu chiến 1950-1956" của thế phong ( saigon 1959)

 bài điểm sách đầu tiên   " nhà văn hậu chiến "  / thế phong -
báo bách khoa, saigon  1959 .

                 ' nhà văn hậu chiến 1950-1956 ' :
                     "  thế phong   chưa phải  là
                                    nhà phê bình văn học mà tôi [ triều đẩu ] mong đợi "

Lời dẫn:
          Cuối năm 1959, NHÀ VĂN HẬU CHIẾN 1950- 1956  ( tập 3 / Lược sử văn nghệ VN 1900- 1956 )  sách  in rô- nê- ô ra mắt lần đầu tiên ở  Sài Gòn ( có giấy phép xuất bản, được  bầy bán tại các nhà sách lớn ở Saigon) - người đầu tiên,  nhà văn  Triều Đẩu tìm tới địa chỉ 504 Hồng Thập Tự,
 ( Saigon 3)  sau khi  bỏ 200 đồng mua 1 cuốn  Nhà văn hậu chiến cầm theo .  Đọc giả  này,  thân hình mập mạp,   kềnh càng , hớt tóc ngắn, giọng hách dịch tựa an ninh chìm,  đòi gặp mặt tác giả.   Cô Đỗ Thị Chi, em vợ nhà văn Nhật  Tiến ,  trả lời hách dịch không kém : "... ông hỏi tác giả để  làm gì, tác giả đi vắng rồi  ,  mà sách này có số kiểm duyệt đàng hoàng...".  ( khi ấy,  Tủ sách Đại Nam văn hiến mượn địa chỉ nhà xuất bản Huyền Trân /  Nhật Tiến) .  

         Sau đó, trên tạp chí Bách khoa LVI, có bài viết điểm sách của Triều Đẩu.  Đây là bài đầu tiên , khi NHÀ VĂN HẬU CHIẾN  ra mắt,  sách đề cập " Kẽm Trống / Trúc Sỹ   đạo 1 tác phẩm của Nhất Linh + Khái Hưng .   Triều Đẩu ' điều chình 1 điểm ngộ nhận về tác phẩm Kẽm Trống / Trúc Sỹ ' .  Bởi,  Trúc Sỹ, là  bạn văn của Triều Đẩu , mà xưa kia, còn ở  trong nhóm THẾ KỶ  ( Hànội trước 1954 )  gồm : Bùi Xuân Uyên, Xuân  Nhã, Triều Đẩu, Trúc Sỹ, Tạ Tỵ v. v. ... 
 
            Tới thập niên 60, Triều Đẩu  có 2 cuốn in trong Tủ sách Đại Nam văn hiến:  MEN RƯỢU ĐẾ ( truyện dài - in rô -nê-o  không giấy phép ) và  NĂM CHƯƠNG TỰ NGÔN ( hồi ký văn học , có giấy phép, in tại KIM LAI ẤN QUÁN, cơ sở in đẹp, đắt nhất  thời đó .)

         Tôi sẽ cho post   tiếp  NĂM CHƯƠNG TỰ NGÔN / TRIỀU ĐẨU -   sau khi   NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ ĐÃ ĐI QUA ĐỜI TÔI / TẠ TỴ    chấm dứt,  trên web tản mạn văn chương   thế phong .
  
ĐƯỜNG BÁ BỔN.

                                 ĐIỀU CHỈNH MỘT DIỂM NGỘ NHẬN  VỀ:
                                 TÁC PHẨM" KẼM TRỐNG' CỦA TRÚC SỸ "
                                                     bài  viết : triều đẩu.

 
         ÔNG THẾ PHONG  vừa cho ra mắt  một loạt phê bình văn học.   Riêng về  những nhà văn sau 1945.  Đó là điều ai nấy đều mong đợi, bởi vì sau thời gian đó, chưa có người tiếp tay Vũ Ngọc Phan, chốc đã đằng đẵng 15 năm trời --  đúng 1 thời luân lạc  của cô Kiều.   Ông Thế Phong đã có thiện chí làm công việc tiếp tay Vũ Ngọc Phan, mặc dầu giữa thời đại đáng lẽ tiến bộ về mọi phương diện này, ông đã không được  may mắn có những phương tiện ấn loát và trính bày như Vũ Ngọc Phan.   Lỗi đó nhất định không phả hoàn toàn ở ông rồi.  A ha ! Thời cuộc.

        Công việc làm của ông Thế Phong tuy đáng khen và khuyến khích, song xin thú thực, đã không làm cho tôi thỏa mãn.   Bởi vì riêng tôi, tôi vẫn chủ trương rằng nhà phê bình văn học,  phải như 1 nhà giải phẫu và ngọn bút phê bvình phải như con dao chuyên môn, khiến độc giả hiểu rõ 1 tác giả dưới mọi khía cạnh.   Thí dụ:  Giữa thời mà quốc dân đồng bào ông [ Pháp ] , đã coi Voltaire như một vị á thánh  văn nghệ, Emile Faguet đã hạ bút phê bình thẳng thắn và xác thực, chê Voltaire có óc con buôn và kém hẳn  J.J. Rousseau về cốt cách hồn nhiên và chân thành.   Tâm lý con người vốn ảnh hưởng tới sự nghiệp, những tác phẩm quá duy lý thường khó vượt được thời gian .

         Cũng vì không đi sâu được vào tâm lý các nhà văn, ông Thế Phong đã có những ngộ nhận đáng tiếc.   Thí dụ: ông đã cho  Trúc Sĩ  ' đạo' văn , từ côt truyện đến lời văn của Nhất Linh  và Khái Hưng .   Những câu chuyện ' sao y chính bản ' . hay ' trích lục ' trong văn nghệ, nếu có, đã không thể mang tính cách tội tiểu hình, nếu chúng ta nhận thấy' Người biển lận'  của Molière  chỉ là xào xáo lại tác phẩm' Lọ vàng' của Plaute.  .  Điều cần thiết là việc xào xáo đóc có  nghệ thuật hay vụng về.

         Song ở đây, nhất định là không có ' đạo '  theo những lý do trình bày dưới đây.   Cũng nên  nói trước rằng, riêng Trúc Sĩ đã không có ý định cải chính hay điều chỉnh, bời vì, ông tin ở điểm thiêng liêng của cái gì gọi là ' sự  thật '  -  và cái gì đã là' sự thật ' , thì dù có bị ngộ nhận , sẽ chỉ là chuyện nhất thời  -  và rồi người thức giả sẽ hiểu rõ đâu là sự thực.   Nhưng tôi thấy có bổn phận nói, để ông Thế Phong rõ sự nhầm lẫn của ông, bởi lẽ nhà văn cũng như nhà phê bình đều chúng lý tưởng phụng sự  Chân- Thiện- Mỹ

       a)  Truyện ' Kẽm  Trống' như Trúc Sĩ nêu rõ  , là 1 tiểu thuyết ký sự xây dựng trên những sự
kiện lịch sử của địa phương, nghĩa là được truyền tụng trong nhân dân tập  quán địa phương đó. 

       b)   Vậy thì, rất có thể, sự kiện  đó đã  xảy ra 10 năm về trước cho cốt truyện của Nhất Linh, Khái Hưng -- dưới 1 đầu đề ' Báo thù chồng '.  Cùng 1 xuất xứ , thì tất nhiên  ,  những chi tiết, những tác động có thể trùng nhau.   Ở  2 truyện' Kẽm Trống ' và '  Báo thù chồng ' - tuy vậy cũng chỉ có 1 chỗ giống,  là dùng mưu bắt thủ phạm viết sớ, để lấy bút tích thú tội, đưa ra [ để ] nhà cầm quyền để bắt thủ phạm.   Có vậy thôi, còn nguyên nhân câu truyện, tình tiết và biến chuyển và động tác đều khác hết.   Sao lại có thể cho là cùng 1 bố cục được?  

     c) Ai đã từng quen Trúc Sĩ, đều rõ Trúc Sĩ  đã từng là cán bộ tư pháp, đã đích thân điều tra và xét xử vụ giết người ở  Đoan Vĩ năm 1948 này.   Và công lý đã trừng trị bọn sát nhân.
        Ông  Thế Phong cho rằng Trúc Sĩ đã muốn đánh lạc dư luận về vụ đạo văn này, nên  đã thêm 1 đoạn ở sau truyện, nêu tội ác của lũ người mới tại Đoan Vĩ .   Nhưng chúng ta cần biết :

         d) ' Kẽm  Trống '  là một ký sự , nhưng cũng là  1 tiểu thuyết, vì vậy yếu tố nghệ thuật vẫn là thường tình .   Việc đặt song song 2 tình trạng Đoan Vĩ,  trước và sau 1945,   chỉ là nghệ thuật cấu tạo truyện .  []

   TRIỀU ĐẨU

nguồn:     tạp chí BÁCH KHOA  LVI ,   Saigon 1959, - tr.  61-62.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét