lawrence johnson & bộ phim tài liệu GHOST MONEY / vàng mã
giới thiệu
ghost money / vàng mã
bộ phim tài liệu độc đáo của
lawrence johnson
" Vàng Mã" là một bộ phim do cá nhân tôi thực hiện, kể về chuyện tôi đi làm nhiệm vụ của tôi, với tư cách là một người lính, kiêm người làm công việc giải trí tại Việtnam - trong giai đoạn cuối 1972. Bộ phim được quay thảnh 3 dòng mạch đan xen vào nhau.
Dòng mạch thứ 1 là câu chuyện về chiến tranh Việtnam, được kể lại qua các thước phim tư liệu, với hàng trăm bước chân trong phim super-8, được quay tại Việtnam, trong chuyến đi riêng của tôi đến đó vào năm 1972. Từ các thước phim này, tôi đã chỉnh sửa lại một bộ phim dài 20 phút, được gọi là
" R.V.V" , tạo thành một kiểu tự sự của Kim Vân Kiều, một thiên anh hùng ca của Việtnam về một cô gái tự bán mình làm nô lệ để cứu lấy cha nàng. Lúc đó ở thời gian diễn ra cuộc chiến về nguồn gôc. Hầu hết mọi người đều tin rằng chiến tranh là một sai lầm và Hoa kỳ đang rời khỏi đất nước,
Nhưng ở Việtnam không phải là chủ đề; chỉ đơn thuần là bức nền kỳ dị trong câu chuyện chính tôi.
Dòng mạch thứ 2 sẽ được quay với những hoạt cảnh vẽ tay, gợi nhớ đến những quyển truyện tranh châu Á. Câu chuyện của tôi hơi khác, với hầu hết những câu chuyện khác. Thay vì đánh nhau, công việc của tôi như là một chuyên gia về giải trí. Tôi làm việc cho một chi nhánh dịch vụ đặc biệt, chuyên sản xuất những buổi biểu diễn nhằm giúp các đội quân giải trí. Trên thực tế, thì thực sự tôi không làm việc gì nhiều lắm. Tôi là một người lính ngang ngạnh. Tôi ngủ trong doanh trại tại Sài Gòn, nhưng hầu hết thời gian của tôi , la ca các quán cà phê, các sạp báo trong khu phố kiều Pháp xinh đẹp. Tôi yêu một người con gái tên Lan bị ám ảnh bởi linh hồn của một nữ Phật tử. Trong khoảng thời gian ngắn, tôi đã cho rằng, tôi sẽ cố gắng đưa Lan về Hoa kỳ cùng với tôi. Nhưng theo những gì tôi biết, thì Lan vẫn còn ở Việtnam.
Dòng mạch thứ 3 là bộ phim vi-đê-ô, ghi lại chuyến đi trở về Việtnam, thăm lại những nơi xưa cũ và so sánh giữa xã hội cũ và mới. Chuyến đi này sẽ cho mọi người tại Hoa Kỳ và những nơi khác trên thế giới, biết được rằng, con người VIệtnam mạnh mẽ, dễ thích nghi và nghĩ xa trông rộng như thế nào ? Khi tôi vào Nam, hiếm khi, tôi dảnh thời gian với G.I, những người được cho là bạn của tôi . Tôi ghét sự phân biệt chủng tộc của họ, vẻ ngạo mạn và sự thiếu hiểu biết đần độn nữa. Tình yêu tôi dành nhiều cho người Việtnam, những người đã phải chịu quá nhiều, nhưng luôn luôn sẵn sàng nở cụ tươi trên môi. Tôi không biết chuyến đi này sẽ đem đến điều gì . Tôi cho rằng nó sẽ tràn đầy xúc cảm cho tôi. Có lẽ tôi sẽ tìm thấy một điều gì đó mới mẻ, giúp những người khác vượt qua sự tứ giận hay oán hận kéo dài.
Tại sao tôi muốn trở lại giai đoạn kỳ lạ và khó khăn này trong cuộc đời của tôi, khi đó là một lính quân dịch Hoa Kỳ mới 22 tuổi đầu , dấn thân vào cuộc chiến vô nghĩa ? Trong những ngày này ở Hoa Kỳ , Việtnam không có trên ra-đa của bất cứ một quốc gia nào. Nếu có được nhắc đến một chút, thường ra, chỉ là một phần chương trình của kẻ theo chủ nghĩa xét lại, viết lại lịch sử, bởi vì, vẫn tin rằng' có thể chiến thắng được cuộc chiến ' - với ý nghĩa của kẻ như đã ' cầm chiến thắng trong tay'. Tuy nhiên, có vài người phỏng đoán rằng, chủ đề sẽ tạo nên sự trở lại, khi thế hệ Việtnam bắt đầu chết dần, chết mòn. Điều quan trọng đối với tôi, là tôi trở về từ một Việtnam đã thay đổi. Có lẽ một Việtnam đang lớn mạnh. Những vết thương của tôi tại miền Nam không phải là những vết thương thể chất. Đó là những vết thương tâm lý, thậm chí là tâm hồn. Tôi có cảm tưởng như thế là tôi đã đem linh hồn Lan trở lại Hoa kỳ cùng với tôi . Có lẽ, đó là một trong những linh hồn đói khổ của văn học Phật giáo - một loại ký sinh tức giận - đang làm hao mòn dần sức mạnh và sự quyết tâm của tôi. Không ai có thể lành lạnh bước ra khỏi cuộc chiến. Sai lầm bi kịch của chiến tranh Việtnam đã làm mục nát các lãnh đạo của mình, xuống đến những người tham gia thấp kém nhất. Tôi sẽ mang sự thối rữa đó theo mình. Tôi muốn kể về câu chuyện này. Tôi muốn đem theo linh hồn đói khổ đó trở về Nam và để nó yên nghỉ.
Mẫu chuyện kể :
" Tôi không có gì để nói về chiến tranh Việtnam. Tôi không biết chút gì về nó. Tôi không biết nhiều về nó hơn những người khác. Tôi không có một chút hiểu biết hay kiến thức nào đặc biệt cả. Tôi không có một chút những điều bí mật ẩn giấu về nó. Đúng vậy, tôi đã ở lại Việtnam. Tôi đã ở đó khi chiến tranh xảy ra. Nhưng tôi không có gì để kể về chiến tranh, về con người, về công việc chính trị, về những lý do tại sao và tại sao không. Điều đó cứ thể xảy ra. Nó xảy ra với tôi, với nhiều người. Hơn 3 triệu người Việt chết vì nó, và khoảng 58.000 người Mỹ chết vì nó. Nhưng chết thực sự nghĩa là gì ? Bị giết trong khi chiến đấu, bị chết bởi tai nạn, tử vong do vật thể rơi trúng, do chết đuối, đạn pháo pháo kích, sai lầm y khoa. Dẫn đến cái chết 3 triệu người Việt. 58.000 người Mỹ .Cũngvới điều đó, người Việt nghĩa là gì , người Mỹ là gì? bây giờ họ đã chết ,họ có cỏn là người Việt, còn là người Mỹ nữa hay không ? Hay họ chỉ là người Việt hoặc ngươi Mỹ, chỉ vì cái tên của họ xuất hiện trên nhiều tượng đài tưởng niệm được dựng lên khắp đất nước của mình ? Họ có còn là gì không ? Những người chết đi, họặc có còn lại gì không ? Họ là cát bụi ? Hay còn linh hồn? Tôi không biết ?
" Gia đình họ có lẽ đã rất nhớ họ một lần, trong 1 thời gian, có lẽ thậm chí gia đình vẫn còn nhô họ mỗi ngày ... hoặc có lẽ không, có thể họ được xoa dịu , bở ý nghĩ rằng, họ bị giết, vi họ là kẻ lạm dụng trẻ em hoặc người chồng vũ phu, hoặc con quỉ nghiện hút. Chiến tranh cũng xảy ra với hàng triệu người không chết vì nó, nhưng bị tàn tật, thương tật, bị bó mặc cho đến chết, trở thành người mất tích hoặc là kẻ mồ côi. Và vậy, thì hàng ngàn người bị hoảng sợ, bị suy nhược, nghiện ma túy, mất vợ và bạn gái , thì sao ? Và còn những người trở về nhà và tự tử, hoặc giết gia đình mình, hoặc cả hai, thường thì cả hai, hoặc những người chêt sau đó, mất nhà cửa, bạn bè, mất hy vọng, mất răng lợi, nó lắp bắp giận dữ, còn họ thì sao ? Tôi không có gì để kể về họ. Tôi thực sự không muốn nói điều gì về họ, hoặc những người đã chết , hoặc những người chết sau đó, hoặc những người vẫn còn phải đang chịu đựng.
" Ai cũng phải chiu đựng, đó chính là vấn đề. tất cả mọi người. Họ vẫn phải chịu đựng, những người bi bỏ lại.
" Tất cả những gi tôi có thể làm, là kể lại câu chuyện của mình. Tôi có thể cho bạn thấy tôi đã nhìn thấy những gì ở đó. Tôi có thể cho bạn biết những gì tôi đã trải qua, hoặc nhớ những gì tôi đã trải qua, hoặc những gì tôi tin là tơi nhớ về những trải nghiệm của mình. câu chuyện của tôi không phải là về chiến tranh, hoặc về cái chết, hoặc về địa vị chính trị, hoặc bất cứ thứ gì, mà bạn có thể phỏng đoán từ câu chuyện kể này. Câu chuyện của tôi là về một người đàn ông trẻ tuổi, đi đến một vùng đất xa xôi và có một trải nghiệm, một trải nghiệm đã làm thay đổi người ấy.
" Ở Việtnam , những người theo đạo Phật thường đi chùa, hoặc đi đến các miếu, đền thờ, đốt giấy tiền mã vàng bạc , hoặc có vài miếng kim loại hình vuông dán lên trên đó. Họ tin rằng, những tờ giấy bạc vàng mã này là môi trường trung gian , có thể giúp họ giao tiếp với thế giới bên kia . Khi đốt những giấy vàng mã này, họ tin rằng họ đang gửi tiền bạc cho tổ tiên, ông bà của họ. Ở miền Nam Việtnam, họ gọi những mảnh giấy này là vàng mã, được dịch một cách đại khái " ghost money" . Một vài người theo đạo Phật tin rằng, khi đốt giấy vàng mã, họ có thể giúp tổ tiên, ông bà, người thân của họ, duy trì được sự sống ở thế giới bên kia. Đổi lai, tổ tiên, ông bà, người thân kia, nếu không được chu cấp. họ sẽ bị bỏ đói. Những linh hồn đói khổ này sẽ gây nên đủ loại phiền muộn cho kẻ còn ở trần gian. Họ báo thù, gây đau khổ, trầm luân. Đói với những người không tuân theo giáo lý đạo Phật truyền thống, hay dân gian, tôi cho rằng ý kiến này , dường như có nguyên sơ - ý kiến cho rằng có những linh hồn đói khổ tuyệt vọng, đi lang thang kiếm ăn và niềm vui, gây tai họa và tàn phá. Nhưng tôi biết một điều là linh hồn đói khổ là có thật ! Cách đây 40 năm, tôi như đã gặp 1 linh hồn như vậy tại Việtnam. Và linh hồn đói khát, khổ sớ kia vẩn ám ảnh tôi mãi mãi !". []
LAWRENCE JOHNSON BIO
Lawrence Johnson làm nên những bộ phim và vi-đê-ô (video) chuyên nghiệp từ 1983. Công trình nghiên cứu lịch sử và văn hóa của ông đã được ghi nhận với nhiều giải thưởng, bao gồm 2 giải từ Hiệp hội Lịch sử và địa phương Hoa Kỳ ( Remembering Uniontown năm 1985 và Steam Whistle Logging năm 1987) . Các chương trình của ông ấy dành cho cuộc triển lãm Sacred Encounters ( Những cuộc gặp gỡ thiêng liêng) : Father DeSmet and the Indians of the Rocky Mountain West nhận được Giải thưởng HồnThơ Vàng, được Hiệp hội Viện Bảo tàng Hoa kỳ công nhận là chương trình Nghe / Nhìn hay nhất vào năm 1985.
Trong 10 năm qua , ông ấy đã viết và sản xuất một số chương trình về Thổ dân Da Đỏ và sản xuất chương trình Nghe / Nhìn cho nhiều bảo tàng lớn trên đất nước. Hiện nay, ông ấy đã hoan tất chương trình cho Viện Bảo tàng Quốc gia Cowgirl và Nhà Kỷ niệm tại Ft.Worth, Texas, và cuộc triển lãm Oregon, My Oregon-Tôi của Hiệp hội Lịch sử bang Oregon.
( Cũng ) trong hơn 10 năm ( qua ) , Johnson đã xuất hiện với tư cách là người trình diễn và cộng tác viên trong nhóm Nghệ thuật biểu diễn Thringst ( Northwest Artists Worshop 1986), Slugthang ( The Media Project, 1987), và Let them Eat Thringst ( Howling Frog Gallery, 1992) .
Là một thầy giáo, ông đã viết một số chương trình, dài 1/2 tiếng đồng hồ, trong các khu trường trung học, bao gồm khúc biến tấu khoa học viễn tưởng, mang tính giáo dục, đoạt giải Alien Invaders. Bộ phim tài liệu Hand Game ( 2000) của ông ấy đã được công chiếu, mở màn tại buổi Liên hoan Phim Thổ dân châu Mỹ, và được phát tại Liên hoan Phim và Video Thổ dân Da đỏ Smithsoniam và Liên hoan Phim Montreal Native vào tháng 6/ 2001. Bộ phim Three possible scenes của ông đoạt giải, thể loại phim lịch ngắn hay nhất tại Liên hoan Phim Quốc tế River Run vào năm 2004 tại Salem, bắc Carolina , và Lời Khen tặng danh dự trong nhóm thí nghiệm Ngày Lễ Đại xá thành phố Kansas. các thước phim của Johnson xuất hiện ở một số phòng triển lãm nghệ thuật tại khu vực Portland. Đặc biệt là Abandoned in Place ( Bị Bỏ rơi ) , như là một phần trong sê-ri phim Art Contemplates History ( Nghệ thuật Suy ngẫm Lịch sử ) do The Willamette Falls Heritage Foundation sản xuất.
Johnson vừa mới hoàn tất dựng phim Nghệ thuật Tai trường ( Art-In-Schools) do RACC tài trợ tại Học viện Nghệ thuật Truyền Thông Beaverton ( Arts and Communications Magnet Academy).
Vào năm 2011, ông đã hoàn tất bộ phim tài liệu cá nhân dài, được gọi là Stuff ( Món đồ) , kể về cái chết của cha ông, và tất cả những món đồ mà cha ông để lại. Bộ phim đã nhận được Học bổng Nghệ thuật truyền thông Tiểu bang Oregon vào năm 2008 , được duyệt, trình chiếu tại Liên hoan Phim Tây bắc, và đoạt giải Ban Giám khảo đặc biệt tại Liên hoan Phim Florida 2011 , và giải Phim Tài liệu hay nhất tại Liên hoan Phim Nói .
Vào năm 2012, Johnson đã nhận được phần thưởng học bổng có uy tín về Nghệ thuật Truyền thông của Hội đồng Nghệ thuật và văn hóa và Khu vực, vinh danh những nghệ sĩ trong khu vực thuộc thủ đô Portland, là những đại diện mạnh nhất về phạm vi va sự đa dạng nghệ thuật tại Tây bắc. []
LAWRENCE JOHNSON
( bài do HOA TRẦN cung cấp).
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ