Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

Nguyễn Bính có tới 4 bà vợ .... bài : Hoàng Tấn


                                    

                                              NGUYỄN BÍNH  CÓ TỚI  4 BÀ VỢ ...
                                                              bài viết : Hoàng Tấn


- đây là người phụ nữ   thứ 4 chính thức đến với Nguyễn Bính  và sau đó cũng cho Bính một đứa  con, cháu trai tên NGUYỄN HÙNG ...
 - tên bà là TRẦN THỊ LAI  sống với  Nguyễn Bính tại 303 Hoàng Văn Thụ, Nam Định ...
-  vậy ra Nguyễn Bính có 3 gái một trai sao ?   Nguyễn- Bính- Hồng - Cầu, gái đầu lòng chính thức với vợ cả , cô gái thứ 2 vời một cô vợ ở   Bến  Tre,  cô  bé  đỏ  hỏn 13  tháng tuổi
 với cô thư ký  báo Trăm hoa    cháu NGUYỄN HIỀN ...  1 cháu trai   với bà thứ 4 ...




          (.....)  Đầu phố  có một cô hàng bán sách, mà ngày nào Nguyễn Bính cũng tới đọc cọp nên quen.   Biết người hay đến quán sách của mình mà không bao giờ mua, là nhà thơ Nguyễn Bính, nên cô hàng   cũng tỏ vẻ độ lượng và vị nể.    Có lần Bính bỏ cả giờ để đọc một cuốn sách mà thỉnh thoảng vừa đọc Bính vừa lên tiếng khen hay, gật đầu đắc ý.   Cô hàng sách mời mua thì Bính đáp :
              - Ai đời Tiên lại mời Tiên mua báo bao giờ , mà đã là Tiên  thì làm gì có tiền ?   Cô hàng ngớ người chưa hiểu sao,  thì Bính vừa chỉ vào cô hàng, vừa chỉ vào mình, ứng khẩu :
                                             
                                                      Em là Tiên, anh cũng là Tiên
                                                  Em Tiên có sắc, anh Tiên có khồng !

               Chẳng là  cô hàng  bán sách xinh đẹp, đó tên là Tiên.   Tiên có sắc đi liền với Tiên có khồng !  Nguyễn Bính qủa là lém và nhanh  trí .
                Một lần khác đến hiệu sách, trên đường đi gặp Phong Giao cầm một bó nhang .   Nguyễn Bính sung công vài đóa  , với ý định tặng cô hàng sách.   Và khi tới nơi thì không may, một chú nhỏ chạy đuổi xô vào , khiến Bính suýt ngã, nhìn lại những đóa hồng đã tả tơi.   Nguyễn Bính vẫn bình tĩnh trao tặng nàng Tiên có  sắc và đọc :

                                                    Dù rằng một cánh cũng hoa
                                                    Dù rằng một nửa cũng là trái tim
                                                    Hoa trần hái tặng người Tiên

               Những câu thơ xuất khẩu như thế, dài theo cuộc đời Nguyễn Bính nhiều xiết khôn kể !
               Gần nhà Bính  có một ông tên là Đỗ Quyên, ông này ham săn chim một cách  lạ kỳ .   Với khẩu súng hơi trong tay  , ông là cà, hêt sáng lại  chiều, hết nơi này nơi khác, đi quanh vùng để săn bắn chim.   Một chiều, sau một chuyến săn về,  đi ngang nhà Bính tươi cươi chào hỏi, ông giơ xâu chim bắn được trong ngày ra khoe, và được nhà thơ tặng 4 câu, tiếc rằng tôi quên mất 2 câu, chỉ còn nhớ :

                                                   Bác với loài chim, thù bất công
                                                   Mà sao tên bác lại là  Quyên ?

                Thật là ý nhị  và tài tình trong cách dùng chữ và chơi chữ !
                Một buổi trưa  , sau khi đi chơi về nhà ở Phủ Doãn * , nhìn lên lọ hoa trên bàn, thì phát hiện  đóa hoa thược dược đại đóa của mình, chỉ còn 3, nhìn xuống bàn, tôi thấy một bài thơ Nguyễn Bính :

                                                Đem đến một bài thơ hay
                                                Đổi lấy hai bông hoa  quý
                                                Chủ nhân vắng nhà  biết hỏi ai ?
                                                Khách tự đổi trao chẳng câu nệ
                                                Nghĩ rằng hoa quý với thơ hay
                                                Vốn đã nghìn xưa bạn thanh khí
                                                Chỉ tiếc sớm hoa nở ,  chiều tàn
                                                Thơ mãi lưu truyền đến hậu thế                
                                                Cho nên càng nghĩ càng  thương hoa
                                                Càng thấy yêu hoa khôn xiết kể
                                                Lại nghĩ kiếp hoa thật không ngắn
                                                Hoa vẫn cùng ta sống ở đời
                                                Bông này héo đi bông khác nở
                                                Xuân qua xuân lại hoa càng tươi
                                                Chỉ có đời người là thấp thoáng
                                                Một sớm soi gương tóc bạc rồi
                                                Thế nên muốn sống trăm nghìn tuổi
                                                Phải có thơ hay để lại  đời
                                                Để nghìn năm sau những dạ hội
                                                Rượu hoa đầy cốc hoa đầy bình
                                                Tất cả yêu cầu một người đẹp
                                                Đứng trên đài hoa ngắm thơ mình
                                                            (  Để lại nghìn sau )

                  Vì là một bài thơ  viết nháp trên tờ giấy gói trà, dập xóa lung tung, lại viết bằng bút chì; nhưng tôi thấy đây là một bàit hơ hay, chỉ ít, cũng là thêm một kỷ niệm của tri kỷ, nên ngay tối hôm đó - tôi lại  chơi với Nguyễn Bính -   với danh nghĩa là đáp lễ , và sau đó  đề nghị  anh chép lại.   Sau khi chép xong, trao cho rôi, Nguyễn Bính nói :

                                             Ví dụ  còn có ngày mai
                                             Hãy xin giữ trọn lấy bài thơ tôi   
                                             Chỉ xin là ngọc mà thôi 
                                             Đừng bao giờ để  thơ tôi là vàng 

                  y tính   Nguyễn Bính là như vậy, thực chất Nguyễn Bính  là như vậy- cái kiêu bạc hãnh tiến - vẫn lộ ra , kể cả những lúc khiêm tốn.   Bài thơ ấy tuy không phải là vàng, cũng không là ngọc,  nhưng vẫn được tôi trân trọng   giữ gìn.   
                 Nguyễn Bính chủ trương báo Trăm hoa ; việc ra báo  , thực ra chẳng phải là sai lầm lớn.   Có điều đáng tiếc, là tờ báo ra đời không đúng lúc.   Nó xuất hiện cùng với thời Nhân văn giai phẩm  và Đất mới.   Nhưng thôi đấy lại  là chuyện khác .
                Nguyễn Bính trong thời gian này , có lẽ vì cảm thấy cô đơn, cần kiếm người tâm sự , an ủi - nhất là  phụ giúp trong việc quản lý tờ báo nên đã chung sống với một người phụ nữ  và sau đó đã có con với người này  : cháu NGUYỄN HIỀN.    Không như Nhân Văn giai phẩm  , Trăm hoa có tham vọng  nói lên những yêu cầu chính đáng và uốn nắn một số lệch lạc hiện hành.  
                Bài thơ   sau đây đây đăng trên báo Trăm hoa, số ra ngày 09- 12- 1956 là một điển hình.   Bài thơ hay thì có hay , nhưng nó mất đi nhiều chất Nguyễn Bính-  không được nhiều người đọc tán thưởng, vì cho là có ẩn ý không lành mạnh :

                                             Chín năm đốt đuốc soi rừng 
                                             Về đây ánh  điện ngập ngừng bước chân
                                             Cửa xưa rèm trúc căn ngăn
                                             Góc tương vẫn  đọng trăm xuân thưở nào !

                                              Láng xa, bản nhỏ, đèo cao 
                                              Gió bay tà áo chiêm bao nửa chừng
                                              Anh về luyến núi thương rừng 
                                              Nhớ em đêm dáng một vùng thủ đô

                                              Bồi hồi chuyện cũ năm xưa
                                              Gặp nhau lần cuối trang thư lệ nhòa
                                              Thư rằng ; thôi nhé đôi ta
                                              Tình sao không  phụ mà ra phụ tình !

                                              Duyên nhau đã dựng trường đình 
                                              Mẹ em đã xé tan tành gối thêu
                                              Trăng khuya súng núi gươm đèo 
                                              Anh đi thư vẫn nằm đeo bên mình ? 

                                              Lửa sàn nét chữ chênh chênh
                                              Nếp thư đến rách chưa lành vết thương
                                              Đằm đằm hoa sữa lên hương
                                              Chân anh một bước giữa đườn cái đây !

                                              Nẻo về, song cửa lá bay
                                              Sáng trưng bóng dáng bao ngày yêu xưa
                                              Trăm năm đã lỡ hẹn hò
                                              Cây đa bến cũ con đò còn không ?
          
                                               Tình cờ gặp giữa phố đông
                                               Em đi ríu rít tay chồng, tay con 
                                               Nét cười âu yếm môi son
                                               Áo bay nhắc buổi trăng tròn sánh vai !

                                               Chín năm bão tố mưa ngày
                                               Nước non để có hôm nay sáng trời
                                               Em đi hạnh phúc hồng tươi
                                               Anh nhìn tận mắt cuộc đời đẹp sao !

                                               Sắc hương muôn thuở tuôn trào
                                               Tiếc mà chi, giấc chiêm bao một mình ?

                                               Anh về  viết lại thơ anh 
                                               Để cho bến nối cây xanh đôi bờ
                                               Cho sông cho nước tự giờ
                                               Chẳng còn lỡ chuyến con đò sang ngang !

                                               Lứa đôi những bức thư vàng
                                               Chẳng còn chữ chữ hàng hàng lệ rơi
                                               Chim hồng, chim nhạn em ơi !
                                               Trên nền gối cưới đời đời yêu nhau  !
                                                        ( Tỉnh giấc chiêm bao )

                  Những  cái mà Trăm hoa ngỡ rằng uốn nắn  lệch lạc, thì chính Trăm hoa  mơ hồ về chính trị  và không vững lập trường đã rơi vào những lệch lạc cần được uốn nắn.   Được Trung Ương  uốn nắn kịp thời , Trăm hoa không đi xa hơn nữa .    Vốn nhạy cảm thông minh và nhận thức với tư duy mới, Nguyễn Bính đã nhanh chóng cho đình bản Trăm hoa.                 
                  Để đấu tranh chống Nhân Văn   giai phẩm, Ban Tuyên Giáo Trung Ương   triệu tập một lớp học  dài ngày tại Ấp Thái  Hà , quy tụ tuyệt đại bộ phận văn nghệ sĩ  của tất cả các bộ môn  văn học nghệ thuật.  Lớp học thành công mỹ mãn.
                  Sau khi Trăm hoa đình bản ,  nợ nần chồng chất , khiến Nguyễn Bính không thể trụ nổi ở đường Lê Văn Hưu, phải bán hết đồ đạc , vât dụng, mới đủ tiền  thanh toán các món nợ  nhà in, công nhân -  Nguyễn Bính có ý định trở về Nam  Định cố hương.   Cái cô thư ký xinh đẹp  yêu thơ Nguyễn Bính đến điên cuồng ( khi xưa) , trước mắt thì nói " thề thề  ... ", bây giờ "  đành bẻ khóa  trao chìa"  cho ai khác cầm thuyền và trả lại đứa con đỏ hỏn mới 13 tháng tuổi  ( cho Nguyễn Bính ) .  Bởi cô nàng đã :

                                               Bây giờ   tiền hết bạc không
                                               Thì anh trở lại  mà  trông lấy hòm
                                                                       ( Ca dao )
                  Một tối hơi khuya,  thân người ướt sũng nước mưa, Nguyễn Bính đến tìm tôi ở gác
 Duy Liên  * ( cái tên do Bính đặt ) với một nét buồn  đăm đắm không sao tả nổi. Tôi mới nhìn thấy, đã kinh hoàng, hỏi nguyên do, Bính chỉ ậm ừ.   Hỏi Bính đã ăn cơm  chưa , Bính gật đầu.   Uống cà phê nhé, Bính lắc.   Đành pha trà mời Bính ,  trong khi chờ nước sôi, Bính đi thay quần áo, rửa mặt.   Ngồi vào bàn, Bính đột ngột hỏi:
- Tôi ở đây với ông vài bữa được không ?
Tôi đáp liền :
- Ở cả tháng, hay ở bao lâu cũng được; sao ( hôm nay) hỏi lạ vậy ?
              Mãi về sau, , vừa lau nước mắt, Nguyễn Bính vừa nói:
-  Giờ đây  tôi bị bà con, bè bạn, thậm chí anh em ruột thịt cũng xa lánh, chỉ còn ông ( ấy chúng tôi  suốt đời rồi, từ lúc mới quen đến bây giờ , bao giờ cũng ông ông, tôi tôi; kể cả nhưng lúc tranh luận gay gắt. vì ý kiến bất đồng, cũng như khi tình bạn lên cao như lúc này chẳng hạn ?)  .
        lấy trong túi áo ra, vé xe lửa  Hà Nội- Nam Định, Nguyễn Bính cho biết, đã lấy vé xe rồi; mà đành phải hủy, vì chưa về Sơn Nam- Hạ Trấn được ?  Bỗng bính im lặng, không nói cho biết thêm gì nữa.   Tôn trọng sự  dằn vặt đau khổ của bạn, tôi cũng im lặng.   Bầu không khí trở nên  hết sức ngột ngạt nặng nề.  Đã 2 giờ khuya bữa ấy, Nguyễn Bính vừa nức nở vừa tâm sự :
 - Nhảm, thật  là nhảm, không ngờ đời tôi lại liên tục vấp sai lầm.  Những tưởng sai lầm ở Hang Mai là sai lầm cuối cùng, ngờ đâu Trăm hoa  ... ngờ đâu  ... ngờ đâu lại ... cô ấy... ngờ đâu  lại đứa con ...
            rồi Nguyễn Bính  chuyển giọng nói to :
          ".... Ông có tin tôi không ...? "
           tôi chậm rãi đáp, ( thật ra là nhắc lại  nguyên văn lời Nguyễn Bính viết, để tặng tôi, trên trang đầu cuốn Lỡ bước sang ngang, do Lê Cường  xuất bản lần đầu tại Hànội từ 1940 xa xưa ) :
        - ...còn ai tin nhau hơn chúng ta tin nhau lúc này ...?   cũng là câu nói  trước khi tôi chia tay Nguyễn Bính để vào saigon  lần thứ nhất .
          Nguyễn Bính dường như cảm động về câu nói ấy
       . Tôi tâm sự   với ông điều này  ( Bính nói)  , lẽ ra là, dống để dạ, chết mang  đi.   Ông là người duy nhất, tôi kể cho nghe chuyện này, nhưng ông có hứa là  không được kể lại cho bất cứ ai nghe không ?
         Thế rồi,  tấn bi kịch ấy được Bính kể.  
         Nguyễn Bính rất hối hận  vô cùng vì đứa con  ** , Bính ào thét, như một kẻ tâm thần, trước sự ngạc nhiên của mọi người . Rồi Bính chạy thẳng một mạch đến gác  Duy Liên  *  tìm tôi , dưới trời mưa nặng hạt.   Bính khóc, khóc nức nở như trẻ thơ  (....)  "... con tôi , giờ đây con tôi ở đâu? Phú Thọ hay  Yên  Bái .... "
        với  chủ nghĩa nhân văn , thơ Nguyễn Bính   chan chứa tình yêu  quê hương,đất nước, chứa chan tình người.    Tình phụ tử trong Bính thật mãnh liệt, ngay cả với đứa con rơi  với cô đào Dung ở Ngã  Tư Sở , Nguyễn Bính cũng đã từng  có lời thơ để lại :

                              Giờ đây cha khóc mà thương nhớ
                              Gửi vọng về con  một chiếc hôn
                              Tiền cha không đủ hoàn lương mẹ 
                               Còn lấy đâu mà nuôi nấng con
                               Thôi cha cầu chúc cho con gái
                               Mắt chớ lưu cầu, môi chớ son 
                               Ngu đần xấu xí hay tàn tật
                               Yên phận chồng con, yên phận con  !
                               Càng tài sắc lắm càng oan nghiệt
                              " Bảy nổi ba chìm  với nước non " 
                                Đắng cay cố chịu đừng mơ tưởng
                                Gái lẳng lơ kia mắt chẳng mòn 
                                Nhất kiêng đừng lấy chồng thi sĩ 
                                Nghèo lắm con ơi , bạc lắm con !  
                                         ( Oan nghiệt) 
               với ( Nguyễn -Bính)  Hồng-Cầu , người con gái đầu tiên  chính thức còn ở miền Nam , Nguyễn Bính đã hơn 1 lần khuyên nhủ con  :

                           Hồng Cầu, con gái của cha ơi ! 
                           Conn sống giữa Sài Gòn
                           Mười bốn, mười lăm tuổi còn kẹp tóc
                           Chúng nó đóng cửa trường
                           Cha chẳng muốn con thất học 
                          Chúng nó chiếu phim cởi truồng
                          Cha chẳng muốn con đời ô nhục
                          Cha chẳng muốn con sau này 
                          Mật thám, cao bồi, dao găm, súng lục
                          Cơm con ăn dù độn sắn độn khoai
                          Cha chẳng muốn  chúng trộn vào thuốc độc
                          (... )  
                         Xấn lên  từng bước vững vàng
                         Hãy xứng danh người con gái miền Nam
                         Hãy thét lân đầu chúng nó 
                         Thét to hai  tiếng: Hồng Cầu 
                         Như trái đất này rực đỏ
                         Dù bao giờ dù bất cứ ở đâu ?
                               ( Nhỡ kỹ tên con ) 
           Lòng  như lửa đốt, đi không yên, ngồi không vững vàng; Nguyễn Bính ở với tôi trên gác
 Duy Liên  * chưa đầy 1 tuần, đã bồn chồn, kiên quyết từ biệt ra đi.   .  Đi đâu ?   Bính cho biết, sẽ về thôn Vân, làng Thiện Vinh   quê cũ làm lại cuộc đời.   Nghe  Nguyễn Bính nói tới thôn Vân, nơi tôi chưa hề đặt chân tói; nhưng đã được Bính kể lại nhiều lần , bỗng dưng cũng cảm thấy gần gụi :

                          Ơi thôn Vân , hỡi thôn Vân
                          Anh em ly tán lâu dần thành xa
                          Không còn ai ở lại nhà
                          Hỏi còn ai nữa để hoa đầy vườn
                          Trăng đầy ngõ, gió đầy thôn
                         Anh về quê cũ có buồn không anh ? 

            Những  câu thơ dó của Nguyễn Bính gửi Bùi Hạnh  Cẩn   đột nhiên đến với tôi , thốt nhiên tôi bật đọc lên.   Không  dè nghe những câu thơ ấy, Bính lại thêm buồn !   Để phá không khí đang sâu lắng, tôi khuyên Bính nên lấy lại nghị lực và giữ vững niềm tin .   " Vững tin vì trên đầu còn có Cha !  "  Bính ơi mà Bính chẳng viết thế là gì ?
                         Còn lùi, Cha dắt con lên
                         Con hư Cha sửa, con nên Cha mừng !
                                                 ( Thư gửi về Cha )
             huống hồ Bính đã lùi đâu, và đâu phải là
             Biết không   thể làm ướt được cánh chim giang hồ ấy  , tôi đành để Bính ra đi. 
             Bẵng đi một thời gian  khá dài, không có tin tức gì về Bính.   Muốn viết thư thăm, ngặt lại không có địa chỉ chắc chắn.   Giữa lúc đó, tôi nhận được tin Nguyễn Bính.  Đó là một tấm bưu ảnh, vẽ một cây dừa trĩu quả đang vờn trăng.   Tấm buu ảnh trần, không cho vào phong bì, gửi về Phủ Doãn  *, không đề tên người gửi  , bên trái có mấy câu thơ : 

                        Thấy dừa lại nhớ Bến Tre 
                        Thấy hoa sen nhớ đồng quê Tháp Mười
                        Thấy trăng lại nhớ đến người !

               bên dưới  rõ ràng là chữ ký của Nguyễn Bính, chẳng sai vào đâu !   ( buu ảnh àny hiện tôi vẫn còn giữ ) .  Sau đó, chẳng   bao lâu tôi nhận được thư Bính, ngoài phong bì mang địa chỉ người gửi rõ ràng :  
303 Hoàng Văn Thụ, Nam Định.   Trong thư, Bính khoe,  hiện đang công tác tại Ty văn hóa thông tin Nam Định, đó là nhờ tấm lòng ưu ái của Chu Văn, một lãnh đạo giầu độ lượng.   Bính nói, hiện nay chổ ở đã ổn định và ngỏ ý nếu có dịp xuống chơi với Bính ít lâu.   Bính còn cho biết vẫn tiếp tục sáng tác, lấy thơ làm vũ khi phục vụ cách mạng đến cùng !   Thư từ đi lại, lòng hẹn lòng, nấn nã mãi đến mùa đông 1962, tôi mới quyết định dành trọn nghỉ phép năm ấy đến với tri kỷ. 
               Trên căn gác Hoàng Văn Thụ,  hôm ấy, 2 câu thơ cũ lại vang lên mừng chúng tôi tái ngộ :

                         Trải qua bao núi sông rồi 
                        Đến đây lại vẫn 2 người chúng ta !

               Bính giới thiệu  một phụ nữ khép nép ra chào tôi.  Ồ, thế ra Nguyễn Bính lại có gia đình ?!
               ( Đây là người phụ nữ thứ 4 chính thức đến với Nguyễn Bính và sau đó cũng cho Bính một đứa con, cháu trai Nguyễn Hùng  ). 
 
                Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, Ngyễn Bính cười trừ, xí xóa, thanh minh:
               - Tố Hữu có lý khi viết"  Cái đáng buồn sợ nhất = cô đơn "  . Càng về gìa không thể sống  trong cảnh cô độc được! Nhất là tôi, làm sao có thể sống 1 mình  trong hoàn cảnh cụ thể này, mà thiếu một người săn sóc, an ủi,cơm nước, thuốc men khi đau ốm !   Nhất là mình, khi có những u  ẩn thầm kín không thể tâm sự với đồng sự, đồng chí .  Phải có vợ là thế đấy ! 

                Ngượng ngùng phút giây, Nguyễn Bính tiếp:
              - Hơn ai hết , bà này đây yêu thơ Nguyễn Bính đến mức khó ai có thể tưởng tượng nổi.   Ông biết không, có những bài thơ, tôi hoàn toàn không nhớ, thì bà đọc lại cho tôi nghe, nhiều khi lại cỏn  có lời bình chính xác nữa; thậm chí có những đoạn, những câu và có cả từ ngữ ở một số bài thơ đã vượt qua tầm trí nhớ của tôi, đã được bà ta tái hiện ...

               Tôi bắt đầu biết tên bà vợ thứ 4 của Nguyễn Bính là  TRẦN THỊ LAI.  (...)
                []

     NGUYỄN BÍNH

-------
*     gác DUY  LIÊN  , nhà Hoàng Tấn  ở Hànội tại số 47 Julien Blanc,  hay còn gọi  phố Phủ Doãn. 
**   đứa con    đỏ hỏn 13 tháng tuổi ( có với cô thư ký báo Trăm hoa) , cô trả lại cho Nguyễn  Bính để lấy người khác( sau khi báo Trăm hoa bị đóng cửa và  Nguyễn Bính bị  lưu ý .)  Ông đem đứa con ra ga Hàng Cỏ để về Nam Định, nhưng 1 phút bốc đồng la lớn" ai  muốn nuôi thì tôi cho".   Có một bà hàng đi buôn  xin đứa bé ấy,  lên tàu ngược lên ga Yên Bái hay xuôi về Phú Thọ ,  tàu đi rồi, Bính phát điên la hoảng" con tôi đâu rồi !"     Khi sách này xin cấp phép xuất bản   ( dạng mua giấy phép)  bị cô biên tập viên  Trần Thu Hằng,  nxb Đồng  Nai   sợ quá,  bỏ mất 1 đoạn , nên đọc giả chẳng hiểu gì.

         ( Biên tập chú  thích )

nguồn:   NGUYỄN BÍNH MỘT VÌ SAO SÁNG /  HOÀNG TẤN
                Nxb Đồng  Nai 1999.  ( tr.  117 -   127)

                  Chịu trách nhiệm xb     :       Huỳnh Văn Tới
                  Tổng biên tập               :       Đặng Tấn Hướng
                  Biên tập                       :       Trần Thu Hằng
                  Trình bày bìa 1             :       tranh TT ( họa sĩ  Tạ Tỵ )
                 Thực hiện in ( liên kết  ) :      Tương Huyền
                  Tựa                             :      Thế Phong
                  Bạt                              :       Bùi Quang Huy
                  Cánh gà bìa  trươc        :       phác họa chân dung  tác giả  do  Tạ Tỵ vẽ +
                                                             tiểu sử Nguyễn Bính .
                  Cánh gà bìa sau           :      chân dung ảnh Hoàng Tấn + tiểu  sử
                  Bìa 4                                ảnh chân dung Nguyễn  Bính + chữ ký.

                  - sách dày  152 trang,  kích cỡ 13 x 19 cm, in xong, nộp lưu chiểu : tháng 5 / 1999, giá 148.00 Vnđ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét